Ý tưởng tự tử

trang định hướng Wikimedia

Ý tưởng tự tử, còn được gọi là ý nghĩ tự sát,[1] là suy nghĩ hay có mối bận tâm bất thường đến việc tự tử. Phạm vi ý tưởng tự tử biến đổi rất nhiều từ những suy nghĩ thoáng qua, đến những suy nghĩ mông lung, để lập một kế hoạch chi tiết, đóng vai thử (ví dụ, đứng trên ghế với một sợi dây thòng lọng), nhưng nỗ lực không đủ mạnh, mà có khả năng là chủ ý dựng lên để không thành hay để bị phát hiện, hoặc hoàn toàn có ý định đến với cái chết, nhưng cá nhân vẫn còn sống sót (như trong trường hợp treo cổ nhưng sợi dây bị đứt).

Suicidal ideation
Tranh vẽ một người phụ nữ đang có ý định tự tử được vẽ bởi Ernst Stückelberg
Chuyên khoaPsychiatry, Clinical psychology
ICD-10R45.8
ICD-9-CMV62.84
MeSHD059020

Đa số những người có ý nghĩ tự sát mà không tiếp tục tiến đến tự tử, nhưng ý nghĩ tự sát được tính là một yếu tố nguy cơ.[1] Trong thời gian 2008–09, ước tính có 8,3 triệu người trưởng thành, tương đương 3,7% dân số trưởng thành từ 18 tuổi trở lên ở Mỹ, đã được báo cáo có ý nghĩ tự sát vào năm trước. Ước tính có 2,2 triệu người ở Mỹ cho biết đã có kế hoạch tự sát trong năm qua.[2]

Ý tưởng tự tử thường liên quan đến trầm cảm và chứng rối loạn cảm xúc khác, tuy nhiên, dường như nó có liên quan với nhiều rối loạn tâm thần, biến cố cuộc đời, và gia đình, tất cả đều có thể làm tăng nguy cơ ý nghĩ tự sát .Như nhiều cá nhân có chứng rối loạn nhân cách ranh giới biểu hiện hành vi tự sát tái diễn và có ý nghĩ tự sát. Một nghiên cứu cho thấy 73% bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ranh giới đã cố gắng tự sát, trung bình 3,4 lần.[3] Hiện tại, đã có một số lựa chọn điều trị cho những người có ý nghĩ tự sát.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Gliatto, MF; Rai, AK (tháng 3 năm 1999). “Evaluation and Treatment of Patients with Suicidal Ideation”. American Family Physician. 59 (6): 1500–6. PMID 10193592. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2007.  
  2. ^ Crosby, Alex; Beth, Han (tháng 10 năm 2011). “Suicidal Thoughts and Behaviors Among Adults Aged ≥18 Years --- United States, 2008-2009”. Morbidity and Mortality Weekly Report (MMWR). 60 (13). Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ Soloff, PH; Kevin, GL; Thomas, MK; Kevin, MM; Mann, JJ (ngày 1 tháng 4 năm 2000). “Characteristics of Suicide Attempts of Patients With Major Depressive Episode and Borderline Personality Disorder: A Comparative Study”. American Journal of Psychiatry. 157 (4): 601–608. doi:10.1176/appi.ajp.157.4.601. PMID 10739420.
  NODES
eth 1