Đế quốc Inca
Đế quốc Inca hay Đế quốc Inka (tiếng Quechua: Tawantinsuyu, nghĩa là "tứ địa phương" [4]), là đế quốc lớn nhất ở Châu Mỹ thời kì tiền Columbus.[5] Trung tâm hành chính, chính trị và quân sự của đế quốc là Cuzco. Nền văn minh Inca khởi nguồn từ vùng cao nguyên Peru vào khoảng đầu thế kỷ XIII. Thành trì cuối cùng của đế quốc rơi vào tay Tây Ban Nha năm 1572.
Vương quốc bốn phần
|
|||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||||||||||||||
1438–1533 | |||||||||||||||||||||
Hai phiên bản phục dựng kỳ hiệu của Sapa Inca | |||||||||||||||||||||
Cương vực lãnh thổ khoảng năm 1525 | |||||||||||||||||||||
Tổng quan | |||||||||||||||||||||
Vị thế | Đế quốc | ||||||||||||||||||||
Thủ đô | Cusco (1438–1533) | ||||||||||||||||||||
Ngôn ngữ chính thức | Quechua | ||||||||||||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Aymara, Puquina, ngữ tộc Jaqi, Muchik và nhiều ngôn ngữ nhỏ khác. | ||||||||||||||||||||
Tôn giáo chính | Tôn giáo Inca | ||||||||||||||||||||
Chính trị | |||||||||||||||||||||
Chính phủ | Thờ cúng quân chủ, quân chủ tuyệt đối | ||||||||||||||||||||
Sapa Inca | |||||||||||||||||||||
• 1438–1471 | Pachacuti | ||||||||||||||||||||
• 1471–1493 | Túpac Inca Yupanqui | ||||||||||||||||||||
• 1493–1527 | Huayna Capac | ||||||||||||||||||||
• 1527–1532 | Huáscar | ||||||||||||||||||||
• 1532–1533 | Atahualpa | ||||||||||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||||||||||
Thời kỳ | Tiền Cô-lôm-bô | ||||||||||||||||||||
• Pachacuti lập quốc | 1438 | ||||||||||||||||||||
1529–1532 | |||||||||||||||||||||
1533 | |||||||||||||||||||||
• Quân kháng chiến Inca tan rã | 1572 | ||||||||||||||||||||
Địa lý | |||||||||||||||||||||
Diện tích | |||||||||||||||||||||
2,000,000 km2 (1 mi2) | |||||||||||||||||||||
Dân số | |||||||||||||||||||||
• 1527 | 10.000.000 | ||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||
Hiện nay là một phần của | Argentina Bolivia Chile Colombia Ecuador Peru |
Từ năm 1438 đến 1533, người Inca kiểm soát phần lớn phía tây Nam Mỹ, tập trung ở dãy núi Andes, thông qua các cuộc chinh phạt và đồng hóa hòa bình. Thời kì hoàng kim, đế quốc này thống nhất toàn bộ Peru, tây nam Ecuador, tây và nam trung bộ Bolivia, tây bắc Argentina, hầu hết Chile ngày nay và tây nam Colombia sánh ngang với các đế quốc Á-Âu khác.
Quốc ngữ là tiếng Quechua.[6] Nhiều tập tục thờ cúng địa phương tồn tại trong đế quốc, hầu hết thờ các huaca. Quốc giáo tôn thờ thần mặt trời Inti và nó quan trọng hơn các tôn giáo khác như Pachamama.[7] Người Inca coi vua của họ, Sapa Inca, là "con trai của mặt trời".[8]
Đế quốc Inca không sở hữu những yếu tố công nghệ văn minh của Cựu thế giới. Nhà nhân chủng học Gordon McEwan có bình rằng:[9]
Người Inca chưa sáng chế ra bánh xe. Họ không có thú để cưỡi hoặc súc vật để kéo xe hàng... [Họ] thiếu hiểu biết về sắt và thép... Hơn nữa, họ còn thiếu cả chữ viết... Mặc cho những thiếu sót căn bản ấy, người Inca đã có thể kiến thiết một đế quốc vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nhân loại.
— Gordon McEwan, The Incas: New Perspectives
Những thành tựu của Đế quốc Inca bao gồm những kiến trúc phi thường, đặc biệt là thuật điêu khắc đá, mạng lưới đường bộ khổng lồ dẫn đến mọi góc của đế quốc.
Nghề dệt vải mịn, sử dụng nút dây (quipu) để lưu giữ số liệu và liên lạc phương xa, những sáng kiến nông nghiệp thích nghi với môi trường khắc nghiệt, và hệ thông điều hành áp đặt lên người dân và giai cấp lao động.
Các học giả mô tả nền kinh tế Inca khá mâu thuẫn:[10]
... phong kiến, nô dịch, chủ nghĩa xã hội (tùy theo cách nhìn của từng người nó sẽ là thiên đường chủ nghĩa xã hội hoặc độc tài chủ nghĩa xã hội)
— Darrell E. La Lone, The Inca as a Nonmarket Economy: Supply on Command versus Supply and Demand
Nền kinh tế của họ không có tiền và không có thị trường. Họ trao đổi hàng hóa và dịch vụ theo quan hệ đối ứng giữa các cá nhân, một cộng đồng, một nhóm người hoặc các nhà lãnh đạo Inca. "Sưu thuế" đối với dân là phải đóng góp lao động cho Đế quốc. Những nhà cai trị Inca (sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất) trả ơn bằng cách ban đất canh tác, hàng hóa và thức ăn đồ uống trong những dịp lễ hội cho nhân dân.[11]
Từ nguyên
sửaNội danh của Đế quốc Inca là Tawantinsuyu,[4] nghĩa là "tứ suyu". Trong tiếng Quechua, tawa là bốn và -ntin là hậu tố để chỉ một nhóm, do đó tawantin nghĩa là bộ tứ, ở đây chỉ tứ suyu ("vùng" hoặc "tỉnh") nằm dưới ách cai trị của người Inca. Tứ suyu này bao gồm: Chinchaysuyu (bắc), Antisuyu (đông; mép rừng Amazon), Qullasuyu (nam) và Kuntisuyu (tây). Tiếng Tây Ban Nha phiên âm cái tên này là Tahuatinsuyo hoặc Tahuatinsuyu.
Danh từ Inka có nghĩa là "người cai trị" hoặc "lãnh chúa" trong tiếng Quechua, ý chỉ giai cấp thống trị hoặc gia tộc thống trị.[12] Người Inca chỉ là thành phần sắc tộc rất nhỏ khi so với toàn bộ nhân khẩu của đế chế. Dân số của họ có lẽ chỉ nằm trong khoảng từ 15.000-40.000 người, nhưng họ cai trị một đế chế trên 10 triệu người.[13]
Lịch sử
sửaSử liệu
sửaBiên niên sử của người Tây Ban Nha
sửaHầu hết sử lược về đế quốc Inca được tổng hợp lại từ nhiều biên niên sử do các tác giả Tây Ban Nha khác nhau biên soạn (các nhà biên niên sử bản địa và mestizo sau này cũng có các đóng góp thêm). Các tác giả này đã viết lên "lịch sử Inca" dựa trên những câu chuyện thu thập được sau sự sụp đổ của nhà nước Inca.[14] Các nhà biên niên sử tiên phong vấp phải các khó khăn nhất định khi ghi chép lại lịch sử của đất nước này: rào cản ngôn ngữ và thế giới quan khác biệt hoàn toàn so với người châu Âu.[14] Điều này, kể thêm những năm tháng chiến tranh tranh triền miên trước đó, dẫn đến nhiều điểm mâu thuẫn giữa các ghi chép và một ví dụ tiêu biểu cho nó là niên đại của các Sapa Inca; trong nhiều biên niên sử, các chiến công, sự kiện và sự tích giống nhau lại được quy cho các nhà cai trị khác nhau.[14]
Điều quan trọng cần lưu ý là các tác giả khác nhau có mục địch khác nhau khi họ chép sử. Trong trường hợp của các nhà biên niên sử Tây Ban Nha, mục đích của họ là "hợp pháp hóa cuộc chinh phục dựa trên lịch sử". Vì lẽ này, nhiều cuốn biên niên sử mô tả người Inca là những kẻ chinh phạt khát máu và do vậy, người Inca không có quyền chính đáng gì đối với vùng đất mà họ cướp. Trong một phiên bản khác, các nhà biên niên sử thuộc Giáo hội Công giáo hợp pháp hóa việc truyền giáo bằng cách hạ thấp các tín ngưỡng và tôn giáo của người Inca, coi đó là tà đạo, khẳng định người Inca là con trai của Noah và liên hệ các vị thần Inca với niềm tin Kinh thánh hoặc văn hóa dân gian châu Âu.[14] Tương tự như vậy, có những nhà biên niên sử bản địa và mestizo ca ngợi đế quốc hoặc bất kỳ panaca (gia tộc) nào mà họ có quan hệ, chẳng hạn như trường hợp của tác giả Inca Garcilaso de la Vega. Trong tác phẩm Comentario reales de los incas, ông mô tả một xã hội Inca lý tưởng, nơi nghèo đói không tồn tại, của cải và tài nguyên được khai thác và phân phối hợp lý.[15]
Khởi nguyên
sửaĐế quốc Inca là chương cuối trong lịch sử ngàn năm của các nền văn minh Andes. Các học giả coi văn minh Andes là một trong năm nền văn minh "thuần túy" của nhân loại, nghĩa là nó độc đáo và bắt nguồn từ chính văn hóa bản địa chứ không bị ảnh hưởng hoặc lấy từ các nền văn minh khác.[16]
Đế quốc Inca là hậu duệ của hai đế quốc lớn tại Andes: nhà nước Tiwanaku (khoảng 300–1100 SCN) quanh Hồ Titicaca và nhà nước Wari hoặc Huari (khoảng 600-1100 SCN) quanh trung tâm thành phố Ayacucho. Wari chiếm cứ Cuzco trong khoảng 400 năm. Do đó, nhiều đặc điểm của Đế quốc Inca bắt nguồn từ các nền văn hóa Andes đa sắc tộc trước đó.[17]
Carl Troll lập luận rằng sự phát triển của nhà nước Inca ở miền trung Andes là do các điều kiện thuận lợi để sản xuất loại thực phẩm thiết yếu chuño. Chuño, có thể được lưu trữ trong thời gian dài, được làm bằng khoai tây sấy khô ở nhiệt độ đóng băng vào ban đêm ở vùng cao nguyên phía nam Peru. Mối liên kết giữa nhà nước Inca và chuño bị nghi ngờ, do rằng khoai tây và các loại cây trồng khác như ngô cũng có thể được sấy khô vào ban ngày.[16] Troll cũng lập luận rằng lạc đà không bướu có thể được tìm thấy với số lượng lớn ở khu vực này.[18] Mối liên hệ giữa sự phân bố của lạc đà Alpaca và lạc đà không bướu với nhà nước Inca là một vấn đề cần được nghiên cứu.[19] Điểm thứ ba, Troll chỉ ra công nghệ tưới tiêu là lợi thế to lớn cho việc xây dựng nhà nước Inca.[19] Tuy Troll đưa ra giả thuyết về ảnh hưởng của môi trường lên Đế quốc Inca, ông lại phản đối chủ nghĩa môi trường quyết định (học thuyết này cho rằng môi trường định hình quỹ đạo mà các nền văn minh phát triển sẽ đi theo), cho rằng văn hóa nằm ở cốt lõi của nền văn minh Inca.[19]
Tái tổ chức và hình thành
sửaTrong thời gian cai trị từ 1438 đến 1471 Pachacútec mở rộng lãnh thổ Inca tại vùng trung tâm của Andes từ hồ Titicaca đến Huní.Pachacuti tái lập vương quốc Cuzco thành Tahuantinsuyu, bao gồm một chính quyền trung ương với người Inca đứng đầu và bốn chính quyền tỉnh với các nhà lãnh đạo quyết đoán ở bốn phần của đất nước: Chinchasuyu (Tây Bắc), Antisuyu (Đông Bắc), Kuntisuyu (Tây Nam) và Qullasuyu (Đông Nam).[20] Lá cờ của vương quốc là lá cờ cầu vồng và Cuzco đã phát triển thành trung tâm tế lễ, kinh tế và văn hóa. Pachacútec cho lập ruộng bậc thang trong vùng để trồng ngô nhằm bảo đảm cung cấp lương thực cho người dân. Nhiều kênh đào chạy xuyên qua toàn thành phố dẫn đến sông Río Sapphi và Río Tullumayo cung cấp nước sạch cho dân cư và giữ thành phố sạch sẽ. Pachacuti được cho là đã xây dựng Machu Picchu, làm cung điện hoặc nơi nghỉ mát mùa hè, và cũng có thể là một trạm nông nghiệp.[21]
Pachacuti gửi gián điệp sang các vương quốc lân bang, rồi dâng lên vua của họ những món quà xa xỉ và hứa rằng nếu họ chịu trở thành thần dân của đế quốc Inca, họ sẽ trở nên giàu có như vậy.
Hầu hết các vương quốc đều quy phục trong hòa bình. Những vương quốc khước từ thì bị đánh chiếm chinh phạt. Con của những vị vua này được triệu về Cuzco để học chính trị Inca rồi được đưa về nước để trị vì.
Mở rộng và củng cố
sửaTheo truyền thống, con trai vua Inca sẽ lãnh đạo quân đội. Con trai của Pachacuti là Túpac Inca Yupanqui bắc phạt vào năm 1463 tới những năm 1471 khi vua cha băng hà. Chiến dịch quan trọng nhất của Túpac Inca là cuộc xâm lược vương quốc Chimor, kình địch duy nhất của người Inca tại bờ biển Peru. Đế chế của Túpac Inca sau đó đánh lên phía bắc vào Ecuador và Colombia ngày nay.
Con trai của Túpac Inca là Huayna Cápac sáp nhập một phần đất nhỏ ở phía bắc Ecuador ngày nay. Ở thời kì đỉnh cao, Đế quốc Inca bao gồm Peru, miền tây và nam miền trung Bolivia, phía tây nam Ecuador và đại bộ phận Chile ngày nay, phía bắc sông Maule. Các sử liệu truyền thống khẳng định cuộc Nam tiến bị hoãn lại sau trận sông Maule nơi họ gặp phải sự kháng cự ngoan cường từ tộc Mapuche.[22] Quan điểm này bị thách thức bởi nhà sử học Osvaldo Silva, người lập luận rằng khuôn khổ chính trị xã hội của người Mapuche mới là lí do gây ra khó khăn trong việc trị vì.[22] Silva đồng ý rằng trận Maule là một bế tắc, nhưng cho rằng người Inca thiếu động lực để chinh phục không như những xã hội phức tạp hơn như vương quốc Chimor chẳng hạn.[22] Silva không đồng tình với thời gian được đưa ra bởi lịch sử truyền thống cho trận chiến: cuối thế kỷ XV dưới triều đại vua Topa Inca Yupanqui (1471–93).[22] Thay vào đó, ông đặt nó vào năm 1532 trong cuộc nội chiến Inca.[22] Tuy nhiên, Silva đồng ý với tuyên bố rằng phần lớn các cuộc chinh phạt của người Inca được thực hiện vào cuối thế kỷ XV.[22] Vào thời Nội chiến Inca, một đội quân Inca, theo Diego de Rosales, đã đàn áp một cuộc nổi dậy của người Diaguita vùng Valles transversales.[22]
Cuộc chinh phạt lưu vực Amazon gần sông Chinchipe đã bị người Shuar chặn lại vào năm 1527.[23] Đế quốc mở rộng vào Argentina và Colombia. Hầu hết phần phía nam của đế quốc Inca, có tên là Qullasuyu, nằm trên Cao nguyên Andes.
Nội chiến Inca và suy vong
sửaCác conquistador do Francisco Pizarro dẫn đầu và các anh em của ông tiến xuống nam Panama và thâm nhập lãnh thổ Inca vào năm 1526.[24] Sau một cuộc thám hiểm khác vào năm 1529, Pizarro về Tây Ban Nha hỏi xin chinh phục vùng đất và được hoàng tộc chấp thuận. Cụ thể là như sau:"Vào tháng 7 năm 1529, Nữ hoàng Tây Ban Nha đã ký sắc chỉ cho phép Pizarro chinh phục nước Inca. Pizarro sẽ trở thành thống đốc và thống soái của các cuộc chinh phạt tại Peru, hoặc cái tên mà người Tây Ban Nha giờ gọi vùng đất này, Tân Castile."[25]
Khi các conquistador quay trở lại vào năm 1532, hai con trai của vị hoàng đế Huayna Capac, là Huáscar và Atahualpa, đang tranh giành ngôi báu gây bất ổn xã tắc và suy yếu đế quốc. Hơn vậy, bệnh đậu mùa, cúm, sốt phát ban và sởi giờ đã lan từ Trung Mỹ tới nơi đây gây ra cái chết cho hàng triệu người dân của đế quốc.
Pizarro chỉ có 168 người, một khẩu súng thần công và 27 con ngựa. Các conquistador mang theo thương, súng hỏa mai, áo giáp thép và trường kiếm. Người Inca sử dụng vũ khí làm từ gỗ, đá, đồng và đồng đỏ, áo giáp của họ thì làm từ sợi Alpaca. Đây đều là những bất lợi lớn về công nghệ - không vũ khí nào của họ có thể xuyên thủng áo giáp thép của Tây Ban Nha. Ngoài ra, do châu Mỹ không có ngựa, người Inca không biết cách đối phó với kỵ binh. Tuy nhiên, người Inca vẫn là những chiến binh giỏi khi đánh bại được cả người Mapuche, tộc người mà trong nhiều năm tới sẽ gây khó dễ cho tham vọng chinh phục của Tây Ban Nha.
Trận chiến đầu tiên giữa người Inca và người Tây Ban Nha xảy ra trên đảo Puná, gần thành phố Guayaquil, Ecuador ngày nay, trên bờ biển Thái Bình Dương; Pizarro sau đó thành lập thành phố Piura vào tháng 7 năm 1532. Hernando de Soto được gửi vào nội địa để trinh thám và trở về với lời mời gặp vị Inca, Atahualpa, người đã chiến thắng em trai mình và đang nghỉ ngơi tại Cajamarca với 80.000 quân đồn trú ở đó, hiện tại chỉ được trang bị các công cụ săn bắn (dao và dây thòng lòng để săn lạc đà không bướu)
Pizarro và một số, đáng chú ý nhất là Vincente de Valverde, đã gặp mặt vị Inca, người chỉ mang theo một đoàn tùy tùng nhỏ. Người Inca mời họ uống chicha trong một chiếc cốc vàng nghi lễ, nhưng người Tây Ban Nha khước từ. Người phiên dịch Tây Ban Nha, Đan sĩ Vincente, đã đọc "Requerimiento" yêu cầu vị Inca và toàn bộ đế quốc chấp nhận sự cai trị của vua Charles I của Tây Ban Nha và cải đạo Cơ đốc. Atahualpa từ chối và yêu cầu họ rời đi. Chớp thời cơ quân Inca bị xao nhãng, người Tây Ban Nha phục kích và bắt vị Inca làm con tin và bắt họ phải hợp tác.
Atahualpa cho người Tây Ban Nha đủ vàng để lấp đầy căn phòng mà ông đang bị cầm tù và số bạc gấp đôi số vàng đó. Người Inca giao nộp khoản tiền chuộc này, nhưng Pizarro đã lừa dối họ, từ chối thả vị Inca ra. Trong thời gian Atahualpa bị giam cầm, Huáscar bị ám sát ở nơi khác. Người Tây Ban Nha cho rằng vụ ám sát này là do Atahualpa; họ đã lấy cớ này để kết án Atahualpa và xử tử ông, vào tháng 8 năm 1533.[26]
Mặc dù "thất bại" thường ám chỉ sự mất mát không mong muốn trong trận chiến, nhưng phần lớn giới tinh hoa Inca "thực sự hoan nghênh quân xâm lược Tây Ban Nha với tư cách là những người giải phóng và sẵn sàng chia sẻ quyền cai trị nông dân và thợ mỏ vùng Andes."[27]
Những người Inca cuối cùng
sửaNgười Tây Ban Nha cho em trai của Atahualpa là Manco Inca Yupanqui lên nắm quyền lực trong lúc họ đi bình định phương Bắc. Được một thời gian, Manco chạy trốn, tổ chức kháng chiến. Manco sử dụng lục đục nội bộ của TBN để tạo lợi thế cho mình, chiếm lại thành Cuzco năm 1536, nhưng bị Tây Ban Nha tái chiếm sau đó. Manco Inca bèn rút lui vào vùng núi Vilcabamba và thành lập Nhà nước Tân Inca, nơi ông và những người kế vị cai trị thêm 36 năm nữa, đôi khi quấy nhiễu hoặc kích động nổi dậy chống Tây Ban Nha. Năm 1572, thành trì cuối cùng của người Inca thất thủ và vị Inca cuối cùng, Túpac Amaru, con trai của Manco, bị bắt và xử tử.[28] Sự kiện này chấm dứt sự kháng cự cuộc chinh phạt của Tây Ban Nha dưới quyền lực chính trị của nhà nước Inca.
Xã hội
sửaDân số
sửaSố lượng người sinh sống tại Tawantinsuyu ở mức cao nhất là không chắc chắn, với ước tính dao động từ 4-37 triệu. Hầu hết các ước tính dân số nằm trong khoảng từ 6 đến 14 triệu. Người Inca có giữ các số liệu nhân khẩu trong những nút thắt quipu, nhưng cách đọc chúng đã bị mai một và thất truyền qua nhiều đời dưới sự cai trị của Tây Ban Nha.[29]
Tuổi và xác định giới tính
sửaTỷ lệ tử vong sơ sinh cao trong Đế quốc Inca khiến tất cả trẻ sơ sinh được đặt tên là ‘wawa’ khi mới chào đời. Hầu hết các gia đình không đầu tư quá nhiều vào con của họ cho đến khi chúng được hai hoặc ba tuổi. Khi đứa trẻ lên ba, buổi lễ "đến tuổi" gọi là rutuchikuy được tổ chức. Đối với người Inca, buổi lễ này chỉ ra rằng đứa trẻ đã bước vào giai đoạn "thiếu hiểu biết". Trong buổi lễ này, gia đình sẽ mời tất cả các người thân đến nhà của họ để ăn và nhảy, và sau đó mỗi thành viên trong gia đình sẽ nhận được một lọn tóc từ đứa trẻ. Sau đó, người cha sẽ cạo trọc đầu đứa trẻ. Giai đoạn này của trẻ con được coi là "thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm và thiếu lí sự, thứ mà đứa trẻ sẽ phát triển sau này."[30] Trong xã hội Inca, từ giai đoạn thiếu hiểu biết đến phát triển, trẻ phải học được vai trò của mình dựa trên giới tính của chúng.
Nghi thức quan trọng tiếp theo là kỷ niệm sự trưởng thành của một đứa trẻ. Không giống lễ đến tuổi, lễ trưởng thành đánh dấu sự dậy thì của đứa trẻ. Lễ kỷ niệm dậy thì này được gọi là warachikuy cho bé trai và qikuchikuy cho bé gái. Nghi lễ warachikuy bao gồm khiêu vũ, nhịn ăn, phô trương sức mạnh và các nghi lễ gia đình. Chàng trai cũng sẽ được tặng quần áo mới và dạy cách hành xử như một người đàn ông chưa cưới. Các qikuchikuy đánh dấu sự khởi đầu của kinh nguyệt, cô gái sẽ phải đi vào rừng một mình và chỉ quay trở lại sau khi chảy máu kết thúc. Trong rừng, cô gái sẽ phải nhịn ăn, và một khi trở về, cô gái sẽ được đặt tên mới, quần áo người lớn và lời khuyên. Giai đoạn "dại dột" này của cuộc đời là thời gian những người trẻ tuổi được phép quan hệ tình dục mà không phải làm cha mẹ.[30]
Trong độ tuổi từ 20 đến 30, mọi người được coi là thanh niên, "chín muồi cho suy nghĩ nghiêm túc và lao động."[39] Thanh niên có thể giữ thanh xuân của mình bằng cách sống ở nhà và giúp đỡ trong gia đình của họ. Những người trẻ tuổi chỉ đạt đến sự trưởng thành và độc lập hoàn toàn khi họ kết hôn.
Vào cuối đời, các thuật ngữ dành cho nam và nữ biểu thị sự mất đi sức sống tình dục và tình người. Cụ thể, giai đoạn "suy đồi" biểu thị sự mất mát về tinh thần và suy giảm thể chất.
Bảng 7.1 từ bài viết của R. Alan Covey[30] | |||
Tuổi | Giai đoạn | Thuật ngữ cho nữ giới | Thuật ngữ cho nam giới |
< 3 | Khái niệm | Wawa | Wawa |
3–7 | Thiếu hiểu biết (chưa biết nói) | Warma | Warma |
7–14 | Phát triển | Thaski (hoặc P'asña) | Maqt'a |
14–20 | Dại dột (động dục) | Sipas (chưa cưới) | Wayna (chưa cưới) |
20+ | Trưởng thành (tình thần và thể chất) | Warmi | Qhari |
70 | Ốm yếu | Paya | Machu |
90 | Già yếu | Ruku | Ruku |
Đọc thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Turchin, Peter; Adams, Jonathan M.; Hall, Thomas D (tháng 12 năm 2006). “East-West Orientation of Historical Empires”. Journal of World-Systems Research. 12 (2): 222. ISSN 1076-156X. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2016.
- ^ Rein Taagepera (tháng 9 năm 1997). “Expansion and Contraction Patterns of Large Polities: Context for Russia”. International Studies Quarterly. 41 (3): 497. doi:10.1111/0020-8833.00053. JSTOR 2600793. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2018.
- ^ Namnama, Katrina; DeGuzman, Kathleen, “The Inca Empire”, K12, US, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2008
- ^ a b McEwan 2008, tr. 221.
- ^ Schwartz, Glenn M.; Nichols, John J. (2010). After Collapse: The Regeneration of Complex Societies. University of Arizona Press. ISBN 978-0-8165-2936-0.
- ^ “Quechua, the Language of the Incas”. ngày 11 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.
- ^ “The Inca – All Empires”.
- ^ "The Inca." The National Foreign Language Center at the University of Maryland. ngày 29 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
- ^ McEwan, Gordon F. (2006). The Incas: New Perspectives. New York: W.W. Norton & Co. tr. 5.
- ^ La Lone, Darrell E. “The Inca as a Nonmarket Economy: Supply on Command versus Supply and Demand”. tr. 292. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
- ^ Morris, Craig and von Hagen, Adrianna (2011), The Incas, London: Thames & Hudson, pp. 48–58
- ^ “Inca”. American Heritage Dictionary. Houghton Mifflin Company. 2009.
- ^ McEwan 2008, tr. 93.
- ^ a b c d Rostworowski Tovar, María (tháng 10 năm 2010). “1. La historia de los incas”. Incas. Biblioteca Imprescindibles Peruanos. Perú: Empresa Editora El Comercio S. A. - Producciones Cantabria S.A.C. tr. 17–25. ISBN 978-612-4069-47-5.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênincas-rostw-2
- ^ Upton, Gary and von Hagen, Adriana (2015), Encyclopedia of the Incas, New York: Rowand & Littlefield, p. 2. Some scholars cite 6 or 7 pristine civilizations.
- ^ McEwan, Gordon F. (2006), The Incas: New Perspectives, New York: W. W. Norton & Company, p. 65
- ^ Hardoy, Jorge Henríque (1973). Pre-Columbian Cities. tr. 24. ISBN 978-0-8027-0380-4.
- ^ a b c Gade, Daniel W. (1996). “Carl Troll on Nature and Culture in the Andes (Carl Troll über die Natur und Kultur in den Anden)”. Erdkunde. 50 (4): 301–16.
- ^ The three laws of Tawantinsuyu are still referred to in Bolivia these days as the three laws of the Qullasuyu.
- ^ Weatherford, J. McIver (1988). Indian Givers: How the Indians of the Americas Transformed the World. New York: Fawcett Columbine. tr. 60–62. ISBN 0-449-90496-2.
- ^ a b c d e f g Silva Galdames, Osvaldo (1983). “¿Detuvo la batalla del Maule la expansión inca hacia el sur de Chile?”. Cuadernos de Historia (bằng tiếng Tây Ban Nha). 3: 7–25. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2019.
- ^ Ernesto Salazar (1977). An Indian federation in lowland Ecuador (PDF). International Work Group for Indigenous Affairs. tr. 13. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
- ^ *Juan de Samano (ngày 9 tháng 10 năm 2009). “Relacion de los primeros descubrimientos de Francisco Pizarro y Diego de Almagro, 1526”. bloknot.info (A. Skromnitsky). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
- ^ Somervill, Barbara (2005). Francisco Pizarro: Conqueror of the Incas. Compass Point Books. tr. 52. ISBN 978-0-7565-1061-9.
- ^ McEwan 2008, tr. 79.
- ^ Raudzens, George biên tập (2003). Technology, Disease, and Colonial Conquest. Boston: Brill Academic. tr. xiv.
- ^ McEwan 2008, tr. 31.
- ^ McEwan 2008, tr. 93–96. Con sô 10 triệu ở đây là ước tính tầm trung bình..
- ^ a b c Covey, R. Alan. "Inca Gender Relations: from household to empire." Gender in cross-cultural perspective. Brettell, Caroline; Sargent, Carolyn F., 1947 (Seventh edition ed.). Abingdon, Oxon. ISBN 978-0-415-78386-6. OCLC 962171839.
Thư mục
sửaNguồn cổ sử
sửa- de la Vega, Garcilaso (1609). Comentarios Reales de los Incas [Tường thuật hoàng tộc về người Inca] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Lisbon, Bồ Đào Nha.
Nguồn hiện đại
sửa- Sách chuyên khảo
- Alconini, Sonia (2016). Southeast Inka Frontiers: Boundaries and Interactions [Tiền đồn Đông Nam của Đế quốc Inka: Biên tế và tương tác]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Florida. ISBN 9780813052557.
- Bauer, Brian S. (1998). The Sacred Landscape of the Inca: The Cusco Ceque System [Quang cảnh linh thiêng của người Inca: Hệ thống Ceque ở Cusco]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Texas. ISBN 9780292708655.
- ——— (2014) [1992]. The Development of the Inca State [Sự phát triển của Nhà nước Inca]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Texas. ISBN 9780292717725.
- ——— & Stanish, Charles (2010) [2001]. Ritual and Pilgrimage in the Ancient Andes: The Islands of the Sun and the Moon [Nghi lễ và hành hương ở Andes cổ đại: Quần đảo của Mặt Trời và Mặt Trăng]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Texas. ISBN 9780292792036.
- Besom, Thomas (2010) [2009]. Of Summits and Sacrifice: An Ethnohistoric Study of Inka Religious Practices [Về các đỉnh núi và hiến tế: Một nghiên cứu dân tộc-lịch sử về tập tục tôn giáo Inka]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Texas. ISBN 9780292783041.
- ——— (2013). Inka Human Sacrifice and Mountain Worship: Strategies for Empire Unification [Tục hiến tế người và thờ núi của người Inka: Các chiến thuật thống nhất đế quốc]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học New Mexico. ISBN 9780826353085.
- Covey, R. Alan (2020). Inca Apocalypse: The Spanish Conquest and the Transformation of the Andean World [Khải huyền Inca: Cuộc chinh phục của Tây Ban Nha và sự biến chuyển của thế giới Andes]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Oxford. ISBN 9780190299125.
- ——— (2006). How the Incas Built Their Heartland: State Formation and the Innovation of Imperial Strategies in the Sacred Valley, Peru [Người Inca xây dựng khu vực trung tâm của họ như thế nào: Sự hình thành nhà nước và sáng kiến chiến thuật đế quốc ở Thung lũng Thiêng, Peru]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Michigan. ISBN 9780472114788.
- Christie, Jessica Joyce (2015). Memory Landscapes of the Inka Carved Outcrops [Quang cảnh ký ức của các mỏm đá được người Inka chạm khắc]. Hoa Kỳ: Lexington Books. ISBN 9780739194898.
- D'Altroy, Terence (2015). The Incas [Người Inca]. Anh: Wiley. ISBN 9781444331158.
- Gullberg, Steven R. (2020). Astronomy of the Inca Empire: Use and Significance of the Sun and the Night Sky [Nền thiên văn học của Đế quốc Inca: Ích dụng và tầm quan trọng của Mặt Trời và bầu trời đêm]. Đức: Springer International Publishing. ISBN 9783030483661.
- Hamilton, Andrew James (2018). Scale and the Incas [Kích thước và người Inca]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Princeton. ISBN 9781400890194.
- Hemming, John (1970). The Conquest of the Incas [Cuộc chinh phục người Inca]. Hoa Kỳ: Harcourt Brace & Company. ISBN 0156223007.
- Herring, Adam (2015). Art and Vision in the Inca Empire: Andeans and Europeans at Cajamarca [Nghệ thuật và viễn kiến ở Đế quốc Inca: Người Andes và người Châu Âu ở Cajamarca]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 9781107094369.
- Hyslop, John (2014) [1945]. Inka Settlement Planning [Quy hoạch đô thị Inka]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Texas. ISBN 9780292762640.
- Julien, Catherine (2009) [2000]. Reading Inca History [Cách đọc lịch sử Inka]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Iowa. ISBN 9781587294112.
- Kaufmann, H.W. & Kaufmann, J.E. (2012). Fortifications of the Incas, 1200–1531 [Thành quách của người Inca, 1200–1531]. Anh: Bloomsbury Publishing. ISBN 9781849080460.
- Kolata, Alan L. (2013). Ancient Inca [Inca cổ đại]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 9780521869003.
- MacQuarrie, Kim (2008). The Last Days of the Incas [Những ngày cuối của người Inca]. Hoa Kỳ: Simon & Schuster. ISBN 0743260503.
- Malpass, Michael A. (2009). Daily Life in the Inca Empire [Cuộc sống thường nhật ở Đế quốc Inca]. Hoa Kỳ: Bloomsburry. ISBN 9780313355486. ISSN 1080-4749.
- McEwan, Gordon Francis (2006). The Incas: New Perspectives [Người Inca: Góc nhìn mới]. Anh: Bloomsbury Publishing. ISBN 9781851095797.
- Moseley, Michael E. (2001). Incas And Their Ancestors: The Archaeology Of Peru [Người Inca và tổ tiên của họ: Khảo cổ học Peru]. Anh: WW Norton. ISBN 9780500282779.
- Niles, Susan A. (1999). The Shape of Inca History: Narrative and Architecture in an Andean Empire [Kiểu dáng lịch sử Inca: Trình thuật và kiến trúc ở Đế quốc Andes]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Iowa. ISBN 9781587292941.
- Reinhard, Johan & Ceruti, María Constanza (2010). Inca Rituals and Sacred Mountains: A Study of the World's Highest Archaeological Sites [Nghi lễ Inca và Núi thiêng: Một nghiên cứu về các di chỉ khảo cổ cao nhất thế giới] (PDF). Anh: Nhà xuất bản Viện Khảo cổ học Cotsen, Đại học California, Los Angeles. ISBN 9781931745765.
- Rostworowski, Maria (1999). History of the Inca Realm [Lịch sử cõi Inca]. Harry B. Iceland biên dịch. Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridghe. ISBN 9780521637596.
- Salomon, Frank (2007). Native Lords of Quito in the Age of the Incas: The Political Economy of North Andean Chiefdoms [Các lãnh chúa bản địa của Quito trong thời đại Inca: Kinh tế chính trị của các tù trưởng quốc Bắc Andes]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridghe. ISBN 9780521040495.
- Silverblatt, Irene Marsha (2021). Moon, Sun, and Witches: Gender Ideologies and Class in Inca and Colonial Peru [Mặt Trăng, Mặt Trời, và Phù thủy: Ý thức hệ giới tính và giai cấp ở Peru thời Inca và thời thực dân]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Princeton. ISBN 9781400843343.
- Urton, Gary (2017). Inka History in Knots: Reading Khipus as Primary Sources [Lịch sử Inka trong các nút thắt: Đọc Khipu như nguồn sơ cấp]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Texas. ISBN 9781477311998.
- ——— (2009) [2003]. Signs of the Inka Khipu: Binary Coding in the Andean Knotted-String Records [Ký hiệu của Khipu Inka: Mã hóa nhị phân trong các sợi dây thắt nút ghi nhớ của vùng Andes]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Texas. ISBN 9780292773752.
- ——— (2011) [1990]. The History of a Myth: Pacariqtambo and the Origin of the Inkas [Lịch sử của một huyền thoại: Pacariqtambo và nguồn gốc người Inka]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Texas. ISBN 9780292773752.
- Yaya, Isabel (2012). The Two Faces of Inca History: Dualism in the Narratives and Cosmology of Ancient Cuzco [Hai mặt của lịch sử Inca: Tính nhị nguyên của trình thuật và vũ trụ luận Cuzco cổ đại]. Hà Lan: Brill. ISBN 9789004233874.
- Bài báo và tập san
- Connell, Samuel V.; Anderson, Amber; Gifford, Chad; González, Ana Lucía (2019). “Inka Militarism at the Pambamarca Complex in Northern Ecuador” [Chủ nghĩa quân quốc Inka tại Phức hợp Pambamarca ở Bắc Ecuador]. Latin American Antiquity. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. 30 (1): 177–197. doi:10.1017/laq.2018.80. JSTOR 26743541.
- Davidson, Roberta; Fehren-Schmitz, Lars; Llamas, Bastien (2021). “A Multidisciplinary Review of the Inka Imperial Resettlement Policy and Implications for Future Investigations” [Bình duyệt đa ngành về chính sách tái định cư của Đế quốc Inca và ngụ ý cho các điều tra trong tương lai]. Genes. 12 (2): 215. doi:10.3390/genes12020215. PMC 7913103. PMID 33540755.
- Dieterich, Heinz (1982). “Some Theoretical and Methodological Observations about the Inca Empire and the Asiatic Mode of Production” [Một vài quan sát lý thuyết và phương pháp luận về Đế quốc Inca và phương thức sản xuất Á châu]. Latin American Perspectives. Sage Publications, Inc. 9 (4): 111–132. doi:10.1177/0094582X8200900408. JSTOR 2633391.
- Garrido, Francisco (2016). “Rethinking imperial infrastructure: A bottom-up perspective on the Inca Road” [Suy nghĩ lại về hạ tầng đế quốc: Một góc nhìn từ dưới lên về Đường Inca]. Geographical Review. 43: 94–109. doi:10.1016/j.jaa.2016.06.001.
- La Lone, Darrell E. (1982). “The Inca as a Nonmarket Economy: Supply on Command versus Supply and Demand” [Nền kinh tế phi thị trường của người Inca: Cung cấp theo hoạch định vs. Cung cấp theo yêu cầu]. Contexts for Prehistoric Exchange: 291–316. doi:10.1016/B978-0-12-241580-7.50018-8.
- Means, Philip Ainsworth (1917). “A Note on the Guarani Invasions of the Inca Empire” [Bình chú về các cuộc xâm lăng Đế quốc Inca của người Guarani]. Geographical Review. 4 (6): 482–484. doi:10.2307/207397. JSTOR 207397.
- Nordenskiold, Baron Erland (1917). “The Guarani Invasion of the Inca Empire in the Sixteenth Century: An Historical Indian Migration” [Cuộc xâm lăng Đế quốc Inca của người Guarani vào thế kỷ thứ 16: Một cuộc di cư Anh-điêng lịch sử]. Geographical Review. 4 (2): 103–121. doi:10.2307/207290. JSTOR 207290.
- Ortloff, Charles R. (2022). “Inka Hydraulic Engineering at the Tipon Royal Compound (Peru)” [Kỹ thuật thủy lực của người Inka tại Phức hợp Hoàng gia Tipon (Peru)]. Water. 14 (1): 102. doi:10.3390/w14010102.
- Plaza, María Teresa; Martinón-Torres, Marcos (2015). “Metallurgical traditions under Inka rule: a technological study of metals and technical ceramics from the Aconcagua Valley, Central Chile” [Các truyền thống kim thuật dưới thời Inka trị vì: Một nghiên cứu công nghệ về kim loại và đồ gốm kỹ nghệ từ Thung lũng Aconcagua, Trung Chilê]. Journal of Archaeological Science. 54: 86–98. doi:10.1016/j.jas.2014.11.029.
- Rowe, John Howland (1946). Julian H. Steward (biên tập). “Inca Culture at the Time of the Spanish Conquest” [Văn hóa Inca vào thời điểm cuộc chinh phục Tây Ban Nha]. Handbook of South American Indians. 2 (143): 183–330.
- Stanish, Charles (1997). “Nonmarket Imperialism in the Prehispanic Americas: The Inka Occupation of the Titicaca Basin” [Chủ nghĩa đế quốc phi thị trường ở Châu Mỹ tiền Tây Ban Nha: Sự chiếm đóng Bồn địa Titicaca của người Inka]. Latin American Antiquity. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. 8 (3): 195–216. doi:10.2307/971652. JSTOR 971652.
- Kỷ yếu và tuyển tập
- Nhiều tác giả (1988). Richard W. Keatinge (biên tập). Peruvian Prehistory: An Overview of Pre-Inca and Inca Society [Tiền sử Peru: Một cái nhìn tổng quát về xã hội Inca và tiền Inca]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 9780521275552.
- ——— (2001). Terence N. D'Altroy & Christine A. Hastorf (biên tập). Empire and Domestic Economy [Đế quốc và kinh tế quốc nội]. Hoa Kỳ: Springer US. ISBN 9780306471926.
- ——— (2010). Michael A. Malpass & Sonia Alconini (biên tập). Distant Provinces in the Inka Empire: Toward a Deeper Understanding of Inka Imperialism [Các tỉnh biên viễn của Đế quốc Inka: Tiến tới một hiểu biết sâu sắc hơn về chủ nghĩa đế quốc Inka]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Iowa. ISBN 9781587299339.
- ——— (2015). Jose Barreiro & Ramiro Matos Mendieta (biên tập). The Great Inka Road: Engineering an Empire [Đại Lộ Inka: Thiết kế một Đế quốc]. Hoa Kỳ: Smithsonian. ISBN 9781588344953.
- ——— (2015). Izumi Shimada (biên tập). The Inka Empire: A Multidisciplinary Approach [Đế quốc Inka: Một hướng tiếp cận đa ngành]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Texas. ISBN 9780292760790.
- ——— (2015). Izumi Shimada & James L. Fitzsimmons (biên tập). Living with the Dead in the Andes [Sống với người chết ở Andes]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Arizona. ISBN 9780816531745.
- ——— (2017). Agustina Scaro; Clarisa Otero & Maria Beatriz Cremonte (biên tập). Pre-Inca and Inca Pottery: Quebrada de Humahuaca, Argentina [Đồ gốm Inca và tiền-Inca: Quebrada de Humahuaca, Argentina]. Đức: Springer International Publishing. ISBN 9783319505749.
- ——— (2018). R. Alan Covey & Sonia Alconini (biên tập). The Oxford Handbook of the Incas [Cẩm nang Oxford về người Inca]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Oxford. ISBN 9780190219369.
- ——— (2019). Brenda J. Bowser & Justin Jennings (biên tập). Drink, Power, and Society in the Andes [Thức uống, Quyền lực, và Xã hội ở Andes]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Florida. ISBN 9780813065816.
- ——— (2021). Andrés Troncoso; Diego Salazar & Frances M. Hayashida (biên tập). Rethinking the Inka: Community, Landscape, and Empire in the Southern Andes [Suy xét lại người Inka: Cộng đồng, Quang cảnh, và Đế quốc ở Nam Andes]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Texas. ISBN 9781477323878.
Liên kết ngoài
sửa- Inca tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Tupac Amaru, the Life, Times, and Execution of the Last Inca.
- Văn minh Inca và các nền văn minh khác bởi Genry Joil.
- kỹ thuật cắt đá của người Inca.
- "Guaman Poma – El Primer Nueva Corónica Y Buen Gobierno" – Bản scan kỹ thuật số của cuốn Corónica từ bản gốc.
- Conquest nts.html Inca Land bởi Hiram Bingham (xuất bản năm 1912–1922).
- Inca Artifacts, Peru and Machu Picchu Lưu trữ 2021-02-11 tại Wayback Machine bộ phim 360 độ về cổ vật Inca và quang cảnh Peru.
- Ancient Civilizations – Inca
- "Ice Treasures of the Inca" trang web của National Geographic.
- "The Sacred Hymns of Pachacutec," bài thơ của một hoàng đế Inca.
- Engineering in the Andes Mountains, bài giảng về cầu treo của người Inca
- Bản đồ và Dòng sự kiện của Đế quốc Inca
- Nghệ thuật Peru cổ: các đóng góp cho ngành khảo cổ đế quốc Inca, công trình nghiên cứu năm 1902 gồm 4 phần (có thể truy cập bản PDF miễn phí trực tuyến)