Andhra Pradesh

bang của Ấn Độ

VDC là một bang của Ấn Độ, tọa lạc tại miền đông nam đất nước. Đây là bang có rộng lớn thứ tám, với diện tích 162.760 km2 (62.840 dặm vuông Anh).[4] Theo thống kê 2011, đây là bang đông dân thứ mười với dân số 49.386.799 người.

Andhra Pradesh
—  Bang  —
Hình nền trời của Andhra Pradesh
Vị trí của Andhra Pradesh tại Ấn Độ
Vị trí của Andhra Pradesh tại Ấn Độ
Andhra Pradesh trên bản đồ Thế giới
Andhra Pradesh
Andhra Pradesh
Quốc gia Ấn Độ
Thành lập1 tháng 10 năm 1953; 71 năm trước (1953-10-01) (tách ra từ bang cũ Madras dưới tên bang Andhra)
1 tháng 11 năm 1956; 68 năm trước (1956-11-01) (hợp nhất với vùng Telangana (tách ra từ bang Hyderabad) để tạo ra Bang hợp nhất Andhra Pradesh)
2 tháng 6 năm 2014; 10 năm trước (2014-06-02) (Telangana được tách ra để lập nên bang Telangana)[1]
Đặt tên theoTelugu people
Thủ phủAmaravati
Thành phố lớn nhấtVisakhapatnam
Huyện13
Chính quyền
 • Thành phầnChính phủ Andhra Pradesh
 • Thống đốcE. S. L. Narasimhan
 • Thủ hiếnN. Chandrababu Naidu (TDP)
 • Lập phápLưỡng viện (175 + 58 ghế)
 • Tòa Thượng thẩmTòa Thượng thẩm Judicature tại Hyderabad
Thứ hạng diện tíchThứ 8
Dân số (2011)[3]
 • Tổng cộng49.386.799
 • Thứ hạngThứ 10
Tên cư dânNgười Telugu
Múi giờUTC+05:30
Mã ISO 3166IN-AP
Biển số xeAP
Tỉ lệ biết chữ67,41% (2011)
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Telugu
Đường bờ biển974 kilômét (605 mi)
Trang webwww.ap.gov.in
^† Đạo luật Tái tổ chức Andhra Pradesh, 2014 ghi rằng Hyderabad là đồng thủ phủ của cả Telangana và Andhra Pradesh trong thời gian không quá 10 năm. Một thủ phủ mới được dự tính xây dựng ở một nơi giữa GunturVijaywada.
Biểu trưng của Andhra Pradesh
Biểu tượngPoorna kumbham
Bài hátMaa Telugu Talliki
Ngôn ngữ
Tiếng Telugu
Loài chim
Sả rừng
Hoa
Nymphaea stellata
Loại quả
Xoài
Cây cối
Sầu đâu
Khiêu vũ
Kuchipudi
RiverGodavari, Krishna, PennaTungabhadra
Thể thao
Kabaddi

Ngày 2 tháng 6 năm 2014, phần tây bắc của bang Andhra Pradesh cũ được tách ra để lập nên bang Telangana. Thủ phủ lâu đời của Andhra Pradesh, Hyderabad, được chuyển cho Telangana trong sự phân chia này. Tuy vậy, theo Đạo luật Tái tổ chức Andhra Pradesh, 2014, Hyderabad sẽ vẫn là thủ phủ de jure của cả Andhra Pradesh và Telangana trong một thời gian không quá 10 năm.[5] Tổng sản phẩm nội địa bang (GSDP) trong năm tài chính 2016–2017 là 6800.3 tỷ (US$110 billion).[6]

Bang có đường bờ biển dài 974 km (605 mi) với quyền lãnh hải gần 15.000 km², rộng thứ nhì trong tất cả các bang ngoài Gujarat.[4][7] Nó tiếp giáp với Telangana về phía tây bắc, Chhattisgarh về phía bắc, Odisha về phía đông bắc, Karnataka về phía tây, Tamil Nadu và phía nam và vịnh Bengal về phía đông. Một lãnh thổ rộng 30 km2 (12 dặm vuông Anh) thuộc Yanam, một huyện của Puducherry, nằm về phía nam của Kakinada tại châu thổ Godavari ở miền đông Andhra Pradesh.[8]

Andhra Pradesh được tạo nên từ hai vùng địa lý: Duyên hải Andhra, nằm dọc theo vịnh Bengal, và Rayalaseema, phần tây nam nằm sâu hơn trong lục địa của bang.[9] Bang gồm 13 huyện, 9 nằm ở Duyên hải Andhra và 4 ở Rayalaseema. Visakhapatnam, tọa lạc bên vịnh Bengal tại Bắc Duyên hải Andhra, là thành phố lớn nhất và trung tâm thương mại với GDP là 26 tỷ Mỹ kim. Theo sau là Vijayawada, nằm bên sông Krishna, với GDP là 3 tỷ Mỹ kim năm 2010.[10][11]

Andhra Pradesh đón 121,8 triệu khách viếng thăm năm 2015, tăng 30% về số du khách so với năm trước.[12] Đền Tirumala Venkateswara tại Tirupati là một trong những địa điểm tôn giáo được tham quan nhiều nhất, với 18,25 triệu khách mỗi năm.[13] Những trung tâm hành hương khác ở Andhra Pradesh gồm Ameen Peer Dargah tại Kadapa, Mahachaitya tại Amaravathi, và đền Kanaka Durga tại Vijayawada, còn những nơi thăm thú thiên nhiên gồm những bãi biển của Visakhapatnam, những trạm đồi như thung lũng Arakudãy đồi Horsley, và hòn đảo Konaseema giữa châu thổ sông Godavari.

Hành chính

sửa

Trước năm 2014, bang Andhra Pradesh gồm có 23 huyện. Sau khi vùng Tây Bắc của bang được tách ra để thành lập bang Telangana, bang Andhra Pradesh được tổ chức lại chỉ còn 13 huyện, thuộc 2 phân vùng là Kosta (gồm 9 huyện) và Rayalaseema (gồm 4 huyện):

Dưới cấp huyện chia thành các phó huyện. Có cả thảy 50 phó huyện, trong đó huyện có nhiều phó huyện nhất là East Godavari (7 phó huyện) và huyện có ít phó huyện nhất là Vizianagaram (2 phó huyện).[4][15]

Dưới phó huyện là các mandal, tương đương cấp xã. Toàn bang có tất cả 670 mandal. Huyện Chittoor có nhiều nhất với 66 mandal và huyện Vizianagaram có ít nhất với 34 mandal.[16]

Ngoài ra, bang Andhra Pradesh có 31 đô thị, trong đó có 16 municipal corporation và 14 municipality. Có 2 thành phố trên 1 triệu dân là VisakhapatnamVijayawada.

Ghi chú

sửa
  1. ^ “The Gazette of India” (PDF). Andhra Pradesh Reorganisation Act, 2014. Ministry of Home Affairs. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ http://www.gulte.com/news/56377/After-2200-Years-Amaravati-Gets-Back-Power
  3. ^ “Demography” (PDF). Official portal of Andhra Pradesh Government. Government of Andhra Pradesh. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ a b c “AP Socio-economic Survey 2016-17” (PDF). Official website of Government of Andhra Pradesh. Government of Andhra Pradesh. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ “The Andhra Pradesh Reorganisation Act, 2014” (PDF). India Code Legislative Department. Ministry of Law and Justice. 1 tháng 3 năm 2014. tr. 2. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  6. ^ “Andhra Pradesh Budget Analysis 2016–17” (PDF). PRS Legislative Research. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2016.
  7. ^ “Length of coastline” (PDF). Ministry of Home Affairs. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ “Yanam of Puducherry”. Gov.t of Yanam. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ Shankarlal C. Bhatt (2006). Land and People of Indian States and Union Territories . Gyan Publishing House. tr. 15. ISBN 978-81-7835-358-6. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
  10. ^ “India's top 15 cities with the highest GDP”. Yahoo Finance. 15 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2014.
  11. ^ Nicole Bippen (17 tháng 2 năm 2014). “The 10 Richest Indian Cities”. The Richest. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2014.
  12. ^ PTI (28 tháng 3 năm 2016). “30% growth in AP tourist arrivals”. The Hindu Business Line. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2017.
  13. ^ “World's Most-Visited Sacred Sites”. Travel + Leisure. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2017.
  14. ^ “Population of AP districts(2011)”. ap.gov.in. tr. 14. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  15. ^ “Part-I State Administrative Divisions 2001–2011” (PDF). Census of India. tr. 6. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2015.
  16. ^ “Administrative and Geographical Profile” (PDF). msmehyd.ap.nic.in. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2016.

Liên kết ngoài

sửa
  NODES
Done 1
News 1
see 4