Bộ Mộc lan (danh pháp khoa học: Magnoliales) là một bộ thực vật có hoa trong phân lớp Mộc lan. Các phân loại mới nhất đưa vào trong bộ này các họ sau:

Bộ Mộc lan
Mộc lan (Magnolia × wieseneri)
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Magnoliids
Bộ: Magnoliales
Juss. ex Bercht. & J.Presl, 1820[1]
Các họ

Annonaceae
Degeneriaceae
Eupomatiaceae
Himantandraceae
Magnoliaceae
Myristicaceae

Bộ Magnoliales là nhóm cơ sở, thông thường hay được đưa vào thực vật hai lá mầm nhưng dường như chúng có quan hệ họ hàng gần gũi với thực vật một lá mầm hơn là với phần lớn các bộ khác của thực vật hai lá mầm. Trong bộ này thì chi Mộc lan (Magnolia) là chi điển hình cho thực vật có hoa nói chung, vì thế một tên gọi khoa học hợp lệ của ngành thực vật có hoa là Magnoliophyta.

Hệ thống APG

sửa

Hệ thống APG (1998) và hệ thống APG II (2003) đặt bộ này trong nhánh magnoliids với định nghĩa như sau:

Bộ Magnoliales
Họ Annonaceae
Họ Degeneriaceae
Họ Eupomatiaceae
Họ Himantandraceae
Họ Magnoliaceae
Họ Myristicaceae
Magnoliidae

Canellales

Piperales

Magnoliales

Myristicaceae

Magnoliaceae

Degeneriaceae

Himantandraceae

Eupomatiaceae

Annonaceae

Laurales

Thành phần hiện tại và cây phát sinh loài của bộ Magnoliales.[2][3]

Trong các hệ thống này, do APG công bố, bộ Magnoliales là nhóm cơ sở, loại ra khỏi eudicots.

Các hệ thống sớm hơn

sửa

Hệ thống Cronquist (1981) đặt bộ này trong phân lớp Magnoliidae của lớp Magnoliopsida (=thực vật hai lá mầm) và sử dụng định nghĩa sau:

Hệ thống Thorne (1992) đặt bộ này trong siêu bộ Magnolianae, phân lớp Magnoliidae (= thực vật hai lá mầm), trong lớp Magnoliopsida (= thực vật hạt kín) và sử dụng định nghĩa này (bao gồm cả thực vật đặt trong bộ LauralesPiperales bởi các hệ thống khác):

Hệ thống Engler, trong phiên bản cập nhật năm 1964, đặt bộ này trong phân lớp Archychlamydeae trong lớp Dicotyledoneae (=thực vật hai lá mầm) và sử dụng định nghĩa này:

  • Bộ Magnoliales
    • Họ Amborellaceae
    • Họ Annonaceae
    • Họ Austrobaileyaceae
    • Họ Calycanthaceae
    • Họ Canellaceae
    • Họ Cercidiphyllaceae
    • Họ Degeneriaceae
    • Họ Eupomatiaceae
    • Họ Eupteleaceae
    • Họ Gomortegaceae
    • Họ Hernandiaceae
    • Họ Himantandraceae
    • Họ Illiciaceae
    • Họ Lauraceae
    • Họ Magnoliaceae
    • Họ Monimiaceae
    • Họ Myristicaceae
    • Họ Schisandraceae
    • Họ Trimeniaceae
    • Họ Tetracentraceae
    • Họ Trochodendraceae
    • Họ Winteraceae

Hệ thống Wettstein, phiên bản cuối cùng công bố năm 1935, không sử dụng tên gọi này mặc dù nó có bộ với định nghĩa tương tự với tên gọi Polycarpicae. Nó được đặt trong Dialypetalae trong phân lớp Choripetalae của lớp Dicotyledones.

Ghi chú

sửa
  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2003). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG II”. Botanical Journal of the Linnean Society. 141: 399–436. doi:10.1046/j.1095-8339.2003.t01-1-00158.x.
  3. ^ P. S. Soltis & D. E. Soltis (2004). “The origin and diversification of Angiospermae”. American Journal of Botany. 91: 1614–1626.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  NODES
iOS 6
os 7