Baku

thủ đô và là thành phố lớn nhất của Azerbaijian

Baku, đọc là Ba Cư (tiếng Azerbaijan: Bakı, IPA: [bɑˈcɯ], Ba-ki-ư), đôi khi cũng viết Baki hay Bakou, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Azerbaijan, cũng như thành phố lớn nhất nằm bên bờ biển Caspi và vùng Kavkaz. Baku tọa lạc tại nơi có độ cao 28 mét (92 ft) dưới mực nước biển, khiến nó trở thành thủ đô thấp nhất thế giới và cũng là thành phố lớn nhất nằm dưới mực nước biển. Baku nằm bên bờ nam của bán đảo Absheron, dọc theo vịnh Baku. Năm 2009, dân số Baku được ước tính là hơn hai triệu người.[4] Khoảng 25% dân số đất nước sống trong vùng đô thị Baku.

Baku
Bakı
Hiệu kỳ của Baku
Hiệu kỳ
Huy hiệu của Baku
Huy hiệu
Tên hiệu: Thành phố của gió
Vị trí của Baku
Baku trên bản đồ Azerbaijan
Baku
Baku
Baku trên bản đồ Châu Á
Baku
Baku
Vị trí tại Azerbaijan
Tọa độ: 40°23′43″B 49°52′56″Đ / 40,39528°B 49,88222°Đ / 40.39528; 49.88222
Quốc gia Azerbaijan
Chính quyền
 • Thị trưởngHajibala Abutalybov
Diện tích[1]
 • Thành phố2.140 km2 (830 mi2)
Độ cao−28 m (−92 ft)
Dân số (2015)[3]
 • Thành phố2.204.200
 • Mật độ996,38/km2 (258,060/mi2)
 • Đô thị3,125,000[2]
 • Vùng đô thị4,000,000
Múi giờAZT (UTC+4)
Postal codeAZ1000
Mã điện thoại(+994) 12
Mã ISO 3166AZ-BA Sửa dữ liệu tại Wikidata
Biển số xe10–90 AZ
Thành phố kết nghĩaStavanger, Christiansted, Vũng Tàu, Sivas, Basra, Bordeaux, Houston, Istanbul, İzmir, Mainz, Napoli, Sarajevo, Tabriz, Jeddah, Amman, Dakar, Konya, Sankt-Peterburg, Acapulco de Juárez, Balakovo, Luân Đôn, Venezia, Kyiv, Pretoria, Rio de Janeiro, Quận Honolulu, Aberdeen, Tbilisi, Honolulu Sửa dữ liệu tại Wikidata
Trang webwww.baku-ih.gov.az
Tên chính thứcThành phố tường bao Baku với Cung điện ShirvanshahsTháp Maiden
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩniv
Đề cử2000
Số tham khảo958
Bị đe dọa2003–2009
Quốc giaAzerbaijan
VùngChâu Á

Baku được chia thành 7 quận hành chính (raion) và 48 thị trấn. Trong số này, có những thị trấn trên các đảo ở quần đảo Baku và thị xã Neft Daşları xây trên cọc ở biển Caspi, 60 km (37 mi) so với Baku. Trung tâm phố cổ Baku với cung điện của Shirvanshahtháp Maiden đã được đưa vào di sản thế giới UNESCO năm 2000. Theo xếp hạng Lonely Planet thị Baku thuộc nhóm 10 điểm đến hàng đầu về cuộc sống về đêm.[5]

Thành phố là trung tâm khoa học, văn hóa và công nghiệp của Azerbaijan. Nhiều cơ quan quy mô của quốc gia nằm ở đây, bao gồm Công ty dầu khí quốc gia Azerbaijan, nằm trong nhóm 100 công ty hàng đầu thế giới.[6] Hải cảng thương mại quốc tế Baku nằm trên các đảo của về phía đông quần đảo Baku và phía bắc bán đảo Absheron có thể xử lý 2 tấn hàng rời và hàng khô mỗi năm.[7]

Bởi những cơn gió mạnh và thô ráp, thành phố có biệt danh "Thành phố của gió" (Küləklər şəhəri, kưlơklơ sơhơri).

Kinh tế

sửa

Ngành công nghiệp lớn nhất của Baku là dầu khí và xuất khẩu dầu khí có một đóng góp lớn để cân bằng cán cân thanh toán của Azerbaijan. Sự hiện diện của dầu khí tại khu vực đã được biết đến từ thế kỷ thứ 8. Trong thế kỷ thứ 10, lữ hành gia Ả Rập, Marudee, báo cáo rằng dầu cả hai màu trắng và đen được chiết xuất tự nhiên từ Baku[8]. Vào thế kỷ 15, dầu dùng cho thắp đèn này được thu thập bằng cách đào tay từ các giếng bề mặt. Khai thác thương mại bắt đầu vào năm 1872, và đầu thế kỷ 20, các mỏ dầu Baku là lớn nhất thế giới. Đến cuối thế kỷ 20 nhiều dầu khí trên bờ đã cạn kiệt, và việc khoan thăm dò đã mở rộng ra ngoài khơi biển. Đến cuối thế kỷ 19 công nhân lành nghề và chuyên gia đổ xô đến Baku. Đến năm 1900 thành phố có hơn 3.000 giếng dầu, trong đó 2.000 sản xuất dầu ở các cấp độ công nghiệp. Baku xếp hạng là một trong những trung tâm lớn nhất cho việc sản xuất các thiết bị ngành công nghiệp dầu mỏ trước khi chiến tranh thế giới thứ II. Trận Stalingrad Chiến tranh thế giới thứ II đã được diễn ra để xác định xem ai sẽ có quyền kiểm soát của các mỏ dầu Baku. Năm mươi năm trước khi trận chiến diễn ra, Baku sản xuất một nửa nguồn cung cấp dầu của thế giới: Azerbaijan và Hoa Kỳ là hai nước duy nhất đã được sản xuất phần lớn dầu của thế giới[9].

Hiện tại, nền kinh tế dầu Baku trải qua một sự hồi sinh với sự phát triển của mỏ dầu Azeri-Chirag-Guneshli lớn (nước nông Gunashli SOCAR, còn mỏ sâu hơn của một tập đoàn dẫn đầu là BP), phát triển mỏ khí Shah Deniz, việc mở rộng kho cảng Sangachal và xây dựng các đường ống BTC.

Sở Giao dịch Chứng khoán Baku là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Azerbaijan và lớn nhất trong khu vực Kavkaz tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Một số lượng tương đối lớn của các công ty xuyên quốc gia đặt trụ sở chính tại Baku. Các ngân hàng quốc tế với chi nhánh tại Baku bao gồm HSBC, Société GénéraleCrédit Suisse.

Khí hậu

sửa
Dữ liệu khí hậu của Baku
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 6.6
(43.9)
6.3
(43.3)
9.8
(49.6)
16.4
(61.5)
22.1
(71.8)
27.3
(81.1)
30.6
(87.1)
29.7
(85.5)
25.6
(78.1)
19.6
(67.3)
13.5
(56.3)
9.7
(49.5)
18.1
(64.6)
Trung bình ngày °C (°F) 4.4
(39.9)
4.2
(39.6)
7.0
(44.6)
12.9
(55.2)
18.5
(65.3)
23.5
(74.3)
26.4
(79.5)
26.3
(79.3)
22.5
(72.5)
16.6
(61.9)
11.2
(52.2)
7.3
(45.1)
15.1
(59.2)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 2.1
(35.8)
2.0
(35.6)
4.2
(39.6)
9.4
(48.9)
14.9
(58.8)
19.7
(67.5)
22.2
(72.0)
22.9
(73.2)
19.4
(66.9)
13.6
(56.5)
8.8
(47.8)
4.8
(40.6)
12.0
(53.6)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 21
(0.8)
20
(0.8)
21
(0.8)
18
(0.7)
18
(0.7)
8
(0.3)
2
(0.1)
6
(0.2)
15
(0.6)
25
(1.0)
30
(1.2)
26
(1.0)
210
(8.3)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 0.1 mm) 6 6 5 4 3 2 1 2 2 6 6 6 49
Số ngày tuyết rơi trung bình (≥ 1 cm) 4 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 10
Số giờ nắng trung bình tháng 89.9 89.0 124.0 195.0 257.3 294.0 313.1 282.1 222.0 145.7 93.0 102.3 2.207,4
Nguồn: Tổ chức Khí tượng Thế giới (UN),[10] Đài Thiên văn Hồng Kông[11] với dữ liệu về số giờ nắng

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Administrative, density and territorial units and land size by economic regions of Azerbaijan Republic for January 1. 2007”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2009.
  2. ^ Demographia: World Urban Areas Lưu trữ 2011-08-05 tại Wayback Machine – Demographia, 2016
  3. ^ The State Statistical Committee of the Republic of Azerbaijan, 2.5 Population by sex, economic and administrative regions, urban settlements at the beginning of 2012, retrieved on ngày 2 tháng 10 năm 2012 Lưu trữ 2012-10-23 tại Wayback Machine
  4. ^ “Population by economic and administrative regions, urban settlements at the beginning of the 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
  5. ^ “Travel Picks: Top 10 cities to party the night away”. Reuters. ngày 13 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
  6. ^ “State Oil Company of Azerbaijan Republic: Transition from National to Transnational Company or Demand of Time?”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ “Port of Baku”. World Port Source. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2010.
  8. ^ “The History of Oil in Azerbaijan by Natig Aliyev”. Azer.com. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2009.
  9. ^ Aghazade, Emil (ngày 4 tháng 7 năm 2005). “Азербайджан: сто лет надежд”. BBC News. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2011.
  10. ^ “World Weather Information Service”.
  11. ^ "Climatological Information for Baku, Azerbaijan" Lưu trữ 2012-01-19 tại Wayback Machine – Hong Kong Observatory

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Baku tại Wikimedia Commons

  NODES
mac 3
os 4
web 1