Barry Fitzgerald
William Joseph Shields (sinh ngày 10 tháng 3 năm 1888 – 4 tháng 1 năm 1961), thường được biết đến với nghệ danh Barry Fitzgerald, là một nam diễn viên người Ireland. Với sự nghiệp trải dài gần bốn thập kỷ, ông xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh nổi bật như Bringing Up Baby (1938), The Long Voyage Home (1940), How Green Was My Valley (1941), The Sea Wolf (1941), Going My Way (1944), None but the Lonely Heart (1944) và The Quiet Man (1952). Với phim Going My Way, ông vừa đoạt giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, vừa được đề cử giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho chính vai diễn ấy. Ông là anh trai của nam diễn viên người Ireland Arthur Shields. Năm 2020, ông được xếp thứ 11 trong danh sách những diễn viên điện ảnh vĩ đại nhất Ireland của The Irish Times.
Barry Fitzgerald | |
---|---|
Sinh | William Joseph Shields 10 tháng 3 năm 1888 Dublin, Ireland |
Mất | 4 tháng 1 năm 1961 Dublin, Ireland | (72 tuổi)
Nghề nghiệp | Diễn viên |
Năm hoạt động | 1924–1961 |
Người thân | Arthur Shields (em trai) |
Thân thế
sửaTên khai sinh của Fitzgerald là William Joseph Shields, ông sinh ra tại Đường Walworth, Portobello, Dublin, Ireland. Ông là con trai của Fanny Sophia (nhũ danh Ungerland) và Adolphus Shields. Cha ông là người Ireland, còn mẹ ông là người Đức.[1][2] Ông là anh trai của nam diễn viên người Ireland Arthur Shields.
Fitzgerald theo học Đại học Skerry's College tại Dublin rồi đi làm công vụ, bắt đầu với vị trí nhân viên văn phòng cấp dưới tại Hội đồng Thương mại Dublin vào năm 1911.[3][4] Sau đó ông đi làm ở văn phòng không tuyển người, ông chia sẻ: "Đúng là công việc dễ mà, cực kỳ nhàn rỗi".[5]
Sự nghiệp
sửaNhà hát Abbey
sửaVới sự quan tâm đến diễn xuất, ông bắt đầu có mặt tại các hội kịch nghệ nghiệp dư như Kincora Players. Ông cùng cậu em trai Arthur Shields đến Abbey vào năm 1915. Ông chọn nghệ danh Barry Fitzgerald để tránh rắc rối với cấp trên trong công vụ.[5] Tại Abbey, Fitzgerald có cơ hội được sắm một số vai trong các vở kịch như The Casting Out of Martin Whelan và một vai nói có bốn từ trong The Critic.[6][7]
Tại Abbey, ông có vai diễn đột phá vào năm 1919, khi có mặt trong vở The Dragon của Lady Gregory.[8] Tuy nhiên, trước năm 1929, ông vừa tiếp tục theo đuổi diễn xuất làm nghề bán thời gian, vừa giữ công việc ở công vụ vào ban ngày.[5] Ông từng đóng trong The Bribe, An Imaginary Conversation, John Bull's Other Island và một số vở diễn khác.[8] Năm 1924, mức lương của Fitzgerald tại Abbey là 2/10 bảng Anh (£) một tuần.[9] Năm ấy, ông có mặt trong buổi ra mắt toàn thế giới vở Juno and the Paycock của nhà viết kịch Seán O'Casey.[10] Fitzgerald thủ vai Đại úy Jack Boyle.
Năm 1925, ông nhận được nhiều lời tán dương nhờ màn diễn xuất trong vở Paul Twyning. Một năm sau, ông có mặt trong buổi ra mắt vở The Plough and the Stars với vai Fluther Good. Vở kịch dấy lên sự tranh cãi, gây bạo loạn và biểu tình. Một đêm nọ vào tháng 2 năm 1926, ba tay súng xuất hiện nhà mẹ Fitzgerald, đinh bắt cóc công và ngăn vở kịch được công diễn, nhưng lại không tìm được ông.[11] Năm 1926, Fitzgerald có mặt trong vở The Would-Be Gentleman.[12] Tại Abbey, ông sắm vai trong các vở kịch khác gồm The Far Off Hills, Shadow of a Gunman và The Playboy.[13]
O'Casey từng sáng tác một vai dành riêng cho Fitzgerald trong vở The Silver Tassie, song nó bị nhà hát Abbey từ chối. Vở diễn được đưa vào sản xuất ở Luân Đôn vào năm 1929. Fitzgerald quyết định bỏ việc ở công vụ để tham gia khâu sản xuất. Ở tuổi 41, ông trở thành diễn viên toàn thời gian.[6]
Diễn xuất chuyên nghiệp
sửaFitzgerald sắm vai đầu tay trong phim Juno and the Paycock (1930) của Alfred Hitchcock, được ghi hình ở Luân Đôn. Đầu năm 1931, Fitzgerald đi lưu diễn ở Anh trong lúc sản xuất Paul Twyning. Tháng 6 năm ấy, ông trở về Ireland để trình diễn vở kịch tại Abbey.[14] Từ năm 1931 đến 1936, ông có mặt trong ba vở kịch của nhà viết kịch người Ireland Teresa Deevy. Ba vở kịch gồm A Disciple, In Search of Valour và Katie Roche – hay còn được xem là tác phẩm kịch của Nhà hát Abbey.
Năm 1932, Fitzgerald trở về Hoa Kỳ cùng các nghệ sĩ Abbey Players, để xuất hiện trong Things That Are Caesar's và The Far-off Hills.[15] Năm 1926, Fitzgerald có mặt trong vở The Would-Be Gentleman.[16] Tại Abbey, ông sắm vai trong các vở kịch khác gồm The Far Off Hills, Shadow of a Gunman và The Playboy.[17] Fitzgerald đóng trong phim câm ngắn của Ireland mang tên Guests of the Nation – được phát hành duy nhất ở Ireland vào năm 1935. Trước năm 2011, phim không được trình chiếu hay phân phối ngoài thị trường Ireland.
Hollywood
sửaTháng 3 năm 1936, Fitzgerald và thành viên khác của Abbey đặt chân đến Hollywood để sắm vai trong phiên bản điện ảnh của The Plough and the Stars (1936), do John Ford làm đạo diễn.[2] Fitzgerald quyết định nán lại ở Hollywood, khi mà ông sớm tìm được công việc ổn định làm diễn viên phụ. Ông sắm các vai phụ trong Ebb Tide (1937) tại Paramount, Bringing Up Baby (1938) tại RKO, Four Men and a Prayer (1938) do John Ford đạo diễn cho 20th Century-Fox và The Dawn Patrol (1938) tại Warner Bros.
Năm 1934, Fitzgerald và the Players trở về Hoa Kỳ để thực hiện một loạt các vở kịch được công diễn khắp đất nước. Các vở kịch ấy gồm The Plough and the Stars, Drama at Inish, The Far-off Hills, Look at the Heffernans, The Playboy of the Western World, The Shadow of the Glen, Church Street, The Well of the Saints và Juno and the Paycock.[18] Sau Full Confession, Fitzgerald trở lại sân khấu Broadway với Kindred (1939–40) và một bản làm lại vở Juno and the Paycock (1940) với 105 buổi biểu diễn.[6]
Trở lại Hollywood, Fitzgerald đã tái ngộ với John Ford trong phim The Long Voyage Home (1940). Ông xuất hiện trong phim San Francisco Docks (1940) của Universal và The Sea Wolf (1941) của Warner Bros., rồi làm thêm một phim nữa với Ford là How Green Was My Valley (1941) cho hãng Fox. Tiếp đó ông đóng phim Tarzan's Secret Treasure (1941) của Metro-Goldwyn-Mayer.
Fitzgerald và Shields đóng chung trong vở Tanyard Street (1941) của Broadway. Vở diễn do Shields làm đạo diễn, chỉ được công diễn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, màn diễn cá nhân gây chú ý của Fitzgerald đã rất xuất sắc. Tạp chí The New York Times ví ông là "hiện thân của tinh thần hài kịch. Mọi người bắt đầu bật cười vào lúc ông trưng khuôn mặt liếc xéo của mình trên sân khấu."[19] Trở lại Hollywood, Fitzgerald sắm vai trong hàng loạt bộ phim của Universal: The Amazing Mrs. Holliday (1943), Two Tickets to London (1943) và Corvette K-225 (1943).
Going My Way và vươn tầm ngôi sao
sửaFitzgerald bất ngờ được chọn đóng chính khi Leo McCarey tuyển mộ ông cùng Bing Crosby cùng sắm vai trong phim Going My Way do Paramount phát hành vào năm 1944. Tác phẩm gặt hài thành công lớn và diễn xuất vai Cha Fitzgibbon của Fitzegrald nhận được đề cử giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc (giành chiến thắng chung cuộc) và giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc.[2][20] Luật bầu chọn đã bị thay đổi ngay sau sự việc này để ngăn trường hợp hai đề cử cho chung một vai diễn. Vì là một người hăng hái chơi golf, sau đó ông vô tình làm rụng đầu tượng Oscar trong lúc tập cú golf swing. Trong Thế chiến II, tượng Oscar được làm bằng thạch cao thay vì đồng mạ vàng để giải quyết tình trạng thiếu kim loại thời chiến. Viện Hàn lâm đã tặng cho Fitzgerald một bức tượng thay thế.[21]
Sau Going My Way, Paramount đã ký hợp đồng dài hạn với Fitzgerald. Hãng phim chọn ông đóng vai phụ I Love a Soldier (1944) và được giao một vai trong phim None But the Lonely Heart (1944) của RKO. Tháng 3 năm 1944, Fitzgerald dính líu vào một tai nạn xe hơi làm một phụ nữ tử vong và con gái của cô ấy bị thương. Ông bị truy tố tội ngộ sát, song được tuyên trắng án vào tháng 1 năm 1945 do thiếu bằng chứng.[22]
Trở lại Paramount, Fitzgerald đóng vai phụ hỗ trợ vai chính của Alan Ladd trong phim Two Years Before the Mast, do John Farrow thực hiện vào năm 1944, song mãi đến 1946 mới được phát hành. Ông đóng vai hỗ trợ Betty Hutton trong các phim Incendiary Blonde (1945) và The Stork Club (1945). Giữa thời gian thực hiện hai phim này, ông sắm vai khách mời là chính mình trong phim Duffy's Tavern (1945) và được United Artists mượn để sắm vai chính trong And Then There Were None (1945), dựa trên tiểu thuyết và vở kịch của Agatha Christie. Tháng 1 năm 1945, cát-sê của ông được cho là 75.000 đô la Mỹ cho một phim.[23]
Fitzgerald đóng thêm hai phim nữa cùng John Farrow: California (1947) với Ray Milland và Easy Come, Easy Go (1947) – trong phim này ông xếp đầu về số cát-sê nhận được. Paramount đã cho Fitzgerald tái ngộ với Bing Crosby trong phim Welcome Stranger (1947). Ông một lần nữa sắm vai khách mời là chính mình trong phim Variety Girl (1947).
Mark Hellinger mượn Fitzgerald để đóng vai chính trong phim đề tài cảnh sát The Naked City (1948) của Universal, và phim này đã thành công rực rỡ. Trở lại Paramount, ông tham gia vào các phim The Sainted Sisters (1948) và Miss Tatlock's Millions (1948), rồi lần thứ ba hợp tác đóng phim với Crosby trong Top o' the Morning (1949).
Fitzgerald tới Warner Bros. để đóng phim The Story of Seabiscuit (1949) với Shirley Temple, rồi sang diễn phim Union Station (1950) với William Holden và Silver City (1951) với Yvonne de Carlo. Ông có đầu đóng truyền hình với một tập phim của The Ford Theatre Hour mang tên "The White-Headed Boy" vào năm 1950.
Cuối sự nghiệp
sửaFitzgerald sang Ý để thủ vai trong phim hài Ha da venì... don Calogero (1952). John Ford đề tên ông xếp thứ ba về lượng cát-sê trong phim kinh điển The Quiet Man (1952) được ghi hình ở Ireland. Rồi ông đóng chung với De Carlo và David Niven trong phim Happy Ever After (1954).
Fitzgerald đóng truyền hình trong một số tập phim của Lux Video Theatre, General Electric Theater và Alfred Hitchcock Presents. Ông sắm vai phụ trong phim The Catered Affair (1956) của MGM và đứng đầu về số cát-sê trong phim hài Rooney (1958) của Anh. Fitzgerald đứng đầu số diễn viên nhận cát-sê trong phim hài Ireland Broth of a Boy (1959).
Những năm cuối đời
sửaFitzgerald chưa bao giờ kết hôn. Ở Hollywood, ông ở chung căn hộ với người đóng thế Angus D. Taillon (mất năm 1953).[24] Năm 1959, Fitzgerald trở về sống ở Dublin,[2] ông trú tại số 2 Seafield Ave, Monkstown. Tháng 10 năm ấy, ông trải qua ca phẫu thuật não.[25] Ông dường như hồi phục song đến cuối năm 1960 lại nhập viện. Ông mất vì đau tim tại Bệnh viện St Patrick's, Phố James vào ngày 4 tháng 1 năm 1961.[4][26][27]
Fitzgerald sở hữu hai ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Một ngôi sao ở số 6252 Hollywood Boulevard cho mảng điện ảnh và ngôi sao kia tại số 7001 Hollywood Boulevard cho mảng truyền hình.[28]
Danh sách phim
sửaXuất hiện trên đài phát thanh
sửaNăm | Chương trình | Tập/nguồn |
---|---|---|
1952 | Lux Radio Theatre | Top o' the Morning[38] |
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “General Registrar's Office” (bằng tiếng Anh). Irish Genealogy. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2024.
- ^ a b c d Boylan 1999, tr. 130.
- ^ Slide, Anthony. “Fitzgerald, Barry” (bằng tiếng Anh). International Dictionary of Film and Filmmakers, (2000). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2024.
- ^ a b “Barry Fitzgerald Dies in Dublin Hospital”. The Irish Times (bằng tiếng Anh): 4. 5 tháng 1 năm 1961.
- ^ a b c Strauss, Theodore (12 tháng 1 năm 1939). “Barry Fitzgerald: Mr. Fitzgerald, Driver of 'The White Steed'”. New York Times (bằng tiếng Anh): 129.
- ^ a b c Robinson, Jerome (14 tháng 1 năm 1940). “Of That Irishman Named Barry Fitzgerald: Captain Jack Boyle, From the Abbey to Broadway, a Couple of Times”. The New York Times (bằng tiếng Anh). tr. 13.
- ^ “Barry Fitzgerald” (bằng tiếng Anh). Abbey Theatre Archives. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2024.
- ^ a b “Some Irish Artists: XXI.--Mr. Barry Fitzgerald Bruyere”. The Irish Times (bằng tiếng Anh): 9. 18 tháng 8 năm 1923.
- ^ Monks, Michael (28 tháng 8 năm 1953). “Barry Fitzgerald Aids Tourist Drive”. The Irish Times (bằng tiếng Anh): 6.
- ^ “Barry Fitzgerald” (bằng tiếng Anh). AllMovie. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2024.
- ^ “Abbey Kidnapping Plot Fails: Went to Wrong House, 'Gunboys' in Search of Mr. Fitzgerald”. The Irish Times (bằng tiếng Anh): 5. 15 tháng 2 năm 1926.
- ^ “Abbey Theatre The Irish Times”. The Irish Times (bằng tiếng Anh): 3. 6 tháng 4 năm 1926.
- ^ Comiskey, Ray (10 tháng 3 năm 1988). “Barry Fitzgerald: The Abbey to Hollywood”. The Irish Times (bằng tiếng Anh): 12.
- ^ Twyning, Paul (23 tháng 6 năm 1931). “At the Abbey: Mr. Barry Fitzgerald Returns”. The Irish Times (bằng tiếng Anh): 4.
- ^ “Barry Fitzgerald Is Dead at 72”. The New York Times (bằng tiếng Anh): 31. 5 tháng 1 năm 1961.
- ^ “Abbey Theatre The Irish Times”. The Irish Times (bằng tiếng Anh): 3. 6 tháng 4 năm 1926.
- ^ Comiskey, Ray (10 tháng 3 năm 1988). “Barry Fitzgerald: The Abbey to Hollywood”. The Irish Times (bằng tiếng Anh): 12.
- ^ “Star System Opposed by Celebrated Irish Comedian”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh): A10. 3 tháng 3 năm 1935.
- ^ Atkinson, Brooks (5 tháng 2 năm 1941). “THE PLAY: Barry Fitzgerald Appears in 'Tanyard Street,' an Abbey Theatre Drama of Ireland”. The New York Times (bằng tiếng Anh): 16.
- ^ “Academy Award Statistics - Persons Nominated in Two Acting Categories in the Same Year” [Thống kê giải thưởng Viện Hàn lâm - Những cá nhân được đề cử ở hai hạng mục diễn xuất trong cùng một năm] (PDF) (bằng tiếng Anh). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2024.
Persons Nominated in Two Acting Categories in the Same Year
- ^ Donnelley, Paul (2010). Firsts, Lasts & Onlys of Golf (bằng tiếng Anh). Hachette UK. ISBN 060062255X.
The Only Oscar Winner to Destroy His Academy Award With a Golf Club – Barry Fitzgerald. 1945
- ^ “Fitzgerald freed in Charge of Manslaughter”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh): A1. 10 tháng 1 năm 1945.
- ^ Stanley, Fred (14 tháng 1 năm 1945). “Fitzgerald Meets Fame--and He Frowns: The limelight focuses fiercely on the actor and he finds it 'downright boring.' Fitzgerald Meets Fame”. New York Times (bằng tiếng Anh): SM8.
- ^ “Angus D. Taillon”. The New York Times (bằng tiếng Anh): 88. 10 tháng 5 năm 1953.
- ^ “Barry Fitzgerald Has Brain Surgery in Dublin”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh): 15. 16 tháng 10 năm 1959.
- ^ “General Registrar's Office”. IrishGenealogy.ie. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Actor Barry Fitzgerald dies in Dublin”. Los Angeles Times. 5 tháng 1 năm 1961. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Barry Fitzgerald” (bằng tiếng Anh). Đại lộ Danh vọng Hollywood. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2024.
- ^ MacKillop, James (1999). Contemporary Irish Cinema: From The Quiet Man to Dancing at Lughnasa (bằng tiếng Anh). Syracuse University Press. tr. 195. ISBN 9780815605683.
Guests of the Nation (1935), 50m, b/w, silent
- ^ Mast, Gerald (1988). Bringing Up Baby: Howard Hawks, Director (bằng tiếng Anh). Rutgers University Press. tr. 5. ISBN 0813513413.
In the June 14 tentative outline, they have already name Barry Fitzgerald
- ^ Reid, John Howard (2005). Hollywood's Miracles of Entertainment (bằng tiếng Anh). Lulu Press, Incorporated. tr. 139. ISBN 9781411635227.
Barry Fitzgerald (peddler)
- ^ Richards, Jeffrey (2020). The Lost Worlds of John Ford: Beyond the Western (bằng tiếng Anh). Bloomsbury Publishing. tr. 292. ISBN 1350114685.
Barry Fitzgerald, John Wayne and John Qualen in The Long Voyage Home (United Artists, 1940)
- ^ London, Jack (2000). The Sea Wolf (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 345. ISBN 0192838253.
Humphrey is made assistant to the cook (played by the Irish character actor, Barry Fitzgerald)
- ^ a b Haygood, Wil (2014). In Black and White: The Life of Sammy Davis, Jr (bằng tiếng Anh). Knopf Doubleday Publishing Group. tr. 116. ISBN 0804172528.
Barry Fitzgerald, the old Irish character actor - How Green Was My Valley, The Naked City - whose own accent often got mighty close to the ethnic Irish stereotype.
- ^ “Academy Award Statistics - Persons Nominated in Two Acting Categories in the Same Year” [Thống kê giải thưởng Viện Hàn lâm - Những cá nhân được đề cử ở hai hạng mục diễn xuất trong cùng một năm] (PDF) (bằng tiếng Anh). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2024.
Persons Nominated in Two Acting Categories in the Same Year
- ^ Rowan, Terry (2016). Motion Pictures From the Fabulous 1940's (bằng tiếng Anh). Lulu.com. tr. 171. ISBN 9781329811416.
None But the Lonely Heart (1944) Cary Grant, Ethel Barrymore, Barry Fitzgerald, Jane Wyatt, Dan Duryea, George Colourish, June Duprez, Roman Bohnen, Konstatin Shayne.
- ^ Mcnee, Gerry (2012). In the Footsteps of the Quiet Man: The Inside Story of the Cult Film (bằng tiếng Anh). Random House. tr. 1902. ISBN 178057469X.
Arthur Shields was a brother of Barry Fitzgerald and the man who would be cast by John Ford as the quiet, gentlemanly Reverend Cyril Playfair in The Quiet Man.
- ^ Kirby, Walter (16 tháng 3 năm 1952). “Better Radio Programs for the Week”. The Decatur Daily Review. The Decatur Daily Review. tr. 44. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2015 – qua Newspapers.com.
Tài liệu dẫn nguồn
sửa- Boylan, Henry (1999). A Dictionary of Irish Biography. Dublin: Gill and Macmillan. ISBN 0-7171-2945-4.
Đọc thêm
sửa- Alistair, Rupert (2018). “Barry Fitzgerald”. The Name Below the Title: 65 Classic Movie Character Actors from Hollywood's Golden Age (softcover) . Great Britain: Independently published. tr. 97–100. ISBN 978-1-7200-3837-5.
Liên kết ngoài
sửa- Barry Fitzgerald trên IMDb
- Barry Fitzgerald tại Internet Broadway Database
- Barry Fitzgerald tại Find a Grave
- Ảnh chụp Barry Fitzgerald trong The Long Voyage Home Lưu trữ 11 tháng 3 năm 2022 tại Wayback Machine của Ned Scott
- Barry Fitzgerald tại Nhà hát Abbey
- Barry Fitzgerald tại Teresa Deevy Archive