Biểu tình Mahsa Amini
Những cuộc biểu tình Mahsa Amini là một loạt những cuộc biểu tình và bất ổn dân sự chống lại chính phủ Iran, bắt đầu vào ngày 16 tháng 9 năm 2022 ở Tehran[12] và kết thúc vào năm 2023. Các cuộc biểu tình này là phản ứng của người dân sau cái chết của một người phụ nữ hai-mươi-hai tuổi tên là Mahsa Amini (tiếng Ba Tư: مهسا امینی) vào ngày hôm đó trong khi đang bị cảnh sát bắt giam vì mặc một chiếc hijab "không phù hợp"—vi phạm luật bắt buộc mặc hijab của Iran—trong khi đang đến thăm thành phố Tehran từ Saqqez. Theo các nhân chứng, cô đã bị Cảnh sát Hướng Dẫn, "cảnh sát đạo đức" Hồi giáo của Iran, đánh đập nặng nề—một lời khẳng định bị các nhà chức trách Iran phủ nhận.[13][14] Cảnh sát Iran đã phủ nhận rằng Amini bị đánh đập trong khi bị bắt giam.[15]
Biểu tình Mahsa Amini | |||
---|---|---|---|
Một phần của Biểu tình Iran 2021–2022, Phong trào Dân chủ Iran, Biểu tình Iran chống lại luật bắt buộc mặc hijab, và hậu quả sau cái chết của Mahsa Amini | |||
Ngày | 16 tháng 9 năm 2022 | – 2023||
Địa điểm | |||
Nguyên nhân |
| ||
Mục tiêu |
| ||
Hình thức |
| ||
Tình trạng | Đang tiếp diễn | ||
Các phe trong cuộc xung đột dân sự | |||
| |||
Nhân vật thủ lĩnh | |||
| |||
Thương vong | |||
Người chết | Ít nhất 154 người bị giết (Tổ chức Quyền Con Người Iran) tính đến ngày 4 tháng 10[8]> Ít nhất 41 người bị giết (truyền thông nhà nước) tính đến ngày 24 tháng 9[9] | ||
Bị thương | 898+[10] | ||
Bắt giữ | 1.500+ (theo Associated Press)[11] |
Các cuộc biểu tình bắt đầu vài tiếng sau cái chết của Amini ở Tehran. Các cuộc biểu tình đầu tiên bắt đầu tại bệnh viện nơi Amini được điều trị và sau đó nhanh chóng lan sang các thành phố khác, đầu tiên là ở tỉnh Kurdistan, quê nhà của Amini, rồi đến các thành phố Saqqez, Sanandaj, Divandarreh, Baneh và Bijar.[16][17] Để đối phó với các cuộc biểu tình này, bắt đầu từ ngày 19 tháng 9, chính phủ Iran đã cắt đứt truy cập Internet tại một số vùng. Khi các cuộc biểu tình ngày càng lan rộng, Internet đã ngừng hoạt động trên diện rộng, và mạng xã hội bị hạn chế trên toàn quốc.[18][19] Để đối phó với các cuộc biểu tình sau cái chết của Amini, một số người đã tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ tại một số thành phố ở Iran, nhằm chống lại các cuộc biểu tình nói trên.[20] Chính phủ Iran đã gọi những cuộc phản biểu tình này là "tự phát".[20] Những người biểu tình ủng hộ chính phủ kêu gọi tử hình những người biểu tình chống chính phủ và gọi họ là "binh lính của Israel", đồng thời hô vang "Nước Mỹ diệt vong" và "Israel diệt vong", phản ánh luận điệu thông thường của các nhà lãnh đạo giáo sĩ Iran khi họ thường đổ lỗi tình trạng bất ổn của nước mình là do những thế lực thù địch nước ngoài gây ra.[20] Vào ngày 3 tháng 10, trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình bùng nổ, Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã bác bỏ tình trạng bất ổn trên quy mô lớn của Iran và gọi chúng là "bạo loạn", và cũng cố ngụ ý rằng đó là một âm mưu của nước ngoài.[21]
Theo tổ chức phi lợi nhuận Nhân quyền Iran, tính đến ngày 19 tháng 11 năm 2022[cập nhật], ít nhất 378 người trong đó có 43 trẻ em [22],[23] đã thiệt mạng do chính phủ can thiệp vào các cuộc biểu tình, liên quan đến hơi cay và súng đạn,[24][24][25][25][26][26] làm cho cuộc biểu tình trở nên đẫm máu nhất kể từ cuộc biểu tình năm 2019–2020 mà đã dẫn đến hơn 1.500 người thiệt mạng.[27] Phản ứng này đối với các cuộc biểu tình đã bị lên án rộng rãi, và Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã cấm vận Cảnh sát Hướng dẫn và một số quan chức cấp cao của Iran.
Bối cảnh
sửaBiểu tình Iran chống luật bắt buộc mặc hijab bắt đầu vào năm 2017. Mahsa Amini là một phụ nữ 22 tuổi người Iran bị Cảnh sát Hướng Dẫn bắt giữ vào ngày 14 tháng 9 năm 2022. Cô bị chết não do chấn thương sọ sau khi cô được cho là đã bị cảnh sát đánh đập. Cô chết hai ngày sau đó, vào ngày 16 tháng 9. Sau đám tang của cô, các cuộc biểu tình đã được tổ chức ở nhiều vùng khác nhau của Iran. Một cuộc đình công toàn quốc sau đó đã được tuyên bố từ tỉnh Kurdistan đến tận Tehran vào ngày 18 tháng 9. Các đảng Kurdistan ở Iran và các nhà hoạt động dân sự và chính trị từ Kurdistan đã tuyên bố hôm thứ Hai là ngày tổng đình công.[28][29][30]
Những người biểu tình
sửaNhững cuộc biểu tình ban đầu, chủ yếu do phụ nữ lãnh đạo, đã yêu cầu chấm dứt luật bắt buộc đội khăn trùm đầu; các cuộc biểu tình này đã trở thành một cuộc nổi dậy toàn quốc.[31] Các cuộc biểu tình này lan rộng hơn các cuộc biểu tình năm 2009, 2017, và 2019, lan đến cả các cơ sở quyền lực của xứ Cộng hòa Hồi giáo như thánh địa Mashhad và Qom.[32] Trong khi tiếp tục biểu tình cái chết của Amini và yêu cầu chấm dứt việc đội hijab bắt buộc, người Iran cũng biểu tình đòi tự do hơn và quyền phụ nữ bao quát hơn,[33] biểu tình phản đối cảnh sát đạo đức,[34] và phản đối Ayatollah và chế độ thần quyền.[35] Không giống như nhiều cuộc biểu tình trước đây của Iran, những người biểu tình dường như đang yêu cầu một sự thay đổi lớn trong chính phủ thay vì chỉ yêu cầu cải cách dần dần.[36][37] Theo Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do, khó khăn kinh tế và điều kiện sống tồi tệ đã góp phần làm gia tăng quy mô của các cuộc biểu tình.[38] Bưu báo The New York Times đã liệt kê những mối bất bình của người Iran như "giá cả tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp cao, tham nhũng, (và) đàn áp chính trị", và chỉ ra nền kinh tế Iran yếu kém là một động lực chính đằng sau các cuộc biểu tình này; theo một báo cáo của Iran vào tháng 8 năm 2021, một phần ba người Iran sống trong cảnh nghèo đói. Abdolreza Davari, một nhà phân tích ủng hộ chính phủ, đã trích dẫn một thống kê cho rằng 95% người Iran "lo lắng về sinh kế của họ hiện nay và về tương lai của họ và con cái của họ."[39]
Dòng thời gian
sửaCó người đề nghị bài viết này cần chia ra thành một bài viết mới có tiêu đề Dòng thời gian của biểu tình Mahsa Amini. (Thảo luận) |
Vài tiếng sau khi Mahsa Amini chết, một nhóm người đã tụ tập để biểu tình chống lại việc cô dường như đã bị sát hại gần bệnh viện Kasar, nơi Amini chết, và hô vang những khẩu hiệu như "kẻ độc tài chết đi", "Cảnh sát Hướng Dẫn là kẻ giết người", "Tôi sẽ giết, tôi sẽ giết chết kẻ đã giết [em/chị] gái tôi", "Tôi xin thề với máu của Mahsa, Iran sẽ được tự do", "Khamenei là một kẻ giết người, chính phủ của ông ta bất hợp pháp", và "đàn áp phụ nữ từ Kurdistan đến Tehran". Những người biểu tình đã bị đàn áp, và một số người bị bắt giữ. Một số phụ nữ đã cởi và đốt hijab của mình trước sự tấn công của lực lượng chống nổi dậy và hô vang khẩu hiệu "Bọn IS vô liêm sỉ".[40][41] Một số người đã bóp còi ô tô trên đường như một hình thức biểu tình. Một cuộc biểu tình khác chống lại luật bắt buộc mặc hijab đã diễn ra vào tối hôm đó tại Quảng trường Argentina của Tehran. Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu chống lại chủ quyền của Iran và các điều luật bắt buộc đội khăn trùm đầu. Những video được công bố vào buổi tối cho thấy cảnh sát bắt giữ một số người biểu tình một cách bạo lực.[42][43]
17 tháng 9
sửaBắt đầu kể từ thứ Bảy, sau khi chôn cất Amini, Saqqez, quê nhà của cô, và thành phố Sanandaj là nơi diễn ra những cuộc biểu tình đông đảo, nơi các lực lượng chính phủ đã sử dụng bạo lực để giải tán những người biểu tình. Sau khi công bố bức ảnh của lăng mộ của Amini ở Saqqez, dòng chữ khắc ghi trên đá đã trở thành một khẩu hiệu cho những người biểu tình:
tiếng Ba Tư: ژینا جان تو نمیمیری. نامت یک نماد میشود
chuyển tự: Žīnā Ǧān to ne-mī-mīrī. Nām-at Yek Namād mī-šavad
"Žina (Mahsa) yêu quý, con sẽ không chết. Tên con sẽ trở thành một biểu tượng."[44][45][46]
18 tháng 9
sửaNgười dân Sanandaj một lần nữa lại đổ xuống đường vào đêm Chủ nhật để biểu tình cái chết của Mahsa và hô vang các khẩu hiệu "kẻ độc tài chết đi", "thật nhục nhã cho chúng tôi, thật nhục nhã cho chúng tôi / nhà lãnh đạo đáng khinh bỉ của chúng tôi", và "Khamenei chết đi". Để biểu tình, một nhóm phụ nữ đã cởi hijab. Theo các nguồn chưa xác nhận được BBC trích dẫn, lực lượng an ninh đã nổ súng vào những người biểu tình.[47] Một số sinh viên từ Đại học Tehran đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối vào Chủ nhật, với biểu ngữ cầm trên tay.[48] Vào ngày này, các lực lượng an ninh được đưa tin là đã có mặt đông đảo ở Tehran và Mashhad.[49]
19 tháng 9
sửaĐến ngày 19, dịch vụ Internet di động đã dừng hoạt động ở trung tâm Tehran. Theo như các video đăng tải lên mạng xã hội, các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra ở trung tâm thành phố Tehran, thành phố Rasht ở phía bắc, thành phố Isfahan ở trung tâm đất nước, cũng như lãnh thổ phía Tây của người Kurd.[50] Theo Hengaw, một tổ chức Bắc Âu giám sát quyền con người ở Iran, ba người biểu tình đã bị lực lượng an ninh ở tỉnh Kurdistan giết chết.[51]
Một người đàn ông 23 tuổi tên Farjad Darvishi đã bị cảnh sát giết khi biểu tình ở thị trấn Waliasr ở Urmia, Iran. Anh được cho là đã bị bắn bởi các nhân viên cảnh sát an ninh trong cuộc biểu tình và chết trên đường đến bệnh viện vì vết thương của mình.[52][53][54]
20 tháng 9
sửaTheo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, những video chưa được xác nhận trên mạng xã hội cho thấy các cuộc biểu tình chống chính phủ tại ít nhất 16 trong số 31 tỉnh của Iran, bao gồm "Alborz, Đông Azerbaijan, Fars, Gilan, Golestan, Hormozgan, Ilam, Isfahan, Kerman, Kermanshah, Kurdistan, Mazandaran, Qazvin, Razavi Khorasan, Tehran và Tây Azerbaijan." Những người biểu tình ở Sari trông như thể đã dỡ bỏ các bức ảnh của Ayatollah và người tiền nhiệm của ông khỏi một tòa nhà trong thành phố.[55] Truyền thông nhà nước Iran đưa tin rằng ba người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Kurdistan.[55] Theo Hengaw, hai người biểu tình nam (Zakaria Khial, 16 tuổi, và Farjad Darvishi, 23 tuổi, lần lượt ở Piranshahr và Urmia) đã bị lực lượng an ninh ở Tây Azerbaijan giết,[56][57] và một người biểu tình nữ cũng bị giết một cách tương tự ở Kermanshah. Công tố viên ở Kermanshah phủ nhận việc nhà nước đã bắn người biểu tình, nói rằng người dân đã bị giết bởi "các phần tử phản cách mạng". Truyền thông nhà nước Iran đưa tin rằng một trợ lý cảnh sát đã chết vì những người biểu tình ở thành phố Shiraz, miền nam nước này.[51] Tại thành phố Kerman, người ta đã ghi lại một người phụ nữ đang cởi hijab và cắt tóc đuôi ngựa của mình thành tóc ngắn trong một cuộc biểu tình. Một số nhân chứng được CNN phỏng vấn đã mô tả các cuộc biểu tình trong ngày hôm này là "những cuộc biểu tình chớp nhoáng"—được tổ chức và sau đó giải tán nhanh chóng trước khi lực lượng an ninh có thể kịp can thiệp.[58]
21 tháng 9
sửaMột số video cho thấy phụ nữ ở Sari đốt hijab của mình để biểu tình. Theo Hengaw, một người đàn ông được cho là bị lực lượng an ninh bắn vào ngày 19 đã chết vào ngày 21.[51] Hengaw cho biết tổng số người biểu tình bị giết bởi lực lượng an ninh cho đến nay là mười người; Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết họ đã xác nhận tám trong số những trường hợp tử vong đó cho đến nay. Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng lên án cái mà họ gọi là "việc sử dụng trái phép đạn bắn chim và các loại đạn dược khác" chống lại những người biểu tình. WhatsApp và Instagram, các ứng dụng nhắn tin kiêm mạng xã hội phổ biến duy nhất được phép hoạt động ở Iran, đã bị hạn chế; ngoài ra, Internet đã dừng hoạt động trên diện rộng, đặc biệt là trên các mạng di động. Basij, lực lượng dân quân của nhà nước Iran, đã tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ ở Tehran. Ở các nước khác, các cuộc biểu tình để thể hiện sự đoàn kết cùng với những người biểu tình tại Iran đã xảy ra ở các nước như Canada, Ý, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, và Hoa Kỳ.[59]
Theo hai hãng thông tấn xã bán chính thức của Iran, một thành viên của Basij đã bị đâm chết ở Mashhad.[60]
22 tháng 9
sửaNgười biểu tình ở Tehran và các thành phố khác đã đốt đồn cảnh sát và ô tô công an.[60] Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục bất chấp tình trạng mất internet trên diện rộng khắp Iran.[61] Người dân ở các khu vực khác nhau ở phía bắc và nam thủ đô Tehran vẫn tiếp tục biểu tình với những khẩu hiệu khác nhau.[62][63] Ngoài ra, người dân đã biểu tình ở các vùng khác nhau của đất nước, tại các thành phố lớn nhỏ, và thậm chí ở những khu vực không tham gia các cuộc biểu tình của những năm trước. Các cuộc biểu tình này đã vấp phải sự trấn áp nặng nề của Lực lượng Vệ binh Cách mạng và cảnh sát chống bạo loạn của Chính phủ Hồi giáo Iran. Các lực lượng này đã đối đầu với người dân bằng cách sử dụng hơi cay và bắn súng trực tiếp. Nhiều người bị thương và bị giết chết.[64][65][66]
23 tháng 9
sửaCác cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn ở Tehran, cũng như ở nhiều thành phố khác như Tehran, Mashhad, Oshnavieh, Babol; đụng độ dữ dội được báo cáo ở Isfahan vào lúc xế chiều.[67] Nhiều nhân vật nổi tiếng đã lên tiếng thúc giục nhà nước không nên tiếp tục đàn áp biểu tình.[68]
Các trường đại học đã bị đóng cửa và chuyển sang phương thức giảng dạy trực tuyến.[69]
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cấp một giấy phép chung cho phép các công ty tiếp cận thị trường Internet Iran.[70] Đáp lại, tỷ phú Elon Musk nói rằng ông sẽ kích hoạt công ty internet vệ tinh của mình, Starlink, để cung cấp dịch vụ Internet cho Iran.[71] Tuy nhiên, giấy phép mới này không áp dụng đối với những thiết bị do Starlink cung cấp nhưng công ty này và các công ty khác tương tự được phép nộp đơn xin phép kho bạc Hoa Kỳ.[72]
Tất cả những Imam của Buổi Cầu Nguyện Thứ Sáu đều bày tỏ sự tức giận và yêu cầu cảnh sát kiểm soát vụ biểu tình.[73]
24 tháng 9
sửaCác cuộc biểu tình gay gắt tại thành phố Oshnavieh vẫn tiếp tục diễn ra. Các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn ở Shiraz và Tehran, trước Đại học Tehran.[74] Những người Iran sống ở nước ngoài đã tuần hành ở các thành phố khác nhau trên thế giới, bao gồm Erbil, Berlin, Stuttgart, và Melbourne để ủng hộ người dân Iran.[75][76][77]
Bên trong tỉnh Gilan, cảnh sát và lực lượng vệ binh cách mạng Iran (IRGC) đã bắt giữ 739 người, trong đó có ít nhất 60 phụ nữ.[78] 88 khẩu súng bị phát hiện và tịch thu ở tỉnh Khuzestan.[79] IRGC cũng đã thực hiện nhiều vụ bắt giữ ở Kerman.[80]
The New York Times đưa tin rằng lực lượng an ninh đã "nổ súng vào đám đông" ở nhiều thành phố, và nói rằng "Các video được đăng tải lên mạng và quy mô đối phó của các nhà chức trách rất khó để có thể xác thực một cách độc lập, nhưng video và hình ảnh được các nhân chứng mà The New York Times quen biết gửi cho nhìn chung là đồng nhất với các hình ảnh được đăng tải rộng rãi trên mạng." Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho biết có ít nhất 11 nhà báo bị bắt, trong đó có Niloofar Hamedi, phóng viên đầu tiên đã đưa tin về câu chuyện của Mahsa Amini.[81]
25 tháng 9
sửaCác cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra tại nhiều khu vực khác nhau của thủ đô Tehran (Narmak, Ekbatan, Valiasr, Aryashahr), Karaj (Mehrshahr và Gohardasht), Sanandaj, Qaen, Kashmar, và Babol, mặc dù Internet ở Iran đã ngừng hoạt động trên diện rộng. Ngoài ra, các cuộc biểu tình phản đối chính phủ Iran tiếp tục diễn ra ở các thành phố khác nhau trên thế giới như Luân Đôn, Brussels, và Thành phố New York.[82][83][84][85][86] Một thành viên của tổ chức bán quân sự Basij đã chết vì những vết thương của anh ở Urmia vào ngày 22 tháng 9, khiến anh trở thành một trong số ít những người Basij đã bị giết trong các cuộc biểu tình.[87]
Bất chấp sự tập trung của những người ủng hộ chính phủ Iran tại Quảng trường Cách mạng Tehran và bất chấp nguy cơ xảy ra bạo lực chống lại những người biểu tình, người dân đã đổ xuống đường vào ban đêm ở các khu vực khác nhau của thành phố Tehran, Bushehr, Sanandaj, Qazvin, Yazd, Urmia, Shiraz, và Mashhad. Cảnh sát đã cố gắng ngăn chặn các cuộc biểu tình một lần nữa. Những người Iran cư trú tại Canada, Pháp, Vương quốc Anh, Na Uy, và Áo đã tuần hành ủng hộ các cuộc biểu tình.[25][88][89]
26 tháng 9
sửaCác cuộc biểu tình tiếp tục ở các thành phố khác nhau như Tehran, Tabriz, Yazd, Ghorveh, Sanandaj, Borazjan, và Karaj vào ngày 26 tháng 9. Vào ngày này, người dân Iran ở các nước khác nhau như Canada, Tây Ban Nha, và Pháp cũng đã biểu tình ủng hộ những người biểu tình trong Iran. Các sinh viên nha khoa của Đại học Tabriz đã tụ tập và hô vang khẩu hiệu để phản đối việc cảnh sát của chính phủ Iran bắt giữ sinh viên. Gholamhossein Mohseni Ejei, Chánh Án Iran, nói, "[các sĩ quan cảnh sát] đã không ngủ đêm qua và những đêm trước đó ... và họ phải được cảm ơn."[90] Vào cùng ngày, Hội đồng Tổ chức các Công nhân Hợp đồng Dầu khí (Organizing Council of Oil Contract Workers) nói: "Chúng tôi ủng hộ các cuộc đấu tranh của người dân chống lại bạo lực có tổ chức hàng ngày đối với phụ nữ và chống lại đói nghèo và địa ngục đang thống trị xã hội này".[91]
27 tháng 9
sửaCác cuộc đụng độ giữa một bên là cảnh sát chống bạo động và lực lượng an ninh và một bên là những người biểu tình diễn ra ở nhiều thành phố. Ravina Shamdasani, người phát ngôn cao Cao ủy Quyền Con Người Liên hợp quốc, kêu gọi ban lãnh đạo giáo sĩ của Iran "tôn trọng đầy đủ các quyền tự do quan điểm, biểu đạt, lập hội một cách hòa bình và hiệp hội". Shamdasani nói thêm rằng các báo cáo chỉ rõ rằng "hàng trăm người cũng đã bị bắt giữ, bao gồm các nhà bảo vệ nhân quyền, luật sư, các nhà hoạt động xã hội dân sự và ít nhất 18 nhà báo", và rằng "[h]àng nghìn người đã tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ khắp cả nước trong 11 ngày qua. Lực lượng an ninh đã có lúc đáp trả bằng đạn thật".[92] Hội đồng Tổ chức các Công nhân Hợp đồng Dầu khí cảnh báo chính phủ rằng nếu tiếp tục đàn áp những người biểu tình, họ sẽ đình công, một động thái có thể làm tê liệt một lĩnh vực chính của nền kinh tế Iran.[91]
Tổ chức Quyền Con Người Iran nói rằng lực lượng an ninh đã bắn đạn thật trực tiếp vào những người biểu tình. Iran đưa tin rằng đã bắt giữ Faezeh Hashemi, con gái của Akbar Hashemi Rafsanjani, người từng là Tổng thống Iran từ năm 1989 đến năm 1997.[93]
28 tháng 9
sửaCảnh sát chống bạo loạn của Iran đã được điều động tại các quảng trường chính của Tehran để đối đầu với những người hô vang khẩu hiệu "kẻ độc tài chết đi".[94] Một cuộc biểu tình đoàn kết tại Cổng Brandenburg ở Berlin đã bao gồm sự tham gia của khoảng 1.800 người, bao gồm cả chính trị gia CSU Dorothee Bär, và nữ diễn viên người Đức gốc Iran Pegah Ferydoni.[95]
29 tháng 9
sửaCác cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra ở một số thành phố trên khắp Iran.[96] Cảnh sát đã bắt giữ nhạc sĩ người Iran Shervin Hajipour ở Tehran, người có bài hát lan truyền nhanh đã đạt đến hơn 40 triệu lượt xem trên Instagram chỉ trong một ngày.[97]
30 tháng 9
sửaTại Zahedan, trong một sự kiện "có lẽ là vụ việc bạo lực nhất của các cuộc biểu tình", cảnh sát Iran đã bắn vào dân thường trong các buổi cầu nguyện thứ Sáu.[98] Có tới bốn mười người bị giết và nhiều người khác bị thương ở Zahedan sau khi các cuộc biểu tình đã bùng phát do các bài báo đưa tin về việc một cảnh sát trưởng đã hiếp dâm một trẻ em gái 15 tuổi ở Chahbahar.[98][99] Ba ngày trước đó, Imam buổi thứ Sáu của thành phố Rask, Molavi Abdul Ghaffar Naghshbandi, đã tiết lộ danh tính của cảnh sát trưởng.[100] Naghshbandi nói rằng ông cũng đã nói chuyện trực tiếp với cô thiếu niên cũng như gia đình của cô.[101] Ông nói thêm "Tôi biết rằng, cả về tín ngưỡng và lương tâm, việc phá vỡ cái im lặng chết người này để kẻ gây hấn này sẽ bị trừng phạt vì hành động đáng xấu hổ của mình là bổn phận của tôi."[100]
Khẩu hiệu
sửaNhững người biểu tình đã sử dụng một loạt các khẩu hiệu và biểu ngữ khác nhau trong các cuộc biểu tình này; chúng đã trực tiếp chỉ trích chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Iran và nhà lãnh đạo của nó, Khamenei. Những người biểu tình đã thể hiện sự phản đối mạnh mẽ đối với các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ do Cảnh sát Hướng Dẫn của Iran nói riêng gây ra.[102] "Phụ Nữ, Sự Sống, Tự Do" (tiếng Ba Tư: زن، زندگی، آزادی, đã Latinh hoá: Zan, Zendegī, Āzādī) là một khẩu hiệu phổ biến trong các cuộc biểu tình.[103]
Thương vong
sửaVào ngày 20 tháng 9, Thống đốc Iran xác nhận ba người đầu tiên chết trong các cuộc biểu tình, tuy nhiên nói rằng họ không bị giết bởi lực lượng an ninh.[104] Tính đến ngày 26 tháng 9, một số tuyên bố chính thức của nhà chức trách cho thấy ít nhất 13 người chết, trong khi Đài truyền hình Nhà nước cho rằng ít nhất 41 người đã bị giết, bao gồm cả người biểu tình và cảnh sát.[105] Năm thành viên Basij được đưa tin là đã bị giết bởi những người biểu tình.[106]
Theo tổ chức Quyền Con Người Iran, tính đến ngày 26 tháng 9, ít nhất 76 người đã bị giết, bao gồm sáu phụ nữ và bốn trẻ em.[107] Hàng trăm phụ nữ bị chính quyền bắt giam và ngược đãi. Các giấy chứng tử mà tổ chức nhận được xác nhận rằng nhiều người đã chết vì đạn thật. Các nhà chức trách cũng đang sử dụng hình thức tra tấn và hành hạ để thu được những lời đầu thú giả từ những người biểu tình đã bị bắt giữ.[108][109][110] Tuy nhiên, tổ chức quyền con người có trụ sở tại Oslo này nói rằng với tình trạng mất Internet hiện nay, rất khó để có được số liệu chính xác và mới nhất.[25] Tên và ngày bị giết được ghi ở bảng dưới đây nếu có thể.
Thành phố | Thương vong | Tên | Ngày | Chi tiết |
---|---|---|---|---|
Amol | 11 | Erfan Rezai (21), Ghazaleh Chelavi (32), Mehdi Fallah, Sina Mousavi | 22 tháng 9 | [111][112] |
Babol | 6 | Milad Zare | ||
Divandarre | 2 | Fouad Qadimi, Mohsen Mohammadi | 20 tháng 9 | Hội Quyền Con Người Iran đưa tin rằng hai người đã chết trong khi những nguồn khác đưa tin là bốn người.[113] |
Saqqez | 1 | Fereydoun Mahmoudi | [114] | |
Dehgolan | 1 | Reza Lotfi | 20 tháng 9 | [115] |
Mahabad | 1 | Hajar Abbasi (70) | ||
Urmia | 3 | Farjad Darvishi, Abdollah Mohammadpur (16), Danesh Rahnama | 21 tháng 9 | [116] |
Karaj | 3 | Hadis Najafi, Sarina Esmail Zade (16), Ruzbeh Khademi | Hadis Najafi, người đã biểu tình ở thành phố Karaj, đã chết ngay tại chỗ sau khi bị bắn sáu lần vào ngực, mặt, và cổ.[117] | |
Piranshahr | 1 | Zakaria Khyal (16) | 21 tháng 9 | Video cho thấy mẹ anh hát một bài ru ngủ bằng tiếng Kurd trên mộ anh, gọi anh là một người "tử vì nghĩa".[118] |
Kermanshah | 2 | Minoo Majidi (55), Reza Shahparnia (20) | 22 tháng 9 | [119][120] |
Oshnavieh | 4 | Amin Marefat (16), Milan Haqiqi (21), Sadreddin Litani (27), Danesh Rahnama (25) | 22 tháng 9 | [121] |
Quchan | 1 | Ali Mozaffari | 22 tháng 9 | Người chơi bóng chuyền Đội Saipa[122] |
Bandar Anzali | 1 | Amir Nowruzi (16) | ||
Nowshahr | 1 | Hananeh Kia | 21 tháng 9 | Bị bắn chết bởi lực lượng an ninh khi đang trở về nhà từ phòng khám nha khoa.[123][124] |
Ilam | 2 | Mohsen Qeysari, Yaser Jafari | 21 tháng 9 | [125] |
Tabriz | 1 | |||
Rasht | 2 | Maziar Salmanian, Behnam Layeqpur | 21 tháng 9 | Cảnh sát bắn giết trực tiếp.[126] |
Eslamabad-e Gharb | 2 | Amir Fooladi (15), Saeid Mohammadi (21) | 22 tháng 9 | [127] |
Dehdasht | 2 | Pedram Azarnoosh, Mehrdad Behnam Asl | 22 tháng 9 | |
Fooladshahr | 1 | Mahsa Mogoei | 23 tháng 9 | |
Hashtgerd | 1 | Parsa Rezadust (17) | ||
Pakdasht | 1 | Mohammad Reza Eskandari | ||
Garmsar | 2 | Mohammad Hossein Sarvarirad, Mehdi Asgari | ||
Qazvin | 1 | Javad Heydari | ||
Rezvanshahr | 3 | Fariborz Lotfi, Sasan Qorbani, Yasin Jamalzade | ||
Zanjan | 1 | Mahdi Mousavi (16) | ||
Sanandaj | 1 | Fardin Bakhtiari | ||
Tổng cộng | 58 |
Mất Internet
sửaBắt đầu từ ngày 19 tháng 9, chính phủ Iran ban đầu cắt truy cập Internet trong một vài vùng để ngăn hình ảnh và video về cuộc biểu tình có thể được chia sẻ ra ngoài với thế giới, và để cản trở những người biểu tình có thể tổ chức một cách hiệu quả, chặn các kênh mạng xã hội phổ biến như Instagram và WhatsApp tại thành phố Saqqez và Sanandaj trong một vài ngày. Khi các cuộc biểu tình đã lan rộng đến hơn tám mươi thành phố trên khắp đất nước, chính phủ đã liên tục ngắt các mạng di động.[18][128][129] Theo nhóm giám sát Internet tên là Netblocks, đây là "những vụ hạn chế Internet nghiêm trọng nhất kể từ vụ thảm sát tháng 11 năm 2019", khi mà, trong các cuộc biểu tình năm 2019–2020, Internet đã dừng hoạt động hoàn toàn trong suốt một tuần dài và 1.500 người biểu tình đã bị giết bởi lực lượng chính phủ.[129][130]
Trước khi các cuộc biểu tình nổ ra, truy cập vào các mạng xã hội đã bị hạn chế rất nhiều. Facebook, Telegram, TikTok, và Twitter đều đã bị chặn trước đó.[131] Bắt đầu từ ngày 21 tháng 9, Instagram và WhatsApp cũng đã bị chặn trên toàn quốc. Truyền thông nhà nước Iran cho biết các hạn chế được áp đặt là do lo ngại về "an ninh quốc gia".[129] Kể từ ngày 24 tháng 9, truy cập vào Skype cũng đã bị chặn.[132] Kể từ ngày 29 tháng 9, App Store của Apple, Google Play Store, và LinkedIn cũng đã bị chặn.[133] WhatsApp nói rằng họ đang làm việc để giữ cho người dùng Iran có thể liên lạc được với nhau, và sẽ không chặn các số điện thoại của Iran.[134] Tuy nhiên, nhiều nhóm giám sát đã ghi nhận tình trạng mất kết nối liên tục, ảnh hường đến các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động lớn nhất của Iran, vì "chu trình gián đoạn như giờ giới nghiêm" kéo dài 12 tiếng mỗi lần. Người ta cũng đưa tin rằng các tin nhắn văn bản đang bị lọc, và những lời nhắn nhủ có đề cập đến tên của Amini đã bị chặn không thể gửi đến người nhận dự định.[129]
Bất chấp các sự cố mất Internet trên toàn quốc, một số video về các cuộc biểu tình vẫn được đưa ra ngoài nước. Một nhóm nhỏ ở cả trong và ngoài Iran đang sử dụng tài khoản Instagram 1500tasvir, có hơn 450.000 người theo dõi; nhóm cho biết rằng họ nhận được hơn một nghìn video mỗi ngày và xuất bản hàng chục các video này hàng ngày, đồng thời đăng video lên tài khoản Twitter của họ. Một thành viên của nhóm 1500tasvir nói thêm rằng tác động của việc cắt Internet có thể rất lạ thường, và tác động tiêu cực đến các cuộc biểu tình, nói rằng "Khi bạn [có thể] ... thấy rằng những người khác cũng cảm thấy như vậy, bạn sẽ cảm thấy dũng cảm hơn" nhưng "Khi Internet bị cắt đứt ... thì bạn cảm thấy đơn độc".[129][132]
Để đối phó với tình trạng mất Internet của Iran, Signal, ứng dụng nhắn tin được mã hóa đầu cuối, đã yêu cầu cộng đồng công nghệ và các tình nguyện viên quốc tế giúp lách vụ chặn Internet bằng cách chạy các máy chủ proxy để người dân ở Iran có thể liên lạc một cách an toàn. Trong một bài đăng trên blog vào ngày 22 tháng 9, CEO của Signal đã xuất bản hướng dẫn chi tiết từng bước, và đã kêu gọi một chiến dịch hashtag trên Twitter để thúc đẩy nỗ lực này. Signal cũng đã xuất bản các tài liệu hỗ trợ bằng tiếng Ba Tư, đặc biệt để hỗ trợ người dùng ở Iran.[135][136][137] Tuy nhiên, Signal đã bị vấp phải cản trở do Iran đã chặn các mã xác thực SMS mà Signal đang cố gắng gửi cho người dùng của mình.[138]
Một số nhà hoạt động đã phải tính đến việc phát những tờ rơi ghi lại chi tiết kế hoạch tổ chức các cuộc biểu tình. Một số người biểu tình Iran đang sử dụng VPN để truy cập internet. Các chương trình phát sóng tin tức vệ tinh, chẳng hạn như Iran International bằng tiếng Farsi có trụ sở tại London, cũng đã cung cấp thông tin cập nhật về các cuộc biểu tình được lên kế hoạch.[139] Tuy nhiên, do chính phủ Iran gây nhiễu, truyền hình vệ tinh từ nước ngoài đôi khi không khả dụng ở một số khu vực của đất nước.[133]
Phản ứng
sửaVào ngày 22 tháng 9, phóng viên quốc tế hàng đầu Christiane Amanpour của CNN đã lên lịch phỏng vấn Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tại thành phố New York, sau khi ông xuất hiện tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Amanpour đã lên kế hoạch nói chuyện với Tổng thống Raisi về một số vấn đề quốc tế, bao gồm cái chết của Mahsa Amini và các cuộc biểu tình phát sinh từ đó. Cuộc phỏng vấn được trông đợi từ lâu sẽ là lần đầu tiên Raisi nói chuyện với truyền thông Mỹ trên đất Mỹ. Bốn mươi phút sau khi cuộc phỏng vấn dự kiến bắt đầu và trước khi Raisi đến, một phụ tá của nhà lãnh đạo Iran này đã đưa ra yêu cầu vào phút cuối và tuyên bố rằng cuộc gặp sẽ không diễn ra trừ khi phóng viên đội khăn trùm đầu, đề cập đến "tình hình ở Iran" và nói rằng nó là "một vấn đề về sự tôn trọng". Amanpour trả lời rằng cô không thể đồng ý với "điều kiện chưa từng có và bất ngờ" như vậy và sau đó nhận xét về tình hình, nói rằng khi thực hiện các cuộc phỏng vấn bên ngoài Iran, "tôi chưa bao giờ được bất kỳ tổng thống Iran nào yêu cầu ... đội khăn trùm đầu".[140][141][142]
Một số phụ nữ Iran sống ở Ấn Độ đã biểu tình chống lại chính phủ Iran và đốt hijab của họ như một hình thức phản đối.[143]
Phản ứng quốc tế
sửaQuốc gia
sửa- Canada: Ngoại trưởng Mélanie Joly kêu gọi "một cuộc điều tra toàn diện và đầy đủ về những hành động của chế độ" sau cái chết của Amini.[144]
- Ấn Độ: Một số phụ nữ Iran đã biểu tình chống lại chính phủ Iran và đốt hijab của họ như một hình thức biểu tình.[145]
- Thổ Nhĩ Kỳ: Các cuộc biểu tình đã xảy ra ở một số thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm một cuộc biểu tình của một nhóm người Iran trước Lãnh sự quán Iran ở Istanbul.[146][147]
- Hoa Kỳ: Ngoại trưởng Antony Blinken đã lên án chính phủ Iran vì cái chết của Amini, viết trên Twitter rằng "Cái chết của [Amini] là [một điều] không thể tha thứ được. Chúng tôi sẽ tiếp tục buộc các quan chức Iran phải chịu trách nhiệm về những sự ngược đãi quyền con người như vậy".[148] Sau đó Blinken tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ đã cấp một giấy phép chung cho phép các công ty có thể lách những lệnh cấm vận viễn thông đối với Iran để hỗ trợ người biểu tình có thể truy cập Internet.[149] Đáp lại với tweet của Blinken, tỷ phú Elon Musk ngụ ý rằng ông sẽ kích hoạt Starlink để cung cấp dịch vụ Internet cho Iran.[150] Nữ đại biểu Quốc hội Alexandria Ocasio-Cortez viết, "Đoàn kết với những phụ nữ và các đồng minh can đảm ở Iran biểu tình vì quyền tự do của họ. Mahsa Amini đã bị sát hại một cách vô nghĩa".[151] Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar đã tweet "Phụ nữ Iran đang đổ xuống đường, đánh đổi tính mạng của họ vì quyền và tự do của họ. Tôi ủng hộ bạn, chúng tôi ủng hộ bạn."[152]
Các tổ chức liên chính phủ
sửa- Liên Âu: Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu (EEAS) đã lên án cái chết của Amini trong một lời tuyên bố và kêu gọi chính phủ Iran "đảm bảo rằng các quyền cơ bản của công dân được tôn trọng".[153]
- Liên Hợp Quốc: Nada al-Nashif, Quyền Cao ủy Quyền Con Người Liên Hợp Quốc, bày tỏ lo ngại về cái chết của Amini và phản ứng của các nhà chức trách Iran đối với các cuộc biểu tình sau đó.[154]
Những tổ chức ủng hộ quyền con người
sửaSau khi các hình ảnh và video về những cuộc biểu tình và lực lượng an ninh trong các cuộc biểu tình xuất hiện, nhiều nhóm quyền con người quốc tế như nhóm Quyền Con Người Iran, nhóm Theo dõi Quyền Con Người, và Quyền Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Nada al-Nashif, đã đưa ra những tuyên bố bày tỏ sự quan ngại của mình. Nhóm Theo dõi Quyền Con Người đã nêu lên những mối lo ngại cụ thể về những báo cáo dường như chỉ ra rằng chính quyền đang sử dụng hơi cay và vũ lực chết người để giải tán người biểu tình.[155]
Cấm vận
sửaVào ngày 22 tháng 9 năm 2022, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã thông báo các biện pháp trừng phạt đối với Cảnh sát Hướng dẫn cũng như bảy lãnh đạo cấp cao của các tổ chức an ninh khác nhau của Iran, vì "bạo lực chống lại người biểu tình và cái chết của Mahsa Amini". Những người này bao gồm Mohammad Rostami Cheshmeh Gachi, cảnh sát trưởng của Cảnh sát Đạo Đức của Iran, và Kioumars Heidari, chỉ huy lực lượng bộ binh của quân đội Iran, cùng với Bộ trưởng Tình báo Iran Esmail Khatib, Haj Ahmad Mirzaei, người đứng đầu nhánh Tehran của Cảnh sát đạo đức, Salar Abnoush, phó chỉ huy lực lượng dân quân Basij, và hai cảnh sát chỉ huy, Manouchehr Amanollahi và Qasem Rezaei của lực lượng Cảnh Sát Cộng Hoà Hồi Giáo Iran ở tỉnh Chaharmahal và Bakhtiari của Iran. Các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm việc ngăn chặn bất kỳ tài sản hoặc cổ quyền tài sản nào thuộc khu vực dưới quyền tài phán của Hoa Kỳ, và báo cáo chúng cho Bộ Ngân khố Hoa Kỳ. Hình phạt sẽ được áp dụng đối với bất kỳ bên nào tạo điều kiện cho các giao dịch hoặc dịch vụ đối với các thực thể bị cấm vận.[156][157][158]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “Worldwide protests continue after the death of 22-year-old Mahsa Amini”. USA Today. 24 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b c Ghattas, Kim (2 tháng 10 năm 2022). “A Whole Generation Revolts Against the Iranian Regime”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ Worth, Robert F. (1 tháng 10 năm 2022). “In Iran, Raw Fury Is in the Air”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Iran warns the West over protests as international backlash grows”. NBC News (bằng tiếng Anh). 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ “'They want the world to hear them:' St. John's rally held in solidarity with Iran protests”. CBC. 1 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Pro-government demonstrators take to the streets to show their rejection of Iranian protests” (bằng tiếng Anh). MSN. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Thousands gather for pro-government rallies in Iran amid mass protests” (bằng tiếng Anh). TRT World. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iran Protests: at Least 154 Killed/Children Amongst Dead”. Iran Human Rights. 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2022.
- ^ Reuters, Thomson (24 tháng 9 năm 2022). “At least 41 dead as protests rock Iran in week following death of Mahsa Amini, state TV says”. CBC. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Hengaw Report No. 7 on the Kurdistan protests, 18 dead and 898 injured”. Hengaw. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Top Iran official warns against protests amid serious unrest”. ABC News (bằng tiếng Anh). 2 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ Leonhardt, David (26 tháng 9 năm 2022). “Iran's Ferocious Dissent”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
- ^ Strzyżyńska, Weronika (16 tháng 9 năm 2022). “Iranian woman dies 'after being beaten by morality police' over hijab law”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ Motamedi, Maziar. “Iran denies Mahsa Amini, woman who died in custody, was beaten” (bằng tiếng Anh). Al Jazeera. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ Motamedi, Maziar. “Iran denies Mahsa Amini, woman who died in custody, was beaten” (bằng tiếng Anh). Al Jazeera. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2022.
- ^ AP, AFP (20 tháng 9 năm 2022). “Mahsa Amini: EU concern over woman who died after being stopped by morality police”. Euronews. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Protests flare across Iran in violent unrest over woman's death”. Reuters (bằng tiếng Anh). 20 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b Bonifacic, Igor (21 tháng 9 năm 2022). “Iran restricts access to WhatsApp and Instagram in response to Mahsa Amini protests”. Engadget. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ Strzyżyńska, Weronika (22 tháng 9 năm 2022). “Iran blocks capital's internet access as Amini protests grow”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b c “Iran marchers call for execution of anti-government protesters”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 23 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2022.
- ^ Motamedi, Maziar (3 tháng 10 năm 2022). “Iran's Khamenei blames Israel, US in first comments on protests”. Aljazeera. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Iran Protests: at Least 378 People Including 47 Children Killed/IHRNGO Warns of Escalating State Disinformation Campaign”. Iran Human Rights. 19 tháng 11 năm 2022.
- ^ “Iran Protests: At least 304 Including 41 Children Killed/At Least 16 People Killed in Another "Bloody Friday" in Baluchistan”. Iran Human Rights. 5 tháng 11 năm 2022.
- ^ a b “اعتراضات در ایران؛ شمار کشتهشدگان به دستکم ۱۰۰ تن رسید” اعتراضات در ایران؛ شمار کشتهشدگان به دستکم ۵۰ تن رسید [Protests in Iran; The Number of Those Killed has Risen to at least 50 people]. Iran Human Rights (bằng tiếng Ba Tư). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b c d “Death toll grows in Iran as Mahsa Amini protests continue for 10th night”. The Guardian. 26 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b “76 deaths, 1,200 arrests in Iran response to protests”. rte.ie (bằng tiếng Anh). 26 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Eʿterāżāt dar Irān; Afzāyeš-e Āmār-e Koštešodegān be biš az 30 Hamzamān bā Eḫtelāl dar Internet” اعتراضات در ایران؛ افزایش آمار کشتهشدگان به بیش از ۳۰ نفر همزمان با اختلال در اینترنت [Protests in Iran; The Number of Those Killed has Increased to over 30 People Simultaneously With Internet Blackout]. Iran Human Rights (bằng tiếng Ba Tư). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ Protests Spread From Hijab Victim's Hometown To Other cities, Iran International, 2022
- ^ Hengaw report No. 2 regarding Saqqez and Sanandaj protests, Hengaw News Agency, 2022
- ^ Internet disrupted in Iran amid protests over death of Mahsa, Iran Wire, 2022
- ^ Ghattas, Kim (2 tháng 10 năm 2022). “A Whole Generation Revolts Against the Iranian Regime”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ “A barrier of fear has been broken in Iran. The regime may be at a point of no return”. CNN (bằng tiếng Anh). 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Iran warns the West over protests as international backlash grows”. NBC News (bằng tiếng Anh). 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ “'They want the world to hear them:' St. John's rally held in solidarity with Iran protests”. CBC. 1 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ Yee, Vivian; Fassihi, Farnaz (24 tháng 9 năm 2022). “'They Have Nothing to Lose': Why Young Iranians Are Rising Up Once Again”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ Worth, Robert F. (1 tháng 10 năm 2022). “In Iran, Raw Fury Is in the Air”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ Farzan, Yusra (30 tháng 9 năm 2022). “'Terrifying and inspiring': Iranian Americans on the protests rocking Iran”. the Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
'Ten years ago, when people believed that the election was stolen, which it was, people were asking "where is my vote?"' Dolatshahi says, referring to the Green Movement in 2009. 'The chants have changed drastically, nobody is talking about reform. Now people are asking for a change of government.'
- ^ “Protests In Iran Continue Despite Violent Government Crackdown”. RadioFreeEurope/RadioLiberty (bằng tiếng Anh). 1 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ Yee, Vivian; Fassihi, Farnaz (2 tháng 10 năm 2022). “'Out-of-Reach Dreams' in a Sickly Economy Provoke the Rage in Iran”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ Iran: Anti-government protests likely in cities nationwide through at least late September, Crisis24, 2022
- ^ iranian protests erupt after death of 22-year-old woman in police custody, DW, 2022
- ^ Protests in Iran at death of Kurdish woman after arrest by morality police, The Guardian, 2022
- ^ Mahsa Amini: Acting UN human rights chief urges impartial probe into death in Iran, United Nation, 2022
- ^ “Minnesotans gather to mourn Mahsa Amini, protest repression in Iran”.
Zhina Amini, you will not die. Your name will be a symbol,
- ^ “Payām Nevešte Šode Rūz Sang Bālā-ye Mazār-e Mahsā: To ne-mī-mīrī. Nām-at Yek Namād mī-šavad” پیام نوشته شده روی سنگ بالای مزار مهسا امینی: تو نمیمیری، نام تو یک نماد میشود [Message written on Mahsa Amini's Gravestone: "You Will Not Die, Your Name Will Become a Code"]. Iran International (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Ḫāksepār-e Mahsā Amīnī bā Sarkub-e Mosallahāne-e Šahrvand-ān; "Žīnā Ǧān to ne-mī-mīrī, Nām-at Yek Namād Mī-šavad"” خاکسپاری مهسا امینی با سرکوب مسلحانه شهروندان؛ «ژینا جان تو نمیمیری، نامت یک نماد میشود» [Funeral of Mahsa Amini [met] with Armed Suppression of Citizens; "Beloved Žina, You Will Not Die. Your Name Will Become a Code"]. Kayhan London (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ Mehsa Amini; The second night of protests in Sanandaj and Raisi's contact with Amini's family, 18 Sep 2022
- ^ “Taẓāhorāt dar Sanandaǧ, Mahābād va Karaǧ dar Eʿterāż be Marg-e Mahsā Amīni; Vākoneš-hā-ye Gostarde-e Edāme-ye Dārad” تظاهرات در سنندج، مهاباد و کرج در اعتراض به مرگ مهسا امینی؛ واکنشهای گسترده ادامه دارد [Demonstrations in Sanandaj, Mahabad and Karaj protesting the Death of Mahsa Amini; Wide-Spread Reactions Continue]. Radio Farda (bằng tiếng Ba Tư). 18 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ The continuation of protests against the killing of Mehsa Amini and the announcement of public mourning on Sunday and Monday, Iran international, 18 Sep 2022
- ^ “Iranians protested in Tehran over a woman's death in police custody”. NPR (bằng tiếng Anh). Associated Press. 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b c “Iran unrest: Women burn headscarves at anti-hijab protests”. BBC News. 21 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Death of protesters in September; Farjad Darvishi was killed by security forces”. Kurdpa (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
- ^ Heidar, Y. (20 tháng 9 năm 2022). “Šahīd Farǧād Darvišī bā Faryād-e "Šahīd Ne-mī-mīrad" be Ḫāk-e Seporde šod” شهید فرجاد درویشی با فریاد شهید نمیمیرد به خاک سپرده شد [The Martyr Farjad Darvishi was Buried Accompanied by the Lamentation "A Martyr Does Not Die!"]. Iran Freedom Organization (bằng tiếng Ba Tư). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ KHRN (21 tháng 9 năm 2022). “Anti-riot forces kill woman protestor in Kermanshah | Kurdistan Human Rights Network”. KHRN (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b “Iran Protests Against Woman's Death in Hijab Case Spread to 16 Provinces”. VOA (bằng tiếng Anh). 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Košte Šodan Yek Novǧavān va Yek Ǧavān dar Eʿterāżāt-e Pīrānšahr va Orūmiye” کشته شدن یک نوجوان و یک جوان در اعتراضات پیرانشهر و ارومیه [One Teenager and One Young Person Slain During Protests in Piranshahr and Urmia]. Hengaw Organization for Human Rights (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iran unrest: Women burn headscarves at anti-hijab protests”. BBC News (bằng tiếng Anh). 21 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iranian women burn their hijabs as hundreds protest death of Mahsa Amini”. CNN. 21 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Internet restricted in Iran as protests spread”. ABC News (Australia) (bằng tiếng Anh). 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b Reuters (22 tháng 9 năm 2022). “Iranian protesters torch police stations as unrest over woman's death spreads”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ Iran blocks capital’s internet access as Amini protests grow, The Guardian, 23 Sep 2022
- ^ Mobile internet disrupted in Iran during protests - Netblocks, Reuters, 22 Sep 2022
- ^ Iran protests rage as Mahsa Amini's father says authorities lied, CNN, 23 Sep 2022
- ^ Mahsa Amini: Protester death toll rises amid unrest in Iran over woman's death in police custody, euronews, 23 Sep 2022
- ^ Protests over woman's death claim more lives in Iran - BBC, BBC News, 22 Sep 2022
- ^ Protests Intensify in Iran Over Woman Who Died in Custody, NY Times, 23 Sep 2022
- ^ “اعتراضات سراسری مردم ایران در روز هفتم؛ حضور معترضان در خیابان با شعارهایی علیه حکومت”. Iran International (bằng tiếng Ba Tư). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “حمایت جهانی از اعتراضات ضد حکومتی در ایران؛ از صدراعظم آلمان تا هیلاری کلینتون”. Iran International (bằng tiếng Ba Tư). 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “مجازی شدن بعضی دانشگاههای ایران؛ تحریم کلاسهای مجازی از سوی برخی دانشجویان دانشگاه تهران”. Iran International (bằng tiếng Ba Tư). 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “آمریکا مجوز کلی توسعه دسترسی به خدمات و حمایت از آزادی اینترنت را برای ایرانیان صادر کرد”. Iran International (bằng tiếng Ba Tư). 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “https://twitter.com/elonmusk/status/1573379244268437504”. Twitter (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - ^ “Iran protests: US to ease internet curbs for Iranians”. BBC News (bằng tiếng Anh). 24 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ “خشم امامان جمعه از چهرههای حامی اعتراضات؛ شعار «مرگ بر سلبریتی خائن» در حاشیه نماز جمعه”. Iran International (bằng tiếng Ba Tư). 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ Continuation of protests, Iran International, 24 September 2022
- ^ Last News, Radio Farda, 24 September 2022
- ^ Kurdish protesters rally in Erbil over Mahsa Amini's death, Reuters, 24 September 2022
- ^ Protests Erupt Around The World Following Death Of Mahsa Amini While In Custody In Iran , Radio Free Europe/Radio Liberty/Radio Liberty, 24 September 2022
- ^ roozplus.com, پایگاه خبری روز پلاس |. “دستگیری ۷۳۹ اغتشاشگر در گیلان/ کشف انواع سلاح گرم و سرد از آشوبگران”. fa (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ “۸۸ قبضه سلاح غیرمجاز در خوزستان کشف شد”. خبرگزاری موج (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ “بازداشت یکی از تحریککنندگان تخریب اموال عمومی در اغتشاشات کرمان- اخبار کرمان – اخبار استانها تسنیم | Tasnim”. خبرگزاری تسنیم | Tasnim (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iran protests surge to dozens of cities”. The Spokesman-Review. 24 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ Young Iranians are rising up against decades of repression – arguably bolder than ever, CNN News, 25 September 2022
- ^ Protests spread in Iran as President Raisi vows to crack down, The Guardian, 25 September 2022
- ^ Iran protests: Raisi to 'deal decisively' with widespread unrest, BBC News, 25 September 2022
- ^ Iran Protests Surge to Dozens of Cities, The New York Times, 25 September 2022
- ^ Iran will act decisively after biggest protests in years, president says, Reuters, 25 September 2022
- ^ Karadsheh, Hamdi Alkhshali,Jomana (25 tháng 9 năm 2022). “Fifth Iranian paramilitary member killed as president warns protesters will be dealt with 'decisively'”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ Iran protests Western stance on mass protests over woman's death, Reuters, 26 September 2022
- ^ Iran pledges 'decisive action' as Mahsa Amini protests continue, Aljazeera, 26 September 2022
- ^ “Iran Protests Flare for 10th Night as Tensions With West Grow”. Voanews.com. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b Tayebi, Ardeshir (27 tháng 9 năm 2022). “Iranian Oil Workers Warn Of Strike If Government Doesn't End Crackdown”. RFE/RL's Radio Farda. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
- ^ Hafezi, Parisa (27 tháng 9 năm 2022). “Iran security forces clash with protesters over Amini's death”. Reuters. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iran protests: Death toll rises to 76 as crackdown intensifies – rights group”. BBC News. 28 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2022.
- ^ Hafezi, Parisa (28 tháng 9 năm 2022). “Iran's nationwide demonstrations raise pressure on state”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Rund 1800 Teilnehmer bei Demonstration am Brandenburger Tor: Berliner zeigen Solidarität mit der Frauenbewegung im Iran”. 28 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iran protests over young woman's death continue, 83 said killed”. Reuters (bằng tiếng Anh). 29 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iran Arrests Singer Whose Song Became Anthem Of Ongoing Protests”. RadioFreeEurope/RadioLiberty (bằng tiếng Anh). 30 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b Wintour, Patrick (1 tháng 10 năm 2022). “'Women, life, liberty': Iranian civil rights protests spread worldwide”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
- ^ Rezaei, Roghiyeh (1 tháng 10 năm 2022). “Black Friday in Zahedan: Dozens of Dead, Hundreds of Injured”. Iranwire. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b “Friday Imam Confirms Rape of a 15-Year-Old Girl by Police Chief”. Iranwire. 27 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Friday Imam Confirms Rape of a 15-Year-Old Girl by Police Chief”. Iranwire. 27 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Peyvastan Dānešǧūyān-e Irān be Eʿterāżāt-e Mardomī ʿAlīye Qatl-e Mahsā Amīnī” پیوستن دانشجویان ایران به اعتراضات مردمی علیه قتل مهسا امینی [Iran's University Students are Joining Popular Protests against the Murder of Mahsa Amini]. Al-Arabia Farsi (bằng tiếng Ba Tư). 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Ḫašm-e ʿOmūmī az Ǧānbâḫtan-e Mahsā Amīnī; Moʿtareżān-e Šoʿār "Zan, Zendegī, Āzādī" sar Dādand” خشم عمومی از جانباختن مهسا امینی؛ معترضان شعار «زن، زندگی، آزادی» سر دادند [Public Outcry over the Death of Mahsa Amini; Protestors Chanted the Slogan "Woman, Life, Freedom"]. Radio Farda (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ Motamedi, Maziar. “Iran confirms first deaths in protests over Mahsa Amini's death”. www.aljazeera.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iran summons UK envoy amid anti-government protests”. AP NEWS (bằng tiếng Anh). 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
- ^ Karadsheh, Hamdi Alkhshali,Jomana (25 tháng 9 năm 2022). “Fifth Iranian paramilitary member killed as president warns protesters will be dealt with 'decisively'”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iran Protests; at least 76 Protesters Killed”. 26 tháng 9 năm 2022.
- ^ “At least 36 killed as Iran protests over Mahsa Amini's death rage: NGO”. Al Arabiya News. 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Eʿterāżāt dar Irān; Afzāyeš-e Āmār-e Koštešodegān be biš az 30 Hamzamān bā Eḫtelāl dar Internet” اعتراضات در ایران؛ افزایش آمار کشتهشدگان به بیش از ۳۰ نفر همزمان با اختلال در اینترنت [Protests in Iran; The Number of Those Killed has Increased to over 30 People Simultaneously With Internet Blackout]. Iran Human Rights (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Noch mehr Tote bei Volksaufstand in Rojhilat und Iran”. 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ “کشته شدن یک جوان ۲۱ ساله در اعتراضات آمل”. iranwire.com (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “ʿAlāraqm Ǧū-ye Šadid-e Amniyatī; Tadāvom-e Eʿterāżāt dar Šešomīn Rūz” علیرغم جو شدید امنیتی؛ تداوم اعتراضات در ششمین روز - خبرگزاری هرانا [In Spite of the Atmosphere of Violent Security [Crackdown]; Continuation of Protests for Day Six]. Human Rights Activists News Agency (bằng tiếng Ba Tư). 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Manbaʿ-e Moṭṭaleʿ be Irān Internešnāl: Čahār Moʿtareż dar Dīvāndarre bā Golgūle-ye Ǧangī-ye Mamūrān Košte Šodand” منبع مطلع به ایران اینترنشنال: چهار معترض در دیواندره با گلوله جنگی ماموران کشته شدند [Reputable Source to Iran International: Four Protestors were killed by Shots Fired by Soldiers in Divandarre]. Iran International (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “اعتراضها در ایران؛ هویت شش قربانی سرکوب تایید شد”. رادیو فردا (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Sevvomīn Rūz-e Eʿterāżāt-e Mardomī be Qatl-e Žīnā Amīnī; Eʿtesāb-e Gostarde-ye Bāzāryān va Kasabe dar Šahr-hā-ye Moḫtalef-e Kord-e-stān/Košte Šodan-e Dast-e Kam Čahār Nafar va Zaḫmī Šodan-e Biš az 85 Nafar dar Natiǧe-ye Tīr-andāzī-ye Nīrūhay-e Mosallaḥ-e Ǧomhūrī-ye Eslāmī-ye Irān” سومین روز اعتراضات مردمی به قتل ژینا امینی؛ اعتصاب گسترده بازاریان و کسبه در شهرهای مختلف کردستان / کشته شدن دستکم چهار نفر و زخمی شدن بیش از ۸۵ نفر در نتیجه تیراندازی نیروهای مسلح جمهوری اسلامی ایران [Day Three of Public Protests Against the Murder of Žina Amini; Widespread Strike by Market Sellers and Businessmen in Various Cities Across Kurdistan / At least Four People were Slain and 85 Injured as the Result of Shots Fired by the Armed Forces of the Islamic Republic of Iran]. Kurdistan Human Rights Network (bằng tiếng Ba Tư). 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Šabake-ye Ḥoqūq-e Bašar-e Kord-e-stān: Farǧād Darvišī, Moʿtareż 23 Sāle Ahl Orūmiye, Košte Šod” شبکه حقوقبشر کردستان: فرجاد درویشی، معترض ۲۳ ساله اهل ارومیه، کشته شد [Kurdistan Human Rights Network: Farjad Darvishi, a 23-Year-Old Protester from Urmia, was Slain]. Iran International (bằng tiếng Ba Tư). 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ OstanWire (25 tháng 9 năm 2022). “Hadis Najafi, 20, Killed in a Spray of Bullets in Karaj, Becomes a New Symbol of Defiance in Iran”. IranWire.
- ^ “Košte Šodan Yek Novǧavān va Yek Ǧavān dar Eʿterāżāt-e Pīrānšahr va Orūmiye” کشته شدن یک نوجوان و یک جوان در اعتراضات پیرانشهر و ارومیه [One Teenager and One Young Person Slain During Protests in Piranshahr and Urmia]. Hengaw Organization for Human Rights (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Edāme-ye Eʿterāż-hā ʿAlīye Ḥokūmat dar Irān dar Rūz-e Panǧ-šanbe bā Voǧūd-e Qatʿ-e Gostarde Internet” ادامه اعتراضها علیه حکومت در ایران در روز پنجشنبه با وجود قطع گسترده اینترنت [Continuation of Protests Against the Government of Iran continue on Thursday during of Widespread Internet Shut-Offs]. Iran International (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ KHRN (21 tháng 9 năm 2022). “کرمانشاه؛ کشته شدن یک زن در اعتراضات با تیراندازی نیروهای ضدشورش | شبکە حقوق بشر کردستان”. KHRN (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Čahār Šahrvand Šāmel Yek Kūdak dar As̱ar-e Tīr-andāzī-ye Nīrū-hā-ye Żedd-Šureš va Basīǧ dar Šahr-hā-ye Orūmiye va Ošnavīye Košte Šodand” چهار شهروند شامل یک کودک در اثر تیراندازی نیروهای ضدشورش و بسیج در شهرهای ارومیه و اشنویه کشته شدند [Four Citizens, Including a Child, were Slain by Anti-Insurgency and Basij Forces in the Cities of Urmia and Oshnavieh]. Kurdistan Human Rights Network (bằng tiếng Ba Tư). 21 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Košte Šodan Bāzikon-e Tīm-Vālibāl-e SĀĪPĀ dar Eʿterāżāt-e Qučān” کشته شدن بازیکن تیم والیبال سایپا در اعتراضات قوچان [SAIPA Volleyball Team Player Slain during Quchan Protests]. IranWire (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Hananeh Kia, 23, Shot Dead on her Way Home in Nowshahr, Family Confirms”. iranwire.com (bằng tiếng Anh). 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “حنانه کیا، ۲۳ ساله چهارشنبه شب در اعتراضات نوشهر کشته شد”. iranwire.com (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Košte Šodan Yek Šahrvand dar Eʿterāżāt-e Īlām” کشته شدن یک شهروند در اعتراضات ایلام [One Citizen Slain during Ilam Protests]. Hengaw Organization for Human Rights (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “کشته شدن مازیار سلمانیان در رشت؛ بازیکن سابق داماش تیر خورد”. iranwire.com (bằng tiếng Ba Tư). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ People's protest against the killing of Mehsa Amini, Kurdistan Human right
- ^ “Iranians see widespread internet blackout amid mass protests”. Associated Press. 21 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b c d e Burgess, Matt (23 tháng 9 năm 2022). “Iran's Internet Shutdown Hides a Deadly Crackdown”. Wired. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ Thorbecke, Catherine (24 tháng 9 năm 2022). “Iran's sweeping internet blackouts are a serious cause for concern”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Death toll grows in Iran as Mahsa Amini protests continue for 10th night”. The Guardian. 26 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b “Iran pledges 'decisive action' as Mahsa Amini protests continue”. Al Jazeera. 25 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b Zad, Arash (29 tháng 9 năm 2022). “When Will Iran's Internet Censorship Collapse?”. Slate Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2022.
- ^ Reuters (22 tháng 9 năm 2022). “Iranian protesters torch police stations as unrest over woman's death spreads”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ Ropeck, Lucas (23 tháng 9 năm 2022). “After Getting Blocked in Iran, Signal Wants You to Help Bypass Nation's Restrictions”. Gizmodo. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ Dobberstein, Laura (23 tháng 9 năm 2022). “Iran blocks Whatsapp, Instagram as citizens protest death of Mahsa Amini”. The Register. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ “پشتیبانی از پروکسی – پشتیبانی سیگنال”. Signal Support (bằng tiếng Ba Tư). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Internet activists scramble to help Iranians evade digital crackdown”. NBC News (bằng tiếng Anh). 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ Faucon, Benoit (2 tháng 10 năm 2022). “Iran Protesters Circumvent Internet Disruptions”. The Wall Street Journal. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
- ^ Yang, Maya; Wintour, Patrick (22 tháng 9 năm 2022). “Iran leader shuns Christiane Amanpour interview over refusal to wear headscarf”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ Mackintosh, Eliza (22 tháng 9 năm 2022). “Iran's President abandons CNN interview after Amanpour declines head scarf demand”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ Farhi, Paul (22 tháng 9 năm 2022). “Amanpour says Iran's president canceled interview when she wouldn't cover head”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Iranian women in India support protests in home country”. Free Press Journal (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Three killed in protests over Iranian woman Mahsa Amini's death in custody”. CBC. 20 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iranian women in India support protests in home country”. Free Press Journal (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ Colak, Umut (22 tháng 9 năm 2022). “Women in Turkey Protest Iranian Woman's Death”. VOA (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Kadınlar Türkiye'nin dört bir yanında Mahsa Amini için sokağa çıktı”. Evrensel Gazetesi (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “US Officials React To Death Of Young Woman, Protests In Iran”. Iran International (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Antony Blinken tweet on the General License”. Twitter (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Elon Musk reply to Antony Blinken”. Twitter (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ “AOC Tweet on Iran”. Twitter (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Amy Klobuchar on Iran”. Twitter (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Iran: Statement by the Spokesperson on the death of Mahsa Amini | EEAS Website”. European External Action Service. 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “UN decries 'violent response' to Mahsa Amini's death”. Al Arabiya English (bằng tiếng Anh). 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Concern mounts at 'lethal' Iran crackdown on protests”. France 24 (bằng tiếng Anh). 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
- ^ Gottbrath, Laurin-Whitney (22 tháng 9 năm 2022). “U.S. sanctions Iran's morality police over death of woman in custody”. Axios (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Treasury Sanctions Iran's Morality Police and Senior Security Officials for Violence Against Protesters and the Death of Mahsa Amini”. United States Department of the Treasury. 22 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Designating Iran's Morality Police and Seven Officials for Human Rights Abuses in Iran”. United States Department of State. 22 tháng 9 năm 2022.