Cúp bóng đá châu Phi 2010

Cúp bóng đá châu Phi 2010Cúp bóng đá châu Phi lần thứ 27, được tổ chức từ 10 đến 31 tháng 1 năm 2010 tại Angola [1]. Số đội tham dự giải là 54. Vòng chung kết gồm 16 đội: chủ nhà Angola và 15 đội bóng vượt qua vòng loại. Tuy nhiên sau khi Togo bỏ cuộc vì bị tấn công thì chỉ còn 15 đội tham dự. Ai Cập lần thứ 7 vô địch sau khi thắng Ghana 1-0 trong trận chung kết.

Cúp bóng đá châu Phi 2010
Taça de África das Nações de 2010 (tiếng Bồ Đào Nha)
Africa Cup of Nations 2010 official logo
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàAngola
Thời gian10 – 31 tháng 1
Số đội15 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu4 (tại 4 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Ai Cập (lần thứ 7)
Á quân Ghana
Hạng ba Nigeria
Hạng tư Algérie
Thống kê giải đấu
Số trận đấu29
Số bàn thắng71 (2,45 bàn/trận)
Số khán giả543.500 (18.741 khán giả/trận)
Vua phá lướiAi Cập Gedo (5 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Ai Cập Ahmed Hassan
2008
2012

Việc lựa chọn chủ nhà

sửa

Angola giành được quyền đăng cai giải đấu do Liên đoàn bóng đá châu Phi có chính sách xoay vòng chủ nhà của giải và tạo điều kiện cho những liên đoàn mới như Angola, GabonGuinea Xích Đạo điều kiện để đăng cai giải đấu. Các hồ sơ đăng ký của Mozambique, Namibia, ZimbabweSenegal bị loại bỏ. GabonGuinea Xích Đạo giành quyền đồng tổ chức giải đấu tiếp theo (năm 2012) và Libya sẽ tổ chức Cúp bóng đá châu Phi lần thứ hai vào năm 2014. Quốc gia từng hai lần tổ chức giải đấu Nigeria làm chủ nhà dự phòng cho cả ba giải đấu, trong trường hợp quốc gia đăng cai không đáp ứng đủ tiêu chuẩn đặt ra của Liên đoàn bóng đá châu Phi.

Tuy nhiên do Nội chiến Libya bùng phát nên Nam Phi giành quyền đăng cai giải năm 2013, để lại quyền đăng cai cho Libya năm 2017. Tuy nhiên, nhận thấy một đất nước Libya vẫn còn đang hỗn loạn không có hồi kết nên Liên đoàn bóng đá châu Phi đã trao quyền chủ nhà của giải đấu năm 2017 là Gabon, sau đó Liên đoàn bóng đá châu Phi cũng đã công bố luôn nước đăng cai giải đấu vào các năm 2019, 2021 và 2023 cho Cameroon, Bờ Biển Ngà và Guinea. Liên đoàn bóng đá châu Phi cũng để ngỏ khả năng đăng cai cho Libya vào năm 2025, 2027 hoặc 2029.

Linh vật

sửa
Tập tin:Palanquinha.svg
Palanquinha, linh vật của Cúp bóng đá châu Phi

Linh vật của giải đấu có tên Palanquinha. Đây là hình ảnh cách điệu của loài Linh dương đen lớn (Hippotragus niger variani), một loài vật có giá trị và biểu tượng quốc gia ở Angola. Tại Angola, chúng chỉ sống trong Vườn quốc gia Cangandala ở tỉnh Malange.

Sự cố của ĐTQG Togo

sửa

Sau khi chiếc xe bus của Togo bị tấn công. Lái xe của đội đã thiệt mạng và 2 cầu thủ bị thương. Theo nguồn tin của báo chí Pháp, trợ lý HLV và nhân viên báo chí của Togo cũng đã mất do vết thương quá nặng. Một số trận đấu của CAN được tổ chức tại Cabinda, khu vực mà xe của Togo bị tấn công.

Đội trưởng Emmanuel Adebayor cho biết: "Đây là giải đấu lớn nhất của châu Phi và nhiều người muốn được tham dự các trận đấu này. Nhưng tôi nghĩ không ai chuẩn bị để hy sinh mạng sống của mình. Nếu tôi còn sống, tôi sẽ có thể tiếp tục chơi ở các giải lần sau nhưng còn bây giờ, tôi chưa thể vượt qua sự mất mát này".

Trong khi đó, tiền vệ Alaixys Romao cho biết: "Chúng tôi đang chờ máy bay tới. Chúng tôi cũng đã nói chuyện với các đội khác thuyết phục họ tẩy chay giải đấu". Người đồng đội của Romao là hậu vệ Serge Akakpo bị trúng hai viên đạn và mất máu rất nhiều.

Sau vụ xả đạn, các cầu thủ Togo rất lo ngại người bạn của mình khó qua khỏi. Tuy nhiên, theo thông báo từ CLB của hậu vệ này, ca phẫu thuật của Akakpo đã thành công.

Theo Daily Mail, thủ môn dự bị Kodjovi Obilale, đang chơi cho CLB GSI Pontivy của Pháp, cũng bị thương và được đưa tới Nam Phi để phẫu thuật. Một vài cầu thủ khác trong đội cũng phải điều trị trong bệnh viện.

Các CLB ở Premier League có cầu thủ chơi ở CAN cũng tìm cách rút cầu thủ khỏi giải. Ngoài Adebayor của Man City và Salifou của Aston Villa, 24 cầu thủ khác đang chơi bóng ở Anh cũng được kêu gọi hãy trở về nhà dù FIFA vẫn cho giải đấu tiếp tục diễn ra. Trận khai mạc vẫn sẽ diễn ra tại thủ đô Luanda giữa Angola và Mali.

Vòng loại

sửa

Liên đoàn bóng đá châu Phi quyết định vòng loại World Cup 2010 cũng là vòng loại Cúp bóng đá châu Phi 2010. Do đó dù Angola là chủ nhà giải đấu, họ vẫn phải tham gia vòng loại để giành suất tham dự World Cup. Nam Phi cũng tương tự, phải thi đấu vòng loại giành suất tham dự Cúp bóng đá châu Phi [2].

Các đội vượt qua vòng loại

sửa

Địa điểm

sửa
Luanda Cabinda
Sân vận động 11 tháng 11 Sân vận động Quốc gia Chiazi
   
Sức chứa: 50.000 Sức chứa: 20.000
Benguela Lubango
Sân vận động Quốc gia Ombaka Sân vận động Quốc gia Tundavala
   
Sức chứa: 35.000 Sức chứa: 20.000

Cầu thủ tham dự

sửa

Lễ bốc thăm

sửa

Lễ bốc thăm cho vòng chung kết diễn ra ngày 20 tháng 11 năm 2009 tại Trung tâm Hội nghị Talatona ở thủ đô Luanda, Angola. 16 đội bóng tham dự được chia vào 4 nhóm, với nhóm 1 là nhóm hạt giống. Chủ nhà Angola và đương kim vô địch Ai Cập là hai hạt giống. 14 đội còn lại xếp hạng dựa trên thành tích ở 3 Cúp bóng đá châu Phi gần nhất. Theo đó thì Cameroon và Côte d'Ivoire là hai hạt giống còn lại. Bốn đội hạt giống được chia vào các bảng trước lễ bốc thăm.[3]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

  Angola
  Ai Cập
  Cameroon
  Bờ Biển Ngà

  Tunisia
  Nigeria
  Ghana
  Mali

  Zambia
  Bénin
  Algérie
  Togo

  Burkina Faso
  Mozambique
  Gabon
  Malawi

Kết quả giải đấu

sửa

Thời gian tính theo giờ địa phương (UTC+1)

Thể thức xếp hạng

sửa

Nếu hai hay nhiều đội cùng điểm với nhau khi kết thúc vòng đấu bảng, các tiêu chí để xếp hạng theo thứ tự như sau:

  1. Thành tích đối đầu trực tiếp giữa các đội
  2. Hiệu số bàn thắng thua khi đối đầu trực tiếp
  3. Bàn thắng ghi được khi đối đầu trực tiếp
  4. Hiệu số bàn thắng thua trong bảng đấu
  5. Bàn thắng ghi được trong bảng đấu
  6. Ban tổ chức bốc thăm

Bảng A

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Hiệu
số
Điểm
  Angola 3 1 2 0 6 4 +2 5
  Algérie 3 1 1 1 1 3 −2 4
  Mali 3 1 1 1 7 6 +1 4
  Malawi 3 1 0 2 4 5 −1 3
  • Algérie xếp trên Mali nhờ hơn về thành tích đối đầu.
Angola  4–4  Mali
Flávio   36'42'
Gilberto   67' (ph.đ.)
Manucho   74' (ph.đ.)
Chi tiết Keita   79'90+3'
Kanouté   88'
Yatabaré   90+4'

Malawi  3–0  Algérie
Mwafulirwa   17'
Kafoteka   35'
Banda   48'
Chi tiết

Mali  0–1  Algérie
Chi tiết Halliche   43'

Angola  2–0  Malawi
Flávio   49'
Manucho   55'
Chi tiết

Angola  0–0  Algérie
Chi tiết
Khán giả: 40,000
Trọng tài: Jerome Damon (Nam Phi)

Mali  3–1  Malawi
Kanouté   1'
Keita   3'
Bagayoko   85'
Chi tiết Mwafulirwa   58'

Bảng B

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Hiệu
số
Điểm
  Bờ Biển Ngà 2 1 1 0 3 1 +2 4
  Ghana 2 1 0 1 2 3 −1 3
  Burkina Faso 2 0 1 1 0 1 −1 1
  Togo Bỏ cuộc
Bờ Biển Ngà  0–0  Burkina Faso
Chi tiết

Ghana  Hủy trận đấu  Togo

Burkina Faso  Hủy trận đấu  Togo

Bờ Biển Ngà  3–1  Ghana
Gervinho   23'
Tiéné   66'
Drogba   90'
Chi tiết Gyan   90+3' (ph.đ.)
Khán giả: 23,000
Trọng tài: Jerome Damon (Nam Phi)

Burkina Faso  0–1  Ghana
Chi tiết A. Ayew   30'

Bờ Biển Ngà  Hủy trận đấu  Togo

Bảng C

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Hiệu
số
Điểm
  Ai Cập 3 3 0 0 7 1 +6 9
  Nigeria 3 2 0 1 5 3 +2 6
  Bénin 3 0 1 2 2 5 −3 1
  Mozambique 3 0 1 2 2 7 −5 1
Ai Cập  3–1  Nigeria
Moteab   34'
Hassan   54'
Gedo   87'
Chi tiết Obasi   12'

Mozambique  2–2  Bénin
Miro   29'
Fumo   54'
Chi tiết Omotoyossi   14' (ph.đ.)
Khan   20' (l.n.)

Nigeria  1–0  Bénin
Yakubu   42' (ph.đ.) Chi tiết

Ai Cập  2–0  Mozambique
Khan   47' (l.n.)
Gedo   81'
Chi tiết

Ai Cập  2–0  Bénin
Al-Muhammadi   7'
Moteab   23'
Chi tiết

Nigeria  3–0  Mozambique
Odemwingie   45'47'
Martins   86'
Chi tiết

Bảng D

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Hiệu
số
Điểm
  Zambia 3 1 1 1 5 5 0 4
  Cameroon 3 1 1 1 5 5 0 4
  Gabon 3 1 1 1 2 2 0 4
  Tunisia 3 0 3 0 3 3 0 3

Ba đội đầu bảng bằng điểm nhau:

Team Pld W D L GF GA GD Pts
  Zambia 2 1 0 1 4 4 0 3
  Cameroon 2 1 0 1 3 3 0 3
  Gabon 2 1 0 1 2 2 0 3
  • Thứ tự 3 đội Zambia, Cameroon và Gabon dựa trên kết quả đối đầu trực tiếp giữa 3 đội.
Cameroon  0–1  Gabon
Chi tiết Cousin   17'

Zambia  1–1  Tunisia
J. Mulenga   19' Chi tiết Dhaouadi   40'

Gabon  0–0  Tunisia
Chi tiết
Khán giả: 16,000
Trọng tài: Coffi Codjia (Bénin)

Cameroon  3–2  Zambia
Geremi   68'
Eto'o   72'
Idrissou   86'
Chi tiết J. Mulenga   8'
C. Katongo   81' (ph.đ.)

Gabon  1–2  Zambia
F. Do Marcolino   83' Chi tiết Kalaba   28'
Chamanga   62'

Cameroon  2–2  Tunisia
Eto'o   47'
N'Guémo   64'
Chi tiết Chermiti   1'
Chedjou   63' (l.n.)

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa
 
Tứ kếtBán kếtChung kết
 
          
 
24 tháng 1 – Luanda
 
 
  Angola0
 
28 tháng 1 – Luanda
 
  Ghana1
 
  Ghana1
 
25 tháng 1 – Lubango
 
  Nigeria0
 
  Zambia0 (4)
 
31 tháng 1 – Luanda
 
  Nigeria (pen.)0 (5)
 
  Ghana0
 
24 tháng 1 – Cabinda
 
  Ai Cập1
 
  Bờ Biển Ngà2
 
28 tháng 1 – Benguela
 
  Algérie (h.p.)3
 
  Algérie0
 
25 tháng 1 – Benguela
 
  Ai Cập4 Tranh hạng ba
 
  Ai Cập (h.p.)3
 
30 tháng 1 – Benguela
 
  Cameroon1
 
  Nigeria1
 
 
  Algérie0
 

Tứ kết

sửa
Angola  0–1  Ghana
Chi tiết Gyan   15'

Bờ Biển Ngà  2–3 (s.h.p.)  Algérie
Kalou   4'
Keïta   89'
Chi tiết Matmour   39'
Bougherra   90+2'
Bouazza   92'

Ai Cập  3–1 (s.h.p.)  Cameroon
Hassan   37'104'
Gedo   92'
Chi tiết Emana   25'

Bán kết

sửa
Ghana  1–0  Nigeria
Gyan   21' Chi tiết

Algérie  0–4  Ai Cập
Chi tiết Abd Rabo   38' (ph.đ.)
Zidan   65'
Abdel-Shafy   80'
Gedo   90+2'

Tranh hạng ba

sửa
Nigeria  1–0  Algérie
Obinna   56' Chi tiết

Chung kết

sửa
Ghana  0 – 1  Ai Cập
Chi tiết Geddo   85'
Khán giả: 50.000
Trọng tài: Koman Coulibaly (Mali)
Vô địch Cúp bóng đá châu Phi 2010
 
Ai Cập
Lần thứ bảy

Danh hiệu cá nhân

sửa

Cầu thủ xuất sắc nhất

sửa

Thủ môn xuất sắc nhất

sửa

Danh sách cầu thủ ghi bàn

sửa

Vụ tấn công đội tuyển bóng đá quốc gia Togo

sửa

Vào ngày 8 tháng 1 năm 2010, chiếc xe buýt chở đội tuyển bóng đá quốc gia Togo bị một nhóm vũ trang của tỉnh Cabinda, Angola tấn công bằng súng. Phát ngôn viên của Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF) xác nhận trên AFP rằng chiếc xe bus chở các thành viên của Togo đã rời khu tập trung của đội để ra sân bay để trở về Thủ đô Lomé của nước mình. Hậu quả là lái xe cùng trợ lý HLV Amalete Abalo và người phát ngôn của đội là Stanislas Ocloo chết tại chỗ. 9 nạn nhân bị thương sau vụ tấn công này gồm có cả hai cầu thủ Togo là hậu vệ Serge Akakpo và thủ môn Obilale Kossi. Mặt trận giải phóng Cabinda (FLEC) - tổ chức ly khai đòi quyền độc lập cho Cabinda đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ khủng bố này.[5]

Chú thích

sửa
  1. ^ “Angola to host 2010 Nations Cup”. BBC Sport. ngày 4 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp) (Angola làm chủ nhà Cúp bóng đá châu Phi 2010) (tiếng Anh)
  2. ^ “Angola 2010 - Lịch đấu, sân vận động và danh sách các đội vô địch”. Periodismo de fútbol internacional.
  3. ^ “Pots set for the draw (Phân nhóm cho lễ bốc thăm)”. CAN 2010 Official Site. COCAN 2010. 17 tháng 11 năm 2009. Truy cập 18 tháng 11 năm 2009.
  4. ^ “Togo officially disqualified from Africa Cup of Nations”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). ngày 11 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  5. ^ “Togo head home as Africa Cup of Nations gets under way”. BBC Sport. ngày 10 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.

Liên kết ngoài

sửa
  NODES
INTERN 1