Cổng thông tin:Văn học
Giới thiệu
Văn học (Tiếng Anh: literature) theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường. Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng). Sự phát triển trong công nghệ in ấn đã cho phép phân phối và phát triển các tác phẩm chữ viết, và tạo ra loại văn học điện tử.
Văn học có thể phân loại thành: hư cấu hoặc phi hư cấu (theo nội dung), và thơ hoặc văn xuôi (theo hình thức). Thể loại văn xuôi có thể phân loại tiếp thành tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản. Các tác phẩm văn học có thể được phân loại theo từng giai đoạn lịch sử được nhắc đến, hoặc một số thể loại nội dung hoặc hành văn đặc thù (bi kịch, hài kịch, lãng mạn, gợi tình,...) (Đọc thêm...)
Hình ảnh chọn lọc -
Nancy Drew là một nhân vật hư cấu và là nhân vật chính trong loạt tác phẩm trinh thám ly kỳ Mỹ của nhà văn Edward Stratemeyer. Nhân vật được xem như phiên bản nữ của loạt truyện Hardy Boys. Nancy Drew ra mắt công chúng lần đầu tiên năm 1930 trong tác phẩm The Secret of the Old Clock. Các tập truyện do nhiều người cùng viết dưới một bút danh chung là Carolyn Keene. Trải qua nhiều thập niên, hình tượng nhân vật Nancy đã thay đổi để thích ứng với những khác biệt văn hóa và thị hiếu Hoa Kỳ trong các thời kỳ khác nhau. Từ năm 1959, nội dung các tập truyện được chỉnh lại và rút gọn lại, một phần để giảm chi phí in ấn và sự thành công vẫn trong vòng tranh cãi. Trong quá trình sửa đổi, nhân vật nữ anh hùng trong bản gốc đã được xây dựng lại thành một hình tượng bớt bướng bỉnh và ít bạo lực hơn. Vào thập niên 1980, loạt truyện mới The Nancy Drew Files ra đời với hình ảnh Nancy trưởng thành và chuyên nghiệp hơn, có cả những tình tiết lãng mạn kèm theo. Loạt truyện gốc Nancy Drew Mystery Stories ra mắt vào năm 1930 và kết thúc vào năm 2003. Từ năm 2004, Nancy trong loạt truyện Girl Detective đã lái xe hơi hybrid chạy điện hiện đại cũng như sử dụng điện thoại di động. Năm 2012, loạt Girl Detective kết thúc, được thay thế bằng Nancy Drew Diaries ra mắt vào năm 2013. Hình tượng nhân vật phát triển theo thời gian phù hợp với bối cảnh đương thời. Loạt truyện được phổ biến liên tục trên toàn thế giới: ít nhất 80 triệu bản sách đã được bán ra và được dịch sang hơn 45 thứ tiếng. Nancy Drew được chuyển thể trong sáu phim điện ảnh, bốn phim truyền hình và một số trò chơi điện tử phổ biến; hình ảnh nhân vật cũng xuất hiện trong một loạt các mặt hàng khác trên khắp thế giới.
Không chỉ là một biểu tượng văn hóa, Nancy Drew còn được một số nhân vật nữ có địa vị xã hội cao lấy làm hình mẫu ảnh hưởng, từ Thẩm phán Tòa án tối cao Sandra Day O'Connor, Sonia Sotomayor đến cựu Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton và cựu Đệ nhất phu nhân Laura Bush. Khi phân tích về sức hút bền bỉ của nhân vật này, các nhà phê bình văn học nữ quyền đã đưa ra những nhận định khác nhau rằng Nancy Drew giống như một anh hùng huyền thoại, mang khát vọng biến ước mơ thành sự thật, hoặc hiện thân cho những nét nữ tính đối lập.
Selected excerpt
The page "[[Cổng thông tin:Văn học/{{{subpage}}}/1]]" does not exist.
Thêm bài Bạn có biết
The page "[[Cổng thông tin:Văn học/{{{subpage}}}/1]]" does not exist.
Bài viết ngẫu nhiên -
Một chín tám tư (tiếng Anh: Nineteen Eighty-Four) là tên một tiểu thuyết dystopia (phản địa đàng) phát hành năm 1949 của nhà văn người Anh George Orwell.
Kể từ khi ra đời vào năm 1949, Một chín tám tư đã được xem là tác phẩm kinh điển về tư tưởng chính trị và khoa học giả tưởng. Nhiều từ vựng, khái niệm có trong tiểu thuyết như Big Brother, doublethink, thoughtcrime, Newspeak, Room 101, telescreen, 2+2=5 và memory hole đã đi vào đời sống (những người nói tiếng Anh). Tiểu thuyết cũng là nơi phổ biến tính từ Orwellian nhằm chỉ sự phủ nhận lịch sử, tung tin giả, theo dõi ngầm và tuyên truyền của nhà nước toàn trị. (Đọc thêm...){{{1}}}
Văn học: | Lịch sử văn học · Lịch sử sách · Phê bình văn học · Lý luận văn học · Chế bản |
Theo thể loại: | Bi hài kịch · Bi kịch · Châm biếm · Hài · Kịch · Khiêu dâm · Kinh dị · Khoa học viễn tưởng · Kỳ ảo · Lãng mạn · Lịch sử · Ly kỳ · Lyric · Narrative nonfiction · Mythopoeia · Ngụ ngôn · Nonsense · Sử thi · Tiểu sử · Thơ · thêm... |
Theo vùng: | Văn học châu Á · Châu Âu · Châu Phi · Châu Đại Dương · Văn học Bắc Mỹ · Mỹ Latinh |
Theo thời kỳ: | Văn học cổ đại · Tiền trung đại · Trung đại · Khai Sáng · Tiền hiện đại · Hiện đại |
Theo thế kỷ: | Văn học thế kỷ 10 · thứ 11 · thứ 12 · thứ 13 · thứ 14 · thứ 15 · thứ 16 · thứ 17 · thứ 18 · thứ 19 · thứ 20 · thứ 21 |
Thể loại
Cổng thông tin liên quan
Những việc bạn có thể làm
Dự án wiki liên quan
Associated Wikimedia
Các cổng thông tin