Serbia và Montenegro
Cộng hòa Liên bang Nam Tư, còn được biết đến đơn giản là Nam Tư, là một quốc gia tồn tại ở vùng Balkan từ năm 1992 đến năm 2003, là kết quả sau khi Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư tan rã. Cộng hòa Liên bang Nam Tư bao gồm Cộng hòa Serbia và Cộng hòa Montenegro. Vào tháng 2 năm 2003, Nam Tư được chuyển đổi từ một Cộng hòa liên bang thành liên hiệp quốc gia chính thức được gọi là Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro. Năm 2006, Montenegro ly khai khỏi liên minh, tách thành hai quốc gia độc lập là Cộng hòa Serbia và Cộng hòa Montenegro.
Cộng hòa Liên bang Nam Tư
(1992–2003)Савезна Република ЈугославијаSavezna Republika Jugoslavija Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro (2003–2006) Државна Заједница Србија и Црна ГораDržavna Zajednica Srbija i Crna Gora |
|||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1992–2006 | |||||||||||
Bản đồ Cộng hòa Liên bang Nam Tư (xanh) vào năm 2003 | |||||||||||
Tổng quan | |||||||||||
Vị thế | Quốc gia tàn tồn của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư | ||||||||||
Thủ đô và thành phố lớn nhất | Beograd | ||||||||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Serbia-Croatia (1992–1997) · Tiếng Serbia (1997–2006) | ||||||||||
• Ngôn ngữ được công nhận | Tiếng Albania · Tiếng Hungary | ||||||||||
Tên dân cư | Người Nam Tư (đến 2003) Người Serb · Người Montenegro (từ 2003) | ||||||||||
Chính trị | |||||||||||
Chính phủ | Cộng hòa liên bang (1992–2003) dưới Hệ thống đảng thống trị (1993–2000) Liên minh quốc gia Cộng hòa lập hiến (2003–2006) | ||||||||||
Tổng thống | |||||||||||
• 1992–1993 (đầu tiên) | Dobrica Ćosić[a] | ||||||||||
• 1997–2000 | Slobodan Milošević[a] | ||||||||||
• 2003–2006 (cuối cùng) | Svetozar Marović[a] | ||||||||||
Thủ tướng | |||||||||||
• 1992–1993 (đầu tiên) | Milan Panić[b] | ||||||||||
• 2003–2006 (cuối cùng) | Svetozar Marović[c] | ||||||||||
Lập pháp | Quốc hội Liên bang (1992–2003) Quốc hội (2003–2006) | ||||||||||
Lịch sử | |||||||||||
Lịch sử | |||||||||||
27 tháng 4 năm 1992 | |||||||||||
1992–1995 | |||||||||||
1998–1999 | |||||||||||
5 tháng 10 năm 2000 | |||||||||||
1 tháng 11 năm 2000 | |||||||||||
4 tháng 2 năm 2003 | |||||||||||
3 tháng 6 năm 2006 | |||||||||||
• Serbia độc lập, Kết thúc Liên minh | 5 tháng 6 năm 2006 | ||||||||||
Địa lý | |||||||||||
Diện tích | |||||||||||
• Tổng cộng | 102.173 km2 39.449 mi2 | ||||||||||
Dân số | |||||||||||
• Ước lượng 2006 | 10,832,545 | ||||||||||
Kinh tế | |||||||||||
GDP (PPP) | Ước lượng 1995 | ||||||||||
• Tổng số | $11.6 tỷ[1] | ||||||||||
$2,650[1] | |||||||||||
Đơn vị tiền tệ | Serbia:
Montenegro:c
| ||||||||||
Thông tin khác | |||||||||||
HDI? (1996) | 0.725[1] cao · hạng 87th | ||||||||||
Múi giờ | UTC+1 (CET) | ||||||||||
• Mùa hè (DST) | UTC+2 (CEST) | ||||||||||
Giao thông bên | Phải | ||||||||||
Mã điện thoại | +381 | ||||||||||
Tên miền Internet | .yu | ||||||||||
| |||||||||||
Hiện nay là một phần của | Serbia Montenegro Kosovod | ||||||||||
|
Mong muốn là quốc gia thừa kế hợp pháp duy nhất của Nam Tư cũ đã không được công nhận bởi Liên Hợp Quốc, sau khi thông qua Nghị quyết 777 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,[2] trong đó khẳng định rằng Cộng hòa Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư đã không còn tồn tại và Cộng hòa Liên bang Nam Tư là một nhà nước mới. Tất cả các nước cộng hòa cũ được quyền kế vị nhà nước cũ trong khi không nước nào tiếp tục tính cách pháp lý quốc tế của CHLBXHCN Nam Tư. Tuy nhiên, chính phủ của Slobodan Milošević phản đối bất kỳ tuyên bố nào như vậy, khiến Nam Tư không được phép gia nhập Liên Hợp Quốc.
Trong suốt quá trình tồn tại của mình, Nam Tư có mối quan hệ căng thẳng với Cộng đồng Quốc tế, khiến nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nam Tư[3] đã được ban hành trong Chiến tranh Nam Tư và Chiến tranh Kosovo nhằm chống lại nhà nước. Điều này cũng dẫn đến Siêu lạm phát ở Cộng hòa Liên bang Nam Tư.[4] Nam Tư kết thúc tham gia vào các cuộc Chiến tranh Nam Tư với Hòa ước Dayton, trong đó công nhận nền độc lập của các nước Cộng hòa Croatia, Slovenia, Bosnia và Herzegovina, cũng như thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, và đảm bảo vai trò của người dân Serbia trong nền chính trị Bosnia.[5] Sau đó, chủ nghĩa ly khai ngày càng gia tăng trong tỉnh tự trị Kosovo và Metohija, một khu vực của Serbia có đông dân cư là người Albania, dẫn đến một cuộc nổi dậy do Quân đội Giải phóng Kosovo, một nhóm ly khai người Albania.[6][7] Chiến tranh Kosovo bùng nổ dẫn đến các lệnh trừng phạt của phương Tây và NATO ném bom nhắm vào Nam Tư. Xung đột kết thúc với việc thông qua Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đảm bảo sự tách biệt về kinh tế và chính trị của Kosovo khỏi Nam Tư, được đặt dưới quyền của Phái đoàn hành chính lâm thời của Liên Hợp Quốc tại Kosovo của Liên Hợp Quốc.[8]
Khó khăn kinh tế và chiến tranh dẫn đến ngày càng tăng sự bất mãn đối với chính phủ của Slobodan Milošević và các đồng minh của ông, những người đã điều hành cả Serbia và Montenegro như một chế độ độc tài hiệu quả.[9] Điều này cuối cùng dẫn đến Cuộc lật đổ Slobodan Milošević và chính phủ của ông, và được thay thế bởi một chính phủ do Đối lập Dân chủ của Serbia và Vojislav Koštunica lãnh đạo, cũng tham gia Liên Hợp Quốc.[10][11] Cộng hòa Liên bang Nam Tư kết thúc vào năm 2003 sau khi Quốc hội Serbia và Montenegro bỏ phiếu thông qua Hiến chương Serbia và Montenegro, thành lập Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro. Như vậy, cái tên Nam Tư chỉ còn trong lịch sử.[12] Chủ nghĩa ly khai gia tăng ở Montenegro, do Milo Đukanović dẫn đầu[13] yêu cầu Hiến pháp Serbia và Montenegro bao gồm một điều khoản cho phép tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập của Montenegro,[14] sau khoảng thời gian ba năm đã trôi qua. Năm 2006, Trưng cầu dân ý về độc lập của Montenegro 2006 đã được tiến hành, và được thông qua,[15]. Điều này chính thức giải thể Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro, thành lập các nước cộng hòa độc lập của Serbia và Montenegro, biến Serbia thành một quốc gia độc lập. Đây có thể được coi là hành động cuối cùng kết thúc việc giải thể Nam Tư.[16]
Ghi chú
sửaTham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ a b c “Human Development Report Yugoslavia 1996” (PDF). undp.org. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2021.
- ^ Murphy, Sean D. (2002). United States Practice in International Law: 1999–2001. 1. Cambridge University Press. tr. 130. ISBN 978-0-521-75070-7.
- ^ Lewis, Paul (29 tháng 10 năm 1992). “Yugoslavs Face Hard Winter as the Blockade Bites”. The New York Times.
- ^ “The World's Greatest Unreported Hyperinflation”. Cato Institute. 7 tháng 5 năm 2007.
- ^ “Summary of the Dayton Peace Agreement on Bosnia-Herzegovina”. hrlibrary.umn.edu.
- ^ Ozerdem, Alpaslan (27 tháng 7 năm 2003). “From a 'terrorist' group to a 'civil defence' corps: The 'transformation' of the Kosovo Liberation Army”. International Peacekeeping. 10 (3): 79–101. doi:10.1080/13533310308559337. S2CID 144017700 – qua pureportal.coventry.ac.uk.
- ^ “Kosovo Liberation Army | History & Facts”. Encyclopedia Britannica.
- ^ “S/RES/1244(1999) - E - S/RES/1244(1999)”. undocs.org.
- ^ “Slobodan Milosevic – The Dictator”. BalkanInsight. 5 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2021.
- ^ Sudetic, Chuck (24 tháng 9 năm 1992). “U.N. Expulsion of Yugoslavia Breeds Defiance and Finger-Pointing”. The New York Times.
- ^ “A Different Yugoslavia, 8 Years Later, Takes Its Seat at the U.N.”. The New York Times. Associated Press. 2 tháng 11 năm 2000.
- ^ “Yugoslavia consigned to history”. BBC News. 4 tháng 2 năm 2003.
- ^ “Priželjkivao sam da na čelu Srbije bude – Srbijanac”. Vreme.com (bằng tiếng Bosnia). 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Министарство спољних послова Републике Србије”. mfa.gov.rs. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
- ^ “Montenegro declares independence”. BBC News. 4 tháng 6 năm 2006.
- ^ “Recount call in Montenegro vote”. BBC News. 22 tháng 5 năm 2006.
Nguồn
sửa- Ćirković, Sima (2004). The Serbs. Malden: Blackwell Publishing. ISBN 9781405142915.
- Bataković, Dušan T. (1992). The Kosovo Chronicles. Belgrade: Plato.
- Bataković, Dušan T. (1993). Kosovo, la spirale de la haine: Les faits, les acteurs, l'histoire (bằng tiếng Pháp) (ấn bản thứ 1). Lausanne: L'Age d'Homme. ISBN 9782825103890.
- Bataković, Dušan T. biên tập (2005). Histoire du peuple serbe [History of the Serbian People] (bằng tiếng Pháp). Lausanne: L’Age d’Homme. ISBN 9782825119587.
- Bataković, Dušan T. biên tập (2007). Kosovo and Metohija: Living in the Enclave (PDF). Belgrade: Institute for Balkan Studies.
- Bataković, Dušan T. (2014). A Turbulent Decade: The Serbs in Post-1999 Kosovo: Destruction of Cultural Heritage, Ethnic Cleansing, and Marginalization (1999—2009). Paris: Dialogue. ISBN 9782911527128.
- Bataković, Dušan T. (2015). “Kosovo and Metohija: History, Memory and Identity”. The Christian Heritage of Kosovo and Metohija: the Historical and Spiritual Heartland of the Serbian People. Los Angeles: Sebastian Press. tr. 569–608. ISBN 9788682685395.
- Bataković, Dušan T. (2015). “The Serbs of Kosovo and Metohija 1999-2007: Surviving in Ghetto-like Enclaves”. The Christian Heritage of Kosovo and Metohija: the Historical and Spiritual Heartland of the Serbian People. Los Angeles: Sebastian Press. tr. 935–945. ISBN 9788682685395.
- Goati, Vladimir; Slavujević, Zoran; Pribićević, Ognjen (1993). Izborne borbe u Jugoslaviji (1990-1992). Beograd: Institut društvenih nauka. ISBN 9788670930513.
- Goati, Vladimir (2000). Partije Srbije i Crne Gore u političkim borbama od 1990 do 2000. Bar: Conteco.
- Goati, Vladimir (2001). Izbori u SRJ od 1990 do 1998: Volja građana ili izborna manipulacija. Dodatak: Izbori 2000 (PDF) (ấn bản thứ 2.). Beograd: Centar za slobodne izbore i demokratiju.
- Goati, Vladimir (2013). Izbori u Srbiji i Crnoj Gori od 1990. do 2013. i u SRJ od 1992. do 2003 (PDF). Beograd: Centar za slobodne izbore i demokratiju.
- Kovačević, Miladin and other (1993). Statistical Yearbook of Yugoslavia 1993 (PDF). Beograd.
- Miller, Nicholas (2005). “Serbia and Montenegro”. Eastern Europe: An Introduction to the People, Lands, and Culture. 3. Santa Barbara, California: ABC-CLIO. tr. 529–581. ISBN 9781576078006.
- Morrison, Kenneth (2009). Montenegro: A Modern History. London-New York: I.B.Tauris.
Liên kết ngoài
sửa- Website chính thức, chính phủ Nam Tư (Serbia và Montenegro) tại Wayback Machine (lưu trữ index)
- Hồ sơ quốc gia: Serbia và Montenegro, BBC