Chà bông (hay ruốc, thịt ruốc, giản thể: 肉松; phồn thể: 肉鬆; bính âm: ròusōng, Hán Việt: nhục tông) là một loại thức ăn khô được chế biến từ thịt lợn nạc, thịt gà bỏ xương và da, rút xương, bỏ da hoặc tôm to bóc vỏ, bỏ đầu và xuất xứ từ Trung Quốc.[1] Do thịt đã được làm khô, không còn chứa nước, và dưới sự tác động của muối nên chà bông mang lại hương vị đậm đà.

Chà bông
Tên tiếng Trung
Phồn thể
Giản thể
Bính âm Hán ngữròusōng
Nghĩa đenthịt sợi
Rousu
Tiếng Trung
Bính âm Hán ngữròusū
Tên tiếng Việt
Tiếng Việtruốc (miền Bắc) hay chà bông (miền Nam)
Tên tiếng Indonesia
tiếng Indonesiaabon
Cháo Tiều của Trung Quốc thường được ăn với ruốc

Tùy theo loại nguyên liệu đem chế biến mà chà bông có các tên gọi tương ứng như chà bông thịt heo, chà bông thịt gà, chà bông cá, chà bông tôm.[1] Ngoài ra, nó còn có thể bảo quản được khá lâu, bởi vi khuẩn không có khả năng phát triển trong môi trường có nồng độ mặn cao.

Nguồn gốc

sửa

Câu chuyện về nguồn gốc của chà bông được lưu truyền trong dân gian từ thời kỳ phong kiến Trung Hoa. Trung Hoa là một đất nước có nền nông nghiệp lúa nước, nên đa phần người Hán ăn cơm gạomàn thầu (bánh bao). Cơm nắm và bánh màn thầu có thể để trong tay nải, để mang đi xa trong thời gian dài. Tuy nhiên, thịt thì phải làm khô thì mới có thể sử dụng lâu được. Từ đó món chà bông thịt đã ra đời.

Ngoài việc có thể ăn với cơm hay bánh màn thầu, người Trung Hoa còn ăn chà bông với cháo trắngbánh quẩy để có một bữa ăn sáng dinh dưỡng và ấm lòng vì buổi sáng ở Trung Quốc thường khá lạnh. Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa hai nước, dần dần chà bông cũng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam, vì món ăn này khá dễ ăn và hương vị phù hợp với khẩu phần ăn uống của người Việt. Có thể hiểu đại khái về cụm từ "chà bông" là chà xát miếng thịt gia súc, gia cầm hay hải sản (tôm, cá) cho thật bông tơi.

Các loại chà bông và cách chế biến

sửa

Chà bông thịt heo

sửa

Chà bông thịt heo là loại phổ biến nhất. Nó được làm từ thịt thăn heo loại bỏ hết da và mỡ, rồi cắt miếng to dọc thớ. Sau đó được luộc với nước mắm thêm chút đường. Khi thịt đã chín và nước trong nồi còn ít thì dỡ thịt ra. Đến khi thịt đã nguội thì dùng chày giã dập, rồi cho vào chảo rang với nhỏ lửa. Trong quá trình rang, sấy trong chảo, bạn có thể cho nốt nước luộc thịt còn thừa vào rang cùng.

Khi thịt đã khô ráo nhưng vẫn còn mềm thì bỏ thịt ra để nguội và cho vào rá chà thật bông, tơi. Bạn cũng có thể dùng máy xay sinh tố, bằng cách cho từng chút một vào và xay nó ra từng sợi. Đổ thịt đã làm bông vào chảo và tiếp tục sấy thêm cho thật khô, vàng. Cuối cùng để nguội và cất giữ trong bình kín có nắp đậy.

Chà bông thịt gà

sửa

Chà bông thịt gà được làm bằng cách tách lườn gà để lấy thịt, đem ướp gia vị (muối ăn 12-15%, hay nước mắm và bột ngọt tùy theo cách chế biến), sau đó mang rim chín trong vòng khoảng 20 phút. Tiến hành xay tơi bằng cách vò tách cơ, sấy bán khô ở nhiệt độ khoảng 40-50°C đến độ ẩm đạt 30%. Tạo bông tơi, và tiếp tục sấy ở nhiệt độ 90°C trong khoảng 5 phút là đủ và có màu vàng đều, bông tơi. Cuối cùng để nguội rồi cất trữ trong bình kín có nắp đứa đậy hay bao gói chân không.

Chà bông cá

sửa

Cá được mang đi rút xương và bỏ da. Sau đó, thái ngang thớ dài khoảng 15 - 20 mm, rồi ướp cá với nước mắm, mì chính và đường. tiến hàng rang khô, giã hoặc dùng máy xay sinh tố làm tơi, cuối cùng rang nhỏ lửa trong chảo cho đến khô.

Chà bông tôm

sửa

Tôm tươi được lột vỏ, bỏ đầu và rút phần chỉ đen. Tôm được ướp với một ít nước mắm, tiêu và tỏi đã băm nhuyễn. Bạn cũng sử dụng tôm khô để làm chà bông, nhưng chất lượng lại kém hơn. Hấp tôm vừa chín, để nguội và giã cho bông lên thành ruốc. Món này người miền Trung thường gọi là tôm chấy.

Giá trị dinh dưỡng

sửa

Trong 100g chà bông có:

Do đó sử dụng chà bông mỗi ngày sẽ góp phần bổ sung lượng lớn năng lượng cùng chất đạm. Tuy nhiên lượng chà bông tốt nhất được sử dụng mỗi ngày được khuyến khích nhằm hỗ trợ người đang trong quá trình giảm cân, người sợ béo phì thì nên ăn lượng nhỏ tầm 30 gram mỗi ngày. Đồng thời khi ăn chà bông cần phải phối hợp với các món ăn khác có nhiều rauvitamin.

Cách sử dụng

sửa

Chà bông có thể được dùng để ăn với cơm, cháo, bánh mì hay xôi,... Bên cạnh đó, nó còn được dùng để bổ sung chất đạm cho các em bé, các bà mẹ mang thai và người lớn tuổi, hoặc còn dùng để nấu canh.... Chà bông là một sản phẩm rất tiện lợi cho tất cả mọi lứa tuổi và đối tượng.

Cách bảo quản

sửa

Vì là dạng thịt khô đã có tẩm ướp qua muối, nên chà bông có thể bảo quản trong các hũ được đậy nắp kín ở một khoảng thời gian dài mà không bị hư hỏng.

Trong thời gian sử dụng cần lưu ý đậy nắp kín hũ chà bông để tránh côn trùng. Bạn cũng có thể đặt túi hút ẩm bên trong để chất lượng chà bông luôn được đảm bảo tốt nhất. Tuy nhiên cách tốt nhất để bảo quản chà bông chính là để trong ngăn mát của tủ lạnh. Không chỉ giúp tránh được côn trùng, mà còn hạn chế được độ ẩm không khí làm ảnh hưởng chất lượng của chà bông.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Grigson, Jane (tháng 1 năm 1985), World Atlas of Food, Bookthrift Company, ISBN 978-0-671-07211-7

Liên kết ngoài

sửa
  NODES