Chùa Linh Sơn (Ba Thê)
Chùa Linh Sơn còn được gọi là chùa Phật bốn tay núi Ba Thê, tọa lạc tại xã Vọng Thê (nay là thị trấn Óc Eo), huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích cấp quốc gia, và là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng của tỉnh.
Lịch sử chùa
sửaChùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1913 (và được trùng tu mấy năm gần đây), cách chợ Vọng Thê khoảng 2 km về hướng đông. Ngôi chùa nằm trên nền một gò đất cao, bên những đại thụ râm mát, nơi triền núi Ba Thê, cạnh khu Di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự thuộc nền văn hóa Óc Eo.
Vào năm 1913, dân địa phương phát hiện một pho tượng Phật bốn tay ở tư thế đứng, cao 1,7 m, nằm sâu trong lòng đất khoảng hai mét, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng đã tìm thấy hai tấm bia được làm bằng đá bùn có chiều cao khoảng 1,8 m, dày khoảng 0,22 m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu nói có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa. Vì vậy, dân quanh vùng khi ấy bèn góp công, góp của dựng lên một ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn Tự để tôn thờ tượng Phật và gìn giữ bia cổ[1].
Năm 1988, chùa Linh Sơn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Năm 2012, chùa lại được liệt là một loại hình kiến trúc tiêu biểu trong quần thể Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê đã được Thủ tướng Việt Nam xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2012. Trong Hồ sơ xếp hạng di tích của Cục Di sản văn hóa có đoạn viết:
Tượng Phật bốn tay
sửaTheo một số nhà chuyên môn, thì cả hai cổ vật này có niên đại vào khoảng từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên[3].
Tượng Phật bốn tay mang mô típ mỹ thuật Bà-la-môn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ tương tự tượng thờ Bà Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc). Thực chất, đây là tượng tạc theo mô típ tượng thần Vishnu có hình rắn naga bảy đầu làm thành tán che phía sau, thường gặp trong các tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo.
Nguyên thủy, tượng có màu đen của loại đá cổ. Sau khi khai quật lên, người ta cho đắp thêm phần chân để pho tượng có dáng ngồi theo tư thế kiết già, rồi còn sơn phết màu mè, khiến giá trị của nghệ thuật điêu khắc và vẻ đẹp tự nhiên của loại đá hàng ngàn năm tuổi bị mất đi.
Ngày 18 tháng 1 năm 1988, tượng Phật bốn tay được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật. Ngày 24 tháng 5 năm 2009, pho tượng cùng 2 tấm bia đá cổ đều đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao danh hiệu lâu năm và lớn nhất nước[4].
Xem thêm
sửaẢnh
sửa-
Cổng chùa Linh Sơn.
-
Bàn thờ chính trong chùa Linh Sơn.
-
Một trong hai tấm bia đá cổ.
-
Di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự, nằm cách chùa Linh Sơn 60m.
Chú thích
sửa- ^ Lo sợ bị đánh cắp, nên người ta cho ốp dính hai tấm bia vào bệ thờ (ảnh 2).
- ^ Thông tin về "Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê" trên website Cục Di sản văn hóa, truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2013 [1] Lưu trữ 2013-10-21 tại Wayback Machine.
- ^ Tượng phật bốn tay lâu đời nhất VN, VnExpress
- ^ Nguồn: [2] Lưu trữ 2009-05-26 tại Wayback Machine.
Nguồn tham khảo
sửa- Nhiều người soạn, Địa chí An Giang (Tập 2). UBND tỉnh An Giang tổ chức biên soạn và ấn hành năm 2007.
- Linh Sơn Tự và tượng, bia đá 2.000 năm tuổi của Kỳ Nguyễn Lưu trữ 2008-10-11 tại Wayback Machine
- Tượng phật bốn tay lâu đời nhất Việt Nam. Lưu trữ 2009-05-26 tại Wayback Machine
Một số bài viết liên quan đến chùa miếu ở An Giang | |
---|---|
Chùa Linh Sơn • Miếu Bà Chúa Xứ • Chùa Phật Lớn • Chùa Ông Bắc • Chùa Tây An • Đình Mỹ Phước • Chùa Giồng Thành • Chùa Phước Điền • Chùa Phi Lai, Chùa Tam Bửu • Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành • Đình Châu Phú • Chùa Xà Tón… |