Chromyl(VI) chloride
Chromiyl(VI) chloride là hợp chất vô cơ có công thức hóa học CrO2Cl2. Nó là một hợp chất màu nâu đỏ, là một chất lỏng dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng, điều này là bất thường đối với các phức kim loại chuyển tiếp.
Chromiyl(VI) chloride | |||
---|---|---|---|
| |||
Mẫu Chromiyl(VI) chloride | |||
Tên hệ thống | Dichloridodioxidochromium | ||
Tên khác | Etard Reagent Clorochromic anhydride Chromi dioxide đichloride Chromi đioxyđichloride | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
PubChem | |||
Số EINECS | |||
ChEBI | |||
Số RTECS | GB5775000 | ||
Ảnh Jmol-3D | ảnh | ||
SMILES | đầy đủ
| ||
InChI | đầy đủ
| ||
Tham chiếu Gmelin | 2231 | ||
UNII | |||
Thuộc tính | |||
Công thức phân tử | CrO2Cl2 | ||
Khối lượng mol | 154,9022 g/mol | ||
Bề ngoài | chất lỏng màu vàng | ||
Mùi | mốc[1] | ||
Khối lượng riêng | 1,911 g/cm³, lỏng | ||
Điểm nóng chảy | −96,5 °C (176,7 K; −141,7 °F) | ||
Điểm sôi | 117 | ||
Độ hòa tan trong nước | tan, phân hủy | ||
Áp suất hơi | 20 mmHg (20 ℃)[1] | ||
Các nguy hiểm | |||
Nguy hiểm chính | ung thư, phản ứng mãnh liệt với nước[1] | ||
NFPA 704 |
| ||
Điểm bắt lửa | không cháy | ||
PEL | không có[1] | ||
REL | Ca TWA 0,001 mg Cr(VI)/m³[1] | ||
IDLH | N.D.[1] | ||
Ký hiệu GHS | |||
Báo hiệu GHS | Nguy hiểm | ||
Chỉ dẫn nguy hiểm GHS | H271, H314, H317, H340, H350, H410 | ||
Chỉ dẫn phòng ngừa GHS | P201, P210, P280, P303+P361+P353, P305+P351+P338+P310, P308+P313[2] | ||
Các hợp chất liên quan | |||
Anion khác | Chromiyl(VI) fluoride | ||
Cation khác | Molybden(VI) chloride Vonfam(VI) chloride | ||
Hợp chất liên quan | Thionyl chloride Vanadi(V) oxychloride | ||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Điều chế
sửaChromiyl(VI) chloride có thể được điều chế bằng phản ứng của kali Chromiat hoặc kali điChromiat với hydro chloride khi có mặt axit sunfuric, sau đó chưng cất.[3][4]
Axit sunfuric đóng vai trò là chất khử. Nó cũng có thể được điều chế trực tiếp bằng cách cho Chromi(VI) oxit tiếp xúc với khí hydro chloride khan.
- CrO3 + 2HCl ⇌ CrO2Cl2 + H2O
Phương pháp được sử dụng để điều chế Chromiyl(VI) chloride là cơ sở nhận biết ion chloride: mẫu nghi ngờ có chứa chloride được đun nóng với hỗn hợp kali điChromiat và axit sunfuric đặc. Nếu có chloride, Chromiyl(VI) chloride sẽ hình thành bằng chứng là có khói màu đỏ của CrO2Cl2. Các hợp chất tương tự được tạo thành với fluoride, bromide, iodide và cyanide.
Phản ứng
sửaVới các hợp chất vô cơ
sửaChromiyl(VI) chloride phản ứng mãnh liệt với nước, tạo ra axit Chromiic và axit clohydric:
- CrO2Cl2 + 2H2O → H2CrO4 + 2HCl
Trong quá trình xảy ra phản ứng trên, axit cloroChromiic được tạo thành dưới dạng một chất trung gian:
- CrO2Cl2 + H2O → HCrO3Cl + HCl
Nếu phản ứng có sự xuất hiện của muối chloride, muối cloroChromiat sẽ được hình thành:[5]
Thuốc thử oxy hóa anken
sửaChromiyl(VI) chloride oxy hóa các anken nội thành alpha-cloroketon hoặc các dẫn xuất liên quan.[6] Nó cũng sẽ phản ứng với các nhóm metyl benzylic để tạo ra andehit thông qua phản ứng Étard. Điclorometan là dung môi thích hợp cho các phản ứng này.[7]
An toàn
sửaCấp tính: Tiếp xúc với hơi Chromiyl(VI) chloride gây kích ứng hệ hô hấp và kích ứng mắt nghiêm trọng, và chất lỏng này làm bỏng da và mắt. Nuốt phải sẽ rất nguy hiểm.[8]
Mãn tính: CrVI có thể tạo ra bất thường nhiễm sắc thể và là chất gây ung thư ở người qua đường hô hấp.[9] Da thường xuyên tiếp xúc với Chromiyl(VI) chloride có thể gây loét.[8]
Tham khảo
sửa- ^ a b c d e f “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0142”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ “Chromyl chloride 200042” (PDF). Sigma-Aldrich. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2020.
- ^ Moody, B.J. (1965). “22”. Comparative Inorganic Chemistry (ấn bản thứ 1). London: Edward Arnold. tr. 381. ISBN 0-7131-3679-0.
- ^ Sisler, Harry H. (1946). Chromyl Chloride [Chromium(VI) Dioxychloride]. Inorganic Syntheses. 2. tr. 205–207. doi:10.1002/9780470132333.ch63. ISBN 9780470132333.
- ^ Chromyl Chloride, CrO2Cl2 trên atomistry.com
- ^ Freeman, Fillmore; DuBois, Richard H.; McLaughlin, Thomas G. (1971). “Aldehydes by Oxidation of Terminal Olefins with Chromyl Chloride: 2,4,4-Trimethylpentanal”. Org. Synth. 51: 4. doi:10.15227/orgsyn.051.0004.
- ^ F. Freeman (2004). “Chromyl Chloride”. Encyclopedia of Reagents for Organic Synthesis. doi:10.1002/047084289X.rc177. ISBN 0471936235.
- ^ a b Prof CH Gray biên tập (1966). “IV”. Laboratory Handbook of Toxic Agents (ấn bản thứ 2). London: Royal Institute of Chemistry. tr. 79.
- ^ IARC (ngày 5 tháng 11 năm 1999) [1990]. Volume 49: Chromium, Nickel, and Welding (PDF). tr. 21–23. ISBN 92-832-1249-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008.