Cinnamon là một môi trường desktop dựa trên bộ công cụ GTK+ 3. Nó được phát hành năm 2011. Cinnamon bắt đầu như là một phân nhánh của GNOME Shell, do đó ban đầu nó chỉ là một lớp giao diện đồ họa của GNOME, nhưng nhanh chóng trở thành một môi trường desktop trong phiên bản Cinnamon 2.0. Cinnamon được phát triển bởi (và cho) bản phân phối Linux Mint, sau đó được áp dụng rộng rãi hơn ở nhiều bản phân phối khác.

Cinnamon
Thiết kế bởiLinux Mint team
Phát triển bởiLinux Mint team
Phát hành lần đầu2011; 13 năm trước (2011)
Phiên bản ổn định
3.0.7 / 14 tháng 7 năm 2016; 8 năm trước (2016-07-14)[1]
Kho mã nguồn
Viết bằngC, JavaScript, và Python
Hệ điều hànhLinux, BSDs
Thể loại
Giấy phépGPL v2
Websitecinnamon-spices.linuxmint.com
github.com/linuxmint/Cinnamon
Trạng tháiActive

Vì Cinnamon dự định thực hiện một giao diện người dùng đồ họa (GUI) riêng biệt từ GNOME, nhiều thành phần của GNOME Core Applications đã được phân nhánh, do đó GUI của nó có thể được viết lại cho thích hợp.

Lịch sử

sửa

Nhóm phát triển Linux Mint ban đầu không chắc chắn về tương lai của phân phối sau khi phát hành GNOME 3.Nó có một lớp giao diện mới, GNOME Shell, không phù hợp với ý đồ thiết kế giao diện họ với Linux Mint, nhưng ban đầu không có lựa chọn thay thế có sẵn. [citation needed] Linux Mint 11 "Katya" được phát hành tháng 5/2011 với phát hành chính thức của GNOME 2, nhưng rõ ràng là cần một giải pháp tốt hơn, ví dụ như GNOME Panel đã không còn được phát triển. [citation needed] Do đó, nhóm phát triển đặt ra mục tiêu cải thiện GNOME Shell so that để nó phù hợp hơn với thiết kế của Linux Mint, và kế quả là "Mint GNOME Shell Extensions" (MGSE). Trong khi đó, môi trường desktop MATE được phân nhánh từ GNOME 2. Mint team quyết định kết hợp MATE vào Linux Mint 12 "Lisa" cùng MGSE,cung cấp cho người dùng một lựa chọn để sử dụng giao diện truyền thống của GNOME 2 hoặc MGSE dựa trên GNOME 3. [citation needed]

Tuy nhiên, MGSE đã đánh mất những kỳ vọng ngắn ngủi. Từ khi GNOME Shell đi theo một hướng khác so với mục tiêu các nhà phát triển Mint đã có trong tâm trí, rõ ràng là MGSE là không khả thi trong thời gian dài.Để đối phó với vấn đề này, GNOME Shell đã được phân nhánh và thành lập dự án Cinnamon, cho phép các nhà phát triển Linux Mint kiểm soát phát triển tốt hơn trong quá trình phát triển và thực hiện tầm nhìn của họ về giao diện GNOME để sử dụng trong các phiên bản tương lai của Linux Mint. Dự án đã được công bố công khai trên 02 tháng 1 năm 2012 trên blog Linux Mint.[2]

Từ phiên bản 1.2 trở đi, Cinnamon sử dụng Muffin, một phân nhánh của trình quản lý của sổ GNOME 3 Mutter, làm trình quản lý cửa sổ của nó.[3]

Cinnamon 1.6 được giới thiệu ngày 18/9/2012 với trình duyệt file mới Nemo thay thế cho Nautilus, mặc dù Nautilus là vẫn còn là một tùy chọn.

Cinnamon 1.8 phát hành ngày 5/5/2013. GNOME Control Center được phân nhánh. Nó bây giờ được gọi là Cinnamon-Control-Center  và nó kết hợp Gnome-Control-Center và Cinnamon-Settings. Gnome-Screensaver cũng bị phân nhánh và được gọi là Cinnamon-Screensaver. Bây giờ nó có thể cài đặt và cập nhật các applet, các phần mở rộng, desklets và theme thông qua control-center thay cho việc phải di chuyển các themes vào các folder .themes. Nó cũng có một tính năng sủa đổi giao diện Nemo. Desklets đi kèm với các phát hành là như Widgets.

Cinnamon 2.0 phát hành ngày 10/11/2013. Từ phiên bản này, Cinnamon không còn là một giao diện của GNOME như Unity hay GNOME Shell, mà là một "Môi trường desktop hoàn thiện". Cinnamon vẫn đang được xây dựng trên công nghệ của GNOME và sử dụng GTK+, nhưng nó không còn đòi hỏi GNOME để có thể cài đặt nó nữa. Thay đổi lớn nhất trong bản phát hành này là hoàn thiện edge-tiling, hoàn thiện quản lý người dùng, cấu hình hiệu ứng âm thanh cá nhân và cải tiến hiệu suất cho các ứng dụng toàn màn hình.

Phát hành

sửa

Thành phần

sửa

Cinnamon đã phân nhánh các ứng dụng của GNOME Core Applications.

Tính năng

sửa

Các tính năng được Cinnamon hỗ trợ bao gồm[3]

  • Hiệu ứng desktop, bao gồm ảnh động và các hiệu ứng chuyển tiếp;

[clarification needed]

  • Panels cung cấp một menu chính, launcher, một danh sách các của sổ và system tray có thể được điều chuyển sang trái, phải hay cho lên đầu hay xuống dưới màn hình
  • Các phần mở rộng khác;
  • Applet xuất hiện trên bảng điều khiển
  • Overview với các chức năng tương tự như trong GNOME Shell; và
  • Settings editor dễ dàng tùy chỉnh. nó có thể tùy chỉnh:
    • Panel
    • Lịch
    • Chủ đề
    • Hiệu ứng
    • Applets
    • Phần mở rộng

Tính đến 24/2/2012 không có tài liệu chính thức cho Cinnamon,[7] mặc dù hầu hết các tài liệu cho GNOME Shell có thể áp dụng cho Cinnamon.[cần dẫn nguồn] Có các tài liệu cho các phiên bản Cinnamon của Linux Mint, với một chương về Cinnamon.[8]

Hình ảnh

sửa

Chế độ Overview

sửa

Chế độ mới overview đã được thêm vào Cinnamon 1.4. Có hai chế độ là "Expo" và "Scale", có thể được cấu hình trong Cinnamon Settings. [cần dẫn nguồn]

Khả năng mở rộng

sửa

Cinnamon có thể được chỉnh sửa thông qua các themes, applets và phần mở rộng. Themes có thể tùy chỉnh giao diện của Cinnamon, bao gồm nhưng không giới hạn ở menu, panel, lịch và khởi chạy các hộp thoại. Applets là icons là các ký tự xuất hiện trên bảng điều khiển. Năm applets được tích hợp mặc định, và các nhà phát triển có thể tự do tạo applets của riêng mình. Một hướng dẫn để tạo applet đơn giản có sẵn.[9] Phần mở rộng có thể sửa đổi các chức năng của Cinnamon, như cung cấp một dock hoặc thay đổi cách hiển thị của  của tổ hợp phím chuyển đổi của sổ  Alt+Tab ↹.

Các nhà phát triển có thể tải lên các theme, các applet và các phần mở rộng của họ lên trang web của Cinnamon và cho phép người dùng tải về và đánh giá.

Adoption

sửa

Cinnamon cóa sẵn trên kho ứng dụng của Linux Mint 12,[2] và được cài sẵn trong Linux Mint 13 và cao hơn [needs update] như là một trong bốn lựa chọn môi trường desktop, một trong ba môi trường còn lại là MATE.[10] Đây cũng là một giao diện người dùng tự chọn trong Linux Mint Debian Edition Update Pack 4.[11]

Ngoài Linux Mint, Cinnamon cũng có sẵn cho Ubuntu thông qua PPA,[12][13] Fedora,[14] openSUSE,[15] Arch Linux, Gentoo Linux, Mageia,[16] Debian, Pardus, Manjaro Linux, Sabayon 8.[17]FreeBSD[18] Nó là môi trường desktop mặc định của Cubuntu,[19]Cr OS Linux, và dự kiến sẽ được thông qua bởi Fusion Linux trong phiên bản 16, thông qua một thông cáo đầy đủ là không có sẵn trong tháng 6/2014 .[20][21]

Tiếp nhận

sửa

Mặc dù đến tháng 1/2012 vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, Cinnamon đã nhận được đón nhận khá tích cực. Các hỗ trợ của nó mạnh mẽ và linh hoạt hơn so với GNOME Shell trong khi cung cấp các tính năng nâng cao.[22][23]

Trong đánh giá của họ về Linux Mint 17, Ars Technica mô tả Cinnamon 2.2 là "có vẻ khá thân thiện với hầu hết người dùng và có sự hữu dụng của tất các nền tảng desktop khác xung quanh nó."[24]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lefebvre, Clement (ngày 23 tháng 5 năm 2016). “Releases · linuxmint/Cinnamon”. GitHub Inc. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ a b "Introducing Cinnamon". 
  3. ^ a b "Cinnamon 1.2 released". 
  4. ^ "Cinnamon 1.4 Released" Lưu trữ 2016-04-19 tại Wayback Machine (Press release).
  5. ^ "cinnamon in Fedora repositories" Lưu trữ 2016-02-03 tại Wayback Machine. 
  6. ^ "cinnamon in Debian repositories". 
  7. ^ "'Cinnamon 1.4 (GNOME Shell Fork)'" Lưu trữ 2016-04-06 tại Wayback Machine. 
  8. ^ User guides for Linux Mint, Cinnamon edition, many languages and versions.
  9. ^ "How to make a Cinnamon applet (Force Quit applet tutorial)". 
  10. ^ "Linux Mint 13 "Maya" RC released!"
  11. ^ "Update Pack 4 is out!"
  12. ^ "Cinnamon Stable PPA by Tsvetko Tsvetkov" Lưu trữ 2014-06-25 tại Archive.today. 
  13. ^ New Cinnamon Stable Ubuntu PPAs (Ubuntu 14.04 And 12.04)
  14. ^ "Fedora 18 Features Updated User Interfaces and Desktop Environments". 
  15. ^ Cinnamon in openSUSE
  16. ^ “Mageia App Db Groups (Graphical desktop)”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2016.
  17. ^ "Sabayon Linux 8 Debuts with a Dash of Cinnamon". 
  18. ^ "The FreeBSD GNOME Project". 
  19. ^ "Cubuntu (Ubuntu with Cinnamon)". 
  20. ^ "Fusion Linux 16 sneak peek" Lưu trữ 2016-12-23 tại Wayback Machine. 
  21. ^ “Fusion Linux downloads”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2016.
  22. ^ "Linux Mint's Cinnamon: A GNOME 3.x shell fork". 
  23. ^ "Introducing Cinnamon: The GNOME 3 Replacement". 
  24. ^ Scott Gilbertson (ngày 24 tháng 6 năm 2014).

Liên kết ngoài

sửa
  NODES
Project 1