Curcuma scaposa

loài thực vật

Curcuma scaposa là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng.[1] Tên gọi trong tiếng Marathi là चोहोळा (chohola, sunha, colla, soonha).[2][5]

Curcuma scaposa
Curcuma scaposa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Curcuma
Loài (species)C. scaposa
Danh pháp hai phần
Curcuma scaposa
(Nimmo) Škornick. & M.Sabu, 2007[1]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Hedychium scaposum Nimmo, 1839[2]
  • Kaempferia scaposa (Nimmo) Benth. & Hook.f., 1883[3]
  • Monolophus scaposus (Nimmo) Dalzell, 1850[4]

Lịch sử phân loại

sửa

Loài này được Joseph Nimmo mô tả khoa học đầu tiên năm 1839 dưới danh pháp Hedychium scaposum.[2][6] Năm 1850, Nicol Alexander Dalzell chuyển nó sang chi Monolophus với danh pháp Monolophus scaposus.[4][7] Năm 1883, George BenthamJoseph Dalton Hooker chuyển nó sang chi Kaempferia với danh pháp Kaempferia scaposa.[8] Năm 2007, Jana Leong-Škorničková và Mamiyil Sabu chuyển nó sang chi Curcuma.[9] Các tác giả đồng thời cũng chỉ định mẫu định danh (neotype và isoneotype) cho loài này là G. King s.n., thu thập tháng 9 năm 1878 tại Lonavlie, Tây Ghats, Maharashtra, Ấn Độ.[1] Tên tiếng Anh là scaped ginger.[5]

Từ nguyên

sửa

Tính từ định danh scaposa bắt nguồn từ danh từ tiếng Latinh scapus (bản thân từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp σκᾶπος) nghĩa là cán, cuống, trục, thân; ở đây là nói tới cán hoa dài của loài này mọc trực tiếp từ thân rễ.

Phân bố

sửa

Loài này có tại các bang Maharashtra, Goa, Karnataka ở tây nam Ấn Độ.[2][10][11] Môi trường sống là ven bờ sông suối,[4] trong rừng lá sớm rụng ẩm ướt nhiệt đới, trên đất phù sa ven biển.[10]

Mô tả

sửa

Cây thảo có thân rễ sống lâu năm, mọc thẳng, cao 20-50 cm.[5] Thân rễ có củ nhỏ thuôn dài ở đầu cùng của rễ, xiên; rễ chùm dài, thanh mảnh. Lá 12 × 2-3 inch (30 × 5-7,5 cm), thuôn dài-hình mác, nhọn, xanh lục mặt trên, nhạt hơn và có lông tơ mặt dưới, hẹp thành cuống lá có rãnh sâu. Cành hoa bông thóc 3-6 inch (7,5-15 cm), rậm vừa phải; cuống cụm hoa dài, thanh mảnh, trần trụi. Lá bắc 1-1,5 inch (2,5-3,8 cm), thuôn dài-hình mác, bền, màu xanh lục. Hoa màu trắng. Đài hoa hình ống, ôm lỏng lẻo lấy ống tràng, trên 1 inch (2,5 cm), có răng cưa nhỏ gần đều. Ống tràng thanh mảnh, 2-3 inch (5-7,5 cm), các phần ngắn, hình mác đến thuôn tròn-hình tim. Nhị lép bên thuôn dài, màu trắng, dài như các phần của tràng hoa, ngắn hơn cánh môi lớn, rộng, tù, đỉnh chẻ đôi, dài trên 1 inch (2,5 cm). Bao phấn không cuống. Bầu nhụy 3 ngăn, gần thuôn tròn. Đầu nhụy hình phễu, có lông rung, lưng có mụn cơm. Quả nang hình trứng ngược, màu đỏ, có lông tơ, kích thước cỡ quả trứng chim sẻ, dài ~1cm.[2][12] Hạt màu nâu sẫm, trong các ngăn xếp thành vài hàng, có áo hạt; áo hạt vài thùy. Ra hoa tháng 7-9.[2][4][5]

Chú thích

sửa
  •   Tư liệu liên quan tới Curcuma scaposa tại Wikimedia Commons
  •   Dữ liệu liên quan tới Curcuma scaposa tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Curcuma scaposa”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2021.
  1. ^ a b c Jana Leong-Škorničková, Otakar Šída, Vlasta Jarolímová, Mamyil Sabu, Tomáš Fér, Pavel Trávníček & Jan Suda, 2007. Chromosome numbers and genome size variation in Indian species of Curcuma (Zingiberaceae). Annals of Botany 100(3) - new series: 505-526, doi:10.1093/aob/mcm144, xem trang 524.
  2. ^ a b c d e f Joseph Nimmo, 1839. 1448. Hedychium scaposum trong John Graham, 1839. A catalogue of the plants growing in Bombay and its vicinty; spontaneous, cultivated or introduced, as far as they have been ascertained 205-206.
  3. ^ Bentham G. & Hooker J. D., 1883. Kaempferia scaposa. Genera Plantarum ad exemplaria imprimis in herbariis Kewensibus 3(2): 642.
  4. ^ a b c d Dalzell N. A., 1850. Monolophus scaposus trong William Jackson Hooker, 1850. Hooker's Journal of Botany and Kew Garden Miscellany 2: 143-144.
  5. ^ a b c d Scaped Ginger trong flowersofindia.net.
  6. ^ The Plant List (2010). Hedychium scaposum. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  7. ^ The Plant List (2010). Monolophus scaposus. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ The Plant List (2010). Kaempferia scaposa. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  9. ^ The Plant List (2010). Curcuma scaposa. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  10. ^ a b Curcuma scaposa trong indiabiodiversity.org.
  11. ^ Curcuma scaposa trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 17-3-2021.
  12. ^ Baker J. G., 1890. CXLIX. Scitamineae: Kaempferia scaposa trong Hooker J. D., 1890. The Flora of British India 6(17): 224.
  NODES
Idea 1
idea 1
INTERN 1