Eos (thần thoại)

nữ thần binh minh Hy Lạp

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, Eos (Hy Lạp IonicHy Lạp Homeros Ἠώς Ēṓs, Hy Lạp Attica Ἕως Héōs, "bình minh", phát âm [ɛːɔ̌ːs] hoặc [héɔːs]; Hy Lạp Aeolic Αὔως Aúōs, Hy Lạp Doric Ἀώς Āṓs)[3] là nữ thần[a] của bình minh. Giống hai vị thần La Mã AuroraVệ Đà Ushas, danh xưng Eos bắt nguồn từ tên của vị thần bình minh Ấn-Âu nguyên thủy, được phỏng đoán là *H₂éwsōs. Nữ thần Eos, hoặc H₂éwsōs, có nhiều điểm tương đồng với nữ thần tình yêu Aphrodite. Dựa theo đó, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng hai vị nữ thần đều bắt nguồn từ chung một gốc, hoặc ít nhất thì Aphrodite bị ảnh hưởng rất lớn bởi nữ thần binh minh Ấn-Âu. Theo nhiều truyền thuyết, Aphrodite là kẻ đằng sau vô số cuộc tình của Eos, vì bà đã nguyền rủa Eos với lòng ham muốn vô độ đối với đàn ông phàm trần.

Eos
Hiện thân của Bình minh
Tranh sơn dầu nữ thần bình minh Eos của họa sĩ William-Adolphe Bouguereau năm 1881
Nơi ngự trịBầu trời
Biểu tượngSaffron, áo choàng, hoa hồng, mũ miện, ve sầu, ngựa
Thông tin cá nhân
Cha mẹHyperionTheia
Anh chị emHeliosSelene
Phối ngẫuAstraeus, Orion, Cephalus, Cleitus, Ares, Tithonus
Con cáiCác thần gió (Boreas, Eurus, Notus và Zephyrus), Các hành tinh (Eosphorus/Hesperus, Pyroeis, Stilbon, Phaethon, và Phaenon), Memnon, Emathion, và Astraea
Tương ứng
Tương ứng La MãAurora
Tương ứng SlavZorya
Tương ứng HinduUshas[2]
Tương ứng Nhật BảnAme-no-Uzume[1]

Trong văn học Hy Lạp, Eos là con gái của các thần Titan HyperionTheia, là chị gái của thần mặt trời Helios và nữ thần mặt trăng Selene. Trong một số văn liệu hiếm, nàng được mô tả là con gái của Titan Pallas. Mỗi ngày, nàng thức dậy bên rìa đại dương và đánh cỗ xe kéo bởi hai con ngựa xuyên qua bầu trời, báo hiệu sự bắt đầu của một ngày mới và sự xuất hiện của em trai nàng, Helios. Vì vậy trong sử thi Homeros, nàng còn được gọi là Rhododactylos, nghĩa là "ngón tay hồng", ẩn dụ cho màu sắc bầu trời lúc bình minh, và Erigeneia, nghĩa là "kẻ sinh ra sớm".

Mặc dù nữ thần Eos có nguồn gốc Ấn-Âu, người Hy Lạp thời cổ điển dường như không tồn thờ hay sùng bái nàng.

Từ nguyên

sửa

Dạng Hy Lạp nguyên thủy của danh xưng Ἠώς/Ēṓs được phục nguyên là *ἀυhώς/auhṓs, và dạng Hy Lạp Mycenae được phục nguyên là *hāwōs.[3][6] Theo nhà ngôn học Hà Lan Robert S. P. Beekes, sự tiêu biến âm đầu bật hơi có lẽ là biểu hiện của hiện tượng đảo âm (metathesis).[3] Danh xưng Eos có cùng nguồn gốc với tên của thần Vệ Đà Ushas, ​​tên của thần Litva Aušrinė, và tên của thần La Mã Aurora (Latinh cổ viết là Ausosa), cả ba vị thần đó đều là những nữ thần bình minh.[2]

Trong tiếng Hy Lạp Mycenae, tên của nàng đọc là a-wo-i-jo (Āw (ʰ) oʰios; Ἀϝohιος),[b][8] dựa theo bản kim thạch được khai quật tại di chỉ Pylos. Có ý kiến cho rằng đây là tên riêng của một người chăn cừu có ý nghĩa là "bình minh",[9][10][11][12] hoặc là dạng tặng cách của Āwōiōi.[13]

Nguồn gốc

sửa

Nữ thần bình minh Ấn-Âu

sửa

Bốn nữ thần đã đề cập bên trên đều có mối liên hệ căn nguyên với Eos, đều phái sinh từ gốc Ấn-Âu nguyên thủy *H₂ewsṓs > *Ausṓs, nghĩa là "bình minh". Căn tố German nguyên thủy *Austrō cũng chính là bắt nguồn từ đó, rồi sau lại sinh ra từ *Ōstara trong tiếng Đức Cao địa Cổ và từ Ēostre/Ēastre trong tiếng Anh Cổ (tên của nữ thần mùa xuân trong pagan giáo German). Các bằng chứng ngôn ngữ học khiến các nhà nghiên cứu cho rằng một vị thần Ấn-Âu nguyên thủy từng tồn tại với cái tên Hausos hoặc *H₂éwsōs.[2][3] Trong hệ thống thần Hy Lạp cổ đại, Eos, HeliosZeus là ba vị thần thuộc dòng dõi Ấn-Âu thuần túy, mặc dù hai vị Eos và Helios sau này bị thế chỗ bởi các vị thần ngoại lai, du nhập từ các nền văn hóa lân cận.[14] Danh hiệu phổ biến nhất của nữ thần bình minh Ấn-Âu là *Diwós Dhuǵh2tḗr hay 'Con gái của Dyēus', tức là con gái của thần bầu trời.[15] Tuy nhiên, trong sử thi Homeros, Eos chưa bao giờ được nhắc là con gái của Zeus (Διὸς θυγάτηρ, Diòs thugátēr), mà thường được mệnh danh là δῖα, dîa, nghĩa là "thần thánh", bắt nguồn từ *díw-ya, nghĩa gần như là "thuộc về Zeus" hoặc "thiên đàng".[16]

Chú thích

sửa
  1. ^ Lycophron gọi tên nàng là Tito, nghĩa là "ban ngày"[4] và có lẽ liên quan về mặt từ nguyên với "Titan". Nhà ngôn học Kerenyi nhận thấy rằng Tito có chung nguồn gốc ngôn ngữ với danh xưng của tình nhân Eos là Tithonus, và vì vậy chúng dường như đều là các danh xưng được mượn từ một ngôn ngữ Tiền-Hy Lạp.[5]
  2. ^ Các học giả Tây Ban Nha giải nghĩa từ này là "matinal", "matutino", "mañanero", chuyển ngữ sang tiếng Việt là "(thuộc về) buổi ban mai", "(thuộc về) bình minh".[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Witzel, Michael (2005). Vala and Iwato: The Myth of the Hidden Sun in India, Japan, and beyond (PDF).
  2. ^ a b c Mallory, J.P.; Adams, D.Q. (2006). The Oxford Introduction to Proto-Indo-European and the Proto-Indo-European World. Oxford, Anh quốc: Nhà xuất bản Đại học Oxford. tr. 432. ISBN 978-0-19-929668-2.
  3. ^ a b c d R. S. P. Beekes, Etymological Dictionary of Greek, Brill, 2009, tr. 492.
  4. ^ Xem "τιτώ".
  5. ^ Kerenyi 1951:199 chú giải 637.
  6. ^ West, Martin L. (24 tháng 5 năm 2007). Indo-European Poetry and Myth (bằng tiếng Anh). OUP Oxford. ISBN 9780199280759.
  7. ^ Bernabé, Alberto; Luján, Eugenio R. Introducción al Griego Micénico: Gramática, selección de textos y glosario. Monografías de Filología Grega Vol. 30. Zaragoza: Prensas de la Universidad de Zaragoza. 2020. tr. 234.
  8. ^ Luján, Eugénio R. "Los temas en -s en micénico". Trong: Donum Mycenologicum: Mycenaean Studies in Honour of Francisco Aura Jorro. Biên tập bởi Alberto Bernabé and Eugenio R. Luján. Bibliothèque des cahiers de L'Institut de Linguistique de Louvain Vol. 131. Louvain-la-Neuve; Walpole, MA: Peeters. 2014. tr. 68.
  9. ^ Lejeune, Michel. "Une présentation du Mycénien". Trong: Revue des Études Anciennes. Tome 69, 1967, n° 3–4. tr. 281. [DOI: https://doi.org/10.3406/rea.1967.3800]; www.persee.fr/doc/rea_0035-2004_1967_num_69_3_3800
  10. ^ Nakassis, Dimitri. "Labor and Individuals in Late Bronze Age Pylos". Trong: Labor in the Ancient World. Biên tập bởi Piotr Steinkeller và Michael Hudson. Dresden: ISLET-Verlag. 2015 [2005]. tr. 605. ISBN 978-3-9814842-3-6.
  11. ^ Davies, Anna Morpurgo (1972). "Greek and Indo-European semiconsonants: Mycenaean u and w". Trong: Acta Mycenaea, vol. 2 (M.S. Ruipérez, chủ biên). Salamanca: Universidad de Salamanca. tr. 93.
  12. ^ Jorro, Francisco Aura. "Reflexiones sobre el léxico micénico". Trong: Conuentus Classicorum: temas y formas del Mundo Clásico. Coord. por Jesús de la Villa, Emma Falque Rey, José Francisco González Castro, María José Muñoz Jiménez, Vol. 1, 2017, tr. 307. ISBN 978-84-697-8214-9.
  13. ^ Chadwick, John, và Lydia Baumbach. "The Mycenaean Greek Vocabulary". Trong: Glotta 41, no. 3/4 (1963): 198. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021. http://www.jstor.org/stable/40265918.
  14. ^ Burkert, tr. 17
  15. ^ Mallory & Adams 1997, tr. 149; Jackson 2002, tr. 79
  16. ^ West, tr. 186

Liên kết ngoài

sửa
  NODES
Project 1