Euromaidan

làn sóng biểu tình Ukraina (2013-2014)

Euromaidan (tiếng Ukraine: Євромайда́н), hay Cuộc khởi nghĩa Maidan[45] là một làn sóng biểu tìnhbất tuân dân sự diễn ra tại Ukraine bắt đầu từ ngày 21/11/2013 tại quảng trường Quảng trường Độc Lập (Maidan Nezalezhnosti), thủ đô Kyiv. Các cuộc biểu tình nổ ra với nguyên nhân trực tiếp là quyết định bất ngờ vào phút chót của chính phủ Ukraine lúc bấy giờ - không ký kết Hiệp định liên kết Liên minh Châu Âu-Ukraine mà quay sang chọn thân với NgaLiên minh Kinh tế Á-Âu (do Nga kiểm soát)[46][47]. Người biểu tình kêu gọi tổng thống đương thời Viktor Yanukovych từ chức cũng như giải tán nhà nước Azarov. Nạn tham nhũng tràn lan, lạm quyền, sự hoành hành của giới tài phiệt và các hành vi vi phạm quyền con người tại Ukraine cũng là những lí do khiến người dân Ukraine xuống đường và góp phần làm các cuộc biểu tình thêm lớn mạnh.

Euromaidan
Một phần của Cách mạng Ukraine
Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái: Một lá cờ EU lớn được vẫy trên Maidan vào ngày 27 tháng 11 năm 2013, nhà hoạt động đối lập và ca sĩ nổi tiếng Ruslana giải quyết đám đông trên Maidan vào ngày 29 tháng 11 năm 2013, cuộc biểu tình của EU tại Maidan, Euromaidan trên Quảng trường châu Âu vào ngày 1 tháng 12, cây được trang trí bằng cờ và áp phích, đám đông vòi trực tiếp tại militsiya, cột của bức tượng Lenin bị lật đổ
Ngày21 tháng 11 năm 2013 (2013 -11-21) – ngày 23 tháng 2 năm 2014
Địa điểm
Thủ đô Kiev, Ukraine
Nguyên nhânLí do chính:
  • Quyết định không kí thỏa thuận Ukraine-Liên minh Châu Âu của chính phủ Ukraine

Các lí do khác:

  • Chính sách đối ngoại của Nga và những đe dọa về trừng phạt thương mại
  • Nạn tham nhũng trong chính phủ
  • Sự đàn áp, bắt bớ tàn bạo của cảnh sát
Mục tiêu
  • Được tham gia Liên minh Châu Âu và hiệp định thương mại tự do
  • Luận tội Tổng thống Viktor Yanukovych
  • Bầu cử lại
  • Thông qua lại bản sửa đổi Hiến pháp năm 2004 của Ukraine.
  • Ủng hộ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với các thành viên chính phủ Yanukovych và Azarov
Từ chối tư cách thành viên Liên minh thuế quan
Hình thứcBiểu tình, hoạt động trên Internet, bất tuân dân sự, phản kháng dân sự, chiếm đóng các tòa nhà hành chính
Kết quả
  • Khủng khoảng Ukraine
  • Viktor Yanukovych bị đuổi khỏi nội các
  • Sự trở lại của hiến pháp năm 2004
  • Oleksandr Turchynov trở thành Quyền tổng thống
  • Tái bầu cử tổng thống
  • Căng thẳng với Nga
  • Việc thực hiện và hủy bỏ sau đó các luật hạn chế quyền tự do dân sự
  • Cựu thủ tướng Ukraine và lãnh đạo phe đối lập, Yulia Tymoshenko được thả tự do
  • Sự ly khai của các tình miền Đông
  • Cấm tham gia các khu vực của chính quyền địa phương dưới sự kiểm soát của các nhà hoạt động chống chính phủ
  • Thủ tướng Mykola Azarov từ chức, Tổng thống Yanukovych đưa ra ý kiến ​​phản đối vị trí Thủ tướng Ukraine
  • Ân xá cho những người biểu tình bị giam giữ, đổi lấy việc giao nộp tất cả các tòa nhà và đường phố bị chiếm đóng ("Luật Con tin")
  • Bắt đầu sự can thiệp quân sự của Nga và sáp nhập Crimea của Nga
  • Bắt đầu cuộc chiến ở Donbass
  • Nội các mới của Ukraine tiếp tục chuẩn bị ký kết hiệp ước Hiệp hội EU
Các phe trong cuộc xung đột dân sự

Chính phủ Ukraine

Đảng cầm quyền:

Các lực lượng khác

  • Viên chức nhà nước, những người thân chính phủ[11][nb 1]
  • Người biểu tình được thuê[13]

Các nhóm chính trị

  • Mặt trân dân tộc Ukraine[14]

Các nhóm quân sự:

Chống chính phủ lẫn biểu tình

Các hội nhóm từ Nga

Nhân vật thủ lĩnh
Arseniy Yatsenyuk
Vitali Klitschko
Oleh Tyahnybok
Petro Poroshenko
Yuriy Lutsenko
Oleksandr Turchynov
Andriy Parubiy
Andriy Sadovyi
Ruslana[24][25]
Tetiana Chornovol
Dmytro Bulatov
Dmytro Yarosh
Refat Chubarov
Viktor Yanukovych
Mykola Azarov
Serhiy Arbuzov
Vitaliy Zakharchenko
Oleksandr Yefremov
Andriy Klyuyev
Hennadiy Kernes
Mikhail Dobkin
Viktor Pshonka
Olena Lukash
Yuriy Boyko
Leonid Kozhara
Dmytro Tabachnyk
Số lượng

Kiev:
400,000–800,000 người biểu tình[26]
12,000 "Lực lượng tự vệ sotnia"[27][28]

Trên khắp Ukraine:
50,000 (Lviv)
20,000 (Cherkasy)
10,000+ (Ternopil)[29]
các thành phố và thị trấn khác

An ninh Kiev:

  • 4,000 Berkut
  • 1,000 Vệ binh

3,000–4,000 titushky[30]
Pro-government/anti-EU demonstrations:
20,000–60,000 (Kiev)
40,000 (Kharkiv)[31]
15,000 (Donetsk)[32]
10,000 (Simferopol)[33]

2,500 pro-Russia (Sevastopol)[34]
Thương vong
  • Chết: 104–780[35]
  • Bị thương: 1,850–1,900 (cấp cứu y tế tính đến ngày 21 tháng 1 năm 2014)[36]
    681 (nhập viện tính đến ngày 30 tháng 1 năm 2014)[37][38]
  • Mất tích (nhiều khả năng bị bắt cóc): 166–300[35][39] (tính đến ngày 30 tháng 3 năm 2014)
  • Bị bắt: 234[40]
  • Bị bỏ tù: 140[40]
  • Chết: 17[41]
  • Bị thương: 200–300 (cấp cứu y tế tính đến ngày 21 tháng 1 năm 2014)[42][43][44]
    52–75 cảnh sát (nằm viện tính đến ngày 2/12/2013)[43][44]

Đêm ngày 30/11, lực lượng Berkut được trang bị rùi cui sắt, lựu đạn gây choáng và hơi cay đã tấn công và bắt bớ những người biểu tình ôn hòa ở Quảng trường Độc lập[48], điều này càng làm mâu thuẫn giữa người biểu tình với chính phủ, cảnh sát trở nên gay gắt[49]. Biểu tình Euromaidan từ đó đã nhanh chóng dẫn đến Cuộc cách mạng Maidan.

Diễn biến chính

sửa

Những người biểu tình cho rằng chính phủ Ukraina là không dân chủ, cũng như phải thả cựu Thủ tướng Ukraina Yulia Tymoshenko. Các cuộc biểu tình được tiến hành bất chấp việc cảnh sát tăng cường lực lượng trấn áp, và số lượng tham gia các cuộc biểu tình ngày càng tăng nhất là từ giới sinh viên đại học. Các cơ quan thực thi pháp luật, cụ thể là Berkut (một đơn vị thuộc Bộ nội vụ) dù không bị khiêu khích đã tấn công một cách tàn bạo đối với những người biểu tình và các phóng viên vào ngày 30 tháng 11 năm 2013. Khoảng 10.000 người biểu tình đã tập trung tại Kiev vào đêm 29 tháng 11 năm 2013. Cảnh sát đã dùng hơi cay trấn áp người biểu tình khiến nhiều người bị thương. Việc gia tăng bạo lực từ các lực lượng chính quyền đã làm cho số người tham dự biểu tình càng tăng thêm, ước lượng khoảng từ 350.000 – 700.000 người phản đối biểu tình lúc cao điểm tại Kiev vào ngày 1 tháng 12.[50]

Ngày 8 tháng 12 năm 2013, những người biểu tình quá khích đã giật đổ tượng đài Lenin tại quảng trường trước chợ Bessarabsky ở thủ đô Kiev, dùng búa đập phá tượng đã có từ năm 1946 này và trương cờ Liên minh châu Âu trên bệ tượng.[51] Tượng đài này được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraina với nước Nga vào thời kỳ Xô Viết.[52]

Những cuộc biểu tình và chiếm đóng Quảng trường Độc lập do những người biểu tình thuộc phe đối lập Ukraina thân EU thực hiện, xuất phát từ việc ông Yanukovych từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) và quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga để nhận được khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD cũng như kết hợp quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.[53] Tuy nhiên đến tháng 1 năm 2014 thì các cuộc biểu tình đã trở nên căng thẳng dẫn tới xô xát giữa lực lượng biểu tình và lực lượng an ninh, dẫn tới đổ máu cho cả hai bên.[54]

 
Người biểu tình tại Euromaidan, ngày 2 tháng 12 năm 2013

Đến giữa tháng 2 năm 2014, những cuộc đàm phán giữa tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych và phe đối lập đã thất bại. Ukraina đang trên bờ vực tai họa của một cuộc nội chiến, 28 người biểu tình cùng với 7 cảnh sát và một người dân thường đứng ngoài xem bị giết chết và 335 người bị thương chỉ riêng ngày 18 tháng 2. Tổng cộng có ít nhất 77 người đã phải bỏ mạng và hàng trăm người bị thương cho đến ngày 21 tháng 2 (tin của bộ Y tế) trong những cuộc đụng độ đẫm máu tại thủ đô Kiev.

Theo truyền thông Nga thì nguyên nhân đụng độ chết người thật sự thể hiện ở cuộc trò chuyện qua điện thoại bị rò rỉ giữa Cao ủy đối ngoại Liên minh châu Âu Catherine Ashton và Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet, tiết lộ là "các tay súng bắn tỉa không phải là Yanukovich mà là ai đó thuộc liên minh mới" [55][56]. Báo Sputnik của Nga tuyên bố các điều tra sau này cho thấy bắt đầu từ ngày 20 tháng 2 năm 2014 "lính bắn tỉa Gruzia" được thuê để xả súng vào tất cả các bên trên Quảng trường Maidan nhằm gây hỗn loạn để kích động bạo lực [57][58].

Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22 tháng 2 với 328 trên 340 phiếu thuận.[59] Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych đã "từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina".

Cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 năm 2014, với tổng thống tạm quyền hiện tại là Oleksandr Turchynov. Yanukovych bỏ về Kharkov, một thành phố công nghiệp ở phía Đông Bắc của Ukraina, nơi người dân nói tiếng Nga. Nhà ông, một biệt thự ở ngoại ô Kiev bị bỏ trống, và mở cửa cho dân vào xem. Người ta tìm thấy rất nhiều văn kiện, tài liệu bị quăng xuống hồ. Nói chuyện trên đài truyền hình địa phương, ông vẫn không công nhận việc hạ bệ mình của quốc hội là hợp pháp. Theo tin tức của hãng thông tấn Interfax, Yanukovych đã bị cảnh sát biên phòng chặn lại, khi định trốn ra ngoại quốc với một máy bay tư từ thành phố Donetsk, quê của ông.[60].
Ngày 23.02.2014, Yanukovych đã bị chính đảng của mình lên án là bỏ chạy hèn nhát, phản bội cũng như là đã lừa dối Ukraina và bóc lột đất nước.[60] Bộ trưởng bộ nội vụ tạm thời Arsen Avakov cho biết Yanukovych đang bị truy nã với tội là chịu trách nhiệm cho cái chết của những người biểu tình[61].

Ngay sau đó, tại Krym, các cuộc biểu tình được tổ chức bởi các nhóm dân tộc chủ yếu là người gốc Nga phản đối các sự kiện ở Kiev và muốn quan hệ gần gũi hoặc sáp nhập Krym vào nước Nga. Ngày 27/2/2014, một nhóm người có vũ trang đã chiếm các tòa nhà chính quyền và quốc hội của Krym và cắm quốc kỳ Nga trên các tòa nhà này. Một nhóm có vũ trang cũng đã chiếm hai sân bay ở Krym[62][63][64]. Tổng thống Ukraina Oleksandr Turchynov cũng đã cáo buộc Nga triển khai quân đội tại bán đảo Krym để kích động một "cuộc xung đột vũ trang" nhưng phía Nga phủ nhận cáo buộc này[65]. Ngày 1 tháng 3, Thượng viện Nga đã chấp thuận một kiến nghị cho phép Tổng thống Nga Putin được đưa quân vào Ukraina[65] hỗ trợ chính quyền mới do Sergey Aksyonov đứng đầu[66][67], dẫn đến cuộc Khủng hoảng Krym.

Trên Internet

sửa

Từ Euromaidan gồm có 2 phần: Euro viết tắt từ Âu châumaidan lấy từ chữ Majdan Nesaleschnosti (Công trường Độc lập), công trường ở trung tâm của Kiew, nơi mà hầu hết các cuộc xuống đường phản đối xảy ra.[68]

Chữ "Euromaidan" ban đầu được dùng là một Hashtag tại Twitter.[68] Một tài khoản ở Twitter với tên là Euromaidan đã được tạo ra ngay ngày đầu của những cuộc xuống đường.[69] Cái tên này được phổ biến rất nhanh trong giới báo chí quốc tế.[70]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Reports of some protesters attending under duress from superiors[12]
  2. ^ "Titushky" are provocators during protests.[17]
  3. ^ Early November 2012 Communist Party party leader Petro Symonenko stated that his party will not co-operate with other parties in the new parliament elected in the 2012 Ukrainian parliamentary election.[20] Nevertheless, in at the time in parliament its parliamentary faction usually voted similarly to the Party of Regions parliamentary faction.[21]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Novogrod, James (ngày 21 tháng 2 năm 2014). “Dozens of Ukrainian Police Defect, Vow to Protect Protesters”. NBC News. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ Nemtsova, Anna (ngày 13 tháng 12 năm 2013). “Kiev's Military Guardian Angels”. The Daily Beast. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ В'ячеслав Березовський: Євромайдани України стали потужним об'єднавчим чинником [Vyacheslav Berezovsky: Euromaydan Ukraine became a powerful unifying factor] (bằng tiếng Ukraina). UA: Cun. ngày 2 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  4. ^ На Евромайдане в Киеве собрались десятки тысяч украинцев [Euromaydan in Kiev gathered tens of thousands of Ukrainians] (bằng tiếng Nga). Korrespondent.net. ngày 24 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  5. ^ Ivakhnenko, Vladimir (ngày 6 tháng 12 năm 2013). Майдан готовит Януковичу вече [Square prepare Yanukovych Veche]. Svoboda (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2013.
  6. ^ Об’єднані ліві йдуть з Майдану Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine (ngày 18 tháng 3 năm 2014)
  7. ^ “Українські студенти підтримали Євромайдан. У Києві та регіонах – страйки” [Ukrainian students supported Yevromaydan. In Kiev and regions – Strikes]. NEWSru. UA. ngày 26 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ 27 Tháng Một năm 2016. Truy cập 28 Tháng hai năm 2019.
  8. ^ “Mr Akhtem Chiygoz: "Crimean Tatars Leave Actively to Kyiv on Maidan Nezalezhnosti". ngày 3 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2019.
  9. ^ “Danyluks group under fire for seizure of government buildings”. Kyiv Post.
  10. ^ Під час штурму Банкової постраждали вже 15 правоохоронців [During the storm of Bankova already suffered 15 law enforcement officers]. TVi (bằng tiếng Ukraina). ngày 1 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ 17 Tháng mười hai năm 2014. Truy cập 28 Tháng hai năm 2019.
  11. ^ Митинг в поддержку действий президента по защите национальных интересов Украины прошел в Харькове [Rally in support of the president's actions to protect the national interests of Ukraine took place in Kharkov] (bằng tiếng Nga). Interfax-Ukraine. ngày 30 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2013.
  12. ^ Днепропетровских бюджетников заставляют ехать в Киев на 'Антимайдан' [Dnepropetrovsk state employees are forced to go to Kiev to 'Antimaydan']. Dnepr (bằng tiếng Nga). UA: Comments. ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  13. ^ Кожного привезеного на столичний "антимайдан" ошукали на 500 грн. Gazeta (bằng tiếng Nga). ngày 14 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  14. ^ “Meet Moscow's New "Ukrainian Front" | The XX Committee”. 20committee.com. ngày 3 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  15. ^ На Євроманда "тітушки" йдуть з металевими трубами [Titushky go to the Euro-mandai with steel pipes] (bằng tiếng Ukraina). Kyiv Comments. ngày 29 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2013.
  16. ^ 'Анти-євромайдан' завершився. 'Тітушки' чекають відмашки 'стартувати' на Майдан? [Anti-Euromaidan ended. Titushky await sign to go onto the Maidan?]. Ukrayinska Pravda (bằng tiếng Ukraina). ngày 29 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
  17. ^ “Tyagnibok Zaproponuvav rozformuvati Berkut” [Tiagnybok offered to disband 'Berkut']. Ukrainian National News. ngày 2 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ 7 Tháng hai năm 2015. Truy cập 28 Tháng hai năm 2019.
  18. ^ Responsibility for burning private vehicles of protesters was taken by the Red Sector Lưu trữ 2015-05-01 tại Wayback Machine. TVi. ngày 1 tháng 2 năm 2014
  19. ^ “From Russia, 'Tourists' Stir the Protests”. The New York Times. ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  20. ^ “Ukrainian communists not to join other political forces in new parliament, says Symonenko”. Interfax-Ukraine. ngày 8 tháng 11 năm 2012.
  21. ^ “Result of parliamentary votes” (bằng tiếng Ukraina). Verkhovna Rada.
  22. ^ Luhansk administration is being guarded by Don Cossacks. 24tv. ngày 26 tháng 1 năm 2014
  23. ^ “Друг Путина Хирург вывел байкеров на баррикады | Украинская правда”. Pravda.com.ua. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  24. ^ Musicians liven up EuroMaidan stage, Kyiv Post (ngày 29 tháng 11 năm 2013)
  25. ^ (tiếng Ukraina) Руслана Лижичко разом із однодумцями оголосила голодування на майдані Ruslana together with like-minded hunger strike on Maidan, TSN (ngày 25 tháng 11 năm 2013)
  26. ^ Whitmore, Brian (ngày 6 tháng 12 năm 2013). “Putin's Growing Threat Next Door”. The Atlantic.
  27. ^ “EuroMaidan rallies in Ukraine – Dec. 16”. Kyiv Post. ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  28. ^ “The Council of Maidan Self-Defense Organizes "United Revolutionary Army" throughout Ukraine | Euromaidan PR”. Euromaidanpr.wordpress.com. ngày 8 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  29. ^ Тернопільський Євромайдан зібрав більше 10 тисяч людей [Ternopil Eeuromaydan brought together more than 10 thousand people] (bằng tiếng Ukraina). UA: TE. ngày 8 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  30. ^ Мариинском парке собралось около 3–4 тысяч "титушек" – нардеп [Mariinsky park were about 3–4 thousand "titushek" – People's Deputy] (bằng tiếng Ukraina). UNIAN. ngày 22 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2014.
  31. ^ В Харькове провели масштабный провластный митинг (bằng tiếng Nga). BBC News. ngày 30 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
  32. ^ “На провластный митинг в Донецке привезли несколько десятков автобусов "неравнодушных". Gazeta.ua. ngày 23 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2013.
  33. ^ Наша задача: отстаивать национальные интересы, строить Европу в Крыму и в Украине – Павел Бурлаков [Our task: to defend national interests, to build Europe in the Crimea and in Ukraine – Paul Boatmen]. Новости Крыма [Crimean News] (bằng tiếng Ukraina). UkraineInfo. ngày 4 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2013.
  34. ^ ЄвромадаЇ в Україні: Запоріжжя вражало кількістю, а в Одесі пам'ятник Дюку "одягли" у прапор ЄС [YevromadaYi in Ukraine Zaporozhye striking number, and in Odessa Monument to Duke "dressed" in the EU flag] (bằng tiếng Ukraina). UA: TSN. ngày 24 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  35. ^ a b “Around 780 people die during protests in Ukraine in reality, say volunteer doctors”. Interfax. ngày 10 tháng 4 năm 2014.
  36. ^ “On Grushevskogo for Šutka postradali 1400 chelovek oppozitsiya”. Liga. 400+(50–100)+1400
  37. ^ “Some 700 protestors hospitalized in past two months”. Kyiv Post. ngày 30 tháng 1 năm 2014.
  38. ^ “BBC News - Ukraine: Speaker Oleksandr Turchynov named interim president”. BBC News. ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  39. ^ “Около 150 активистов с Майдана остаются пропавшими без вести - Беркут, избиение, евромайдан, Революция в Украине (30.03.14 18:12) « Политика Украины « Новости | Цензор.НЕТ”. Censor.net.ua. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  40. ^ a b Grytsenko, Oksana (ngày 31 tháng 1 năm 2014). 'On The Brink of Civil War'. Kyiv Post.
  41. ^ Список погибших в ходе акций протеста в Украине (январь-март 2014). Дополняется LB.ua, ngày 15 tháng 3 năm 2014
  42. ^ “Clashes rage as 100,000 Ukrainians demand EU pact”. Yahoo!. ngày 2 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  43. ^ a b Міліція повідомила, що госпіталізовано 75 її бійців. Ukrayinska Pravda (bằng tiếng Ukraina). ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  44. ^ a b “Medics were short on account of beat up police personnel (Медики недосчитались побитых демонстрантами милиционеров)”. Ukrayinska Pravda (bằng tiếng Nga). ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  45. ^ “The Maidan Revolution in Ukraine”. E-International Relations (bằng tiếng Anh). 1 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2022.
  46. ^ “Parliament passes statement on Ukraine's aspirations for European integration - Feb. 22, 2013”. KyivPost. 22 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2022.
  47. ^ “Ukraine suspends talks on EU trade pact as Putin wins tug of war”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 21 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2022.
  48. ^ “Brussels attacks: Molenbeek's gangster jihadists”. BBC News (bằng tiếng Anh). 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2022.
  49. ^ “Ukrainian opposition uses polls to bolster cause | euronews, world news”. web.archive.org. 28 tháng 1 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  50. ^ “Киев предреволюционный”. Radio Svoboda. ngày 1 tháng 12 năm 2013.
  51. ^ “Protesters fell Lenin statue, tell Ukraine's president 'you're next'. Reuters. ngày 8 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2013.
  52. ^ “Báo VN đồng loạt gỡ bài đập tượng Lenin”. BBC. 8 tháng 12 năm 2013.
  53. ^ Rajan Menon (ngày 28 tháng 1 năm 2014). “Ukraine: Is Yanukovych Finished?”. The National Interest. tr. 3. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2014.
  54. ^ Berkut Riot Police Used to Falsify Ukrainian Parliamentary Elections, The Jamestown Foundation (ngày 14 tháng 11 năm 2012)
  55. ^ Ukraine crisis: bugged call reveals conspiracy theory about Kiev snipers. The Guardian, 5/03/2014. Truy cập 06/01/2019.
  56. ^ Phe đối lập Ukraine chơi "trò bẩn"? Petrotimes, 06/03/2014. Truy cập 06/01/2019.
  57. ^ Maidan-2014: Ai lệnh cho lính đánh thuê Gruzia bắn cả 2 bên? Lưu trữ 2019-03-02 tại Wayback Machine. Đất Việt, 15/02/2018. Truy cập 15/12/2018.
  58. ^ "Bắn vào tất cả các mục tiêu trên Maidan". vn.sputniknews, 14.02.2018. Truy cập 15/12/2018.
  59. ^ “Ukraine as it happened: Yanukovych ousted, Tymoshenko freed”. euronews. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.
  60. ^ a b Janukowitschs Partei spricht von feiger Flucht und Verrat Janukowitschs Partei spricht von feiger Flucht und Verrat] Zeit, 23.02.2014
  61. ^ Haftbefehl gegen Janukowitsch wegen Massenmordes Zeit, 24.02.2014
  62. ^ “Gunmen Seize Government Buildings in Crimea”. The New York Times. ngày 27 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2014. Masked men with guns seized government buildings in the capital of Ukraine's Crimea region on Thursday, barricading themselves inside and raising the Russian flag after mysterious overnight raids that appeared to be the work of militant Russian nationalists who want this volatile Black Sea region ruled from Moscow.
  63. ^ “Armed men seize two airports in Ukraine's Crimea, Yanukovich reappears”. Reuters. ngày 1 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2014.
  64. ^ Putin ready to invade Ukraine; Kiev warns of war, Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015, truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2014
  65. ^ a b Alissa de Carbonnel; Alessandra Prentice (ngày 28 tháng 2 năm 2014). “Armed men seize two airports in Ukraine's Crimea, Yanukovich reappears”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2014.
  66. ^ “Kremlin Clears Way for Force in Ukraine; Separatist Split Feared”. New York Times. ngày 1 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2014.
  67. ^ Ukraine crisis: Crimea leader appeals to Putin for help BBC Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2014
  68. ^ a b “Ukraine's Euromaidan: What's in a name?”. Washington Post. ngày 2 tháng 12 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2013.
  69. ^ “Євромайдан”. Twitter. ngày 21 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2013.
  70. ^ Vitalii Chervonenko (ngày 25 tháng 11 năm 2013). “Ukraine's EU options 'still open'. BBC News. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2013.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  NODES
admin 1
Association 1
INTERN 4
twitter 3