Friedrich II của Thánh chế La Mã
Friedrich II (26 tháng 12, 1194 – 13 tháng 12, 1250), của triều đại Hohenstaufen, là người Ý, tranh ngôi Vua của người La Mã từ năm 1212, trở thành người duy nhất giữ ngôi vị này năm 1215. Ngoài ra, ông là Quốc vương nước Đức, Quốc vương nước Ý. Ông là Hoàng đế La Mã Thần thánh (Hoàng đế của người La Mã) từ khi đăng quang năm 1220 tới khi qua đời. Ông vốn là quốc vương xứ Sicilia, với tư cách là Friedrich từ năm 1198 đến khi mất. Một số tước vị khác của ông, được ông nắm giữ trong một thời gian ngắn, bao gồm quốc vương Síp và xứ Jerusalem thông qua hôn nhân và việc ông tham gia Thập tự chinh thứ sáu chống lại quân Hồi giáo.
Friedrich II | |||
---|---|---|---|
Hoàng đế La Mã Thần thánh, Quốc vương Jerusalem, Quốc vương Đức, Ý, Burgundy và Sicilia | |||
Friedrich và con chim ưng của ông, minh họa trong sách De arte venandi cum avibus ("The art of hunting with birds") do ông viết, from a manuscript in Biblioteca Vaticana, Pal. lat 1071), cuối thế kỷ XIII. | |||
Hoàng đế La Mã Thần thánh | |||
Tại vị | 1220 – 1250 | ||
Tiền nhiệm | Otto IV | ||
Kế nhiệm | Heinrich VII | ||
Quốc vương Sicilia | |||
Tại vị | 1198 – 1250 | ||
Đăng quang | 3 tháng 9, 1198 | ||
Tiền nhiệm | Heinrich VI | ||
Kế nhiệm | Konrad I | ||
Quốc vương Jerusalem | |||
Tại vị | 1225 – 1228 | ||
Đăng quang | 3 tháng 9, 1198 | ||
Tiền nhiệm | Yolande | ||
Kế nhiệm | Konrad II | ||
Thông tin chung | |||
Sinh | Jesi, Marche, Ý | 26 tháng 12, 1194||
Mất | 13 tháng 12, 1250 Castel Fiorentino, Puglia, Ý | (55 tuổi)||
An táng | Thánh đường Palermo | ||
Phối ngẫu |
| ||
Hậu duệ |
| ||
Hoàng tộc | Nhà Hohenstaufen | ||
Thân phụ | Heinrich VI của Thánh chế La Mã | ||
Thân mẫu | Custanza I của Sicilia |
Ông sinh ra và sống phần lớn cuộc đời mình ở Sicilia, với mẹ là Constance của Sicilia, con gái vua nước này. Đế quốc của ông thường xuyên xảy ra chiến tranh với Lãnh địa của Giáo hoàng, một điều không đánh ngạc nhiên vì ông đã bị rút phép thông công hai lần và thường bị chê trách trong sử sách thời bấy giờ. Vì vậy, Giáo hoàng Gregory IX còn đi xa hơn khi gọi ông là kẻ thù của Chúa Giêsu.
Ông được người đương thời tôn vinh là Bậc anh tài của thiên hạ ("Stupor mundi") vì đã nói được sáu ngoại ngữ: Latin, Sicilia, Đức, Pháp, Hy Lạp và Ả Rập.[1] Theo các biên niên sử đương thời, Friedrich II là một vị vua sáng suốt, là nhà bảo trợ lớn của nền khoa học và nghệ thuật.
Ông là nhà bảo trợ của trường thơ Sicilia. Triều đình ông ở Palermo, từ khoảng 1220 đến 1250, chứng kiến lần đầu tiên văn chương bằng ngôn ngữ Ý-La Mã (Italio-Romance) và tiếng Sicilia được viết. Thi ca của ngôi trường này ít dùng loại văn Tuscan, mà thường sử dụng ngôn ngữ thông dụng của Bán đảo Ý trong gần 1 thế kỷ. Ngôi trường, cũng như các bài thơ của nó (phần lớn do Dante và những người đồng nghiệp sáng tác) có ảnh hưởng lớn đối với văn chương bằng thứ ngôn ngữ mà cuối cùng đã trở thành tiếng Ý hiện đại.
Cuộc đời
sửaTuổi trẻ
sửaSinh ra ở Jessi, gần Ancona, Friedrich là con của Hoàng đế Heinrich VI. Ông được gọi là "puer Apuliae" (con của Apulia).[2] Một số sử gia nói mẹ của ông, Custanza I của Sicilia đã 40 tuổi, sinh hạ Friedrich ở quảng trường công cộng để giải quyết một số lời dị nghị về nguồn gốc của ông. Friedrich được làm lễ rửa tội ở Assisi.
Năm 1196, tại Frankfurt am Main, đứa bé Friedrich được tôn làm vua Đức. Tuy nhiên, điều này bị anh trai Heinrich là Philipp xứ Schwaben và Otto xứ Brunswick từ chối. Sau khi vua cha qua đời năm 1197, Friedrich - khi đó mới hai tuổi - đi từ Ý tới Đức khi nghe báo tang từ người bảo hộ của ông là Conrad xứ Spoleto. Friedrich được vội vàng đem về với Constance ở Palermo, Sicilia.
Mẹ ông, Constance của Sicilia, là người nắm quyền thừa kế ngai vàng Sicilia; bà phong Friedrich làm quốc vương Sicilia và tự phong mình làm nhiếp chính. Trên danh nghĩa vua Friedrich, Constance đã cắt đứt mối quan hệ giữa Sicilia với Đế quốc La Mã Thần thánh, cho các cận thần người Đức (tiêu biểu là Markward von Annweiler và Gualtiero da Pagliara) về vườn, và không thừa nhận quyền kế vị ngôi vua Đức và đế quốc La Mã Thần thánh của vua con.
Constance chết năm 1198, bà giao phó cho Giáo hoàng Innocent III coi sóc Friedrich cho đến khi ông trưởng thành. Cencio Savelli - sau là Giáo hoàng Honorius III - trở thành một người giám hộ của ông. Ngày 17 tháng 5 năm 1198, Friedrich đăng quang ở Sicilia.
Lên ngôi vua
sửaOtto xứ Brunswick được Giáo hoàng Innocent III phong làm Hoàng đế La Mã Thần thánh năm 1209. Vào tháng 9 năm 1211, tại Hội nghị Nuremberg, những người nổi dậy đã tôn Friedrich II làm vua nước Đức. Phiến quân được sự giúp đỡ của Giáo hoàng Innocent III - người đã mâu thuẫn với Otto IV và rút phép thông công của Otto IV; ông lại được tôn vương năm 1212 và đăng quang ngày 9 tháng 12 năm ấy tại Mainz; rồi lại đăng quang năm 1215.
Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
Xem thêm
sửa- Phả hệ các vua Đức – ông có quan hệ với nhiều vị vua Đức khác
- Phả hệ các công tước Schwaben
Chú thích
sửa- ^ Cronica, Giovanni Villani Book VI e. 1. (Phiên bản tiếng Anh do Rose E. Selfe dịch)
- ^ Đây là cái tên quen thuộc của Friedrich trong những năm đầu ông ở Kantorowicz.
Tham khảo
sửa- Claudio Rendina, Federico II di Svevia - Lo specchio del mondo, Newton Compton, Rome, 1995, ISBN 88-7983-957-8.
- David Abulafia, Frederick II. A Medieval Emperor, Allen Lane the Penguin Press, 1988, ISBN 88-06-13197-4 (Italian edition).
- Georgina Masson, Frederick II of Hohenstaufen, Martin Secker & Warburg, 1957, ISBN 88-452-9107-3 (Italian edition).
- Karen Armstrong, Holy War - The Crusades and Their Impact on Today's World, Anchor Books, second edition, tháng 12 năm 2001, ISBN 0-385-72140-4.
- R.H.C. Davis, A History of Medieval Europe, Longman Group UK Limited, second edition, 1988, ISBN 0-582-01404-2.
- Amin Maalouf, The Crusades Through Arab Eyes, Schocken, 1989, ISBN 0-8052-0898-4.
- Geoffrey Barraclough, The Origins of Modern Germany Norton, second edition, Norton, 1984 (2d ed. publ. 1947), ISBN 0-393-30153-2.
- "Bibliographie zur Geschichte Kaiser Friedrichs II. Und der letzten Staufer", by Carl Arnold Willemsen. Pub: Monumenta Germaniae Historica (1986)
Ngoài ra, bài viết này có những đoạn dịch từ bài Friedrich II. (HRR), bên Wikipedia tiếng Đức. Bài Friedrich II. (HRR) có những tài liệu sau:
- Klaus van Eickels: Friedrich II., in: Bernd Schneidmüller/Stefan Weinfurter (editors): Die deutschen Herrscher des Mittelalters, Historische Porträts von Heinrich I. bis Maximilian I., Munich 2003, p. 293-314 and p. 585 (Bibliography). An outstanding short biography. Van Eickels also edited a volume of source materials on Frederick II.
- Ernst Kantorowicz: Kaiser Friedrich II., 2. volumes, Stuttgart 1985-86 (Nachdruck der Ausgabe aus den 20er Jahren), Beautifully written, but very romanticized, so to be read with caution. The author belonged to the circle of Stefan George;
- Wolfgang Stürner: Friedrich II. (Gestalten des Mittelalters und der Renaissance), 2 volumes, Darmstadt 1992-2000. The best and most recent biography of Frederick II. Sober and objective, with an extensive guide to other literature on its subject.
- Gunther Wolf (editor).: Stupor mundi. Zur Geschichte Friedrichs II. von Hohenstaufen (Wege der Forschung 101), 2. veränderte Aufl., Darmstadt 1982. An important collection of essays on Frederick II.