Furazolidone
Bài viết này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. |
Furazolidone là kháng sinh nằm trong nhóm thuốc nitrofuran và nhóm chất ức chế monoamin oxydase (MAOI).[1] Nó được giới thiệu bởi Phòng thí nghiệm Roberts dưới tên gọi Furoxone và bởi GlaxoSmithKline với dưới tên gọi Dependal-M.
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
AHFS/Drugs.com | Thông tin tiêu dùng chi tiết Micromedex |
Dược đồ sử dụng | Oral-Local |
Mã ATC | |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.000.594 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C8H7N3O5 |
Khối lượng phân tử | 225.16 |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Sử dụng trong y tế
sửaFurazolidone được sử dụng trong y học cho người và thú y. Furazolidone có thể tiêu diệt:
- Gram dương
- Gram âm
- Động vật nguyên sinh
Sử dụng ở người
sửaỞ người, Furazolidone được sử dụng để điều trị tiêu chảy và viêm ruột do vi khuẩn hoặc động vật nguyên sinh, bao gồm tiêu chảy, dịch tả và nhiễm khuẩn salmonella. Furazolidone cũng được đề xuất để điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.[2] Furazolidone cũng được sử dụng để chữa trị cho bệnh giardia (do Giardia lamblia), bệnh lỵ amip và bệnh do vi khuẩn Shigella gây ra mặc dù đây không phải là phương pháp điều trị ưu tiên.[3]
Sử dụng trong thú y
sửaFurazolidone được sử dụng trong việc nuôi trồng thủy sản, ví dụ như để điều trị cho bệnh nhiễm trùng Myxobolus cerebralis ở cá hồi.[4] Tuy nhiên, việc sử dụng furazolidone trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Hoa Kỳ bị FDA cấm theo Đạo luật Làm rõ Sử dụng Thuốc Thú y năm 1994 vì furazolidone là một loại kháng sinh nitrofuran.[5]
Sử dụng trong phòng thí nghiệm
sửaFurazolidone được sử dụng để phân biệt các Đơn cầu khuẩn (Micrococcus) và Tụ cầu khuẩn.
Cơ chế hoạt động
sửaFurazolidone được cho là hoạt động bằng sự liên kết chéo của DNA.[6]
Tác dụng phụ
sửaMặc dù Furazolidone là loại kháng sinh hiệu quả khi tất cả các kháng sinh khác đều thất bại trong việc chống lại nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh, nó có tác dụng phụ như ức chế monoamin oxydase.[1] Giống như với các loại thuốc trong nhóm nitrofuran khác, nồng độ ức chế tối thiểu cũng có thể tạo ra các phản ứng tiêu cực trên toàn cơ thể như run, co giật, viêm thần kinh ngoại biên, rối loạn tiêu hóa, ức chế sinh tinh. Các nitrofuran được FDA công nhận là chất gây đột biến hay chất gây ung thư và không còn được sử dụng kể từ năm 1991.[7]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b A.M. Timperio; H.A. Kuiper & L. Zolla (tháng 2 năm 2003). “Identification of a furazolidone metabolite responsible for the inhibition of amino oxidases”. Xenobiotica. 33 (2): 153–167. doi:10.1080/0049825021000038459. PMID 12623758.
- ^ Machado RS, Silva MR, Viriato A (2008). “Furazolidone, tetracycline and omeprazole: a low-cost alternative for Helicobacter pylori eradication in children”. Jornal de pediatria. 84 (2): 160–5. doi:10.2223/JPED.1772. PMID 18372934.
- ^ Petri WA (tháng 2 năm 2005). “Treatment of Giardiasis”. Curr Treat Options Gastroenterol. 8 (1): 13–17. doi:10.1007/s11938-005-0047-3. PMID 15625030.
- ^ Meng J, Mangat SS, Grudzinski IP, Law FC (1998). “Evidence of 14C-furazolidone metabolite binding to the hepatic DNA of trout”. Drug Metabol Drug Interact. 14 (4): 209–19. PMID 10694929.
- ^ Bagley, Clell. “Drugs Prohibited from Extralabel Use in Animals”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2014.
- ^ “DrugBank: Showing Furazolidone (DB00614)”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2019.