Giới quý tộc

tầng lớp xã hội

Giới quý tộc là một giai cấp xã hội, có những đặc quyền, quyền lực hoặc địa vị cao trọng được công nhận so với các tầng lớp khác trong xã hội, địa vị này thường được lưu truyền trong gia đình từ đời này sang đời khác.[1] Thuật ngữ này tuy nhiên không được định nghĩa rõ ràng.[2] Ngay cả tại châu Âu, mỗi nước có những tiêu chuẩn khác nhau, để xem ai thuộc giới quý tộc.[3]

Viện Quý tộc là thượng nghị viện trong Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với các thành viên xuất thân từ giới quý tộc (cả quý tộc lưu truyềnquý tộc không lưu truyền).
Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩ
Hoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tế
Thái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng

Thái hậu / Thái phi
Vương thái hậu / Vương đại phi
Quốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phu
Hoàng tử & Hoàng tử phi
Thái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mã
Đại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhân
Thân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phi
Quận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mã
Công tước & Công tước phu nhân
Hầu tước & Hầu tước phu nhân
Bá tước & Bá tước phu nhân
Tử tước & Tử tước phu nhân
Nam tước & Nam tước phu nhân
Hiệp sĩ & Nữ Tước sĩ

Các đặc quyền gắn liền với giới quý tộc có thể tạo lợi thế đáng kể so với các giới khác, hoặc có thể có danh tiếng (do vậy được ưu tiên), và thay đổi từ nước này sang nước khác thời đại này sang thời đại khác. Trong lịch sử, thành viên trong giới quý tộc và các đặc quyền của họ được quy định hoặc được thừa nhận bởi các vị vua hay nhà nước, do đó phân biệt nó từ các lĩnh vực khác của tầng lớp thượng lưu của một quốc gia trong đó sự giàu có, lối sống hoặc những quan hệ đánh dấu sự nổi bật của họ. Mặc dù vậy, giới quý tộc ít khi thành lập một đẳng cấp khép kín; đạt đủ quyền lực, sự giàu có, sức mạnh quân sự hay được sự ủng hộ của hoàng gia, cho phép người thường lên thành giới quý tộc.

Thường thì có nhiều cấp bậc trong lớp quý tộc. Công nhận pháp lý của giới quý tộc được phổ biến hơn trong các chế độ quân chủ, nhưng giới quý tộc cũng tồn tại trong chế độ như Cộng hòa Hà Lan (1581–1795), Cộng hòa Genova (1005–1815) và Cộng hòa Venezia (697–1797), và vẫn là một phần của cấu trúc xã hội hợp pháp của một số chế độ không lưu truyền quyền lực, ví dụ, San MarinoThành Vatican ở châu Âu. Danh hiệu lưu truyền sang đời sau thường phân biệt quý tộc với phi quý tộc, mặc dù ở nhiều quốc gia hầu hết giới quý tộc không có danh hiệu, và một danh hiệu lưu truyền không nhất thiết thuộc giới quý tộc (ví dụ, tòng nam tước). Ở một số nước lại có giới quý tộc không lưu truyền, như Đế quốc Brasil.

Từ nguyên

sửa

Theo từ điển "Word Origins Dictionary", xét về mặt từ nguyên, "quý tộc" (noble) đơn giản chỉ có nghĩa là "nổi tiếng, được nhiều người biết đến". Từ "noble" trong tiếng Anh xuất phát từ từ "noble" trong tiếng Pháp cổ, nhưng nguồn gốc của nó là từ "nobilis" trong tiếng Latin. Tuy nhiên, "nobilis" chỉ là hình thức sau này của từ "gnobilis" ("gno-" = "know" (biết); "gno-" cũng là gốc từ của từ tiếng Anh "notorious" nghĩa là "khét tiếng"). Từ nghĩa ban đầu của "nobilis" là "có thể biết đến" (knowable), dần trở thành "được biết đến" (known) và sau này mở rộng nghĩa, biến đổi thành "noble", tức là "nổi tiếng, được nhiều người biết đến" (well known) (từ "noble" trong tiếng La Mã cổ có nghĩa là "thuộc về một dòng họ có nhiều thành viên giữ chức cao trong nhà nước").

Các từ điển uy tín như Oxford, Cambridge, Collins, MacMillan đều có định nghĩa tương tự nhau về "quý tộc", với những đặc điểm sau: 1/ thuộc về một dòng họ giữ địa vị cao trong xã hội, 2/ nhất là những người có nguồn gốc như trên ngay từ khi mới lọt lòng, 3/ có tước hiệu hoặc không và 4/ đặc biệt có nguồn gốc từ thời phong kiến.

Theo từ điển Collins COBUILD Advanced Learner's Dictionary (tái bản lần 5), ngoài nghĩa như đã nêu ở trên, "quý tộc" (noble) còn được sử dụng với các hàm ý khác nhau trong các trường hợp sau:

1. Khi nói tới một người mà bạn ngưỡng mộ và tôn trọng họ vì tính không vị kỷ và có phẩm chất đạo đức tốt.

2. Khi nói về một quan niệm, ý tưởng, mục đích hoặc hành động nào đó dựa trên những nguyên tắc đạo đức cao đẹp.

3. Khi nói tới thứ gì mà bạn cho rằng vẻ ngoài hoặc phẩm chất của nó rất ấn tượng, khiến nó nổi bật lên so với những thứ cùng loại.

Lịch sử

sửa

Đặc quyền của giới quý tộc

sửa

Phong tước

sửa

Cấp bậc

sửa

Châu Phi

sửa

Ethiopia

sửa

Madagascar

sửa

Nigeria

sửa

Châu Á

sửa

Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Nepal

sửa

Trung Quốc

sửa

Thế giới Hồi giáo

sửa

Nhật Bản

sửa

Philippines

sửa

Châu Âu

sửa

Mỹ Latin

sửa

Bolivia

sửa

Brasil

sửa

Mexico

sửa

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Monika Wienfort: Der Adel in der Moderne, Göttingen 2006, S. 8.
  2. ^ So wird etwa geklagt, es stelle sich „nach Durchsicht der Forschungsliteratur zuverlässig der Kater ein … Die klassische adelsgeschichtliche Literatur … beschäftigte sich mit einzelnen Familien und Geschlechtern …, oft nur, um die edelfreie Herkunft der in Rede stehenden Geschlechter plausibel zu machen.“ (Mark Mersiowsky: Niederadel, Goßbauern und Patriziat. In: Kurt Andermann, Peter Johanek (Hg.): Zwischen Nicht-Adel und Adel. Stuttgart 2001, S. 241f) Und: „Jeder weiß, was mit Adel gemeint ist, solange er kein Buch darüber schreiben muss. Dann beginnen die Probleme der genauen Definition.“ (Dominic Lieven: Abschied von Macht und Würden. Der europäische Adel 1815–1914. Frankfurt/M. 1995, S. 9, zit. bei Ewald Frie: Adel um 1800: Oben bleiben? In: zeitenblicke 4/2005, Nr. 3 [1] und bei Uwe Walter: Aristokratische Existenz in der Antike und der Frühen Neuzeit – einige unabgeschlossene Überlegungen. In: Hans Beck, Peter Scholz, Uwe Walter (Hg.): Die Macht der Wenigen. Oldenburg 2008, S. 368. S. auch Lothar W. Pawliczak: Kein Begreifen von „Adel“ ohne klar definierten Adelsbegriff! In Erhard Crome, Udo Tietz (Hg.): Dialektik – Arbeit – Gesellschaft. Festschrift für Peter Ruben. Potsdam 2013, S. 115–128.
  3. ^ Vgl insbesondere Ronald G. Asch: Europäischer Adel in der Frühen Neuzeit. Köln/Weimar/Wien 2008. Es wurde die Frage aufgeworfen, ob das Wort „Adel“ überhaupt auf außereuropäische Kulturen und Sprachen anwendbar ist, wenn Adel „vielleicht nur im historischen Japan eine nennenswerte Parallele hat“. (Walter Demel: Der europäische Adel. 2. Auflage. München 2011, S. 8), und man wandte sich gegen eine ahistorische Ausdehnung des Adelsbegriffes „auf alle Aristokraten aller Kontinente“, der „hauptsächlich wegen funktionalistischer Definitionen“ zustande komme. (Joseph Morsel: Die Erfindung des Adels. In: Otto Gerhard Oexle, Werner Paravicini (Hg.): Nobilitas. Göttingen 1967, S. 313f Fußn. 3)
  NODES