Húc Liệt Ngột
Húc Liệt Ngột (tiếng Mông Cổ: Хүлэгү, Khülegü; Chagatai/Ba Tư: ہلاکو - Hulaku ; tiếng Ả Rập: هولاكو; khoảng 1217 - 8/2/1265) là một Hãn vương của Mông Cổ. Ông là em ruột của Mông Kha và Hốt Tất Liệt, con trai của Đà Lôi, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn. Húc Liệt Ngột được Mông Kha giao nhiệm vụ chinh phạt vùng Ba Tư và Tây Á. Năm 1258, Húc Liệt Ngột đánh chiếm thành Bagdad và thảm sát dân xứ này, sau đó hành hình Khalip al-Musta'sim của nhà Abbasid. Năm 1260, tướng của Húc Liệt Ngột phái quân sang chống Ai Cập nhưng bị thất bại trước quân nhà Mamluk của Ai Cập tại Ain Jalut.[1] Về sau Húc Liệt Ngột trở về làm Hãn của Hãn quốc Y Nhi Ba Tư.
Húc Liệt Ngột | |
---|---|
Húc Liệt Ngột trong một bản thảo Jami' al-tawarikh thế kỷ thứ 14 của Rashid al-Din | |
Y Nhi hãn Ilkhan | |
Tại vị | 1256 – 8 tháng 2 năm 1265 |
Tiền nhiệm | Đầu tiên |
Kế nhiệm | A Bát Cáp |
Thông tin chung | |
Sinh | k. 1217 |
Mất | 8 tháng 2 năm 1265 | (47–48 tuổi)
Phối ngẫu |
|
Hậu duệ |
|
Hoàng tộc |
|
Thân phụ | Đà Lôi |
Thân mẫu | Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni |
Tôn giáo | Phật giáo |
Binh nghiệp | |
Tham chiến | |
Thân thế và gia quyến
sửaHúc Liệt Ngột chào đời khoảng năm 1217, là con trai thứ ba của hoàng tử Mông Cổ Đà Lôi và bà vợ chính thất Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni.[2] Ông có hai người anh trai ruột là Mông Kha (s. 1209) và Hốt Tất Liệt (s. 1215), cùng một người em trai út là A Lý Bất Ca. Không tồn tại ghi chép chi tiết nào về thời ấu thơ hoặc niên thiếu của Húc Liệt Ngột, ngoại trừ một giai thoại được kể lại trong cuốn Jami' al-tawarikh của sử gia Ba Tư Rashid al-Din: cậu bé Húc Liệt Ngột khi mới tám tuổi và anh trai Hốt Tất Liệt mười tuổi đã mừng rỡ khoe khoang thành tích săn bắn với ông nội Thành Cát Tư Hãn sau khi vị này trở về từ cuộc tây chinh Khwazarm.[3]
Húc Liệt Ngột cưới người vợ đầu tiên kiêm chính thất tên Quý Do của thị Oirat – bà này là con gái ruột của hoàng nữ Xà Xà Cán (chị ruột của Đà Lôi), tức cháu gái (gọi bằng ông ngoại) của Thành Cát Tư Hãn và vì vậy là chị họ của Húc Liệt Ngột theo tôn ti gia đình. Khả đôn Quý Do sinh cho chồng một người con trai tên Jumghur và một người con gái tên Buluqan Aqa. Sau cái chết yểu mệnh của Quý Do,[a] Húc Liệt Ngột lấy Qutui của thị Hoằng Cát Lạt và em gái chung nửa dòng máu của vợ cũ là Öljei làm vợ.[5]
Sự nghiệp
sửaThảo phạt giáo hội Assassin và hạ thành Baghdad (1253–1258)
sửaTrong những năm 1252–53, Khả hãn Mông Kha khởi động một loạt các chiến dịch quân sự – chính sách mà vốn bị đình hoãn dưới đời Khả hãn tiền nhiệm Quý Do – nhằm thôn tính những nước chưa hàng phục Mông Cổ. Húc Liệt Ngột, với tư cách là em trai ruột của Khả hãn, được ban tước hiệu ilkhan (n.đ. 'thân vương, phó cấp của Khả hãn'), đồng thời nhận trách nhiệm bình định Iran và Trung Đông.
Thảo phạt Syria (1260)
sửaTranh chấp với chi họ Truật Xích (1263)
sửaPhụ chú
sửa- ^ Rashid al-Din khẳng định Húc Liệt Ngột vẫn còn ở bên cạnh vợ khi bà đột ngột qua đời tại Mông Cổ, tức là trước thời điểm ông xuất hành đi đánh Trung Đông. Sử gia Bar Hebraeus (1226–1286) thì lại ngụ ý rằng Khả đôn Quý Do mất vào thời điểm nào đó sau năm 1253.[4]
Tham khảo
sửa- ^ Lịch sử thế giới, tài liệu nước ngoài do Bùi Đức Tịnh biên dịch, trang 152.
- ^ Atwood 2004, tr. 225.
- ^ Ratchnevsky 1991, tr. 164.
- ^ Broadbridge 2016, tr. 126, chú 26.
- ^ Atwood 2004, tr. 225; Broadbridge 2016, tr. 125.
Thư mục
sửa- Atwood, Christopher P. (2004). Encyclopedia of Mongolia and the Mongol Empire [Bách khoa thư về Mông Cổ và Đế quốc Mông Cổ]. New York: Facts on File. ISBN 978-0-8160-4671-3.
- Bartlett, W. B. (2009). The Mongols: From Genghis Khan to Tamerlane [Người Mông Cổ: Từ Thành Cát Tư Hãn tới Thiếp Mộc Nhi]. Anh: Amberley. ISBN 978-1-8486-8088-3.
- Biran, Michal (2016). “The Islamisation of Hülegü: Imaginary Conversion in the Ilkhanate” [Sự Hồi hóa của Húc Liệt Ngột: Cuộc cải đạo tưởng tượng ở Hãn quốc Y Nhi]. Journal of the Royal Asiatic Society [Tạp chí của Hội Á châu Hoàng gia]. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. 26 (1–2): 79–88. doi:10.1017/S1356186315000723. JSTOR 24756041.
- Boyle, John Andrew (2007) [1968]. The Cambridge History of Iran Volume 5: The Saljuq and Mongol Periods [Lịch sử Cambridge về Iran Tập 5: Thời kỳ Saljuq và Mông Cổ]. Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. doi:10.1017/CHOL9780521069366. ISBN 978-1-1390-5497-3.
- Broadbridge, Anne F. (2018). Women and the Making of the Mongol Empire [Phụ nữ và sự hình thành Đế quốc Mông Cổ]. Cambridge Studies in Islamic Civilization. Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 978-1-1086-3662-9.
- Broadbridge, Anne F. (2016). “Marriage, Family and Politics: The Ilkhanid-Oirat Connection” [Hôn nhân, Gia đình và Chính trị: Mối liên hệ Y Nhi - Oirat]. Journal of the Royal Asiatic Society [Tạp chí của Hội Á châu Hoàng gia]. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. 26 (1–2): 121–135. doi:10.1017/S1356186315000681. JSTOR 24756044.
- Dashdondog, Bayarsaikhan (2010). The Mongols and the Armenians (1220-1335) [Người Mông Cổ và người Armenia (1220-1335)]. Brill's Inner Asian Library. Leiden & Boston: Brill. ISBN 978-90-04-18635-4. JSTOR 10.1163/j.ctt1w8h10n.
- De Nicola, Bruno (2017). Women in Mongol Iran: The Khatuns, 1206-1335 [Phụ nữ ở Iran thuộc Mông Cổ: Các Khả đôn, 1206-1335]. Edinburgh: Nhà xuất bản Đại học Edinburgh. ISBN 978-1-4744-1549-1.
- Favereau, Marie (2021). The Horde: How the Mongols Changed the World [Bầy người du mục: Người Mông Cổ đã thay đổi thế giới như thế nào]. Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Harvard. ISBN 978-0-6742-7865-3.
- Hope, Michael (2016). Power, Politics, and Tradition in the Mongol Empire and the Ilkhanate of Iran [Quyền lực, Chính trị, và Truyền thống ở Đế quốc Mông Cổ và Hãn quốc Y Nhi tại Iran]. Oxford: Nhà xuất bản Đại học Oxford. doi:10.1093/acprof:oso/9780198768593.001.0001. ISBN 978-0-1987-6859-3.
- Jackson, Peter (2017). The Mongols and the Islamic World: From Conquest to Conversion [Người Mông Cổ và thế giới Hồi giáo: Từ chinh phạt đến cải đạo]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Yale. doi:10.12987/yale/9780300125337.001.0001. ISBN 978-0-3001-2533-7.
- Kamola, Stefan; Morgan, David O. (2023). “The Ilkhante, 1260–1335” [Hãn quốc Y Nhi, 1260–1335]. Trong Biran, Michal; Kim, Hodong (biên tập). The Cambridge History of the Mongol Empire [Lịch sử Cambridge về Đế quốc Mông Cổ]. Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. tr. 181–242. ISBN 978-1-3163-3742-4.
- May, Timothy (2018). The Mongol Empire [Đế quốc Mông Cổ]. Edinburgh: Nhà xuất bản Đại học Edinburgh. ISBN 978-0-7486-4237-3.
- Moradi, Amin (2024). “The Tomb and treasury of Hülegü Khan” [Lăng mộ và kho bạc của Húc Liệt Ngột Hãn]. Asian Archaeology [Khảo cổ học Á châu]. Springer Nature. 8 (1): 21–35. doi:10.1007/s41826-024-00082-y. ISSN 2520-8098.
- Pubblici, Lorenzo (2022). Mongol Caucasia: Invasions, Conquest, and Government of a Frontier Region in Thirteenth-Century Eurasia (1204-1295) [Kavkaz thuộc Mông Cổ: Xâm lược, Chinh phạt, và Chính phủ của khu vực biên thùy Á-Âu thế kỷ thứ 13 (1204-1295)]. Hà Lan: Brill. ISBN 978-9-0045-0355-7.
- Ratchnevsky, Paul (1991). Genghis Khan: His Life and Legacy [Thành Cát Tư Hãn: Cuộc đời và di sản]. Thomas Haining biên dịch. Oxford: Blackwell Publishing. ISBN 978-0-6311-6785-3.
- Saunders, J.J. (2001) [1971]. The History of the Mongol Conquests [Lịch sử các cuộc chinh phục của Mông Cổ]. Pennsylvania: Nhà xuất bản Đại học Pennsylvania. ISBN 0-8122-1766-7.
- Smith Jr., John Masson (2006). “Hülegü Moves West: High Living and Heartbreak on the Road to Baghdad” [Húc Liệt Ngột tây tiến: Sống sang và nỗi đau trên con đường tới Baghdad]. Trong Linda Komaroff (biên tập). Beyond the Legacy of Genghis Khan [Hơn cả di sản của Thành Cát Tư Hãn]. Hà Lan: Brill. tr. 111–134. doi:10.1163/9789047418573_014. ISBN 978-90-04-15083-6.
- Sperling, Elliot (1990). “Hülegü and Tibet” [Húc Liệt Ngột và Tây Tạng]. Acta Orientalia Academiae Scientiarum Hungaricae [Tạp chí Đông phương của Viện Khoa học Hungary]. Budapest, Hungary: Akadémiai Kiadó. 44 (1–2): 145–157. JSTOR 23658115.