Kali pyrosunfat, còn được gọi với cái tên khác là kali disunfat, là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm ba nguyên tố: kali, oxylưu huỳnh với công thức hóa học được quy định là K2S2O7.

Kali disulfat
Danh pháp IUPACĐikali (sulfonatooxy)sulfonate
Tên khácKali pyrosunphat; kali đisunfat
Nhận dạng
Số CAS7790-62-7
PubChem62681
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [O-]S(=O)(=O)OS(=O)(=O)[O-].[K+].[K+]

InChI
đầy đủ
  • 1/2K.H2O7S2/c;;1-8(2,3)7-9(4,5)6/h;;(H,1,2,3)(H,4,5,6)/q2*+1;/p-2
Thuộc tính
Khối lượng riêng2,28 g/cm³
Điểm nóng chảy 325 °C (598 K; 617 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcTan
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế

sửa

Hợp chất kali pyrosunfat có thể được tạo thành bằng phương pháp nhiệt phân các muối khác, mà trực tiếp nhất là từ hợp chất kali bisunfat, được biểu diễn qua phương trình phản ứng:[1]

2 KHSO4 → K2S2O7 + H2O

Tuy nhiên, với điều kiện là nhiệt độ trên 600 °C, hợp chất vừa tạo ra sẽ tiếp tục phân hủy kali pyrosunfat thành kali sulfat và lưu huỳnh trioxit:[2]

K2S2O7 → K2SO4 + SO3

Các muối khác, như kali trisunfat,[3] cũng có thể bị phân hủy thành hợp chất kali pyrosunfat.

Sử dụng

sửa

Kali pyrosunfat được sử dụng trong ngành hóa học phân tích; các mẫu hợp chất được kết hợp với kali pyrosunfat, (hoặc hỗn hợp kali pyrosunfat và kali fluoride) để đảm bảo chúng bị phân giải hoàn toàn trước khi phân tích định lượng.[4][5]

Hợp chất này cũng được sử dụng làm chất xúc tác, được dùng kết hợp với vanadi(V) oxit trong phương thức sản xuất công nghiệp lưu huỳnh trioxit.[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Washington Wiley, Harvey (1895). Principles and Practice of Agricultural Analysis: Fertilizers. Easton, PA.: Chemical Publishing Co. tr. 218. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ Iredelle Dillard Hinds, John (1908). Inorganic Chemistry: With the Elements of Physical and Theoretical Chemistry. New York: John Wiley & Sons. tr. 547. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2015.
  3. ^ Brauer, Georg (1963). Handbook of Preparative Inorganic Chemistry Vol. 2, 2nd Ed. Newyork: Academic Press. tr. 1716. ISBN 9780323161299.
  4. ^ Trostbl, L. J.; Wynne, D. J. (1940). “Determination of quartz (free silica) in refractory clays”. Journal of the American Ceramic Society. 23 (1): 18–22. doi:10.1111/j.1151-2916.1940.tb14187.x.
  5. ^ Sill, C. W. (1980). “Determination of gross alpha, plutonium, neptunium, and/or uranium by gross alpha counting on barium sulphate”. Analytical Chemistry. 52 (9): 1452–1459. doi:10.1021/ac50059a018.
  6. ^ Burkhardt, Donald (1965). “Sulfur trioxide production, US3362786A”. Google Patents. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2015. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  NODES