Landgraf
Phong địa Bá tước (tiếng Đức: Landgraf; tiếng Hà Lan: Landgraaf; tiếng Thụy Điển: lantgreve; tiếng Pháp: landgrave; tiếng La Tinh: comes magnus, comes patriae, comes provinciae, comes terrae, comes principalis, lantgravius; tiếng Anh: Landgrave) là một tước hiệu quý tộc được sử dụng trong Đế chế La Mã Thần thánh, và các lãnh thổ cũ của nó sau này. Các tước hiệu trong tiếng Đức như Landgraf (Phong địa Bá tước), Markgraf (Phiên Hầu tước/Phiên địa Bá tước) và Pfalzgraf ("Hành cung Bá tước") cùng cấp bậc, và thấp cấp hơn với Herzog (Công tước) và cao hơn cấp Graf (Bá tước).
Nguồn gốc từ trong tiếng Anh
sửaTừ landgrave trong tiếng Anh tương đương với "Landgraf" trong tiếng Đức, một từ ghép giữa từ Land và Graf (tiếng Đức: Bá tước).
Mô tả
sửaBan đầu Landgraf là tước hiệu dùng để chỉ một vị bá tước có thân phận đế chế, hoặc nghĩa vụ phong kiến trực tiếp đối với Hoàng đế La Mã Thần thánh. Quyền tài phán của vị này có thể trải dài trên một lãnh thổ khá rộng, nơi quyền cai trị không phụ thuộc vào một quyền lực trung gian nào, chẳng hạn như Công tước, Giám mục vương quyền hay Hành cung Bá tước. Danh hiệu này tồn tại từ thời của Đế chế La Mã Thần thánh (lần đầu tiên được ghi lại ở Hạ Lotharingia từ năm 1086: Henry III, Bá tước của Louvain, với tư cách là Landgraf của Brabant). Theo định nghĩa thì Landgraf là một chủ đất thực hiện các quyền làm chủ trên lãnh thổ của mình. Quyền hành của họ có thể sánh ngang với một Công tước.
Tham khảo
sửaĐọc thêm
sửa- Mayer, Theodor, "Über Entstehung und Bedeutung der älteren deutschen Landgrafschaften", in Mitteralterliche Studien – Gesammelte Aufsätze, ed. F. Knapp (Sigmaringen 1958) 187–201. Also published in Zeitschrift der Savigny-Stiftung für Rechtsgeschichte, Germanische Abteilung 58 (1938) 210–288.
- Mayer, Theodor, 'Herzogtum und Landeshoheit', Fürsten und Staat. Studien zur Verfassungsgeschichte des deutschen Mittelalters (Weimar 1950) 276–301.
- Eiche
Liên kết ngoài
sửa- Định nghĩa của landgraf tại Wiktionary