Mân (tiếng Trung: 閩) là một trong mười nước tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 909 tới năm 945. Vương quốc này tồn tại trong khu vực miền núi tỉnh Phúc Kiến ngày nay và có lịch sử cai trị gần như độc lập. Kinh đô nhà nước này đặt tại Phúc Châu và do Vương Thẩm Tri (862-925) thành lập.

Thời nhà Hậu Đường (923-936)
  Mân (閩)

Thành lập

sửa

Năm Cảnh Phúc thứ hai (893) đời Đường Chiêu Tông, Vương Triều đánh chiếm Phúc Châu. Ông được nhà Đường phong làm Phúc Kiến Quan sát sứ, sau thăng lên làm Uy Vũ quân tiết độ sứ. Tháng 12 năm Càn Ninh thứ 4 (tháng 1 năm 898), Vương Triều chết. Em là Vương Thẩm Tri được phong làm Lang Nha vương.

Năm 909, hai năm sau khi nhà Đường sụp đổ, Vương Thẩm Tri được nhà Hậu Lương phong Mân Vương. Sau này, con Vương Thẩm Tri là Vương Diên Quân tự xưng Hoàng đế nước Mân năm 933, niên hiệu Long Khải. Từ thời điểm này trở đi, Vương Thẩm Tri được truy phong Mân Thái Tổ.

Lãnh thổ

sửa

Kinh đô nước Mân đặt tại Phúc Châu. Vương quốc này chỉ giới hạn trong khu vực tỉnh Phúc Kiến ngày nay.

Chính quyền

sửa

Lãnh thổ nước Mân là tương đối cô lập và không bằng phẳng, vì thế nó không được thịnh vượng về mặt kinh tế như các khu vực khác của Trung Quốc khi đó. Triều đình nước Mân đã cố gắng để thu hút các học giả đến hỗ trợ việc xây dựng một hệ thống quan lại và thuế má có hiệu quả nhằm đưa nước này đạt tới các chuẩn mực đương thời. Thương mại đường biển đã phát triển khá thành công trong thời gian này và nó còn được tiếp tục trong thời gian sau này dưới các triều đại khác.

Nước Ân

sửa

Năm 943, một trong số các con trai Vương Thẩm Tri là Vương Diên Chính đã tuyên bố tách ra khỏi nước Mân, tại khu vực phía tây bắc của nhà nước này, lập ra nước Ân. Nước Mân khi đó do Vương Diên Hi làm Hoàng đế đã đề nghị Nam Đường giúp đỡ để tiêu diệt nước Ân. Nhưng thay vì giúp đỡ chính quyền nước Mân thì Nam Đường lại nhân đó tìm cách thôn tính toàn bộ vùng lãnh thổ này về mình.

Sụp đổ

sửa

Nhận thấy mối đe dọa của Nam Đường, Triều đình Mân đã tìm cách liên minh với Vương quốc Ngô Việt ở phía bắc. Tuy nhiên, nước Ngô Việt nhỏ bé không thể cứu giúp Mân trước Nam Đường to lớn và điều này không cản nổi cuộc hành quân của Nam Đường vào Mân. Nam Đường Nguyên Tông Lý Cảnh sáp nhập gần như toàn bộ vương quốc Mân thành đất đai của mình năm 945.

Các vị vua nước Mân

sửa
Các vị quân vương của Mân 909-945 (bao gồm cả Ân (943-945)
Miếu hiệu (廟號) Thụy hiệu (諡號) Tự hiệu Sinh-Mất Trị vì Niên hiệu (年號), thời gian
Mân Thái Tổ Trung Ý Vương,
sau là Chiêu Vũ Hiếu Hoàng đế
Vương Thẩm Tri (王審知) 862-925 909-925 Khai Bình (909-911)
Càn Hóa (911-915)
Trinh Minh (915-921)
Long Đức (921-923)
Đồng Quang (923-925)
Không tồn tại Mân Tự Vương Vương Diên Hàn (王延翰) ?-927 925-926 Thiên Thành
Mân Huệ Tông Tề Túc Minh Hiếu Hoàng đế Vương Diên Quân (王延鈞) ?-935 926-935 Thiên Thành (926-930)
Trường Hưng (930-932)
Long Khải (933-934)
Vĩnh Hòa (935-936)
Mân Khang Tông Thánh Thần Anh Duệ Văn Minh Quảng
Vũ Ứng Đạo Đại Hoằng Hiếu Hoàng đế
Vương Kế Bằng (王繼鵬) ?-939 936-939 Thông Văn (936-939)
Mân Cảnh Tông Duệ Văn Quảng Vũ Minh Thánh
Nguyên Đức Long Đạo Đại Hiếu Hoàng đế
Vương Diên Hi (王延羲) ?-944 939-943 Vĩnh Long (939-943)
Không tồn tại Không tồn tại Chu Văn Tiến (朱文進) ?-945 943-945 Không rõ
Mân Ân Đế Thiên Đức Đế (nước Ân) Vương Diên Chính (王延政) ?-951 943-945 Thiên Đức (943-945)
Vương Nhẫm
Vương Triều
846-898
1 Mân Thái Tổ
Vương Thẩm Tri
862-909-925
2 Mân Tự Chủ
Vương Diên Hàn
?-925-926
3 Mân Huệ Tông
Vương Diên Quân
?-926-933-935
5 Mân Cảnh Tông
Vương Diên Hy
?-939-944-?
6 Ân Cung Ý Phúc Vương
Vương Diên Chính
?-943-945-951
4Mân Khang Tông
Vương Kế Bằng

?-935-939

Tham khảo

sửa
  • Mote F.W. (1999). Imperial China (900-1800). Nhà in Đại học Harvard. tr. 15–16. ISBN 0-674-01212-7.
  • “Min 閩”. Chinese History - The Ten Kingdoms 十國 (902-979). Truy cập 18 tháng 5. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  NODES
Story 1