Maria II của Bồ Đào Nha
Dona Maria II (4 tháng 4 năm 1819 – 15 tháng 11 năm 1853), được mệnh danh là "Nhà giáo dục" (tiếng Bồ Đào Nha: "a Educadora") hay "Người mẹ tốt" (tiếng Bồ Đào Nha: "a Boa Mãe"), là Nữ vương Bồ Đào Nha trong 2 lần, đầu tiên vào năm 1826 đến năm 1828, và lần thứ 2 từ năm 1834 đến năm 1853. Bà sinh ra ở Rio de Janeiro, Vương quốc Brasil, và là con đầu lòng của Hoàng đế Dom Pedro I của Brasil và Hoàng hậu Dona Maria Leopoldine, vì thế bà là thành viên của Vương tộc Bragança.
Maria là một trong hai người con còn sống được sinh ra khi Pedro vẫn còn là người thừa kế rõ ràng của ngai vàng Bồ Đào Nha, bà được thừa kế các tước vị của Bồ Đào Nha và được xếp vào hàng kế vị ngai vàng, ngay cả sau khi trở thành thành viên của hoàng gia Brazil, nơi bà bị loại trừ khỏi danh sách kế vị vương miện đế chế này vào năm 1835 sau khi bà lên ngôi vua Bồ Đào Nha.
Cuộc sống đầu đời
sửaMaria II tên khai sinh là Maria da Glória Joana Carlota Leopoldina da Cruz Francisca Xavier de Paula Isidora Micaela Gabriela Rafaela Gonzaga[1], sinh vào ngày 4 tháng 4 năm 1819 tại Cung điện São Cristóvão ở Rio de Janeiro, Vương quốc Brasil. Cô là con gái lớn của Hoàng tử Dom Pedro de Alcântara, Vua tương lai của Bồ Đào Nha với vương hiệu Pedro IV và Hoàng đế đầu tiên của Brazil với đế hiệu Pedro I, với người vợ đầu tiên Dona Maria Leopoldine (nhũ danh Nữ Đại vương công Karoline Josepha Leopoldine của Áo), bản thân là con gái của Franz II, Hoàng đế La Mã Thần thánh. Khi mới sinh ra, cô được phong là Nữ thân vương xứ Beira. Vì sinh ra ở Brazil, nên Maria là vị quân chủ châu Âu duy nhất được sinh ra bên ngoài châu Âu, mặc dù bà vẫn sinh ra ở lãnh thổ thuộc chủ quyền của Bồ Đào Nha.
Khủng hoảng kế nhiệm
sửaSự qua đời của Vua Dom João VI, ông nội của Maria, vào tháng 3 năm 1826 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kế vị ở Vương quốc Bồ Đào Nha. Nhà vua có một người thừa kế nam là Dom Pedro, cha ruột của Maria, nhưng ông này đã tuyên bố nền độc lập của Brazil vào năm 1822 với tư cách là Hoàng đế. Vị vua quá cố cũng có một người con trai nhỏ là Hoàng tử Dom Miguel, nhưng ông đã phải sống lưu vong ở Đế quốc Áo sau khi lãnh đạo một số cuộc cách mạng chống lại cha mình và chế độ tự do của ông.
Trước khi qua đời, nhà vua đã để lại di chiếu muốn người con gái yêu quý của mình, Dona Isabel Maria, làm nhiếp chính cho đến khi "người thừa kế hợp pháp trở về vương quốc" — nhưng ông đã không chỉ định ai trong số những người con trai của mình là người thừa kế hợp pháp: Hoàng đế theo chủ nghĩa tự do Dom Pedro I hay người theo chủ nghĩa chuyên chế, Miguel đang sống lưu vong.
Hầu hết mọi người coi Pedro là người thừa kế hợp pháp, nhưng Brazil không muốn hoàng đế của mình thống nhất ngai vàng với Bồ Đào Nha một lần nữa. Nhận thức được rằng những người ủng hộ em trai mình đã sẵn sàng đưa Miguel trở lại Bồ Đào Nha để tiếp nhận ngai vàng, Pedro quyết định đưa ra một lựa chọn được đồng thuận hơn: ông sẽ từ bỏ yêu sách ngai vàng Bồ Đào Nha để ủng hộ cô con gái lớn Maria (mới 7 tuổi), và cô ấy sẽ kết hôn với người chú Miguel của mình, người sẽ chấp nhận hiến pháp tự do và đóng vai trò nhiếp chính cho đến khi cháu gái của ông đến tuổi trưởng thành.
Miguel giả vờ chấp nhận, nhưng khi đến Bồ Đào Nha, ông ta ngay lập tức phế truất Maria và xưng vương, đồng thời hủy bỏ hiến pháp tự do. Trong thời gian trị vì của ông, Maria đã đến nhiều triều đình châu Âu, bao gồm cả triều đình của ông ngoại cô ở Viên, cũng như Luân Đôn và Paris.
Cuộc nổi dạy của chủ nghĩa chuyên chế
sửaMaria đã nắm giữ ngai vàng Bồ Đào Nha 2 lần, và trong lần đầu tiên làm nhiệm vụ này bị gián đoạn bởi cuộc nổi dậy theo chủ nghĩa chuyên chế do người chú, đồng thời cũng là hôn phu và nhiếp chính Miguel lãnh đạo, người tự xưng là Vua Bồ Đào Nha vào ngày 23 tháng 6 năm 1828. Sau đó bắt đầu Chiến tranh Tự do kéo dài đến năm 1834, năm mà Maria được phục hồi ngai vàng và Miguel một lần nữa phải sống lưu vong ở Đức.
Hầu tước Barbacena, đến Gibraltar cùng công chúa vào ngày 3 tháng 9 năm 1828, được một sứ giả thông báo về những gì đang xảy ra ở Bồ Đào Nha. Ông ta có tầm nhìn xa để hiểu rằng Miguel đến từ Vienna, quyết tâm đặt mình vào vị trí lãnh đạo phong trào chuyên chế, được cố vấn bởi Thân vương Klemens von Metternich, người đang chỉ đạo chính trị châu Âu, và vì vậy việc Nữ vương trẻ đến Vienna là rất nguy hiểm. Vị hầu tước đã thay đổi hướng của cuộc hành trình và khởi hành đến London, và đến nơi vào ngày 7 tháng 10. Chính sách của Vương quốc Anh không có lợi cho mục đích khôi phục ngai vàng cho Maria. Văn phòng của Công tước xứ Wellington đã công khai tài trợ cho Miguel, vì vậy nơi tị nạn mà Hầu tước tìm kiếm không an toàn. Maria II đã được đón chào trọng thị với những vinh dự do có cấp bậc cao, nhưng người Anh đã ngăn cản thần dân của họ hoặc những người Bồ Đào Nha di cư đến tiếp viện cho lực lượng đồn trú trên đảo Terceira.
Nữ vương rời London để gặp mẹ kế tương lai của mình là Amélie xứ Leuchtenberg. Họ cùng nhau rời đi vào ngày 30 tháng 8 năm 1829 đến Rio de Janeiro, đến nơi vào ngày 16 tháng 10.
Những người di cư phân tán (Pháp, Anh và Brazil) được chia thành các phe đối địch. Chỉ đảo Terceira công nhận các nguyên tắc hiến pháp, và thậm chí còn xuất hiện du kích Miguelist. Pháp đã sẵn sàng công nhận chính phủ của Miguel khi cuộc cách mạng tháng Bảy nổ ra ở Paris vào năm 1830, điều này đã khuyến khích những người theo chủ nghĩa tự do Bồ Đào Nha.
Nội chiến
sửaVào ngày 7 tháng 4 năm 1831, Dom Pedro I đã tuyên bố thoái vị để ngai vàng lại cho con trai là Dom Pedro II, em trai của Maria. Ông cùng với con gái và vợ rời Đế quốc Brasil trở về châu Âu chiến đấu chống lại Miguel để khôi phục lại ngai vàng Bồ Đào Nha cho con gái. Kể từ khi thoái vị, Pedro I lấy tước hiệu Công tước xứ Braganza và làm Nhiếp chính vương cho con gái.
Gia đình nhỏ của ông đặt chân đến Paris và được Vua Louis-Philippe I của Pháp chào đón một cách đầy cảm thông. Chính vợ chồng của vua Pháp sau đó đã trở thành bố mẹ đỡ đầu cho người con gái của ông với người vợ thứ 2, Công chúa Maria Amélia. Pedro đã mời đại diện ngoại giao của Brasil tại Pháp đến chứng kiến để hợp thức hoá việc Maria Amelia là hoàng nữ của Đế chế Brasil. Chỉ 20 ngày sau khi người con gái út ra đời, Pedro đã rời Pháp để đến Bồ Đào Nha cùng với lực lượng ủng hộ ông để thực hiện cuộc nội chiến chống lại người em Miguel đã cướp ngôi của con gái mình. Cựu hoàng hậu Amélie xứ Leuchtenburg vẫn ở lại Paris cùng 2 cô con gái, và bà đã yêu thương Nữ vương Maria II của Bồ Đào Nha như con ruột của mình.
Củng cố quyền lực
sửaCai trị
sửaCái chết
sửaHôn nhân và hậu duệ
sửaVinh dự
sửaGia phả
sửaGia phả của Maria II của Bồ Đào Nha | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Trong văn hoá đại chúng
sửaTham khảo
sửa- ^ Sousa 1972a, tr. 112.
- ^ Barman (1999), p.8