Marie Élisabeth của Pháp

Marie Elisabeth của Pháp (tiếng Pháp: Marie Élisabeth de France; tiếng Đức: Marie Elisabeth von Frankreich; 27 tháng 10 năm 1572 – 2 tháng 4 năm 1578) là một Vương nữ Pháp và là thành viên của Vương tộc Valois. Marie Élisabeth là đứa con duy nhất của Charles IX của PhápElisabeth của Áo.

Marie Élisabeth của Pháp
Marie Élisabeth de France
Marie Elisabeth khoảng năm 1577
Thông tin chung
Sinh(1572-10-27)27 tháng 10 năm 1572
Cung điện Louvre, Paris
Mất2 tháng 4 năm 1578(1578-04-02) (5 tuổi)
Hôtel d'Anjou, Paris
Tên đầy đủ
Marie Élisabeth de France
Vương tộcVương tộc Valois
Thân phụCharles IX của Pháp Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuElisabeth của Áo
Tôn giáoCông giáo La Mã

Ông bà ngoại của Marie Elisabeth là Maximilian II của Thánh chế La MãMaría của Tây Ban Nha, trong khi đó ông bà nội của Marie là Henri II của PhápCaterina de' Medici.

Tiểu sử

sửa

Marie Élisabeth sinh ra tại Cung điện Louvre ở Paris, Pháp, là con gái duy nhất của Charles IX của PhápElisabeth của Áo. Mặc dù không khỏi thất vọng vì Marie Élisabeth không phải là nam duệ được kì vọng kế vị ngai vàng Pháp mà hai vợ chồng mong đợi, vương nữ vẫn được cha mẹ yêu thương. Marie Élisabeth được rửa tội gần bốn tháng sau đó, vào ngày 2 tháng 2 năm 1573 tại Nhà thờ Saint-Germain l'Auxerrois. Bất chấp những tranh cãi về tôn giáo và chính trị bắt nguồn từ Cuộc thảm sát Ngày Thánh Barthélemyy (xảy ra chỉ hai tháng trước khi vương nữ chào đời), một trong những người mẹ đỡ đầu của Marie Élisabeth là nữ vương theo Kháng Cách Elizabeth I của Anh,[1] đã gửi William Somerset, Bá tước thứ 3 xứ Worcester đại diện của nữ vương vào buổi lễ.[2] Người mẹ đỡ đầu khác cùng tên với Marie là bà ngoại María của Tây Ban Nha, Hoàng hậu La Mã Thần thánh, và cha đỡ đầu của Marie Élisabeth là Emanuel Filiberto của Savoia. Vương nữ lớn lên dưới sự giám sát của gia sư Isabelle de Crissé.[3]

Khi Marie Elisabeth chưa đầy hai tuổi, cha của vương nữ, Charles IX đã qua đời và chú của Marie trở thành Henri III của Pháp. Chỉ một năm sau, mẹ của Marie Élisabeth trở lại Viên sau khi Maximilian II hoàn trả của hồi môn, trong khi Marie Elisabeth, với tư cách là Vương nữ Pháp, phải ở lại. Lúc đó Marie Élisabeth chưa đầy ba tuổi. Hai mẹ con nói lời từ biệt nhau tại Lâu đài Amboise vào ngày 28 tháng 8 năm 1575 và không bao giờ gặp lại nhau.

Pierre de Bourdeille, Lãnh chúa xứ Brantôme, người có dì, Phu nhân Crissé, là gia sư của Marie Elisabeth, đã mô tả vương nữ trong tác phẩm của mình. The Pierre, Marie Elisabeth là một vương nữ xinh đẹp nhưng cũng thông minh khác thường và ham học hỏi, đôi khi có vẻ giống một người lớn hơn là một đứa trẻ. Vương nữ nhớ tên của tổ tiên mình, thuộc cả Vương tộc Valois và Habsburg, và tự hào nói với mọi người rằng mình thuộc về cả hai vương thất vĩ đại đó.

Marie Elisabeth là một nhân vật rất quan trọng vì vương nữ là người cháu họ Valois duy nhất của Henri II của PhápCaterina de' Medici dù rằng họ đã nuôi dạy bốn người con trai đến tuổi trưởng thành. Nếu Marie Elisabeth là nam giới và sống đủ lâu thì sẽ là người thừa kế ngai vàng của Pháp tiếp tục kéo dài huyết mạch Vương tộc Valois và ngăn chặn nhiều cuộc chiến tranh giành quyền kế vị và tôn giáo sau đó. Ngay cả khi là một phụ nữ (tức là bị luật Salic cấm thừa kế ngai vàng), với tư cách vừa là hậu duệ của cả Vương tộc Valois và Habsburg, Marie Élisabeth có thể giảm bớt sự tranh chấp kế vị thông qua hôn nhân, thậm chí có thể trở thành Vương hậu nước Pháp. Vì vậy, cái chết của Marie Élisabeth là nguyên nhân gián tiếp góp phần gây ra ít nhất một vài xung đột trong triều đại của chú vương nữ là Henri III và sau khi Henri III qua đời.

Marie Elisabeth ban đầu cư trú tại AmboiseBlois, nhưng sau đó đã chuyển đến Paris. Vì tình trạng sức khỏe yếu, vương nữ đã qua đời vào ngày 2 tháng 4 năm 1578 tại Hôtel d'Anjou, khi mới 5 tuổi rưỡi.[4][5][6][7] Marie Élisabeth được triều đình vô cùng thương tiếc dù còn bé vì sự tốt bụng, duyên dáng và dịu dàng của vương nữ. Tám ngày sau, ngày 10 tháng 4, Marie Élisabeth được chôn cất trong hầm Vương cung thánh đường Thánh Denis, bên cạnh cha của mình.

Vào ngày 17 tháng 10 năm 1793, ngôi mộ của Marie Élisabeth đã bị mạo phạm những người tham gia cách mạng Cách mạng Pháp, và hài cốt của vương nữ bị được ném vào một ngôi mộ chung. Năm 1817, Marie Élisabeth được an táng lại trong Vương cung thánh đường.

Gia phả

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Elizabeth I Tudor (website in French)
  2. ^ Cokayne, G. E. C. (1959). “Earl of Worcester”. Trong White, G. H. (biên tập). The Complete Peerage. XII, part 2 (ấn bản thứ 2). London: St. Catherine Press. tr. 853.
  3. ^ Jacqueline Vons, Pauline Saint-Martin, [Vie et mort de Marie-Elisabeth de France (1572-1578), fille de Charles IX et Elisabeth d'Autriche http://co Lưu trữ 2005-04-21 tại Wayback Machineur-de-france.fr/article744.html?lang=fr], 2010 (http://cour-de-france.fr/article744.html).
  4. ^ L'Estoile, Journal, o. c., p. 180.
  5. ^ Pierre de L'Estoile, Registre-Journal du règne de Henri III, vol. II (1576-1578), Genève: Droz, 1996, p. 180.
  6. ^ Brantôme, Œuvres complètes, o. c., vol. VIII, p. 248.
  7. ^ Brantôme, Vie des dames illustres, o. c., II, article XIII, pp. 313-315.
  8. ^ a b Anselme de Sainte-Marie, Père (1726). Histoire généalogique et chronologique de la maison royale de France [Genealogical and chronological history of the royal house of France] (bằng tiếng Pháp). 1 (ấn bản thứ 3). Paris: La compagnie des libraires. tr. 133–134.
  9. ^ a b Wurzbach, Constantin von biên tập (1860). “Habsburg, Elisabeth von Oesterreich (Königin von Frankreich)” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 6. tr. 169 – qua Wikisource.
  10. ^ a b Anselme (1726), pp. 131–132
  11. ^ a b c d Whale, Winifred Stephens (1914). The La Trémoille family. Boston, Houghton Mifflin. tr. 43.
  12. ^ a b Press, Volker (1990), “Maximilian II.”, Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), 16, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 471–475Quản lý CS1: postscript (liên kết); (full text online)
  13. ^ a b Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Maria von Spanien” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 19 – qua Wikisource.
  14. ^ a b Anselme (1726), pp. 210–211
  15. ^ a b Anselme (1726), pp. 126–128
  16. ^ a b Tomas, Natalie R. (2003). The Medici Women: Gender and Power in Renaissance Florence. Aldershot, UK: Ashgate. tr. 7. ISBN 0-7546-0777-1.
  17. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Joanna” . Encyclopædia Britannica. 15 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  18. ^ Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Philipp I. der Schöne von Oesterreich” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 112 – qua Wikisource.
  19. ^ a b Priebatsch, Felix (1908), “Wladislaw II.”, Allgemeine Deutsche Biographie (ADB) (bằng tiếng Đức), 54, Leipzig: Duncker & Humblot, tr. 688–696
  20. ^ a b Charles V, Holy Roman Emperor tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  21. ^ a b Stephens, Henry Morse (1903). The story of Portugal. G.P. Putnam's Sons. tr. 125, 139, 279. ISBN 9780722224731. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2018.

Nguồn tài liệu bổ sung

sửa
  • Jacqueline Boucher, Deux épouses et reines à la fin du XVIe siècle : Louise de Lorraine et Marguerite de France, Saint-Étienne, Publications of the University of Saint-Étienne, 1995, p. 60. In 1580, Queen Margaret of Navarre sold the Hôtel to her Chancellor Guy Du Faur, Seigneur de Pibrac.
  • Oraison funebre de treshaute et vertueuse princesse Marie Isabeau de France fille de Treshaut et Treschrestien Roy Charles IX, amateur de toute vertu, et protecteur de la Foy. Pronounced in Notre-Dame of Paris on 11 April 1578, by Arnaud Sorbia, Royal Chaplain. This prayer was published in Lyon in 1578 by Rigaud Benoit, and is preceded by a dedicatory letter to Margaret de Valois, dated 16 April 1578. See Jacqueline Vons (éd.),Dédicace à l'Oraison funèbre et Tombeau de Marie-Élisabeth de France (1572-1578). Documents posted on Cour de France.fr on 3 May 2010 as part of the research project "La médecine à la cour de France". (Cour-de-france.fr: Article 1417).
  • Orieux, Jean (2007). Caterina de' Medici. Un'italiana sul trono di Francia. Milano: Arnoldo Mondadori. ISBN 978-88-04-30464-7.
  NODES
Project 1