Trịnh (nước)

(Đổi hướng từ Nước Trịnh)

Trịnh (Phồn thể: 鄭國; giản thể: 郑国) là một nước chư hầu nhà Chu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, lãnh thổ quốc gia này nằm trên tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hiện nay.

Trịnh
Tên bản ngữ
  • 鄭國
806 TCN–375 TCN
Giản đồ các nước cuối thời Xuân Thu
Giản đồ các nước cuối thời Xuân Thu
Vị thếCông quốc
Thủ đôTân Trịnh (新郑; nay là thành phố Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Trung cổ đại
Tôn giáo chính
Tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên
Chính trị
Chính phủQuân chủ, phong kiến
Công tước 
Lịch sử 
• Nhà Chu phân phong
806 TCN
• Bị Hàn Quốc tiêu diệt
375 TCN
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTiền Trung Quốc
Tiền thân
Kế tục
Nhà Chu
Nhà Tần

Nước này có nguồn gốc là một chi của vương tộc nhà Chu, ban đầu được phong tước , sau được thăng lên tước Công. Dưới thời Trịnh Trang công, nước Trịnh nổi lên như là một nhà nước hùng mạnh thời Xuân Thu, cũng chính Trịnh Trang công là người khởi đầu xu hướng lấn át Thiên tử nhà Chu của các quốc gia chư hầu, thường được liệt vào hàng ngũ Ngũ bá trong lịch sử.

Nước Trịnh là một trong những quốc gia nằm ngay vị trí trung tâm, có nền kinh tế khá phát đạt, hệ thống chính trị ổn định và là nơi bắt nguồn của nhiều tư tưởng quan trọng trong thời kỳ này.

Vào năm 395 TCN, Trịnh Trang công cho xây dựng kinh đô nước Trịnh (nay là Tân Trịnh, Hà Nam). Kinh đô của nước Trịnh nằm trong khoảng khu vực Trịnh Châu ở Hà Nam.

Trịnh Trang Công với tài năng của mình đã khiến nước Trịnh trở nên hùng mạnh, lấn át thiên tử nhà Chu và biến nước Trịnh trở thành đệ nhất chư hầu thời kỳ đầu Xuân Thu. Sau thời Trang Công, nước Trịnh còn có nhà cải cách Tử Sản với những chính sách thông minh và khôn khéo, được liệt vào hàng danh nhân đương thời.

Trong những năm đầu thời kỳ Chiến Quốc, nước Trịnh bị nước Hàn tiêu diệt. Nước Trịnh tồn tại trong 432 năm với 24 đời vua.

Thành lập

sửa

Nước Trịnh hình thành thời Tây Chu, năm 806 TCN khi vua Chu Tuyên vương phong cho người em là Cơ Hữu (tức con thứ của Chu Lệ vương) làm vua nước Trịnh, kinh đô đóng tại Hoa huyện (华县; tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc hiện nay). Cơ Hữu ban đầu gọi là Trịnh bá (鄭伯), sau được tôn là Trịnh Hoàn công.

Cơ Hữu lúc đầu là phụ chính dưới triều Chu U vương. Sau đó thấy nhà Tây Chu suy yếu, Cơ Hữu di chuyển về phía Đông. Năm 771 TCN, quân Khuyển Nhung đánh vào Cảo Kinh nhà Tây Chu, Cơ Hữu bị giết cùng Chu U vương.

Con Cơ Hữu là Cơ Quật Đột lên nối ngôi, tức là Trịnh Vũ công. Trịnh Vũ công có công cùng các nước chư hầu Tấn, Tần, Vệ giúp thái tử Nghi Cữu đánh đuổi quân Khuyển Nhung và phù Nghi Cữu lên ngôi, tức là Chu Bình vương. Trịnh Vũ công thiên đô sang đất Tân Trịnh thuộc Hà Nam ngày nay.

Lịch sử

sửa

Hùng mạnh thời kỳ đầu

sửa
 
Giản đồ các nước lớn thời Xuân Thu
  Trịnh (鄭)
  Đất do thiên tử nhà Chu cai quản

Trịnh là một trong những nước chư hầu mạnh nhất đầu thời Xuân Thu, là quốc gia vị thế bá chủ đầu tiên.

Sau khi Trịnh Vũ công mất, Trịnh Trang công lên thay. Nhà Chu thiên đô sang phía Đông và càng suy yếu. Trịnh Trang công bắt đầu những hoạt động chính trị và quân sự can thiệp vào các quốc gia khác, tuy chưa chính thức nhưng đã tạo dựng được ảnh hưởng như Ngũ bá sau này. Ông ngày càng lấn át khiến Chu Bình vương phẫn uất mà không làm gì được, khi đó Bình vương muốn trọng dụng Quân chủ nước Quắc để chia quyền lực của Trang công khiến Trang công tức giận chất vấn, Bình vương kịch liệt phủ nhận. Để hòa giải, Bình vương dùng chính sách Chu Trịnh giao chất (周郑交质), lấy Trịnh thế tử Cơ Hốt sang nhà Chu làm con tin, còn Vương tử Hồ (王子狐) sang Trịnh làm con tin.

Trịnh Trang công còn can thiệp vào chuyện các nước chư hầu như nước Lỗ, nước Tống, nước Vệ, giúp nước Tề chống Nhung địch, hoành hành nhiều năm, lấn át quyền lực của Thiên tử, chính ông tạo tiền đề cho việc lấn át Thiên tử của các chư hầu về sau. Thời đại Trịnh Trang công cai trị đã biến nước Trịnh trở thành đại quốc trong lịch sử đầu thời kì Xuân Thu. Trong suốt thời kỳ Xuân Thu, Trịnh mở quan hệ buôn bán với các nước xung quanh và trở thành một trong những quốc gia giàu nhất.

Suy yếu thời kỳ sau

sửa

Sau khi Trịnh Trang công mất, các con tranh giành ngôi vua trong nhiều năm, từ đó nước Trịnh suy yếu đi. Trịnh Chiêu công kế vị không lâu, quyền thần Tế Trọng (祭仲) do mưu lợi đã cải lập Công tử Đột làm Trịnh quốc quốc quân, tức Trịnh Lệ công, Trịnh Chiêu công bị buộc phải chạy sang nước Vệ. Trịnh Lệ công lên ngôi, thì muốn diệt trừ Tế Trọng do sự chuyên quyền của ông ta, nhưng sự việc bại lộ, Tế Trọng phế và lại lập Chiêu công lên ngôi như cũ. Trịnh Chiêu công lại có tư oán với Cao Cừ Di (高渠弥), sau Chiêu công bị Cao Cừ Di bắn chết trong một buổi đi săn. Quốc gia đại loạn, cả Cao và Tế đều không muốn lập Lệ công, bèn lập Công tử Vỉ, tức Trịnh Tử Vỉ.

Khi đó, Tề Tương công hội minh, có mời Trịnh Tử Vỉ, Cao Cừu Di đi theo. Trong buỗi lễ, Tề Tương công ra tay giết Trịnh Tử Vỉ, Cừ Di hoảng sợ chạy về nước Trịnh. Tại đó, Cừ Di cùng tế Trọng lại lập Trịnh Tử Anh lên ngôi. Không lâu sau, Tề công tấn công nước Trịnh, Trịnh Tử Anh, Tế Trọng và Cao Cừ Di đều bị giết, Tề công sai người đưa Trịnh Lệ công về nước, lập làm quốc chủ như cũ.

Nửa sau thời Xuân Thu, các quốc gia xung quanh như nước Tấn, nước Sở, nước Tần, nước Tề lớn mạnh và mở rộng. Nước Trịnh bị thu hẹp và thường đóng vai trò trung gian ngoại giao giữa các quốc gia lớn mạnh tranh giành ngôi bá chủ. Thời kỳ đầu, Trịnh thường làm trung gian giảng hòa giữa Tề và Sở, thời kỳ sau là giữa Tấn và Sở. Do vai trò trung gian của Trịnh, cục diện giữa các quốc gia tại trung nguyên được giữ cân bằng trong nhiều năm.

Sang đầu thời Chiến Quốc, nước Tấn bị chia làm 3: nước Hàn, nước Triệunước Ngụy. Nước Trịnh giáp với Hàn và Ngụy. Chiến tranh liệt quốc càng khốc liệt. Trước sự lớn mạnh của Chiến Quốc Thất hùng, nước Trịnh cùng các chư hầu Vệ, Lỗ,… ngày càng suy yếu, chỉ trừ có Tống là vẫn đương cự được với Thất hùng lúc đó.

Từ thời Trịnh Tương công, Thất Mục (七穆) chấp chánh đại quyền, điều khiển quốc gia. Thời kì Thất mục chấp quyền, duy có Tử Sản (子产; cháu Trịnh Mục công, còn gọi là Công Tôn Kiều 公孙侨) là có chính sách linh hoạt, giúp nước Trịnh bị kẹt giữa các cường quốc một thời gian trở nên phú quý và giàu có. Dưới sự điều hành của đại thần Tử Sản, nước Trịnh là nước đầu tiên ban hành bộ luật năm 543 TCN. Sau thời đại Tử Sản, nước Trịnh lại rơi vào suy yếu.

Thời kì đầu Chiến Quốc, nước Trịnh chủ yếu bị nước Hàn đang lên chèn ép. Trịnh Ai công bị dân trong nước giết, Trịnh Cộng công rồi tiếp đến là Trịnh U công liên tiếp bị lập lên ngôi. Nước Hàn tấn công nước Trịnh, giết U công, lập Công tử Đài lên ngôi, tức Trịnh Nhu công. Thời Trịnh Nhu công, nước Trịnh đôi ba lần đánh nhau với nước Hàn, thắng thua đều có, vô cùng kịch liệt. Năm 398 TCN, Trịnh Nhu công giết đại phu là Tử Dương, rồi dư đảng của Tử Dương hợp lại giết Trịnh Nhu công, lập Công tử Ất lên ngôi, tức Trịnh Khang công. Vào lúc này, quân lực nước Trịnh ngày càng suy yếu, dần bị nước Hàn chiếm các thành quốc quan trọng như Dương Thành.

Năm 375 TCN, Trịnh bị Hàn tiêu diệt.[1][2][3][4] Về sau công tử nước Hàn là Hàn Phi viết sách Hàn Phi tử thường lấy người nước Trịnh làm ví dụ về người ngốc nghếch.

Thất mục

sửa

Trịnh quốc Thất mục (郑国七穆) là danh từ chỉ con cháu Trịnh Mục công đã điều hành Trịnh quốc trong nhiều năm. Tất cả đều là con cháu Mục công nên gọi như vậy, gồm các họ: Lương, Du, Quốc, Hãn, Tứ, Ấn và Phong. Sau thời Trịnh Tương công, Thất mục thay phiên nhau chưởng chính đại quyền, thực tế điều hành chính trị của nước Trịnh, tương đương Tam Hoàn (三桓) của nước Lỗ.

Niên biểu quân chủ nước Trịnh

sửa
Thế phả
Thất Mục
Trịnh Hoàn công
806 TCN - 771 TCN
Trịnh Vũ công
770 TCN - 744 TCN
Trịnh Trang công
757 TCN-743 TCN - 701
Cung thúc Đoàn
Công Phụ thị
Trịnh Chiêu công
700 TCN
696 TCN - 695 TCN
Trịnh Lệ công
700 TCN - 697 TCN
679 TCN - 673 TCN
Công tử Vỉ
694 TCN
Trịnh tử Anh
693 TCN - 680 TCN
Tử Nhân
Tử Nhân thị
Trịnh Văn công
672 TCN - 628 TCN
Thúc Chiêm
Thái tử HoaTrịnh Mục công
627 TCN - 606 TCN
Tử TangCông tử SĩCông tử HàTử Du Di
Trịnh Linh công
605 TCN
Trịnh Tương công
604 TCN - 587 TCN
Công tử Khứ Tật
Lương thị
Công tử Yển
Du thị
Công tử Hỉ
Hãn thị
Công tử Tứ
Tứ thị
Công tử Phát
Quốc thị
Công tử Gia
Khổng thị
Tử Ấn
Ấn thị
Tử Phong
Phong thị
Sĩ tử Khổng
Đại Quý thị
Tử Nhiên
Nhiên thị
Tử Vũ
Vũ thị
Trịnh Điệu công
586 TCN - 585 TCN
Trịnh quân Nhu
581
Trịnh Thành công
584 TCN - 571 TCN
Trịnh Li công
570 TCN - 566 TCN
Trịnh Giản công
570-565 TCN - 530 TCN
Trịnh Định công
529 TCN - 514 TCN
Trịnh Hiến công
513 TCN - 501 TCN
Trịnh Thanh công
500 TCN - 463 TCN
Trịnh Cung công
455 TCN - 424 TCN
Trịnh Ai công
462 TCN - 455 TCN
Trịnh U công
423 TCN
Trịnh Khang công
395 TCN - 375 TCN
Trịnh Nhu công
422 TCN - 396 TCN


Nước Trịnh tồn tại 432 năm với 23 đời vua. Có 2 vua ở ngôi 2 lần là Trịnh Chiêu côngTrịnh Lệ công. Hai vua này cùng với Trịnh Tử Vỉ và Trịnh Tử Anh (không có thụy hiệu) đều là con Trịnh Trang công. Ở ngôi lâu nhất là Trịnh Văn công (45 năm 672-628 TCN).

Thụy hiệu Họ tên Số năm trị vì Thời gian
Trịnh Hoàn công Cơ Hữu 36 806 TCN-771 TCN
Trịnh Vũ công Cơ Quật Đột 27 770 TCN-744 TCN
Trịnh Trang công Cơ Ngụ Sinh 43 743 TCN-701 TCN
Trịnh Chiêu công Cơ Hốt 1 700 TCN
Trịnh Lệ công Cơ Đột 4 700 TCN-697 TCN
Trịnh Chiêu công Cơ Hốt 2 696 TCN-695 TCN (lần 2)
Trịnh Tử Vỉ Cơ Tử Vỉ 7 tháng 694 TCN
Trịnh Tử Anh Cơ Anh 14 693 TCN-680 TCN
Trịnh Lệ công Cơ Đột 7 679 TCN-673 TCN (lần 2)
Trịnh Văn công Cơ Tiệp 45 672 TCN-628 TCN
Trịnh Mục công Cơ Tử Lan 22 627 TCN-606 TCN
Trịnh Linh công Cơ Tử Di 1 605 TCN
Trịnh Tương công Cơ Tử Kiên 18 604 TCN-587 TCN
Trịnh Điệu công Cơ Phí 2 586 TCN-585 TCN
Trịnh Thành công Cơ Hỗn 14 584 TCN-571 TCN
Trịnh Li công Cơ Uẩn 5 570 TCN-566 TCN
Trịnh Giản công Cơ Gia 36 565 TCN-530 TCN
Trịnh Định công Cơ Ninh 16 529 TCN-514 TCN
Trịnh Hiến công Cơ Độn 13 513 TCN-501 TCN
Trịnh Thanh công Cơ Thắng 38 500 TCN-463 TCN
Trịnh Ai công Cơ Dịch 8 462 TCN-455 TCN
Trịnh Cộng công Cơ Sửu 32 455 TCN-424 TCN
Trịnh U công Cơ Dĩ 1 423 TCN
Trịnh Nhu công Cơ Đãi 27 422 TCN-396 TCN
Trịnh Khang công Cơ Ất 21 395 TCN-375 TCN

Chú thích

sửa
  1. ^ Bai, Shouyi (2002). An Outline History of China. Beijing: Foreign Language Press. ISBN 7-119-02347-0.
  2. ^ Creel, Herrlee G. (1970). The Origins of Statecraft in China. ISBN 0-226-12043-0.
  3. ^ Walker, Richard Lewis (1 tháng 1 năm 1953). The Multi-state System of Ancient China. Beijing.
  4. ^ “The Zheng Feudal Lords”. China Knowledge. 1 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2020. Chú thích có các tham số trống không rõ: |accessdaymonth=, |accessyear=, và |accessmonthday= (trợ giúp)
  NODES