Nam Ninh (tiếng tráng: Namzningz; chữ Hán giản thể: 南宁; phồn thể: 南寧; pinyin: Nánníng) là một địa cấp thị, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc. Dân số vào năm 2018 là 7.254.100 người. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km.

Nam Ninh
南宁市
—  Địa cấp thị  —
Thành phố Nam Ninh
Chuyển tự chữ Hán
 • Giản thể南宁市
 • Phồn thể南寧市
 • Bính âmNánNíng shì
Một phần của thành phố Nam Ninh
Một phần của thành phố Nam Ninh
Vị trí trong khu tự trị Quảng Tây
Vị trí trong khu tự trị Quảng Tây
Nam Ninh trên bản đồ Trung Quốc
Nam Ninh
Nam Ninh
Vị trí tại Trung Quốc
Tọa độ: 22°49′1″B 108°20′31″Đ / 22,81694°B 108,34194°Đ / 22.81694; 108.34194
Quốc giaTrung Quốc
Khu tự trịQuảng Tây
Trụ sở hành chínhThanh Tú
Diện tích
 • Địa cấp thị22.293 km2 (8,607 mi2)
Dân số (2018)
 • Địa cấp thị7.254.100
 • Mật độ330/km2 (840/mi2)
 • Đô thị4.417.600
 • Vùng đô thị3.839.800
Múi giờGiờ chuẩn Trung Quốc (UTC+8)
Mã bưu chính530000
Mã điện thoại771
Thành phố kết nghĩaKlagenfurt Sửa dữ liệu tại Wikidata
Biển số xe桂A
Hoa biểu trưngDâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis)
Cây biểu trưngHạnh (Prunus dulcis)
Trang webwww.nanning.gov.cn

Lịch sử

sửa

Tần Thủy Hoàng năm thứ 33 (214 TCN), nhà Tần thống nhất vùng Lĩnh Nam, lập ra các quận như Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận; khi đó Nam Ninh thuộc quận Quế Lâm. Từ khi Hán Cao Tổ lên ngôi cho tới năm Nguyên Đỉnh thứ nhất thời Hán Vũ Đế (206 TCN tới 116 TCN) Nam Ninh là vùng đất thuộc nước Nam Việt. Từ năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 TCN) thuộc về quận Úc Lâm. Thời Tam quốc, là vùng đất thuộc Đông Ngô, với tên gọi là huyện Lâm Phổ thuộc quận Úc Lâm, Quảng Châu và được gọi như thế cho đến hết thời Tây Tấn. Năm Đại Hưng thứ nhất thời Đông Tấn (318), tách khỏi quận Úc Lâm để lập ra quận Tấn Hưng, vẫn thuộc Quảng Châu, thủ phủ đặt tại huyện Tấn Hưng (nay thuộc khu đô thị Nam Ninh). Thành cổ Tấn Hưng là một trong những địa danh nổi tiếng nhất tại Nam Ninh.

Năm Khai Hoàng thứ 18 (598) thời nhà Tùy, đổi tên huyện Tấn Hưng thành huyện Tuyên Hóa, thủ phủ đặt tại thành Tuyên Hóa (nay thuộc khu đô thị Nam Ninh). Năm Trinh Quan thứ 6 (632) thời nhà Đường, khi Nam Tấn Châu đổi tên thành Ung Châu thì Tuyên Hóa là đô đốc phủ Ung Châu, như thế Nam Ninh đã trở thành trung tâm hành chính của địa khu Quế Tây Nam, vì thế Nam Ninh còn gọi vắn tắt là "Ung" ("Ung" bắt đầu xuất hiện trong Nguyên Hòa quận huyền chí thời Đường; năm Hàm Thông thứ 3 (862) Ung Châu quản lý Lĩnh Nam tây đạo, thủ phủ đặt tại huyện Tuyên Hóa, khi đó Nam Ninh trở thành thủ phủ của đơn vị hành chính tương đương với ngày nay là cấp tỉnh.

Năm Chí Nguyên thứ 16 (1279) thời nhà Nguyên, đổi Ung Châu thành lộ Ung Châu, gồm huyện Tuyên Hóa, Vũ Duyên, lập ra tổng quản phủ lộ Ung Châu, kiêm tả hữu lưỡng giang khê động trấn phủ, thuộc hành trung thư tỉnh Hồ Quảng; tháng 9 năm Thái Định thứ nhất (1324), để mừng cho việc biên cương phía nam quy phục, lộ Ung Châu được đổi tên thành lộ Nam Ninh (với ý nghĩa là yên ổn bờ cõi phương nam), tên gọi Nam Ninh bắt đầu có từ đây. Năm Chí Chính 23 (1363), hành trung thư tỉnh Hồ Quảng phân chia ra thành hành trung thư tỉnh Quảng Tây, lộ Nam Ninh thuộc về hành trung thư tỉnh Quảng Tây. Năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) phế bỏ lộ Nam Ninh, lập phủ Nam Ninh. Huyện Tuyên Hóa thuộc về phủ Nam Ninh, thủ phủ đặt tại khu vực ngày nay thuộc khu đô thị Nam Ninh. Nhà Thanh duy trì tổ chức và tên gọi của thời Minh.

Tháng 3 năm Vĩnh Lịch thứ 2 (1648), Nam Ninh trở thành thủ đô của nhà Nam Minh cho tới tháng 7 cùng năm.

Tháng 7 năm thứ nhất Trung Hoa dân quốc (1912), phế bỏ huyện Tuyên Hóa và phủ Nam Ninh. Tới tháng 10 cùng năm, chính quyền tỉnh Quảng Tây dời thủ phủ từ Quế Lâm về Nam Ninh. Như thế Nam Ninh trở thành trung tâm tỉnh Quảng Tây. Tháng 10 năm 1936, thủ phủ tỉnh Quảng Tây lại dời về Quế Lâm và Nam Ninh trở thành hành chính giám đốc khu (khi đó gọi là khu 9). Tháng 10 năm 1939, thủ phủ tỉnh Quảng Tây lại từ Quế Lâm dời về Nam Ninh.

Tháng 1 năm 1950, thành lập thành phố Nam Ninh. Ngày 8 tháng 2 cùng năm, chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Tây thành lập, xác định Nam Ninh là thủ phủ tỉnh này. Tháng 12 năm 1952, Nam Ninh là thủ phủ khu tự trị người Choang Quế Tây (năm 1956 đổi thành châu tự trị người Choang Quế Tây). Tháng 3 năm 1958, Khu tự trị người Choang Quảng Tây thành lập, Nam Ninh là thủ phủ của khu tự trị.

Hành chính

sửa

Nam Ninh có 7 quận (市辖区, thị hạt khu), 4 huyện (县) và 1 thành phố cấp huyện (huyện cấp thị).

Map
Tên gọi Tiếng Trung Bính âm Hán ngữ Tiếng Tráng Dân số (2010) Diện tích (km²) Mật độ (/km²)
Quận nội thành
Hưng Ninh 兴宁区 Xīngníng Qū Singhningz Gih 398.789 722,68 551,82
Thanh Tú 青秀区 Qīngxiù Qū Cinghsiu Gih 709.721 865,27 820,23
Giang Nam 江南区 Jiāngnán Qū Gyanghnanz Gih 567.999 1.183,26 480,03
Tây Hương Đường 西乡塘区 Xīxiāngtáng Qū Sihsienghdangz Gih 1.153.305 1.076,00 1.071,84
Lương Khánh 良庆区 Liángqìng Qū Liengzcing Gih 344.768 1.368,88 251,86
Ung Ninh 邕宁区 Yōngníng Qū Yunghningz Gih 259.721 1.230,73 211,03
Quận ngoại ô
Vũ Minh 武鸣区 Wǔmíng Qū Vujmingz Gih 544.478 3.388,91 160,66
Huyện
Long An 隆安县 Lóng'ān Xiàn Lungzanh Yen 300.215 2.305,59 130,21
Mã Sơn 马山县 Mǎshān Xiàn Majsanh Yen 390.900 2.340,76 167,00
Thượng Lâm 上林县 Shànglín Xiàn Sanglinz Yen 343.590 1.871,00 183,64
Tân Dương 宾阳县 Bīnyáng Xiàn Binhyangz Yen 782.255 2.298,17 340,38
Thành phố cấp huyện
Hoành Châu 横州市 Héngzhōu Shì Hwngzcouh Si 863.001 3.448,06 250,29
Tổng cộng 6.658.742 22.099,31 301,30

Kinh tế

sửa
 
Nam Ninh về đêm

GDP năm 2004 58,8 tỷ NDT, tăng 13% so với năm 2003. GDP đầu người 16.121 NDT (tương đương 1.950 USD), năm 2003, xếp thứ 116/659 thành phố của Trung Quốc. Xuất khẩu năm 2004 đạt 5 tỷ USD. Nam Ninh có quặng: vàng, sắt, mangan, nhôm, thạch anh, bạc, than, đá cẩm thạch.

Nam Ninh có 6 khu phát triển (开发区, khai phát khu) là:

  • Khu phát triển công nghệ cao Nam Ninh DZ (南宁高新技术产业开发区)
  • Khu phát triển kinh tế công nghệ Nam Ninh DZ (南宁经济技术开发区)
  • Khu đầu tư Hoa kiều Nam Ninh (南宁华侨投资区)
  • Khu nghỉ mát thắng cảnh núi Thanh Tú Nam Ninh (南宁青秀山风景名胜旅游区)
  • Khu Tân Hồ Tương Tư Nam Ninh (南宁相思湖新区)
  • Khu công nghiệp Lục Cảnh Nam Ninh (南宁六景工业园区).

Giao thông

sửa

Du lịch

sửa

Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu sô ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ.

 
Sân vận động Quảng Tây- nơi diễn ra Hội chợ Triển lãm Trung Quốc –ASEAN lần thứ 8, 2011

Dân cư

sửa

Văn hóa

sửa

Các trường đại học

sửa
  • Đại học Quảng Tây (广西大学) (thành lập năm 1928)
  • Đại học Y khoa Quảng Tây (广西医科大学)
  • Đại học Dân tộc Quảng Tây (广西民族大学)
  • Học viện Sư phạm Quảng Tây (广西师范学院) (thành lập năm 1953)
  • Đại học Đông y dược Quảng Tây (广西中医药学院)
  • Học viện Nghệ thuật Quảng Tây (广西艺术学院)
  • Học viện Kinh tế Tài chính Quảng Tây (广西财经学院)
  • Học viện Giáo dục Quảng Tây(广西教育学院)

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  NODES
os 1
web 1