Ngạch Diệc Đô

người đứng đầu trong 5 trọng thần khai quốc của Hậu Kim

Ngạch Diệc Đô (tiếng Mãn: ᡝᡳᡩᡠ, Möllendorff: eidu, giản thể: 额亦都; phồn thể: 額亦都; bính âm: Éyìdōu, 1562 - 1621), Nữu Hỗ Lộc thị, Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Ông là người đứng đầu trong 5 trọng thần khai quốc của Hậu Kim, bốn người còn lại là Hà Hòa Lễ, Phí Anh Đông, An Phí Dương CổHỗ Nhĩ Hán.

Eidu
Hoằng Nghị công
Thụy hiệuHoằng Nghị
Thông tin cá nhân
Sinh1562
Mất
Thụy hiệu
Hoằng Nghị
Ngày mất
1621
Giới tínhnam
Gia quyến
Phối ngẫu
Mục Khố Thập
Hậu duệ
Át Tất Long, Đồ Nhĩ Cách, Đạt Khải, Triệt Nhĩ Cách, Thanh Thái Tông Nguyên phi, Nữu Hỗ Lộc thị, Nữu Hỗ Lộc thị
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcngười Mãn
Quốc tịchNhà Hậu Kim
Kỳ tịchTương Hoàng kỳ (Mãn)
Truy phong
Tước hiệu
Hoằng Nghị công
1627, bởi Hoàng Thái Cực
Nơi thờ tự
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn ᡝᡳᡩᡠ
MöllendorffEidu
Tên tiếng Trung
Phồn thể額亦都
Giản thể额亦都

Trọng thần thời Khang Hi, Khác Hi công Át Tất Long, là con trai của Ngạch Diệc Đô. Con gái Át Tất Long là Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, chính là cháu gái Ngạch Diệc Đô. Ngoài ra, ông còn là tổ tiên 8 đời của Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu và tổ tiên 6 đời của Hiếu Mục Thành Hoàng hậu. Căn cứ theo Đỗ Gia ký, Từ An Thái hậu cũng là hậu duệ của ông[1].

Thân thế

sửa

Ngạch Diệc Đô là người bản địa tại Trường Bạch Sơn, thủy tổ tên Sách Hòa Tế Ba Nhan (索和济巴颜), thân phụ là Đô Lăng A (都陵阿). Tuy nhiên, khi Ngạch Diệc Đô còn nhỏ, cha mẹ đều bị kẻ thù giết chết. Năm 13 tuổi, ông đích thân cầm dao giết chết kẻ thù, sau đó bỏ trốn đến chỗ cô mình, vốn là vợ của Mục Thông A (穆通阿) - Trại chủ của Gia Mộc Hô (嘉木瑚寨; nay là huyện Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh). Ông lớn lên cùng với biểu huynh Ha Tư Hộ (哈思护)[2].

Năm Vạn Lịch thứ 8 (1580), Nỗ Nhĩ Cáp Xích đi qua Gia Mộc Hô và trú tại lều của Mục Thông A, ông đã gặp gỡ Ngạch Diệc Đô lần đầu tiên. Cả hai đều tỏ ra như đã thân thiết từ lâu, và Ngạch Diệc Đô do khâm phục Nỗ Nhĩ Cáp Xích, dù bị cô mình ngăn trở, nhưng ông vẫn đi theo làm thuộc hạ Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Bấy giờ Nỗ Nhĩ Cáp Xích mới 22 tuổi còn Ngạch Diệc Đô vừa 19 tuổi[3].

Sự nghiệp

sửa

Chinh chiến các bộ

sửa

Khi ấy, các tộc nhân Nữ Chân khiếp sợ nhà Minh, vài lần phái người ám sát Nỗ Nhĩ Cáp Xích để lấy công lĩnh thưởng, những lần ấy Ngạch Diệc Đô đều thành công bảo vệ, khiến ông trở thành người bạn đáng tin cậy nhất của Nỗ Nhĩ Cáp Xích[4][5]. Trong những năm chinh chiến dưới trướng Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Ngạch Diệc Đô đã giành được nhiều thắng lợi, công chiến các thành Ni Kham Ngoại Lan, Đồ Luân, Sắc Khắc Tế; ông kiêu quả thiện chiến, làm gương binh sĩ, có thể nói thời gian đầu Nỗ Nhĩ Cáp Xích lập nghiệp thì Ngạch Diệc Đô không thể thiếu bóng được[6].

Năm Vạn Lịch thứ 15 (1587), Ngạch Diệc Đô vang danh thiên hạ trong trận công thành Ba Nhĩ Đạt (巴尔达). Khi ấy, dù bị mũi tên bắn bị thương, Ngạch Diệc Đô cũng không chùn bước, tiến tới áp sát mà công hạ được thành. Nỗ Nhĩ Cáp Xích do đó phong danh hiệu [Ba đồ lỗ; 巴图鲁][7] cho ông[8]. Không lâu sau, ông tham gia chiến dịch đánh Tát Khắc Sát (萨克察), xuất quân liền hạ được thành Khắc Ni Mã Lan (克尼玛兰), Chương Gia (章家) và trại Sách Nhĩ Hô (索尔瑚). Người Gia Mộc Hô là Bối Huy Ba Nhan (贝挥巴颜) có hành động phản bội Cáp Đạt, Ngạch Diệc Đô cũng liền anh dũng truy sát cả nhà 5 người[9].

Năm thứ 21 (1593), Diệp Hách dẫn Ô Lạp, Cáp Đạt, Huy Phát cùng 5 bộ khác liên thủ xâm phạm Kiến Châu Nữ Chân. Khi liên quan tấn công thành Hắc Tế Cách (黑济格), Nỗ Nhĩ Cáp Xích suất quân từ Cổ Lặc Sơn, tự mình dùng hỏa công chống đỡ, lại mệnh Ngạch Diệc Đô suất 100 kỵ binh khiêu chiến. Với sự kiêu dũng, Ngạch Diệc Đô đẩy lui được quân, bắt sống Diệp Hách Bối lặc Bố Trại. Không lâu sau đó, thủ lĩnh của Nạp Ân Lộ là Sưu Ổn Tắc Khắc Thập (搜稳塞克什) tựu quân của 7 trại ở núi Phật Đa Hòa, Ngạch Diệc Đô cùng Cát CáiAn Phí Dương Cổ công phá Phật Đa Hòa, chém chết được Sưu Ổn Tắc Khắc Thập[10].

Năm thứ 27 (1599), Ngạch Diệc Đô tùy giá Nỗ Nhĩ Cáp Xích bình định Cáp Đạt.

Năm thứ 35 (1607), Ngạch Diệc Đô tùy Bối lặc Ba Nhã Lạt chính phạt các bộ Đông Hải Nữ Chân. Cùng năm ấy, Ngạch Diệc Đô cũng tùy quân tiêu diệt Huy Phát[11]. Liên tục những năm sau, Ngạch Diệc Đô tích cực công phá và chiêu hàng các bộ tộc, quy phụ Kiến Châu Nữ Chân khi này đã có rất nhiều thế lực, tất cả đều có công lao của Ngạch Diệc Đô[12].

Công thần Hậu Kim

sửa

Năm đầu Thiên Mệnh (1616), Nỗ Nhĩ Cáp Xích xưng Đại hãn, thành lập nhà nước Hậu Kim. Ngạch Diệc Đô đứng đầu Ngũ đại thần, gồm Ngạch Diệc Đô, Phí Anh Đông, An Phí Dương Cổ, Hà Hòa LễHỗ Nhĩ Hán. Cả 5 đều thuộc hàng ngũ thảo luận chính sự[13], ông thường được giao chỉ huy đội quân Tương Hoàng kỳ của Hậu Kim[14].

Năm thứ 2 (1617), Ngạch Diệc Đô và An Phí Dương Cổ tấn công nhà Minh, cướp lấy các trại lũy Mã Căn Đơn, Hoa Báo Xung và Tam Sá Nhi.

Năm thứ 4 (1619), Liêu Đông Kinh lược của nhà Minh là Dương Hạo suất quân phạm vào biên giới Hậu Kim, Ngạch Diệc Đô và Đại Bối lặc Đại Thiện cùng các Bối lặc khác của Tứ đại Bối lặc chống trả, quân Minh đến được Thái Lan cương[15]. Khi ấy, Đại Thiện chủ trương đợi Nỗ Nhĩ Cáp Xích đến, do vậy đóng trại chờ đợi, nhưng Tứ Bối lặc Hoàng Thái Cực khuyên nên tiến công, điều này được Ngạch Diệc Đô đồng tình[16]. Sau đó, quân Hậu Kim tiến đến thành Giới Phiên (nay là Tây Bắc Tân Tân, tỉnh Liêu Ninh), quân Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn đến hội quân, công phá quân Minh, còn liên tục công phá các bộ tộc theo nhà Minh[17].

Có công lao như vậy, Ngạch Diệc Đô vẫn rất công bằng với quân sĩ dưới trướng mình, ai có công cũng đề bạt và khen thưởng đúng đắn, không hề tự kiêu ngạo tranh công. Nỗ Nhĩ Cáp Xích xem trọng Ngạch Diệc Đô, mỗi lần chiến công đều ban thưởng, còn đem tộc muội gả cho ông và con trai ông[18].

Con trai thứ của Ngạch Diệc Đô là Đạt Khải, từ nhỏ anh dũng mưu lược, rất được Nỗ Nhĩ Cáp Xích quý trọng, lại gả Hoàng nữ thứ năm cho, do đó có vô lễ với các hoàng tử khác. Ngạch Diệc Đô cực kỳ lo lắng, sai người trói Đạt Khải mà dùng chăn dìm cho ngạt thở chết, còn nói rõ với các con mình:"Thiên hạ sao có chuyện cha giết con?! Nhưng Đạt Khải coi thường vương pháp, không biết đạo quân thần, dung túng nó tất sẽ hại đến quốc gia và cả nhà!", sau đó Ngạch Diệc Đô liền đến trước Nỗ Nhĩ Cáp Xích thỉnh tội. Nhìn thấy Ngạch Diệc Đô quyết tâm như vậy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thở dài than:"Ngạch Diệc Đô cũng vì nước mà suy nghĩ cặn kẽ, thật sự là không người có thể thay thế hắn!"[19]. Vì những công lao ấy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích gia phong Ngạch Diệc Đô làm Tả dực Tổng binh, hàm ["Nhất đẳng Đại thần"; 一等大臣], còn cho tới 3 chức Tá lĩnh truyền đời thay nhau quản hạt, phân biệt ở Tương Hoàng kỳChính Bạch kỳ.

Năm thứ 6 (1621), Ngạch Diệc Đô qua đời, thọ 60 tuổi, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đích thân dự lễ tang khóc 3 lần[20].

Năm Thiên Thông nguyên niên (1627), Hoàng Thái Cực truy phong Ngạch Diệc Đô làm Hoằng Nghị công (弘毅公), con trai thứ 16 là Át Tất Long về sau tập tước, tức là giữ tước hiệu truyền đời vĩnh viễn mà không bị giảm, hàm ["Nhất đẳng Công"; 一等公].

Năm Sùng Đức nguyên niên (1636), lại đem linh vị phụng hưởng Thái Miếu.

Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), Thanh Thế Tổ sai người dựng bia, ghi công lao của Hoằng Nghị công, còn tự mình sáng tác thơ ca ngợi[21].

Gia quyến

sửa

Chính thê

sửa

Căn cứ tương quan ghi lại, Ngạch Diệc Đô có 5 người vợ, phân biệt:

  1. Nguyên phối, không rõ họ;
  2. Kế phối, Quận chúa Ái Tân Giác La thị, con gái Vũ Công Quận vương Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ - bá phụ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
  3. Hai chị em Đông Ân thị (佟殷氏);
  4. Mục Khố Thạp, Hòa Thạc Công chúa, con gái thứ 4 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Con trai

sửa
  1. Ban Tịch (班席), mẹ là Nguyên phối phu nhân.
  2. Đạt Khải (达启), mẹ là Quận chúa Ái Tân Giác La thị, lấy Hòa Thạc Công chúa - Hoàng nữ thứ 5 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
  3. Xa Nhĩ Cách (车尔格) hay Triệt Nhĩ Cách (彻尔格), mẹ là Quận chúa Ái Tân Giác La thị. Tổ tiên của Từ An Thái hậu và Đích Phúc tấn của Trịnh Thân vương Đoan Hoa. Có con trai là Trần Thái.
  4. Hàm Đại (涵岱), mẹ là Đông Ân thị, người em.
  5. A Đạt Hải (阿达海), mẹ là Đông Ân thị, người chị. Lấy con gái của Phí Anh Đông.
  6. Đạt Long Ái (达隆蔼), mẹ là Giác La thị. Tổ tiên của Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu.
  7. Mạo Hải (冒海), mẹ là Quận chúa Ái Tân Giác La thị.
  8. Đồ Nhĩ Cách (图尔格), mẹ là Quận chúa Ái Tân Giác La thị. Sau khi Ngạch Diệc Đô chết, cưới mẹ kế Mục Khố Thạp. Tổ tiên của Cung Thuận Hoàng quý phi.
  9. Đồ Nhĩ Tịch (图尔席), mẹ là Nguyên phối phu nhân.
  10. Ích Nhi Đăng (益而登), mẹ là Quận chúa Ái Tân Giác La thị. Tổ tiên của Tường phi.
  11. Ngao Đức (熬德), mẹ là thiếp (không rõ tên họ).
  12. Ngạch Sâm (额森), mẹ là Quận chúa Ái Tân Giác La thị.
  13. Siêu Cáp Nhi (超哈而), mẹ là Quận chúa Ái Tân Giác La thị. Lấy con gái của Phí Anh Đông.
  14. Cách Nhi Đặc (格而特), mẹ là Quận chúa Ái Tân Giác La thị.
  15. Sách Hoan (索欢), mẹ là Quận chúa Ái Tân Giác La thị.
  16. Át Tất Long (遏必隆), mẹ là Mục Khố Thạp. Cha của Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, tổ tiên của Hiếu Mục Thành Hoàng hậu.
  17. Tác Tác Hồn Phí Dương Cổ (索索珲费扬古), mẹ là Mục Khố Thạp, chết yểu.

Con gái

sửa

Có 4 người con gái được ghi chép lại, còn 8 người không thể khảo chứng

  1. Trưởng nữ, Thanh Thái Tông Nguyên phi.
  2. Thứ nữ, lấy Bối tử Ni Kham (尼堪) - con trai Chử Anh.
  3. Tam nữ, lấy Nhất đẳng tử Đô thống Ngô Bái (吴拜) của Chính Bạch kỳ.
  4. Tứ nữ, Nguyên phối Đích Phúc tấn của Trịnh Hiến Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng - cháu trai Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Chú thích

sửa
  1. ^ 杜家骥:《清代<玉牒>中的满族史资料及其价值》引用《钮祜禄家谱》,"策布坦,额亦都第三子车尔格后裔".
  2. ^ 《清史稿·额亦都传》:幼时,父母为仇家所杀,匿邻村以免。年十三,手刃其仇。有姑嫁嘉木瑚寨长穆通阿,往依焉。穆通阿子哈思护,长额亦都二岁,相得甚懽。
  3. ^ 《清史稿·额亦都传》:居数岁,庚辰,太祖行经嘉木瑚寨,宿穆通阿家。额亦都与太祖语,心知非常人,遂请从,其姑止之,额亦都曰:“大丈夫生世间,能以碌碌终乎?此行任所之,誓不贻姑忧。”翌日,遂从太祖行。
  4. ^ 《清史稿·太祖本纪》:太祖既归,有甲十三。五城族人龙敦等忌之,以畏明为辞,屡谋侵害,遣人中夜狙击,侍卫帕海死焉。额亦都、安费扬古备御甚谨。
  5. ^ 《清史稿·额亦都传》:太祖为族人所惎,数见侵侮,矢及於户,额亦都护左右,卒弭其难。
  6. ^ 《清史稿·额亦都传》:居三年,岁癸未,太祖起兵,额亦都从,讨尼堪外兰,攻图伦城,先登;攻色克济城,掩敌无备,取之,获其牛马、甲士;又别将兵攻舒勒克布占,克其城。额亦都骁果善战,挽强弓十石,能以少击众,所向克捷,太祖知其能,日见信任。
  7. ^ Mãn văn phiên ra "Baturu", tức là dũng sĩ.
  8. ^ 《清史稿·额亦都传》:岁丁亥八月,令将兵取巴尔达城。至浑河,秋水方至,不能涉,以绳约军士,鱼贯而渡,夜薄其城,率骁卒先登,城兵惊起拒,跨堞而战,飞矢贯股著於堞,挥刀断矢,战益力,被五十馀创,不退,卒拔其城。师还,太祖迎於郊,燕劳,其所俘获悉畀之,号为“巴图鲁”。
  9. ^ 《清史稿·额亦都传》:萨克察来攻,额亦都率数卒出御,为所败;夜入其城,进攻克尼玛兰、章家二城,索尔瑚寨。师还,太祖迎劳如初。界藩有科什者,以勇闻,盗九马以遁,额亦都单骑追斩之,尽返所盗马。嘉木瑚人贝挥巴颜谋叛附哈达,太祖命额亦都讨之,诛其父子五人以徇。
  10. ^ 《清史稿·额亦都传》:岁癸巳九月,叶赫等九部合师来侵,攻我黑济格城,太祖亲御之,阵於古勒山。令额亦都以百骑挑战,敌悉众来犯,奋击,殪九人,敌却,我师乘之,擒叶赫贝勒布寨。九部师皆溃,遂乘胜略诺赛寨及兆佳村。讷殷路者,九部之一也,其长搜稳塞克什,既败归,复聚七寨之众守佛多和山自固。太祖命额亦都偕噶盖、安费扬古,以兵千人围其寨,克之,斩搜稳塞克什,太祖以所乘马赐之。
  11. ^ 《清史稿·额亦都传》:岁己亥秋,从征哈达,灭之。岁丁未五月,从贝勒巴雅喇等伐东海渥集部,取赫席黑、俄漠和苏鲁、佛讷赫拖克索等三路,俘二千人。九月,从征辉发,灭之。
  12. ^ 《清史稿·额亦都传》:岁庚戌十一月,太祖命将兵千,抚渥集部那木都鲁、绥分、宁古塔、尼玛察四路,降其长康古礼等十九人。旋乘胜取雅揽路,俘万人。岁辛亥,太祖命偕何和礼、扈尔汉将兵二千伐渥集部虎尔哈路,围札库塔城三日,招之不下,遂攻克其城,斩千级,俘二千人。岁癸丑,从征乌拉,灭之。
  13. ^ 《清史稿·太祖本纪》:天命元年丙辰春正月壬申朔,上即位,建元天命,定国号曰金。诸贝勒大臣上尊号曰覆育列国英明皇帝。命额亦都、费英东、何和里、扈尔汉、安费扬古为五大臣,同听国政。
  14. ^ 《清史稿·额亦都传》:岁乙卯,定旗制,额亦都隶满洲镶黄旗。天命建元,置五大臣,以命额亦都,国语谓之“达拉哈辖”
  15. ^ 《清史稿·额亦都传》:二年,命偕安费扬古攻明马根单、花豹冲、三岔儿诸堡,皆克之。四年,明经略杨镐大举来侵,总兵杜松军自抚顺入。三月甲申朔,诸贝勒帅师出御。日过午,师至太兰冈。
  16. ^ 《清史稿·额亦都传》:大贝勒代善以太祖未至,议驻军以俟。太宗时号四贝勒,谓:“界藩有我筑城夫役,宜急护之!何为次,且示弱?”额亦都大言曰:“四贝勒之言是也!”
  17. ^ 《清史稿·额亦都传》:师遂进。师至界藩,筑城夫役腾跃下山赴战,太祖亦至,指挥夹击,松军遂覆,还破马林於尚间崖、刘綎於阿布达里冈,额亦都并为军锋。
  18. ^ 《清史稿·额亦都传》:太祖有所征讨,额亦都皆在行间,未尝挫衄。每克敌受赐,辄散给将士之有功者,不以自私。太祖厚遇之,始妻以族妹,后以和硕公主降焉。
  19. ^ 《清史稿·额亦都传》:额亦都次子达启,少材武,太祖育於宫中,长使尚皇女。达启怙宠而骄,遇诸皇子无礼,额亦都患之。一日,集诸子宴别墅,酒行,忽起,命执达启,众皆愕。额亦都抽刃而言曰:“天下安有父杀子者?顾此子傲慢,及今不治,他日必负国败门户,不从者血此刃!”众乃惧,引达启入室,以被覆杀之。额亦都诣太祖谢,太祖惊惋久之,乃嗟叹,谓额亦都为国深虑,不可及也。
  20. ^ 《清史稿·额亦都传》:累官至左翼总兵官、一等大臣,给以百人廪食,食三世。分所部为世管牛录三,分隶镶黄、正白二旗。六年,克辽阳,赐第一区。六月,卒,年六十,太祖临哭者三。
  21. ^ 《清史稿·额亦都传》:天聪元年,追封弘毅公。崇德初,配享太庙。顺治十一年,世祖命立碑旌功,亲为制文,详著其战阀,以为“忠勇忘身,有始有卒,开拓疆土,厥积懋焉”。

Tham khảo

sửa

Xem thêm

sửa
Ngũ đại thần khai quốc Hậu Kim
Ngạch Diệc Đô  • Phí Anh Đông  • Hà Hòa Lễ  • An Phí Dương Cổ  • Hỗ Nhĩ Hán
  NODES