Sa hoàng

(Đổi hướng từ Nga hoàng)

Sa hoàng (tiếng Anh: Tsar; /zɑːr, sɑːr/ hay /tsɑːr/; Tiếng Slav Giáo hội cổ: ц︢рь), còn gọi là Nga hoàng, là tước vị chính thức của các vua trong lịch sử Nga từ năm 1547 đến năm 1721 và là tên gọi không chính thức của các Hoàng đế của Đế quốc Nga từ đó về sau.

Nikolai II, Sa hoàng cuối cùng của nước Nga

Thực ra, vị vua đầu tiên xưng Sa hoàng là Simeon I của Bulgaria[1]. Đây cũng là tước vị của các vị vua của Bulgaria trong thời gian 893-1014, 1085-13961908-1946; và của các vua Serbia trong thời gian 1346-1371.

Trên thực tế, Sa hoàng được xem là nguyên thủ quốc gia suốt chiều dài lịch sử Nga kể từ khi Moskva trở thành một công quốc độc lập cho đến chế độ quân chủ bị lật đổ vào tháng 2 năm 1917. Như vậy Sa hoàng kế thừa các đại công tước Moskva, và là tiền thân của các Hoàng đế Nga. Trong những thời kỳ thiếu Sa hoàng, như "Thời kì lộn xộn" (1610 - 1613), Giáo trưởng Moskva, là người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, đóng vai trò như vua Nga và nguyên thủ quốc gia.

Lịch sử

sửa

Từ nguyên của Tsar có nghĩa là "nguyên thủ quốc gia", "quân vương", "người đứng đầu", và cũng là tước vị chính thức của quân vương, hoặc người mang danh hiệu đó. Từ này bắt nguồn từ danh hiệu "Caesar" có từ thời La Mã cổ đại. Theo nghĩa hẹp, từ Царь (tiếng Anh: Tsar, gốc từ tiếng Latin Caesar, viết theo tiếng Nga là Цезарь) có họ hàng với từ tiếng Đức Kaiser và là tước vị chính thức của các vua Nga từ năm 1547 đến năm 1721.

Trước năm 1547, đứng đầu quốc gia Moskva là một Đại công tước (Великий князь, Velikiy Knyaz). (Hồi đó các vua Nga thực ra là lãnh chúa từng vùng, phạm vi quyền lực hạn chế nên chỉ là Đại công tước). Năm 1547 Đại công tước Moskva là Ivan IV, tức Ivan Hung đế (Иван Грозный) xưng là Sa hoàng (Царь) để khẳng định vị trí đặc biệt hơn hẳn các đại công tước khác. Tước vị đó đặt Ivan IV ngang hàng với các vua chúa châu Âu, coi như ông là ngưởi kế thừa các hoàng đế Đông La Mã năm xưa. Thực ra, sau khi Đông La Mã sụp đổ thì các đại công tước Ivan IIIVasily III xứ Moskva đã xưng làm "Sa hoàng" khi giao tiếp với các nước nhỏ như Livonia[2]. Đế hiệu chính thức của các Sa hoàng Nga là "Sa hoàng và Đấng cầm quyền chuyên chính của toàn Nga"[3].

Năm 1721, Pyotr I, tức Pyotr Đại đế (Пётр Великий), đổi tước hiệu từ Sa hoàng thành Hoàng đế (Император Imperator), là từ cùng gốc với từ Emperor của Tây Âu, nhưng tước vị Sa hoàng vẫn được dùng một cách không chính thức để gọi hoàng đế Nga cho đến khi Cách mạng tháng Hai năm 1917 lật đổ chế độ quân chủ. Hoặc, xem tước hiệu đầy đủ của Hoàng đế Nikolai II, ông xưng làm "Hoàng đế và Đấng cầm quyền chuyên chính của Nga" kèm theo nhiều danh hiệu khác như "Sa hoàng của Moskva, Kiev, Vladimir, Novgorod, Kazan, Astrakhan, Siberia, Chersonesos dãy Taurus, Gruzia…"[4].

Các Sa hoàng trong lịch sử Nga

sửa
Ảnh Tên Năm sinh - Năm mất Năm trị vì
  Ivan IV (Ivan Bạo Chúa) 1530 - 1584 26 tháng 1 1547 - 28 tháng 3 1584
  Fyodor I 1557 - 1598 28 tháng 3 1584 - 17 tháng 1 1598
Ảnh Tên Năm sinh - Năm mất Giai đoạn trị vì
  Boris Godunov 1550/ c. 1551 - 1605 3 tháng 3 1598 - 23 tháng 4 1605
  Fyodor II 1589 - 1605 23 tháng 4 1605 - 11 tháng 6 1605

Giai đoạn tiếm ngôi

sửa
Ảnh Tên Năm sinh - Năm mất Giai đoạn trị vì
  Người mạo danh Dmitriy I 1581 - 1606 30 tháng 6 1605 - 27 tháng 5 1606
Ảnh Tên Năm sinh - Năm mất Giai đoạn trị vì
  Vasili Shuisky IV 1552 - 1612 27 tháng 5 1606 - 27 tháng 7 1610

Giai đoạn Hội đồng 7 vị Boyars (27 tháng 7 1610 - 4 tháng 11 1612)

sửa

(Từ ngày 6 tháng 12 năm 1610 (thiếu Władysław IV Vasa):

Giai đoạn Hội đồng toàn lãnh thổ (17 tháng 4 1611 - 26 tháng 7 1613):

sửa
Ảnh Tên Năm sinh - Năm mất Giai đoạn trị vì
  Mikhail I 1596 - 1645 21 tháng 7 năm 1613 - 23 tháng 7 năm 1645
  Aleksei 1629 - 1676 23 tháng 7 năm 1645 - 7 tháng 2 năm 1676
  Fyodor III 1661 - 1682 7 tháng 2 năm 1676 - 7 tháng 5 năm 1682
  Pyotr I (Đại đế) 1672 - 1725 7 tháng 5 năm 1682 (cùng trị vì với Ivan V cho đến 1696) (1682-1689: Công chúa Sophia Alekseyevna) nhiếp chính - 2 tháng 11 năm 1721 (tự xưng Hoàng đế của tất cả nước Nga)
  Ivan V (cùng trị vì với Pyotr I) 1666 - 1696 2 tháng 6 năm 1682 - 8 tháng 2 năm 1696
  Ekaterina I 1684 - 1727 8 tháng 2 năm 1725 - 17 tháng 5 năm 1727
  Pyotr II 1715 - 1730 18 tháng 5 năm 1727 - 30 tháng 1 năm 1730
  Anna 1693 - 1740 13 tháng 2 năm 1730 - 28 tháng 10 năm 1740
  Ivan VI 1740 - 1764 28 tháng 10 năm 1740 - 6 tháng 12 năm 1741
  Elizaveta I 1709 - 1762 6 tháng 12 năm 1741 - 5 tháng 1 năm 1762
  Pyotr III 1728 - 1762 5 tháng 1 năm 1762 - 9 tháng 7 năm 1762(bị ám sát)
  Ekaterina II (Đại đế) 1729 - 1796 9 tháng 7 năm 1762 - 17 tháng 11 năm 1796
  Pavel I 1754 - 1801 17 tháng 11 năm 1796 - 23 tháng 3/24 tháng 3 năm 1801 (bị ám sát)
  Aleksandr I 1777 - 1825 24 tháng 3 năm 1801 - 1 tháng 12 năm 1825
  Konstantin I 1779 - 1831 1 tháng 12 năm 1825 - 26 tháng 12 năm 1825 (thoái vị)
  Nikolai I 1796 - 1855 26 tháng 12 năm 1825 - 2 tháng 3 năm 1855
  Aleksandr II (Người giải phóng) 1818 - 1881 2 tháng 3 năm 1855 - 13 tháng 3 năm 1881 (bị ám sát)
  Aleksandr III (Người mang lại hoà bình) 1845 - 1894 13 tháng 3 năm 1881 - 1 tháng 11 năm 1894
  Nikolai II (Tử vì đạo) 1868 - 1918 1 tháng 11 năm 1894 - 15 tháng 3 năm 1917 (thoái vị)
  Đại công tước Mikhail Alelsandrovich 1878 - 1918 15 tháng 3 năm 1917 - 16 tháng 3 năm 1917 (Kế vị Nikolai II, tuy nhiên bị buộc thoái vị ngay sau đó. Về sau thỉnh thoảng cũng xưng hiệu là "Mikhail II", nhưng không chính thức.

Các tước vị trong hoàng gia

sửa
  • Царица Tsaritsa — Sa hậu hoặc nữ Sa hoàng
  • Цесаревич TsesarevichThái tử, tước vị đầy đủ là Наследник Цесаревич Naslednik Tsesarevich; không chính thức gọi là Наследник Naslednik, nghĩa là Người kế vị.
  • Царевич Tsarevich — Hoàng tử. Trước kia từ này được dùng để chỉ thái tử thay vì Tsesarevich. Các hoàng tử không phải là người kế vị và các hoàng tôn (cháu nội vua) thì được phong Đại công tước.
  • Царевна Tsarevna — Hoàng nữ
  • Цесаревна Tsesarevna — Thái tử phi (vợ của Thái tử)

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ "Simeon I." Encyclopædia Britannica. 2009. Encyclopædia Britannica Online. ngày 12 tháng 7 năm 2009, EB.com.
  2. ^ Isabel De Madariaga, Ivan the Terrible, trang 50
  3. ^ Ferdinand Joseph Maria Feldbrugge, Gerard Pieter Van den Berg, William B. Simons, Encyclopedia of Soviet Law, trang 469
  4. ^ Edmund A. Walsh S. J. Ph. D., The Fall of the Russian Empire: The Story of the Last of the Romanovs and the Coming of the Bolshevik, trang 132
  NODES
Done 1
Story 1