Quách Lạc La

họ
(Đổi hướng từ Quách Lạc La thị)

Quách Lạc La (giản thể: 郭络罗; phồn thể: 郭絡羅, phiên âm tiếng Mãn: Gorolo Hala) còn được dịch là Quách La La (郭啰罗), Quách Nhĩ La (郭尔罗), Quách Bác La (郭博罗) hay Quách Bố La (郭布罗)[1] là một dòng họ của người Mãn Châu.

Khái lược

sửa

Trước khi Hậu Kim thành lập, Quách Lạc La thị phân tán ở các vùng như Triêm Hà (nay là lưu vực sông Sông Dương thuộc Cát Lâm), Mã Sát (nay là lưu vực sông Hồn thuộc Cát Lâm) hay Nột Ân (nay là Phủ Tùng thuộc Cát Lâm). Về sau, tộc Đạt Oát Nhĩ (Ta–hua, một dân tộc ở Hắc Long Giang) đã bắt đầu sử dụng họ này. Một học giả người Nga là S.M.Shirokogoroff đã trình bày nghiên cứu của mình trong "Tổ chức xã hội Mãn tộc" rằng Quách Lạc La thị trong tiếng Mãn nghĩa là "móc câu", "khom người" hoặc "phóng túng. "Hoàng triều thông chí" do Lưu Dung biên soạn vào thời Càn Long nhận định rằng Quách Lạc La thị cũng giống với các họ Mãn khác, đều lấy địa danh làm họ.

Ngoại trừ có nguồn gốc là một họ của người Mãn, Quách Lạc La thị còn có nguồn gốc từ họ của người Tích Bá tộc. Từ xưa, trong Tích Bá tộc đã có họ Quách Lạc La thị, là cùng nguyên cùng tổ với Quách Lạc La thị của người Mãn (căn cứ theo Tích Bá tộc vốn thuộc 64 bộ của nhà Thanh,[2] thuộc vào Tích Bá bộ của Hải Tây Nữ Chân, sau khi nhà Thanh thành lập thì tách ra thành Tích Bá tộc[3]).

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, người họ Quách Lạc La thị phần lớn đổi thành họ Quách thị hay Cao thị.

Nhân vật đáng chú ý

sửa

Quan nhà Thanh

sửa
  • Tam Quan Bảo (三官保), làm đến chức Thị lang.[4]
    • Đạo Bảo (道保), làm đến chức Phó Đô thống.
    • Đa Phổ Khố (多普库), nhậm chức Tá lĩnh.
    • Đặc Phổ Khố (特普库), nhậm chức Tá lĩnh.
    • Ngạc Phổ Khố (鄂普库), làm đến chức Lang trung.[5]

Ngạch phò nhà Thanh

sửa

Phi tần nhà Thanh

sửa

Phúc tấn nhà Thanh

sửa
Tước vị Chồng Cha
Đích Phúc tấn Quảng Lược Bối lặc Chử Anh. Thường Thư (常舒)
Kế Phúc tấn Trấn quốc Khác Hi công Ba Bố Thái Dương Thụy (杨瑞)
Kế Phu nhân Trấn quốc Tướng quân Đức Minh – con trai thứ hai của Thường Thư. Vực thủ úy Ngõa Nhĩ Đạt (瓦尔达)
Đích Phúc tấn Liêm Thân vương Dận Tự Hòa Thạc Ngạch phò Minh Thượng
Dắng thiếp Phụ quốc công Dận Ngã Viên ngoại lang Vĩnh Bảo (永保)
Đích Phúc tấn Trang Khác Thân vương Dận Lộc Tam phẩm quan Năng Đặc (能特)
Đích Phúc tấn Cố sơn Bối tử Hoằng Lung – con trai trưởng của Dận Hỗ. Bút thiếp thức Đức Khố Nạp (德库纳)

Khác

sửa
  • Trắc Phúc tấn của Thị lang Hoàn Nhan La Sát, sinh một con gái của Đích Phúc tấn của Tuân Cần Quận vương Dận Trinh – con trai thứ mười bốn của Khang Hi.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lưu Dung (1787). “Quyển 3 - Sơ lược về thị tộc 3, họ Mãn Châu Bát kỳ 2”. Hoàng triều thông chí. 郭啰罗氏.散处沾河.白河.讷殷等地方.福拉克塔......扬舒正蓝旗人.福拉克塔之叔.太祖高皇帝以女弟降焉封为和硕额驸.预四大臣之列......(臣)等谨按郭啰罗系地名以地为氏......
  2. ^ “从瓜尔佳氏谱牒看锡伯族与女真的关系” [Từ gia phả Qua Nhĩ Giai thị xem quan hệ giữa Tích Bá tộc và Nữ Chân]. 2 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ “锡伯族和满族什么关系?” [Tích Bá tộc và Mãn tộc có quan hệ như thế nào?]. 25 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ Tiêu Thích (1997). Vĩnh hiến lục 永憲錄 [Vĩnh hiến lục] (bằng tiếng Trung). Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101017113.
  5. ^ Hà Hải Ba (ngày 1 tháng 6 năm 2016). Thịnh Kinh điển chế bị khảo. Nhà xuất bản Khoa học. ISBN 9787030493286.

Đọc thêm

sửa
  • Shirokogoroff, Sergei Mikhailovich (1997). 满族的社会组织: 满族氏族组织研究 [Tổ chức xã hội dân tộc Mãn: Nghiên cứu về tổ chức thị tộc của người Mãn] (bằng tiếng Trung). Cao Bính Trung, 高丙中 biên dịch. Lưu Tiểu Manh hiệu đính. Thương vụ ấn thư quán. ISBN 9787100019125.
  • Shirokogoroff, Sergei Mikhailovich (1924). Social Organization of the Manchus; A Study of the Manchu Clan Organization (bằng tiếng Anh). Royal Asiatic Society. doi:10.1525/aa.1924.26.4.02a00100.
  NODES