RT-2PM2 «Topol-M» (tiếng Nga: РТ-2ПМ2 «Тополь-М», tên ký hiệu của NATO: SS-27 "Sickle B"[5], SS-27 Mod 1,[6][7] RS-12M1, RS-12M2, hoặc thường bị gọi thiếu chính xác là RT-2UTTKh)[8] là một trong số những tên lửa liên lục địa (ICBM) hiện có trong trang bị của Nga, và là loại ICBM đầu tiên được phát triển sau khi Liên Xô sụp đổ. Nó được phát triển tử ICBM RT-2PM Topol.

Topol-M
SS-27 "Sickle B"
Tên lửa Topol-M (trong ống phóng) trên xe MZKT-79221 tại Ngày lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít năm 2012.
LoạiTên lửa liên lục địa
Nơi chế tạoNga
Lược sử hoạt động
Phục vụKể từ tháng 12/1997
Sử dụng bởiLực lượng tên lửa chiến lược quân đội Nga
Lược sử chế tạo
Người thiết kếViện kỹ thuật nhiệt Moscow
Nhà sản xuấtNhà máy cơ khí Votkinsk
Giai đoạn sản xuấtTháng 12 năm 1994–2010
Thông số
Khối lượng47,200 kg (104,000 lb)
Chiều dài22.7 m (74.47 ft)
Đường kính1,9 m (6 ft 3 in)
Đầu nổĐầu đạn 1 Mt[1]

Động cơTên lửa đẩy nhiên liệu rắn ba tầng
Tầm hoạt động11.000 km (6.800 mi)[2]
Tốc độ7.320 mét trên giây (26.400 km/h; 16.400 mph; Mach 22)[3]
Hệ thống chỉ đạoHệ thống dẫn đường quán tính cùng với GLONASS[4]
Độ chính xácSai số bán kính 200 m [3]
Nền phóngGiếng phóng, tàu hỏa mang tên lửa liên lục địa TEL

Trong ký hiệu của Nga, РТ là viết tắt của "ракета твердотопливная", raketa tverdotoplivnaya ("tên lửa nhiên liệu rắn"), trong khi УТТХ – là viết tắt của "улучшенные тактико-технические характеристики," uluchshenniye taktiko-tekhnicheskie kharakteristiki ("có đặc tính kỹ-chiến thuật cải tiến"). "Topol" (тополь) trong tiếng Nga là "Cây bạch dương". Tên lửa được thiết kế và phát triển bởi Viện kỹ thuật nhiệt Moscow, và được chế tạo tại Nhà máy cơ khí Votkinsk.[9][10]

Đặc tính kỹ thuật

sửa

Topol-M là ICBM nhiên liệu rắn, có 3 tầng, phóng lạnh, phóng từ giếng phóng cố định hoặc là từ xe chuyên dụng cơ động.[2] Tên lửa dài 22,7 m và đường kính tầng đầu là 1,9m. Khối lượng phóng là 47,2 tấn, kể cả trọng tải nặng 1,2 tấn. Topol-M mang một đầu đạn có đương lượng nổ 800 kt[1] nhưng thiết kế cho phép mang đầu đạn MIRV. Theo như chuyên gia Yury Solomonov, tên lửa có thể mang theo sáu đầu đạn cùng với mồi bẫy.[11] Tầm bắn gần nhất là 2.000 km, xa nhất là 10.500 km. Nó có ba tầng động cơ nhiên liệu rắn với hệ thống dẫn đường quán tính, điều khiển bay tự động nhờ sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS.[12] Topol-M được cho là có độ chính xác cao nhất trong số các ICBM của Nga[13] với bán kính chính xác là 200m.[14] Thân tên lửa được chế tạo từ sợi cacbon.

Topol-M có thể được triển khai từ các giếng phóng hoặc tử các APU phóng trên các xe vận chuyển/phóng tên lửa tự hành MZKT-79221 "Universal" 16 bánh.[13] Xe mang phóng tên lửa tự hành này có khả năng di chuyển qua các địa hình không có đường và phóng tên lửa từ bất kỳ vị trí nào. Tên lửa Topol-M đặt trong silo được ký hiệu là RS-12M2, trong khi phiên bản di động là RS-12M1.[8]

 
Dmitry Medvedev thăm đơn vị có trang bị Topol-M của lực lượng tên lửa chiến lược
 
Xe hỗ trợ (MOBD) 15V231 của tổ hợp Topol/Topol-M, Bảo tàng pháo binh Saint-Petersburg
 
Trạm radar R-406VCh của Topol/Topol-M tại Bảo tàng pháo binh Saint-Peterburg

Tầng đầu của tên lửa sử dụng động cơ do Hiệp hội chế tạo động cơ hàng không Soyuz phát triển. Những động cơ này giúp tên lửa có gia tốc cao hơn nhiều so với các loại ICBM khác. Chúng cho phép tên lửa tăng tốc tới tốc độ 7.320 m/s và di chuyển theo quỹ đạo phẳng hơn với khoảng cách lên đến 10.000 km.[3]

Được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn, tên lửa có thể được duy trì trong trạng thái trực chiến trong thời gian dài và có thể phóng trong vòng vài phút sau khi được lệnh.[11]

Quá trình phát triển và triển khai

sửa

Công việc phát triển tên lửa bắt đầu vào cuối những năm 1980 như một sự đáp trả đối với Sáng kiến ​​phòng thủ chiến lược của Mỹ.[15] Ban đầu nó là bản nâng cấp cải tiến của ICBM RT-2PM Topol,[16] sau đó nó được thiết kế lại vào năm 1992.[cần dẫn nguồn] Tổng công trình sư thiết kế tên lửa là Yuri Solomonov, người sau này sẽ giám sát việc phát triển SLBM RSM-56 Bulava[17]

Các cuộc phóng thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 20 tháng 12 năm 1994, trong đó các tên lửa, phóng từ Plesetsk, đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 4.000 dặm (6.400 km).[18][19] Hai tên lửa được đưa vào thực nghiệm chiến đấu vào tháng 12 năm 1997 tại Tatishchevo.[18] Lần phóng thử thứ năm vào ngày 22 tháng 10 năm 1998 đã không thành công do tên lửa phát nổ sau khi được phóng đi; lần phóng thứ sáu sau đó hai tháng đã thành công.[18] 10 tên lửa đã được đưa vào trang bị cho Trung đoàn 104 của Sư đoàn Tên lửa Taman tại Saratov vào ngày 30 tháng 12 năm 1998; 10 tên lửa tiếp thep được đưa vào trang bị cho trung đoàn thứ hai vào tháng 12 năm 1999.[18][20]

Tên lửa Topol-M phiên bản phóng từ giếng phóng cố định được đưa vào trang bị vào ngày 13/7/2000, Topol-M được trang bị cho các trung đoàn tên lửa thứ ba, tư và năm từ năm 2000, 2003 and 2005. Trung đoàn cuối cùng được trang bị Topol-M vào năm 2012.[21]

Vào ngày 12 tháng 12 năm 2006, ba hệ thống tên lửa Topol-M di động đầu tiên đã đi vào hoạt động cùng với một đơn vị tên lửa đóng quân gần thị trấn Teykovo.[22]

Tính đến cuối năm 2010 Lực lượng tên lửa chiến lược đã vận hành 70 hệ thống tên lửa Topol-M, trong đó có 52 hệ thống đặt trên silo và 18 hệ thống di động. Thêm 8 hệ thống tên lửa nữa được trang bị vào năm 2011–2012.[23]

Hiện tại những đơn vị sau được trang bị ICBM Topol-M:[23][24]

Tên lửa Topol-M có thời hạn sử dụng là 15-20 năm.

Khả năng tránh hệ thống phòng thủ chống tên lửa

sửa

Tên lửa Topol-M và các phiên bản khác nhau của nó là RS-24 Yars (SS-27 Mod 2), RS-26 Rubezh (một phiên bản SS-27 khác) và RSM-56 Bulava (phiên bản SLBM-tên lửa phóng từ tàu ngầm của SS-27) được thiết kế để chống lại và né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại hoặc đang được phát triển của Hoa Kỳ.[25] Nó được cho là có khả năng thực hiện các động tác cơ động lẩn tránh để tránh bị tiêu diệt bởi các tên lửa đánh chặn, và có các biện pháp đối phó và mồi nhử.[26]

Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của Topol-M là thời gian động cơ hoạt động sau khi phóng ngắn, giảm thiểu sự phát hiện của vệ tinh đối với các vụ phóng và do đó gây khó khăn trong cảnh báo sớm và đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa trong giai đoạn tăng tốc. Tên lửa cũng có quỹ đạo đạn đạo tương đối bằng phẳng, khiến việc đánh chặn nó là rất khó khăn.[27]

Theo tờ Thời báo Washington, Nga đã tiến hành thử nghiệm thành công đầu đạn có khả năng né tránh.[28] Tên lửa được phóng vào ngày 1 tháng 11 năm 2005 từ bãi thử nghiệm Kapustin Yar. Đầu đạn tên lửa thay đổi hướng đi sau khi tách ra khỏi tên lửa, gây khó khăn cho việc dự đoán quỹ đạo hồi quyển của đầu đạn.

Topol-M và đầu đạn MIRV

sửa

ICBM RS-24 Yars mới được thiết kế dựa trên Topol-M và được trang bị đầu đạn MIRV. Vào tháng 1 năm 2009, nguồn tin của Nga cho thấy rằng việc sản xuất tên lửa Topol-M phiên bản di động sẽ dừng lại vào năm 2009 và thay thế bằng phiên bản tên lửa ICBM RS-24 mới.[29]

Những bên sử dụng

sửa
  Nga

Lực lượng tên lửa chiến lược là lực lượng trang bị RT-2PM2 Topol-M. Tính đến tháng 3 năm 2020, đã có 60 tên lửa RT-2PM2 Topol-M phiên bản phóng từ silo và 18 tên lửa RT-2PM2 Topol-M di động được triển khai với 2 phân đội tên lửa:

Phiên bản tên lửa phóng từ silo:

Phiên bản phóng từ xe phóng tự hành

Kể từ năm 2010 Nga ngừng trang bị thêm tên lửa RT-2PM2 Topol-M thay vào đó là ICBM RS-24 Yars.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ a b “SS-25 (RS-12M Topol) - Missile Threat”.
  3. ^ a b c “Topol-M: Missile Defense Penetrator by Michal Fiszer”. Mputtre.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  4. ^ www.missiledefenseadvocacy.org. “Missile Defense Advocacy Alliance » SS-27 / Topol-M”. missiledefenseadvocacy.org.
  5. ^ “SS-27 Sickle B”. Deagel.com. ngày 10 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ https://fas.org/blogs/security/2014/05/russianmodernization/
  7. ^ “Crowdsourcing Russian ICBMs”. www.armscontrolwonk.com.
  8. ^ a b RS-12M1/2 Topol-M (SS-27/RT-2PM2) (Russian Federation), Offensive weapons
  9. ^ “RT-2PMU? – Topol-M SS-27 – Russian / Soviet Nuclear Forces”. Fas.org. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  10. ^ Land-Based Ballistic Missiles[liên kết hỏng]
  11. ^ a b “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2016.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  12. ^ “Russia to re-equip its new mobile ICBMs with multiple warheads”. RIA Novosti. ngày 15 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  13. ^ a b “Russia”. Nti.org. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  14. ^ “Topol-M / RS-12M2, RT-2PM2, SS-27 Sickle B, SS-X-27”. Deagel.com. ngày 10 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  15. ^ Bleek, Philipp C. (ngày 1 tháng 6 năm 2000). “Russia Approves Topol-M, Warns Missile Could Defeat U.S. Defense”. Arms Control Today. 30 (5): 26. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2015 – qua Questia Online Library.[liên kết hỏng]
  16. ^ “Defense & Security Intelligence & Analysis: IHS Jane's | IHS”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2008.
  17. ^ Champlin, Luke (tháng 10 năm 2009). “Russia Defends Struggling Missile Program”. Arms Control Today. 39 (8): 45. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2015 – qua Questia.
  18. ^ a b c d Norris, Robert S.; Arkin, William M. (ngày 1 tháng 7 năm 2000). “Russian Nuclear Forces, 2000”. Bulletin of the Atomic Scientists. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015 – qua HighBeam Research. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  19. ^ “Russia tested a prototype for a new intercontinental ballistic missile successfully”. Defense Daily. ngày 22 tháng 12 năm 1994. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015 – qua HighBeam Research. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  20. ^ Hoffman, David (ngày 27 tháng 12 năm 1998). “Russia Set To Deploy Topol-M Missiles; Move Comes Amid Dispute on Control”. Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015 – qua HighBeam Research. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  21. ^ "Тополь-М": история создания и перспективы - Ракетная техника”. rbase.new-factoria.ru.
  22. ^ Strategic Missile Forces spokesman Col. Alexander Vovk, quoted by ITAR TASS.
  23. ^ a b “Russia adds 2 Topol-M ballistic missiles to nuclear deterrent”. RIA Novosti. ngày 17 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  24. ^ Strategic Rocket Forces (ngày 13 tháng 12 năm 2007). “Strategic Rocket Forces – Russian strategic nuclear forces”. Russian Strategic Nuclear Forces. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  25. ^ “General says Russia will counter U.S. missile defense plans”. USA Today. ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  26. ^ Confidencial Digital (ngày 11 tháng 3 năm 2014). “Así es el Topol-M, el misil ruso que burla el Escudo Antimisiles” – qua YouTube.
  27. ^ “Russia Approves Topol-M; Warns Missile Could Defeat U.S. Defense”. Armscontrol.org. tháng 6 năm 2000. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  28. ^ Washington, The (ngày 20 tháng 11 năm 2005). “Russian warhead alters course midflight in test”. Washington Times. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  29. ^ Армс-Тасс (ngày 22 tháng 1 năm 2009). Армс-Тасс (bằng tiếng Nga). Arms-tass.su. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.

Liên kết ngoài

sửa
  NODES