Sa Tăng
Sa Tăng (沙僧, Bính âm: Sha Seng) hay Sa Ngộ Tịnh (Phồn thể: 沙悟淨, Giản thể: 沙悟淨, Bính âm: Sha Wujing) hay Sa Ngộ Tĩnh là đồ đệ thứ ba của Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân.
Sa Tăng 沙僧 | |
---|---|
Nhân vật trong Tây du ký | |
Xuất hiện lần đầu | Hồi 22, Tây du ký |
Sáng tạo bởi | Ngô Thừa Ân |
Thông tin | |
Biệt danh | Sa Ngộ Tịnh, Quyển Liêm Đại tướng |
Giống loài | lam bì thủy |
Giới tính | nam nhân |
Vũ khí | Nguyệt nha sản |
Tôn giáo\Tín ngưỡng | Phật giáo |
Sa Tăng | |||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 沙悟凈 | ||||||||||||||||
Giản thể | 沙悟净 | ||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
Tên tiếng Việt | |||||||||||||||||
Tiếng Việt | Sa Ngộ Tịnh | ||||||||||||||||
Tên tiếng Thái | |||||||||||||||||
Tiếng Thái | ซัวเจ๋ง | ||||||||||||||||
Hệ thống Chuyển tự Tiếng Thái Hoàng gia | Sua Cheng[a] | ||||||||||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||||||||||
Hangul | 사오정 | ||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||||||||||
Hiragana | さ ごじょう | ||||||||||||||||
Kyūjitai | 沙悟凈 | ||||||||||||||||
Shinjitai | 沙悟浄 | ||||||||||||||||
|
Tên gọi
sửa- Ngộ Tịnh do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt, có nghĩa là giác ngộ được tâm thanh tịnh trong đạo Phật[1]. Có tài liệu phiên âm tên này là Sa Ngộ Tĩnh[1], nhưng so với chữ Hán trong nguyên bản (沙悟淨) thì chữ 淨 chỉ có một âm đọc là "tịnh", như trong "thanh tịnh" (清淨)[2]. Tên này luôn được Đường Tăng gọi.
- Sa Tăng là do Tôn Ngộ Không đặt khi ông chịu phò giá Đường Tăng, vì thấy cách chào của Sa Tăng giống hoà thượng. Ngộ Không và Bát Giới luôn gọi Sa Tăng là "Sa sư đệ" hoặc "tam sư đệ" mặc dù nếu tính đúng thì Ngộ Tịnh là đệ tử thứ tư của Đường tăng.
- Bát Bảo (Bửu) Kim Thân La Hán Bồ Tát[3]: Hồi 100, Sa Tăng được phong Bát Bảo Kim Thân La Hán Bồ Tát là đã tu thành chính quả.
Nguồn gốc của Sa Tăng
sửaSa Tăng ngày trước vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng (卷帘大将). Là chức để coi việc trông rèm, trông sa giá cho Ngọc Đế. Năm xưa làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái. Vì thế mà Quan Thế Âm Bồ Tát đã cho phò giá Đường Tăng để chuộc lại lỗi lầm đã gây ra.
Tây du ký miêu tả Sa Tăng như sau:
“ |
|
” |
Chuỗi vòng đầu lâu đeo trên cổ Sa Tăng
sửaTrên cổ Sa tăng đeo chuỗi vòng 9 đầu lâu, Sa Tăng từng giải thích với Quan Thế Âm Bồ Tát rằng:
“Ta ở nơi đây đã ăn thịt vô số người, từ trước đến giờ những người đi qua đây đều bị ta ăn thịt. Phàm là đầu lâu còn sót lại, ta đều ném xuống sông Lưu Sa này, và chúng đã chìm hết xuống đáy. Nước con sông này lông ngỗng cũng không thể nổi lên, nhưng kỳ lạ, chỉ có chín cái đầu lâu của người đi lấy kinh này, là nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không chìm xuống. Ta cho rằng đây là những vật lạ, nên đã lấy dây xâu lại thành một chuỗi vòng đeo lên cổ, để khi rảnh rỗi lấy ra xem”.
Trong “Thi thoại Đường Tam Tạng thỉnh kinh” được viết trước khi tác phẩm “Tây Du Ký” ra đời, Sa Tăng từng nói với Tam Tạng pháp sư: “Dưới cổ ta là những đầu lâu của người mà ta đã từng ăn thịt”.
Trong tạp kịch “Tây Du Ký” Sa Tăng nói: “Có một tăng nhân, phát nguyện đi đến Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng con người làm sao có thể đi qua con sông này? Hắn đã làm tăng 9 đời, cũng đã bị ta ăn thịt 9 lần, 9 chiếc đầu lâu của hắn đã được ta sâu thành chuỗi vòng cổ này”.
Những chiếc đầu lâu trên chuỗi vòng cổ đều là đời trước của Đường Tăng. Những kiếp trước, Đường Tăng đã bị Sa Tăng ăn thịt 9 lần. Đó là lý do trong “Tây Du Ký” thường nói Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế lần thứ 10.
Cuộc chiến giữa Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng
sửaThầy trò Đường Tăng đi đến sông Lưu Sa gặp trở ngại không qua được, Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không cùng đánh với Sa Tăng, hồi sau không cự nổi bèn chạy xuống sông chỉ còn Trư Bát Giới giao đấu với Sa Tăng, hai bên bất phân thắng bại:
“ |
|
” |
Tôn Ngộ Không phải cầu cứu Quan Âm Bồ Tát, Bồ Tát phái Mộc Tra xuống thu phục Sa Ngộ Tịnh, quy y làm đồ đệ thứ ba của Đường Tăng.
Phò giá Đường Tăng
sửaTrong cuộc hành trình, Sa Tăng cùng Trư Bát Giới chuyên gánh hành lý và chăn ngựa. Về vũ khí, Sa Tăng chuyên sử dụng một cây bảo trượng hàng yêu nặng 5.048 cân[6] (月牙鏟, nguyệt nha san). So với Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Trư Bát Giới giỏi chiến đấu dưới nước hơn.
Tính cách nhân vật
sửaSa Tăng là một nhân vật siêng năng, cần mẫn, nhưng tính cách ba phải, không dám đấu tranh chống lại những thói xấu do nhị sư huynh Trư Bát Giới gây ra. Tại hồi 27, khi Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh bị Bát Giới gièm pha, Sa Tăng dù biết lẽ phải thuộc về Ngộ Không nhưng vẫn không dám can ngăn Tam Tạng, rốt cuộc Ngộ Không bị đuổi về Hoa Quả Sơn. Vì vậy nên trong hồi 31, khi Bát Giới đến mời Ngộ Không đi cứu sư phụ, gặp lại Sa Tăng, Ngộ Không mới nói với Sa Tăng rằng:
“ | Cái chú sa ni này! Lúc sư phụ niệm chú khẩn cô nhi, sao chú không nói giúp tôi một câu? Chỉ rặt khua môi múa mép! Bảo vệ sư phụ, sao không sang phương Tây đi, còn ngồi đây làm gì[7]? | ” |
Thành chính quả
sửaSau khi thỉnh được chân kinh, Sa Tăng được phong làm Kim Thân La Hán (La Hán Mình Vàng)[8].
Ghi chú
sửa- ^ Từ cách phát âm Triều Châu của 沙僧 "Sa Tăng"
Chú thích
sửa- ^ a b Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập I, 2007, tr.10
- ^ “Tra từ: 淨”. Từ điển Hán Nôm.
|first=
thiếu|last=
(trợ giúp) - ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập III, 2015, hồi 100, tr.688, 691
- ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập I, 2007, tr.423
- ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập I, 2007, tr.429
- ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập II, 2007, tr.738
- ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập I, 2007, tr.597
- ^ Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, Tập II, 2007, tr.946
Tham khảo
sửa- Tây du ký, Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh dịch, Nhà xuất bản Văn học, 2007.