Thần thoại Hy Lạp

Tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại

Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, các nghi lễ tôn giáo của họ.

Tượng bán thân ZeusOtricoli (Sala Rotonda, Museo Pio-Clementino, Vatican), tỉnh Terni. Trong thần thoại Hy Lạp, Zeus là chúa tể các vị thần, ngự trên đỉnh Olympus.

Thần thoại Hy Lạp được thể hiện rõ ràng trong tập hợp đồ sộ những truyện kể, và trong các tác phẩm nghệ thuật tượng trưng Hy Lạp cổ, chẳng hạn các tranh vẽ trên bình gốm và các đồ tế lễ. Thần thoại Hy Lạp cố gắng giải thích nguồn gốc của thế giới, và kể tỉ mỉ về cuộc đời và các cuộc phiêu lưu của một tập hợp đa dạng những vị thần, nữ thần, anh hùng và những sinh vật thần thoại. Những truyện kể này đầu tiên được truyền miệng bằng thơ ca; ngày nay các thần thoại Hy Lạp chủ yếu được biết thông qua văn học Hy Lạp ngày nay.

Những tư liệu văn học Hy Lạp lâu đời nhất được biết, hai anh hùng ca IliadOdýsseia của Hómēros, tập trung vào các sự kiện liên quan tới Cuộc chiến thành Troy. Hai trường ca của người gần như cùng thời với Hómēros là Hēsíodos, Thần phảCông việc và Ngày, chứa đầy những ghi chép về nguồn gốc của thế giới, sự kế tục quyền lực của các vị thần, các thế hệ loài người, nguồn gốc các tai họa của con người cũng như gốc tích của các nghi lễ hiến tế. Những truyện thần thoại cũng được bảo tồn trong các bài ca cùng thời Hómēros (Homeric Hymns), các đoạn của "Tập Anh hùng ca" (Epikos Kyklos) liên quan tới chiến tranh Troia, các vở bi kịch ở thế kỉ V trước CN, các bài viết và thơ của các học giả thời Hy Lạp hóa và cả các tài liệu trong thời đại đế quốc La Mã bởi các nhà văn nổi tiếng như PlutarchusPausanias.

Các phát hiện khảo cổ học là một nguồn cung cấp nữa về các chi tiết trong thần thoại Hy Lạp, với các thần và anh hùng được mô tả nổi bật trong trang trí của nhiều đồ tạo tác. Các họa tiết trên đồ gốm của thế kỷ VIII trước CN mô tả những cảnh trong cuộc chiến thành Troia cũng như các kỳ công của Herakles, nhiều trong số đó có niên đại sớm hơn các tư liệu văn học trong cùng chủ đề[1]. Thần thoại Hy Lạp đã có một ảnh hưởng bao trùm trên văn hóa, văn học, nghệ thuật phương Tây và vẫn duy trì như một phần của di sản và ngôn ngữ phương Tây. Nhiều nhà thơ và nghệ sĩ từ các thời kỳ từ cổ đại tới hiện đại đã lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp và khám phá những ý nghĩa và tính thích đáng đương thời trong những chủ đề thần thoại này[2].

Nguồn tư liệu

sửa

Thần thoại Hy Lạp được biết đến ngày nay chủ yếu từ văn học Hy Lạp và những thể hiện trên các vật tạo tác có từ thời kỳ Kỷ hà (Geometric period) cuối Hy Lạp tăm tối trong nghệ thuật Hy Lạp, có từ sớm nhất là khoảng 800-900 năm trước CN[3]. Trên thực tế, các nguồn tư liệu văn học và khảo cổ học, khi thì bổ sung và khi lại trái ngược nhau, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự tồn tại của những tập dữ liệu là một minh chứng chắc chắn rằng nhiều yếu tố trong thần thoại Hy Lạp có nguồn gốc thực tế và lịch sử rõ ràng.

Các tư liệu văn học

sửa

Các truyện kể thần thoại đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các thể loại của văn học cổ Hy Lạp. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất cuốn sổ tay ghi chép tổng quát về thần thoại còn lại từ thời Hy Lạp cổ đại, đó là cuốn Bibliothēkē ("thư viện") của Pseudo-Appollodorus. Công trình này nỗ lực giải hòa những câu truyện mâu thuẫn nhau của các nhà thơ đương thời và cung cấp một tóm tắt lớn về thần thoại Hy Lạp truyền thống và các truyền thuyết anh hùng[4]. Apollodorus xứ Athens sống trong khoảng 180–120 tr.CN và viết nhiều bài về chủ đề này. Các bài viết của ông được cho là làm nên nền tảng của tuyển tập; tuy nhiên cuốn Thư viện này đề cập những sự kiện xảy ra lâu sau khi ông qua đời, do đó được gọi là tác phẩm Pseudo-Apollodorus.

 
Prometheus (tranh năm 1868 bởi Gustave Moreau). Huyền thoại về Prometheus được xác nhận bởi Hēsíodos và về sau làm nên cốt lõi cho bộ ba kịch được cho là của Aeschylus, bao gồm Prometheus bị xiềng, Prometheus tháo xiềng, và Prometheus Pyrphoros.

Trong số các nguồn tư liệu văn học đầu tiên có hai bản anh hùng ca của Hómēros, Iliad (I-li-át) và Odýsseia (Ô-đi-xê). Các nhà thơ khác tạo nên tuyển tập gọi là Tập anh hùng ca (Epikos Kyklos), nhưng các trường ca ra đời sau và ngắn hơn ngày nay đã thất lạc toàn bộ. Ngoài ra còn có "Những bài ca Hómēros" ("Homeric Hymns"), tuy tên như vậy nhưng không có mối liên hệ trực tiếp nào với Hómēros. Chúng là những bài hát hợp xướng trong giai đoạn đầu của một thời kì gọi là "Kỉ nguyên thơ trữ tình" ("lyric poetry")[5]. Hēsíodos, một người có thể cùng thời với Hómēros, cung cấp trong Theogonía (Nguồn gốc các vị thần) bản ghi chép đầy đủ nhất về các huyền thoại Hy Lạp đầu tiên, liên quan tới sự sáng tạo thế giới; nguồn gốc các vị thần, các Titan, và những người khổng lồ Gigantes; cũng như đánh giá phả hệ, truyện dân gian, và các huyền thoại khởi thủy. Hēsíodos cũng là tác giả của Ἔργα καὶ Ἡμέραι, Erga kai Hēmerai (Công việc và Ngày), một trường ca có tính cách giáo dục về đời sống trồng trọt, và cũng bao gồm các thần thoại về Prometheus, Pandora, và Các Thời Đại Người. Nhà thơ đưa ra những lời khuyên về cách tốt nhất để thành công trong một thế giới ngặt nghèo, thậm chí còn bị làm cho ngặt nghèo hơn nữa bởi các vị thần[1].

Các bài thơ trữ tình thường mượn chất liệu từ thần thoại, nhưng cách xử lý của nó ít mang tính tường thuật mà mang tính tượng trưng nhiều hơn. Các nhà thơ của trào lưu này bao gồm Pindar, Bacchylides, Simonides, các nhà thơ điền viên như TheocritusBion, liên quan tới các đoạn thần thoại riêng lẻ[6]. Thêm nữa, huyền thoại đã là trung tâm của sân khấu Athena cổ điển. Các tác gia bi kịch Aeschylus, Sophocles, và Euripides lấy hầu hết các cốt truyện của họ từ thần thoại của thời đại anh hùng và chiến tranh Troia. Nhiều câu chuyện bi kịch vĩ đại (ví dụ Agamemnon và lũ trẻ, Oedipus, Jason, Medea, vân vân) mang lấy hình thức kinh điển của chúng trong những vở bi kịch này. Nhà hài kịch Aristophanes cũng sử dụng thần thoại, trong vở Những con chimNhững con ếch[7].

Các nhà sử học HerodotosDiodorus Siculus, cùng các nhà địa lý PausaniasStrabo, những người đã du hành khắp trong thế giới Hy Lạp và ghi chép các câu chuyện họ nghe được, cung cấp rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết địa phương, cũng thường ghi lại những biến thể ít được biết đến[6]. Đặc biệt Herodotos đã tìm kiếm những truyền thống khác nhau mà ông giới thiệu và đã tìm thấy những nguồn gốc thần thoại hay lịch sử trong sự đối chiếu giữa Hy Lạp và phương Đông[8] và trên cơ sở đó, Herodotos cố gắng hòa giải các nguồn gốc và hỗn hợp các quan niệm văn hóa khác nhau.

Thơ ca của các thời kỳ Hy Lạp hóaLa Mã chủ yếu được sáng tác như những thực hành văn chương hơn là tín ngưỡng. Tuy nhiên, nó chứa đựng những chi tiết quan trọng bị thất lạc. Thể loại này bao gồm các công trình của:

Các cuốn FabulaeAstronomica của các nhà văn La Mã được gọi là Ngụy Hyginus là hai bản tóm tắt phi thi ca quan trọng về thần thoại. Cuốn Tưởng tượng của Philostratus GiàPhilostratus TrẻMô tả của Callistratus, là hai nguồn hữu dụng khác về chủ đề này.

Cuối cùng, Arnobius và một số nhà văn Hy Lạp thuộc Byzantine cung cấp những chi tiết quan trọng về thần thoại do chúng liên hệ với những tác phẩm Hy Lạp sớm hơn mà nay đã mất. Những tác phẩm bảo quản thần thoại này bao gồm một cuốn từ điển của Hesychius, Suda, và các luận văn của Ioannes TzetzesEustathius. Tuy nhiên chúng mang nặng quan điểm giáo huấn Thiên Chúa giáo về thần thoại Hy Lạp, được tóm tắt trong câu nói, en panti muthōi kai to Daidalou musos ("Trong mọi huyền thoại luôn có một sự ô uế của Daidalos")[9].

Các tư liệu khảo cổ

sửa
 
Một bản thảo ở thế kỷ V vẽ minh họa nhà thơ La Mã Virgilius, người đã bảo tồn các chi tiết của thần thoại Hy Lạp trong nhiều tác phẩm của ông.

Sự khám phá ra văn minh Mycenae bởi nhà khảo cổ học nghiệp dư người Đức, Heinrich Schliemann, trong thế kỷ XIX, và khám phá nền văn minh MinosCrete bởi nhà khảo cổ học người Anh, Ngài Arthur Evans, trong thế kỷ XX, giúp cho việc giải thích nhiều câu hỏi tồn tại về các anh hùng ca của Hómēros và cung cấp những bằng chứng khảo cổ cho nhiều chi tiết thần thoại về các vị thần và các anh hùng. Không may là, bằng chứng về huyền thoại và nghi thức ở các di chỉ Mycenae và Minos hoàn toàn là những công trình, bởi vì bản thảo Linear B (một dạng chữ Hy Lạp cổ tìm thấy ở cả Crete và Hy Lạp) được sử dụng chủ yếu để ghi chép các tóm tắt, mặc dù tên các vị thần và anh hùng đã được khám phá một cách không chắc chắn.[1]

Các họa tiết kỷ hà trên đồ gốm của thế kỷ VIII trước CN mô tả các cảnh trong cuộc chiến Troia, cũng như các cuộc phiêu lưu của Heracles.[1] Các miêu tả bằng hình này về thần thoại quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, nhiều thần thoại Hy Lạp được ghi nhận trên các lọ, vại sớm hơn các nguồn văn học: về mười hai kỳ công của Heracles, chẳng hạn, chỉ có cuộc phiêu lưu Cerberus xuất hiện trong các văn bản đồng đại[10]. Hơn nữa, trong các tư liệu hình ảnh đôi khi xuất hiện những mô tả thần thoại hay các trích đoạn thần thoại không được nhắc đến bởi bất kì nguồn tư liệu văn học hiện còn nào. Trong một số trường hợp, mô tả sớm nhất được biết về một huyền thoại trong nghệ thuật kỷ hà vượt trước mô tả sớm nhất trong văn học cổ đại hàng vài thế kỉ[3].

Trong các thời Cổ đại (khoảng từ 750 tới 500 tr.CN), Cổ điển (khoảng 480–323 tr.CN), và Hy Lạp hóa (323–146 tr.CN), các trích đoạn thần thoại như của Hómēros mới xuất hiện, bổ sung vào các bằng chứng văn học còn lại đến nay[1].

Tổng quan về lịch sử thần thoại

sửa

Thần thoại Hy Lạp thay đổi theo thời gian để phù hợp với sự biến đổi của văn hóa Hy Lạp, khiến cho các huyền thoại, vừa công khai vừa trong những giả định hiểu ngầm của nó, gián tiếp là bản ghi chép những biến đổi của thời đại. Trong các hình thức văn học còn tồn tại đến nay của thần thoại Hy Lạp, hầu hết được tìm thấy trong những biến động không ngừng, là có tính chính trị đậm nét, như Cuthbertson đã chỉ ra[11].

Những người đến cư trú sớm ở bán đảo Balkan là những cư dân nông nghiệp tin vào thuyết vật linh, gán một linh hồn cho mọi khía cạnh tự nhiên. Về sau, những linh hồn mơ hồ này được gán cho hình dạng con người và tham dự vào thần thoại địa phương như các vị thần[12]. Khi các bộ lạc từ phương bắc bán đảo Balkan tới xâm lược, họ đem tới một chư thần mới, dựa trên sự chinh phục, sức mạnh, anh dũng trong cuộc chiến, và chủ nghĩa anh hùng bạo lực. Các vị thần cũ của thế giới nông nghiệp hòa trộn với những vị thần của những kẻ xâm lược hùng mạnh hơn này hoặc chìm vào quên lãng[13].

Sau giai đoạn trung kỳ Cổ đại, các huyền thoại về mối quan hệ giữa các nam thần và nam anh hùng trở nên phổ biến hơn, chỉ ra sự phát triển song song của thói đồng tính nam (eros paidikos, παιδικὸς ἔρως) ở Hy Lạp cổ đại, được cho là xuất hiện khoảng năm 630 tr.CN. Cho đến cuối thế kỉ thứ năm tr.CN, các nhà thơ đã gán ít nhất một eromenos, một thiếu niên làm bạn tình, cho mỗi vị thần quan trọng (trừ Ares), cũng như nhiều nhân vật truyền thuyết[14]. Các huyền thoại tồn tại trước đó, như đôi bạn chiến đấu AchillesPatroclus, cũng bị khoác lên tính chất đồng tính luyến ái[15]. Trước hết là các nhà thơ Alexandria, sau phổ biến hơn các nhà ghi chép thần thoại văn học ở thời kì đầu Đế chế La mã, thường sửa lại các truyện kể về các nhân vật thần thoại Hy Lạp theo phong cách này.

Thành tựu của thơ ca sử thi là tạo ra các tập truyện và, kết quả là, đã phát triển một ý nghĩa mới cho niên đại thần thoại. Do đó thần thoại Hy Lạp mở ra như một chặng trong sự phát triển của thế giới và nhân loại[16]. Trong khi những mâu thuẫn trong các truyện kể này làm cho không thể lập một niên biểu tuyệt đối cho chúng, một bảng niên đại gần đúng có thể nhận diện được. "Lịch sử thế giới" thần thoại này có thể chia làm ba hay bốn thời kì lớn:

  1. Thần thoại về nguồn gốc hay thời đại của các vị thần (các Thần phả, "sự ra đời các vị thần"): các huyền thoại về nguồn gốc của thế giới, các vị thần và loài người.
  2. Thời đại thần và người sống hòa vào nhau một cách tự do: những truyện kể về những sự tương tác đầu tiên giữa các thần, á thần và loài người.
  3. Thời đại của các anh hùng, khi mà hoạt động của thần thánh bị hạn chế hơn. Truyền thuyết anh hùng cuối cùng và lớn nhất là cuộc chiến thành Troia và hậu chiến (được một số nhà nghiên cứu tách ra thành thời đại thứ tư)[17].

Trong khi kỉ nguyên các thần thường gây nhiều hứng thú hơn cho những sinh viên đương đại môn thần thoại học, các tác giả Hy Lạp trong thời Cổ đại (Archaic) và Cổ điển (Classical) rõ ràng lại tỏ ra ưa thích thời đại của các anh hùng, lập ra một bảng niên đại và ghi chép về những thành tựu của con người sau khi những câu hỏi về thế giới xuất hiện được giải thích. Chẳng hạn, hai bản anh hùng ca IliadOdýsseia vượt trội Thần phảCác bài ca Hómēros - vốn tập trung vào thần thánh - cả về quy mô lẫn tính đại chúng. Dưới ảnh hưởng của Hómēros, "tín ngưỡng anh hùng" dẫn tới một sự tái cấu trúc trong đời sống tinh thần, được thể thiện trong sự tách biệt của địa hạt thần thánh với địa hạt của người chết (những anh hùng), giữa các thần đất (Chthonic) với các vị thần trên Olympus [18]. Trong Công việc và ngày, Hēsíodos đã sử dụng phác họa về Bốn Thời Đại (hay Loài) Người: Vàng, Bạc, Đồng, và Sắt. Các thời đại hay loài người này là các tạo vật tách biệt nhau của các vị thần, Thời Đại Vàng thuộc về Triều đại Chronos, các Thời Đại tiếp theo là tạo vật của Zeus. Nhà thơ xem thời đại cuối là tồi tệ nhất; sự hiện diện của quỷ dữ được giải thích bằng huyền thoại về Pandora, khi mọi những điều tốt đẹp nhất trong năng lực con người, trừ hi vọng, đã bị văng ra khỏi chiếc bình bị đổ của cô[19][20]. Trong tập Biến hình (Metamorphoses), Ovidius tiếp nối quan niệm của Hēsíodos về bốn thời đại[21].

Thời đại của các vị thần

sửa
 
Amor Vincit Omnia (Tình yêu chinh phục tất cả), một minh họa về thần tình yêu, Eros, bởi Michelangelo Merisi da Caravaggio, khoảng 1601–1602.

Khởi thủy vũ trụ và vũ trụ luận

sửa

Các "huyền thoại khởi thủy" hay "huyền thoại sáng tạo" thể hiện một nỗ lực nhằm làm cho vũ trụ trở nên có thể hiểu được theo ngôn ngữ con người và giải thích nguồn gốc thế giới[22]. Phiên bản được chấp nhận rộng rãi hơn cả trước nay, dù không phải là một ghi chép triết lý về sự bắt đầu của tạo vật, được thuật lại bởi Hēsíodos, trong Thần phả (Theogonía) của ông. Ông mở đầu với Chaos, một thứ hư vô. Từ thứ trống rỗng này sinh ra Gaia (Trái Đất) vài tạo vật thần thánh sơ khai khác: Eros (Tình Yêu), Abyss (tức Tartarus), và Erebus[23].

Không có sự trợ giúp của phái nam nào, Gaia cho ra đời Uranus (Bầu Trời) mà về sau thụ thai với bà. Từ sự kết hợp này mà sinh ra trước hết các Titan - 6 nam: Coeus, Crius, Cronus, Hyperion, Iapetus, và Oceanus; và 6 nữ: Mnemosyne, Phoebe, Rhea, Theia, Themis, và Tethys. Sau khi Cronus được sinh ra, Gaia và Uranus quyết định không sinh thêm Titan nào nữa. Thế hệ con tiếp theo của Gaia-Uranus là các quỷ khổng lồ một mắt CyclopsHecatonchires hay những Kẻ Trăm Tay, tất cả chúng bị ném vào Địa ngục Tartarus bởi Uranus. Điều này làm Gaia giận dữ. Cronus ("kẻ xảo quyệt, trẻ trung và tàn bạo nhất trong số những đứa con của Gaia"[23]), bị Gaia thuyết phục giết cha mình. Khi Cronus bắt đầu chém Uranus, ông ta nguyền rủa Cronos rằng một ngày nào đó, con trai của chính hắn sẽ soán ngôi hắn. Lúc đầu ông không tin nhưng sau khi đã giết cha mình, Cronus bắt đầu thấy sợ lời nguyền của Uranus. Sau đó, Cronus trở thành người cai trị các Titan, rồi lấy Rhea, tức chị gái, làm vợ và các Titan khác trở thành triều đình của ông ta.

Khi Rhea sinh con, ông lập tức nuốt đứa con đó vào bụng. Rhea ghét điều này và lừa ông bằng cách giấu Zeus và quấn một hòn đá trong chiếc khăn tã, thứ mà Cronus nuốt. Khi Zeus đủ lớn, ông cho Cronus uống một thứ thuốc mê khiến ông ta nôn mửa, tuôn những đứa trẻ khác của Rhea ra ngoài cùng với hòn đá, vốn nằm trong dạ dày Cronus bấy lâu. Zeus sau đó đương đầu với Cronus trong một cuộc chiến kéo dài mười năm tranh ngôi chúa tể các vị thần, thường được gọi là cuộc chiến với các Titan (Τιτανομαχία, Titanomachía) do phần lớn các Titan tham chiến ở phe Cronus. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của các Cyclops (mà Zeus giải phóng từ Tartarus), Zeus và các anh chị em đã chiến thắng, trong khi Cronus và các Titan bị quẳng xuống giam ở Tartarus[24]. Zeus lấy chị gái của mình là Hera và 6 anh chị em chia nhau cai quản thế giới. Ai cũng cho mình là có công lớn nhất nên đều muốn được cai trị bầu trời (đỉnh Olympia), Zeus bèn chọn cách rút thăm và có sau đó: Poseidon cai quản biển cả, Zeus là bầu trời, không may cho Hades, ông phải cai quản địa ngục.

 
Bình cao cổ Attic (amphora) miêu tả Athena được "tái sinh" từ đầu của Zeus, người đã nuốt mẹ cô, Metis, nữ thần bảo trợ sinh đẻ. Niên đại khoảng 550–525 tr.CN, (Bảo tàng Louvre, Paris).

Zeus cũng có một nỗi lo tương tự và, sau một lời sấm rằng: "Nếu Metis sinh cho ông 1 đứa con trai thì nó sẽ trở thành một vị thần "vĩ đại hơn chính ông" và lật đổ ông" — Zeus đã nuốt bà.[25]. Nhưng khi đó bà đã mang thai Athena. Khi ở bên trong cơ thể Zeus, Metis đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho con mình và nữ thần trẻ này vụt thoát ra từ đầu Zeus - đã hoàn toàn trưởng thành và vận trang phục chiến tranh.[26]

Tư tưởng Hy Lạp xa xưa nhất về thi ca đã coi các thần phả là thể loại thơ mẫu đầu tiên - hay những "mythos" mẫu đầu tiên - và qui cho nó những quyền năng pháp thuật. Orpheus, thi sĩ nguyên mẫu, cũng là ca sĩ nguyên mẫu của các khúc ca thần phả, thứ mà ông dùng để làm yên biển cả và những cơn bão trong tập Argonautica của Appollinus, và dịch chuyển những trái tim sắt đá của các vị thần âm phủ khi xuống gặp Hades. Khi Hermes phát minh ra đàn lia trong Khúc ca Hómēros cho Hermes, điều đầu tiên mà ông làm là hát về sự ra đời các vị thần[27]. Thần phả của Hēsíodos không chỉ là ghi chép đầy đủ nhất còn tồn tại về các vị thần, mà còn là ghi chép đầy đủ nhất còn tồn tại về chức năng của thi sĩ cổ đại, với lời cầu khẩn mào đầu dài tới các Nàng Thơ. Thần phả cũng là chủ đề của nhiều bài thơ đã mất, bao gồm những bài thơ được gán cho Orpheus, Musaeus, Epimenides, Abaris, và các nhà tiên tri huyền thoại khác, thứ được dùng trong các phép tẩy uế cá nhân và các nghi thức thần bí. Có những dấu hiệu cho thấy rằng Platon quen thuộc với phiên bản nào đó của thần phả Orpheus[28]. Tuy nhiên, các nghi thức và xác tín tôn giáo đòi hỏi một sự im lặng cũng như bản chất của văn hóa không được tường thuật bởi những thành viên trong xã hội trong khi nó được tạo dựng. Sau khi nó ngừng trở thành những xác tín tôn giáo, ít người biết về các nghi lễ và nghi thức. Nhưng những sự tượng trưng ám chỉ thường xuất hiện với những khía cạnh tương đối công khai.

Những hình ảnh lưu lại trên đồ gốm và các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo được diễn giải, và có lẽ thường bị diễn giải sai trong những sự tích và huyền thoại đa dạng. Một vài đoạn của những công trình này tồn tại trong những trích dẫn các triết gia tân-Plato (neoplanist) và các mẩu giấy papyrus được khai quật gần đây. Một trong những mẩu này, Derveni papyrus, nay chứng tỏ rằng ít nhất ở thế kỷ V trước CN một bài thơ thần phả-khởi thủy của Orpheus đã tồn tại[29].

Những nhà vũ trụ luận triết học đầu tiên đã phản ứng lại, hoặc đôi khi xây dựng trên, các quan niệm thần thoại phổ biến vốn tồn tại trong thế giới Hy Lạp một thời gian. Một vài trong số các quan niệm này có thể lượm lặt từ thơ ca của Hómēros và Hēsíodos. Trong sử thi Hómēros, Trái Đất được xem như một đĩa phẳng trôi nổi trên con sông của Oceanus và bao phủ bởi một bầu trời dạng bán cầu với mặt trời, Mặt Trăng, và các ngôi sao. Mặt trời (Helios) đi ngang qua bầu trời như một người đánh xe và chèo quanh Trái Đất trong một cái bát bằng vàng ban đêm. Mặt Trời, Trái Đất, bầu trời, con sông và làn gió có thể xuất hiện trong những lời cầu nguyện và được gọi lên để tuyên thệ. Các rạn nứt tự nhiên thông thường được coi như những lối vào cung điện dưới mặt đất của Hades và các tiền bối của ông, cung điện của người chết[30]. Những ảnh hưởng từ những văn hóa khác cũng luôn luôn tạo ra những chủ đề mới.

Các vị thần Hy Lạp

sửa

Xem thêm: Danh sách các nhân vật thần thoại Hy Lạp

 
Zeus, cải trang thành một con thiên nga, quyến rũ Leda, nữ hoàng Sparta. Một bản sao thế kỷ XVI từ một bức tranh đã mất của Michelangelo.

Theo thần thoại thời kì Cổ điển, sau khi đẩy lùi các Titan, chư thần mới của các nam thần và nữ thần được xác lập. Trong số các vị thần Hy Lạp chính có các vị thần Olympia, tức những thần cư trú trên đỉnh Olympus dưới sự quản lý của Zeus. (Giới hạn số lượng các thần này ở con số 12 dường như là một ý tưởng tương đối hiện đại[31]). Bên cạnh các thần Olympia, người Hy Lạp còn tôn thờ rất nhiều các vị thần đồng nội, thần satyr Pan, các Nymph (các linh hồn của sông ngòi), các Naiad (sống ở các khe suối), các Dryad (linh hồn cây), các Nereid (cư ngụ ở biển), các thần sông, các Satyr, và nhiều vị khác. Thêm vào đó, có các thế lực bóng tối ở âm phủ, như các Erinyes (hay Cuồng nộ), được cho là luôn truy đuổi những người phạm trọng tội với người có quan hệ máu mủ[32]. Để vinh danh chư thần Hy Lạp cổ, các nhà thơ sáng tác các Bài ca Hómēros (một tập hợp 33 bài ca)[33]. Gregory Nagy coi "những bài ca Hómēros như những khúc dạo đầu đơn giản (so với Thần phả), mỗi bài khấn cầu một vị thần"[34].

Trong tập hợp đồ sộ các huyền thoại và truyền thuyết mà thần thoại Hy Lạp chứa đựng, các vị thần bản địa đối với dân Hy Lạp được mô tả có cơ thể căn bản như người nhưng được lý tưởng hóa. Theo Nguyễn Nhật Trường , đặc tính xác định của thuyết nhân hình (anthropomorphism) Hy Lạp đó là "những vị thần Hy Lạp là những cá nhân, không phải những sự trừu tượng, như tư tưởng hay quan niệm"[35]. Bất kể dưới hình thức nền tảng nào, các vị thần Hy Lạp cổ luôn có những năng lực phi thường: đáng chú ý nhất, các vị thần không bị bệnh tật, và họ không thể bị thương trừ trong những hoàn cảnh hi hữu. Những người Hy Lạp xem tính bất tử như đặc trưng phân biệt của các vị thần; tính bất tử này, cũng sự trẻ trung vĩnh viễn, được đảm bảo bởi việc sử dụng liên tục nectarambrosia - những đồ ăn thức uống của riêng các vị thần, khiến cho dòng máu thần thánh được thay mới trong huyết quản của họ[36].

Mỗi vị thần xuất thân từ một phả hệ riêng, theo đuổi những mối quan tâm khác nhau, có một thẩm quyền nhất định, và có cả một cá tính độc nhất; tuy nhiên, những mô tả này nảy sinh từ vô số những biến thể cổ xưa có tính địa phương, mà chính chúng không luôn luôn nhất trí với nhau. Khi các vị thần được nhắc đến trong thơ ca, lời cầu nguyện hay lễ tế, họ thường được liên hệ bởi một tổ hợp các tên gọi và tính ngữ, thứ xác định họ bởi những sự khác biệt này (tên gọi, tính ngữ) với các biểu diễn khác về chính họ (ví dụ, Apollo Musagetes - "Apollo, chỉ huy các Muse" gắn với vai trò thần nghệ thuật, trong khi Apollo Argyrotoxus - "Apollo, vị thần với cung bạc" ứng với vai trò thần săn bắn). Tương tự, thuộc ngữ có thể xác định một khía cạnh đặc biệt và có tính địa phương của vị thần, và đôi khi được cho là cổ xưa ngay từ thời Cổ điển của Hy Lạp.

Hầu hết các vị thần liên hệ với những khía cạnh riêng của đời sống. Chẳng hạn, Aphrodite là nữ thần của tình yêu và vẻ đẹp, Ares là thần chiến tranh, Hades - thần của âm phủ, và Athena - nữ thần của trí tuệ và dũng cảm[37]. Một vài vị thần, chẳng hạn ApolloDionysus, bộc lộ cá tính phức tạp và trộn lẫn nhiều chức năng, trong khi những người khác, chẳng hạn như Hestia (nghĩa đen là "lò sưởi") hay Helios (nghĩa đen là "mặt trời"), có ít hiện thân hơn. Các đền thờ Hy Lạp quan trọng nhất thường dành cho một số lượng giới hạn các thần, là tâm điểm của các lễ tế của toàn thể Hy Lạp. Tuy nhiên xảy ra phổ biến việc các khu vực và ngôi làng riêng biệt có những tín ngưỡng của riêng họ cho các vị thần nhỏ hơn. Mặt khác, nhiều thành phố cũng vinh danh các vị thần nổi tiếng bằng các những lễ tế đặc biệt của địa phương liên hệ những huyền thoại dị thường không được biết đến ở nơi khác. Trong kỉ nguyên anh hùng, tín ngưỡng anh hùng (hoặc bán thần) bổ sung thêm vào các tín ngưỡng thờ thần thánh.

Thời đại của các vị thần và con người

sửa

Bắc cầu giữa thời đại chỉ có các vị thần và thời đại mà sự can thiệp của thần thánh vào đời sống con người bị hạn chế là một thời đại chuyển giao trong đó các vị thần và con người sống lẫn với nhau. Đó là những ngày đầu của thế giới khi các nhóm dân cư trộn lẫn với nhau tự do hơn trước kia. Hầu hết các sự tích này về sau được kể lại trong tập Biến hình (Metamorphoses) của Ovidius và chúng thường được chia làm nhóm chính theo chủ đề: những sự tích về tình ái, và những sự tích về sự trừng phạt[38].

 
Dionysus với các satyr. Thành trong của một chiếc cốc được sơn bởi họa sĩ Brygos, Cabinet des Médailles.

Các câu chuyện về tình ái thường bao gồm sự loạn luân, hay sự quyến rũ hoặc cưỡng bức một người đàn bà trần thế bởi một nam thần, cho ra đời những anh hùng. Các câu chuyện thông thường cho rằng mối quan hệ giữa các vị thần và con người là điều gì đó nên tránh; ngay cả những mối quan hệ được cả hai ưng thuận cũng hiếm khi kết thúc có hậu[39]. Trong một vài trường hợp, một nữ thần ân ái với một đàn ông trần tục, như trong Bài ca Hómēros về Aphrodite, khi nữ thần này ăn nằm với Anchises để sinh ra Aeneas[40].

Loại thứ hai (các sự tích về sự trừng phạt) bao gồm sự chiếm đoạt hoặc phát minh ra những vật phẩm văn hóa quan trọng nào đó, như khi Prometheus đánh cắp lửa từ các vị thần, hoặc Tantalus cắp thức ăn từ bàn ăn của Zeus để đem cho thần dân của riêng ông – tiết lộ cho họ các bí mật của thần linh, hoặc khi Prometheus hoặc Lycaon phát minh ra hiến tế, khi Demeter dạy nông nghiệp và các bí thuật cho Triptolemus, hoặc khi Marsyas phát minh ra sáo aulos và đem tới tranh tài âm nhạc với Apollo. Ian Morris xem các phiêu lưu của Prometheus là "một đoạn giữa lịch sử các thần và lịch sử loài người"[41]. Một đoạn giấy papyrus khuyết danh, có niên đại thế kỷ III, minh họa sinh động sự trừng phạt của Dionysus đối với vua xứ Thracia, Lycurgus, người nhận ra vị thần mới quá muộn, dẫn tới những hình phạt thảm khốc kéo dài tới cả cuộc sống ở thế giới bên kia[42]. Truyện kể về sự xuất hiện của Dionysus để thành lập sự tôn thờ ông ở Thracia cũng là chủ đề của bộ ba kịch Aeschylus[43]. Trong một bi kịch khác, "Nữ tu Thần Rượu Nho" của Euripides, vua của Thebes, Pentheus, bị trừng phạt bởi Dionysus, bởi ông đã thiếu tôn trọng và điều tra các Maenad, tức những người phụ nữ tôn sùng thần[44].

 
DemeterMetanira trên họa tiết một bình nước sơn đỏ Apulia, khoảng 340 tr.CN (Bảo tang Altes, Paris).

Trong một truyện kể khác, dựa trên một mô-típ cổ tích lâu đời[45], và phản ánh một chủ đề tương tự, Demeter đang tìm kiếm con gái của mình, Persephone, mang hình dáng một bà lão gọi là Doso, và nhận sự chào đón hiếu khách từ Celeus, hoàng hậu thành EleusisAttica. Như một quà tặng đáp lại, Demeter quyết định làm cho con trai Celeus là Demophoon trở thành một vị thần, nhưng bà không thể hoàn thành nghi lễ bởi vì mẹ của cậu bé, Metanira, phát hiện ra con trai mình trong lửa và hét lên vì sợ hãi, đã khiến Demeter giận dữ, than thở rằng những kẻ trần tục ngu ngốc không sao hiểu được những ý niệm và nghi thức[46].

Thời đại các anh hùng

sửa

Thời đại mà các anh hùng sống được biết đến dưới tên Thời đại Anh hùng (tiếng Anh: heroic age)[47]. Thơ ca sử thi và phổ hệ tạo nên những tập truyện tập hợp xung quanh những anh hùng hoặc sự kiện đặc biệt vào hình thành mối quan hệ dòng tộc giữa các anh hùng của các truyện kể khác nhau; do đó chúng sắp xếp các truyện kể thành một chuỗi liên tục. Theo Ken Dowden, "có cả một hiệu ứng trường thiên: chúng ta có thể theo dõi số phận của một số dòng tộc trong những thế hệ liên tiếp nhau"[16].

Sau sự nổi lên của tín ngưỡng anh hùng, các vị thần và các anh hùng thiết lập phạm vi tế lễ và cùng được cầu khấn trong các lời thề và các lời cầu nguyện gửi tới họ[48]. Trái với thời đại các vị thần, trong thời đại anh hùng việc xếp thứ bậc các anh hùng chưa bao giờ là chung cuộc và cố định; các vị thần vĩ đại không được sinh ra nữa, nhưng các anh hùng mới luôn có thể xuất hiện từ những người đã mất. Một khác biệt quan trọng nữa giữa việc tôn thờ anh hùng với việc tôn thờ thần thánh đó là người anh hùng đã trở thành trung tâm của đặc trưng nhóm địa phương[48].

Các kì công của Heracles được xem như bình minh của thời đại các anh hùng. Ba sự kiện vĩ đại cũng được quy cho thời đại này: cuộc viễn chinh của những thủy thủ tàu Argo, các huyền thoại nhiều đời về thành Thebes và cuộc chiến thành Troia[49].

Herakles và các hậu duệ

sửa
 
Hercules chiến đấu với quái vật Hydra được vẽ khoảng năm 1475 bởi Antonio del Pollaiuolo

Một số học giả tin rằng đằng sau huyền thoại phức tạp về Heracles hẳn phải có một người đàn ông có thực, có lẽ là một tù trưởng-chư hầu của vương quốc Argos [50]. Một số người cho rằng truyện kể về Heracles là một phúng dụ về sự dịch chuyển hàng năm của mặt trời qua mười hai chòm sao Hoàng Đạo[51]. Những người khác đề cập tới những nền văn hóa khác, chỉ ra rằng câu chuyện về Heracles là một chuyển thể địa phương của các thần thoại anh hùng đã có từ trước. Theo truyền thống, Heracles là con trai của Zeus và Alcmene, cháu gái của Perseus[52]. Những kì tích đơn độc và phi thường của ông, với nhiều chủ đề thuộc về truyện dân gian của chúng, cung cấp nhiều nguyên liệu cho truyền thuyết phổ biến. Ông được khắc họa như một người dâng tế, được đề cập như người lập ra các ban thờ, và được tưởng tượng là một kẻ phàm ăn; đây là vai trò ông xuất hiện trong hài kịch, trong khi kết thúc bi thảm của ông cung cấp nhiều chất liệu cho bi kịch - vở Heracles được Thalia Papadopoulou xem như "một vở kịch có nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu những vở kịch khác của Euripides"[53].

Trong văn học nghệ thuật, Herakles được thể hiện như một người đàn ông khỏe mạnh phi thường với chiều cao trung bình; vũ khí đặc trưng của ông là cây cung nhưng cũng thường xuất hiện cây chùy. Các tranh trên bình vại chứng tỏ sự phổ biến vô song của Herakles, cuộc chiến đấu với sư tử được mô tả hàng trăm lần[54].

Herakles cũng đi vào sự thờ cúng và thần thoại của người EtruscaLa Mã, và câu cảm thán "mehercule" [55] cũng quen thuộc với những người La Mã như câu "Herakleis" trong tiếng Hy Lạp[54]. Ở Italia ông còn được thờ như một vị thần của thương nhân, mặc dù có những người khác cầu xin ông những ân huệ riêng ban may mắn hoặc cứu vớt khỏi hiểm nguy[52].

Heracles thu được uy tín xã hội cao nhất thông qua việc tấn phong ông như ông tổ chính thức của các vị vua Dorian. Điều này có lẽ phục vụ cho việc hợp pháp hóa những cuộc di cư của người Dorian xuống đồng bằng Peloponnesus. Trong sự huyền thoại hóa này, Hyllus, anh hùng của một bộ lạc Dorian mang tên ông, trở thành con của Herakles và là một Heraclid (số nhiều trong tiếng Hy Lạp: Heracleidae, những con cháu của Heracles, đặc biệt những hậu duệ của nhánh Hyllus — những Heracleidae khác bao gồm Macaria, Lamos, Manto, Bianor, Tlepolemus, và Telephus). Các Heracleidae này đã chinh phục các vương quốc thuộc Peloponnese như Mycenae, SpartaArgos, tuyên bố, chiếu theo truyền thuyết, quyền cai trị họ từ thời tổ tiên (tức Herakles). Sự nổi lên thống trị này thường được gọi là "cuộc xâm lược Dorian". Sau này các vị vua Lydia và tiếp đến là Macedonia, những người cai trị ở cùng địa vị, cũng trở thành những Heracleidae[56].

Các thành viên khác của thế hệ các anh hùng đầu tiên này, như Perseus, Deucalion, TheseusBellerophon, có nhiều nét chung với Herakles. Giống như ông, các kì tích của họ thường được tiến hành đơn độc, phi thường gần như trong truyện cổ tích, khi họ tiêu diệt các quái vật như ChimeraMedusa. Các cuộc phiêu lưu của Bellerophon cũng rập khuôn, tương tự như của Heracles và Theseus. Việc buộc người anh hùng cái chết cầm chắc cũng là một chủ đề lặp lại của truyền thống anh hùng sớm này, được sử dụng trong các trường hợp của Perseus và Bellerophon[57].

Những anh hùng trên tàu Argo

sửa

Trường ca anh hùng duy nhất về thời Hy Lạp hóa còn tồn tại, Argonautica của Apollonius xứ Rhodes (nhà thơ sử thi, học giả, và lãnh đạo của Thư viện Alexandria) kể về các huyền thoại về chuyến phiêu lưu của Jason và những người đồng hành trên tàu Argo, được gọi là những Argonaut, để giành lại Bộ Lông Cừu Vàng từ miền đất Colchis thần thoại. Trong Argonautica, Jason bị bắt buộc phải tiến hành cuộc truy tìm bởi vị vua tiếm ngôi Pelias, người nhận một lời sấm rằng một người đàn ông với một chiếc dép sẽ trừng phạt ông. Jason mất chiếc dép ở một dòng sông, đến trước triều đình của Pelias, và anh hùng ca bắt đầu. Gần như mọi thành viên của thế hệ những anh hùng tiếp theo, cũng như Herakles, đã tham gia cùng Jason trên con tàu Argo để tìm về Bộ Lông Cừu Vàng. Thế hệ này cũng bao gồm Theseus, người từng đi tới Crete để giết quái vật Minotaur; Atalanta, một nữ anh hùng; và Meleager, người kết liễu con lợn rừng xứ Calydon. Pindar, ApolloniusBibliothēkē đã cố gắng đưa ra những danh sách đầy đủ về các Argonaut[58].

Mặc dù Apollonius viết bài ca của mình vào thế kỉ thứ ba trước CN, những bộ phận cấu thành câu chuyện về các Argonaut xuất hiện sớm hơn Odýsseia, thiên anh hùng ca cho thấy sự gần gũi với những chiến công của Jason (sự lưu lạc của Odysseus có thể một phần dựa trên đó)[59]. Trong thời kì cổ đại chuyến viễn chinh này được xem như một sự thực lịch sử, một tình tiết trong sự mở cửa Biển Đen đối với thương mại và công cuộc thực dân hóa Hy Lạp[60]. Câu chuyện về các Argonaut cũng đặc biệt phổ biến (tương tự như huyền thoại Herakles), tạo nên một tập hợp truyện kể mà một số những nhân vật truyền kì địa phương gắn với nó. Đặc biệt, câu chuyện về Medea thu hút trí tưởng tượng của các nhà thơ viết bi kịch[61].

Nhà Atreus và huyền thoại thành Thebes

sửa

Giữa hành trình tàu Argo và Chiến tranh Troia, có một thế hệ được biết đến chủ yếu bởi những tội ác khủng khiếp của nó. Chúng bao gồm những hành động của AtreusThyestes ở Argos. Đằng sau huyền thoại về nhà Atreus (một trong hai Triều đại anh hùng chủ yếu cùng với nhà Labdacus) ẩn chứa vấn đề suy thoái quyền lực và cách thức kế thừa ngôi vị. Hai anh em sinh đôi Atreus và Thyestes cùng với những hậu duệ của họ đóng vai trò chủ đạo trong sự suy thoái quyền lực ở Mycenae[62].

Tập anh hùng ca Thebes liên hệ với những sự kiện đặc biệt gắn với Cadmus, người thành lập thành phố, và sau đó với những việc làm của LaiusOedipus ở Thebes; một chuỗi những truyện kể cuối cùng dẫn tới sự cướp phá thành phố trong bàn tay của Bảy Người Chống Lại Thebes và Epigoni[63]. (Không rõ liệu Bảy Người có được mô tả ở anh hùng ca ban đầu). Ở chừng mực liên quan tới Oedipus, các ghi chép về anh hùng ca ban đầu dường như đưa ông tiếp tục cai trị ở Thebes sau khi khám phá rằng Iokaste là mẹ ông, và sau đó cưới người vợ thứ hai người trở thành mẹ của các con ông - khác biệt rõ ràng với câu chuyện chúng ta được biết thông qua bi kịch (ví dụ nhà vua Oedipus của Sophocles) và các ghi chép thần thoại về sau[64].

Chiến tranh Troia và hậu chiến

sửa
 
Trong bức Cơn Thịnh nộ của Achilles bởi Giovanni Battista Tiepolo (1757, Fresco, 300 x 300 cm, Villa Valmarana, Vicenza) Achilles bị xúc phạm vì Agamemnon dọa chiếm chiến quả của ông, Briseis, và ông rút kiếm định giết Agamemnon. Sự xuất hiện của nữ thần Athena, người, trong bức bích họa này, nắm tóc Achilles, đã ngăn cản ông ra tay.
Để biết thêm chi tiết về chủ đề này, xem Cuộc chiến thành TroiaTập Anh hùng ca

Thần thoại Hy Lạp lên tới đỉnh điểm trong Chiến tranh Troia, cuộc chiến giữa những người Hy Lạp và thành Troia, và hậu quả của nó. Trong các tác phẩm của Hómēros, như Iliad, các truyện kể chính đã có hình dạng và chất liệu còn các chủ đề riêng được trau chuốt sau đó, đặc biệt trong kịch Hy Lạp. Chiến tranh Troia cũng thu hút sự quan tâm to lớn trong văn hóa La Mã bởi câu chuyện về Aeneas, một anh hùng Troia, người tiến hành một cuộc hành trình từ Troia dẫn tới sự thành lập thành phố mà sau này có ngày trở thành thành La Mã, như được thuật lại trong Aeneid của Virgilius (Quyển II trong tập này chứa những ghi chép nổi tiếng nhất vế sự cướp phá thành Troia)[65]. Cuối cùng có hai ngụy biên niên sử được viết bằng tiếng La Tinh lưu truyền dưới tên Dictys CretensisDares Phrygius[66].

Tập Anh hùng ca (Epikos Kyklos), một tuyển tập các sử thi anh hùng, bắt đầu với những sự kiện dẫn đến chiến tranh: Erisquả táo vàng của Kallisti, sự phân xử của Paris, vụ bắt cóc Helen, lễ hiến tế IphigeniaAulis. Để lấy lại Helen, những người Hy Lạp thực hiện một chuyến viễn chinh vĩ đại dưới quyền tổng chỉ huy của anh trai Menelaus, Agamemnon, vua của Argos hay Mycenae, nhưng những người Troia từ chối trả lại Helen. Iliad, được đặt trong bối cảnh năm thứ mười của cuộc chiến, kể về mối bất hòa giữa Agamemnon và Achilles, người là chiến binh Hy Lạp ưu tú nhất, và cái chết nối tiếp nhau của người bạn yêu dấu của AchillesPatroclus và con út của vua Troia Priam, Hector. Sau cái chết của Hector, Troia được hỗ trợ thêm bởi hai đồng minh bên ngoài, Penthesilea - nữ hoàng của bộ lạc Amazon, và Memnon, vua của Ethiopia và con trai của nữ thần bình minh Eos[67]. Achilles tiêu diệt cả hai người, nhưng Paris đã giết Achilles với một mũi tên cắm vào gót chân, phần duy nhất của cơ thể ông có thể bị thương tổn của bởi vũ khí con người. Trước khi chiếm được Troia, những người Hy Lạp phải chiếm được bức tượng gỗ (gọi là Palladium) Pallas Athena bảo vệ sự tồn vong của thành phố. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của Athena, họ xây dựng Con ngựa gỗ thành Troia. Bất chấp những sự cảnh báo của con gái Priam là Cassandra, dân chúng Troia bị thuyết phục bởi Sinon, một người Hy Lạp giả vờ đào ngũ, đã đem con ngựa gỗ khổng lồ vào trong bức tường thành Troia để hiến cho Athena; thầy tư tế Laocoon, người cố gắng tiêu hủy con ngựa, đã bị giết bởi những con rắn biển. Vào ban đêm người Hy Lạp hành quân trở lại, và lính Hy Lạp từ trong con ngựa chui ra mở cổng thành. Trong cuộc cướp phá triệt để sau đó, Priam và những con trai còn lại bị giết; những người phụ nữ bị bắt làm nô lệ ở nhiều thành bang Hy Lạp khác nhau. Những chuyến hành trình hồi hương của những chỉ huy quân Hy Lạp (bao gồm những chuyến lưu lạc của Odysseus và Aeneas, và sự sát hại Agamemnon) được kể trong hai anh hùng ca, Nostoi (Những cuộc trở về) đã thất lạc và Odýsseia của Hómēros [68]. Tập anh hùng ca Troia cũng bao gồm những cuộc phiêu lưu của thế hệ con cháu những người tham chiến ở Troia (ví dụ như OrestesTelemachus)[67].

Cuộc chiến thành Troia cung cấp rất nhiều chủ đề và trở thành nguồn cảm hứng chính cho các nghệ sĩ Hy Lạp cổ đại (chẳng hạn các phù điêu ở Parthenon mô tả vụ cướp thành Troia); sự ưa chuộng đối với các chủ đề xuất phát từ tập anh hùng ca Troia trong nghệ thuật chỉ ra tầm quan trọng của nó đối với văn minh Hy Lạp[68]. Tập anh hùng ca thần thoại tương tự cũng đã gây cảm hứng cho một loạt các tác phẩm văn học châu Âu về sau. Ví dụ, các tác giả châu Âu Trung cổ về Troia, không tiếp cận Hómēros từ tác phẩm gốc, đã tìm thấy trong truyền thuyết về Troia một nguồn truyện kể anh hùng và lãng mạn dồi dào và một khuôn khổ thuận tiện phù hợp với những lý tưởng phong nhã và thượng võ - tinh thần hiệp sĩ - của họ. Các tác giả thế kỷ XII, như Benoît de Sainte-Maure (Roman de Troie [1154–60]) và Joseph of Exeter (De Bello Troiano, 1183]) mô tả cuộc chiến trong khi viết lại phiên bản chuẩn họ tìm thấy trong DictysDares. Do đó học theo lời khuyên của Horace và ví dụ của Virgilius, họ viết lại một bài ca về Troia thay vì kể lại một thứ hoàn toàn mới mẻ[69].

Các quan niệm của người Hy Lạp và La Mã về thần thoại

sửa

Thần thoại nằm ở trung tâm của cuộc sống hàng ngày ở Hy Lạp cổ đại[70]. Những người Hy Lạp xem thần thoại là một phần của lịch sử của mình. Họ sử dụng thần thoại để giải thích các hiện tượng tự nhiên, sự đa dạng văn hóa, các mối thù địch và tình bằng hữu truyền thống. Đó cũng là một nguồn kiêu hãnh khi có thể dùng nó để lần ra tổ tiên của một lãnh tụ nào đó là một vị thần hay anh hùng thần thoại. Tuy nhiên có vài người từng nghi ngờ liệu có sự thực đằng sau những ghi chép về cuộc chiến thành Troia trong IliadOdýsseia. Theo Victor Davis Hanson, một nhà sử gia quân sự, một nhà bình luận chính trị và từng là một giáo sư về cổ điển, và John Heath, phó giáo sư về thời Cổ điển ở Đại học Santa Clara, kiến thức sâu sắc của anh hùng ca Hómēros được người Hy Lạp cho là cơ sở cho sự tiếp biến văn hóa của họ. Anh hùng ca Hómēros là "nền giáo dục của Hy Lạp" (Ἑλλάδος παίδευσις), và thơ ông là "cuốn sách"[71].

Triết học và huyền thoại

sửa
 
Platon của Raffaello trong bích họa Trường học Athena (dường như là chân dung của Leonardo da Vinci). Triết gia này loại bỏ nghiên cứu về Hómēros, bi kịch và những truyền thống thần thoại liên quan khỏi Nền Cộng Hòa (Politeia) không tưởng của ông.

Sau sự nổi lên của triết học, lịch sử, văn xuôi và chủ nghĩa duy lý ở cuối thế kỷ V trước CN, số phận của huyền thoại trở nên bất trắc, và các phổ hệ thần thoại nhường chỗ cho một quan niệm về lịch sử, thứ cố loại trừ những hiện tượng siêu nhiên (như công trình lịch sử của Thucydides)[72]. Trong khi các nhà thơ và nhà viết kịch gia công các huyền thoại, các nhà triết học và sử học Hy Lạp bắt đầu phê phán chúng[5].

Một số triết gia cấp tiến như Xenophanes xứ Colophon bắt đầu gắn nhãn các câu chuyện cổ tích của các nhà thơ là những lời nói dối báng bổ trong thế kỷ VI trước CN; Xenophanes phàn nàn rằng Hómēros và Hēsíodos quy cho các vị thần "tất cả những gì đáng hổ thẹn và ô nhục trong con người; họ ăn cắp, ngoại tình, và lừa gạt lẫn nhau"[73]. Lối suy nghĩ này tìm thấy sự biểu đạt bao quát nhất của nó trong các cuốn Politeia (Cộng Hòa) và Nomoi (Luật Pháp) của Plato. Plato tạo nên những huyền thoại có tính ngụ ngôn của riêng ông (như ảo ảnh của Er trong "Cộng Hòa"), tấn công các sự tích truyền thống về những trò lừa, ngoại tình, ăn cắp của các vị thần là vô luân, và phản đối vai trò trung tâm của chúng trong văn học[5]. Sự chỉ trích của Plato là thách thức nghiêm trọng đầu tiên đối với truyền thống thần thoại Hómēros [71], xem thần thoại như "lời huyên thuyên của những mụ vợ già"[74]. Về phần mình, Aristoteles chỉ trích những cách tiếp cận triết học kiểu thần thoại trước Sokrates và nhấn mạnh rằng "Hēsíodos và các tác giả thần luận chỉ liên hệ chỉ với những gì dường như hợp lý với chính họ, không hề đả động gì tới chúng ta... Nhưng không đáng để cho là nghiêm túc những nhà văn tán dương phong cách thần thoại; vì đối với những người thực hiện bằng cách chứng tỏ sự khẳng định của họ, chúng ta phải kiểm tra chéo chúng"[72].

Tuy nhiên, ngay cả Plato cũng không tìm cách dứt bỏ chính ông và xã hội của ông khỏi ảnh hưởng của thần thoại; sự miêu tả của ông về Sokrates dựa trên các mô hình bi kịch và anh hùng ca truyền thống, được sử dụng bởi triết gia để ca ngợi cuộc đời chính trực của người thầy của ông [75].

Hanson và Heath đánh giá rằng sự từ chối của Plato đối với truyền thống Hómēros không được đón nhận thuận lợi bởi nền văn hóa Hy Lạp dân dã[71]. Các huyền thoại cổ xưa vẫn sống trong các tín ngưỡng địa phương; chúng tiếp tục ảnh hưởng tới thơ ca và tạo nên chủ đề chính cho các bức tranh và tượng điêu khắc[72].

Thẳng thắn hơn, nhà bi kịch thế kỷ thứ V trước CN Euripides thường chơi đùa với các truyền thống cổ xưa, chế giễu chúng, và thông qua lời những nhân vật của ông tiêm vào khán giả những nhận xét hoài nghi. Tuy nhiên các chủ đề mà các vở kịch của ông được lấy, không có ngoại lệ nào, từ thần thoại. Nhiều vở trong số đó được viết để đáp lại một phiên bản của một người tiền bối về cùng một huyền thoại hay tương tự. Euripides chủ yếu công kích các huyền thoại về các vị thần và bắt đầu sự chỉ trích với một lý do phản đối tương tự như đã được diễn đạt trước đó bởi Xenocrates: các vị thần, như được diễn đạt trong truyền thống, là quá mô phỏng hình dạng con người một cách ngu xuẩn[73].

 
Cicero cho bản thân là người bảo vệ những trật tự được thiết lập, bất chấp chủ nghĩa hoài nghi cá nhân của ông khi xét tới thần thoại và sự nghiêng ngả đối với những quan niệm triết lý hơn về thần thánh.
 
Trong văn hóa La Mã, tín ngưỡng thờ thần Hy Lạp Apollo (trong hình là bản chép lại đầu thời Đế chế La mã của một bản gốc ở Hy Lạp thế kỷ IV trước CN, Bảo tàng Louvre) được kết hợp với tín ngưỡng thờ Sol Invictus. Tín ngưỡng Sol như người bảo trợ đặc biệt của các hoàng đế và của đế chế giữ vai trò là tôn giáo chính của đế chế cho tới khi bị thay thế bởi Thiên Chúa giáo.

Chủ nghĩa duy lý thời Hy Lạp hóa và La Mã

sửa

Trong thời kỳ Hy Lạp hóa, thần thoại giữ thanh thế về tri thức tinh hoa, đánh dấu những người sở hữu nó thuộc về một giai cấp nào đó. Cùng thời điểm đó, sự trở lại hoài nghi của thời đại Cổ điển trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết[76]. Nhà ghi chép thần thoại Euhemerus thiết lập nên truyền thống tìm kiếm những cơ sở lịch sử thực sự cho các nhân vật và sự kiện thần thoại[77]. Mặc dù công trình gốc của ông (Hiera Anagraphê, tức "Lịch sử thiêng liêng") bị thất lạc, nhưng nó được biết đến thông qua những gì được ghi chép bởi Diodorus và Lactantius[78].

Sự chú giải duy lý về huyền thoại trở nên phổ biến chưa từng có dưới thời Đế quốc La Mã, nhờ các lý thuyết duy vật của triết học khắc kỉkhoái lạc. Những người khắc kỉ đưa ra các giải thích về các vị thần và anh hùng như những hiện tượng vật lý, trong khi những người theo thuyết thần thoại lịch sử của Euhemerus lý giải họ như những nhân vật lịch sử. Đồng thời, những người khắc kỉ và những người theo phái tân Plato (neoplatonists) khuyến khích ý nghĩa đạo đức của truyền thống thần thoại, thường dựa trên những từ nguyên Hy Lạp[79]. Thông qua thông điệp của Epicurus, Lucretius đã tìm cách loại trừ những nỗi sợ hãi mê tín trong tâm trí những đồng bào của ông[80]. Ngay cả Livius cũng tỏ ra hoài nghi về truyền thống thần thoại và tuyên bố rằng ông không định thẩm xét những huyền thoại như vậy[81]. Thách thức với những người La Mã có một ý thức biện hộ và mạnh mẽ về truyền thống tôn giáo là bảo vệ truyền thống đó trong khi phải thừa nhận rằng nó thường là mảnh đất màu mỡ cho sự mê tín. Nhà khảo cổ Varro, người coi tôn giáo là một thể chế của loài người với tầm quan trọng to lớn trong sự bảo tồn những điều thiện trong xã hội, dành nghiên cứu nghiêm khắc cho nguồn gốc của các tín ngưỡng tôn giáo. Trong Antiquitates Rerum Divinarum (đã không còn tồn tại, nhưng được cuốn Thành phố của Chúa của Augustinô nhắc lại cách tiếp cận tổng quát), Varro lập luận rằng trong khi những người mê tín sợ các vị thần, những người tín ngưỡng thực sự lại tôn kính họ như cha mẹ[80]. Trong công trình của mình ông phân biệt ba loại thần thánh:

  • Các vị thần của tự nhiên: các dạng nhân cách hóa của các hiện tượng tự nhiên như mưa, bão, lửa...
  • Các vị thần của các nhà thơ: được sáng tạo bởi các thi sĩ vô lương tâm để gây ra các xúc cảm mạnh
  • Các vị thần bảo trợ thành bang: được sáng tạo bởi các nhà lập pháp khôn ngoan để xoa dịu và khai sáng dân chúng.

Các học giả hàn lâm La Mã chế nhạo cả sự chấp nhận thông thường lẫn phúng dụ về thần thoại, tuyên bố không úp mở rằng thần thoại không có chỗ trong triết học[82]. Cicero cũng khinh bỉ nói chung thần thoại, nhưng, giống như Varro, ông nhấn mạnh sự ủng hộ của với tôn giáo nhà nước và các thể chế của nó. Thật khó để biết chủ nghĩa lý tính này đã mở rộng bao xa tới quy mô xã hội[81]. Cicero từng khẳng định rằng không ai (kể cả những bà già và những cậu bé) lại ngu ngốc tới mức tin vào những trừng phạt của Hades hay sự tồn tại của Scylla, nhân mã hay những sinh vật pha trộn nào[83], nhưng, mặt khác, nhà cùng biện này ở nơi khác lại phàn nàn về những đặc tính mê tín và cả tin của nhân dân[84]. De Natura Deorum (Về Bản chất Thần thánh) là tóm tắt toàn diện nhất về dòng tư tưởng của Cicero về lĩnh vực này[85].

Xu hướng dung hợp

sửa

Trong thời đại La Mã cổ đại, một thần thoại La Mã mới được sinh qua thông qua việc dung hợp nhiều vị thần Hy Lạp và ngoại lai khác. Điều này xảy ra bởi vì người La Mã ít có các thần thoại của riêng họ và sự kế thừa truyền thống thần thoại Hy Lạp khiến cho các vị thần La Mã tiếp thu những đặc tính của những vị thần Hy Lạp tương đương[81]. Thần Zeus và Jupiter là một ví dụ của sự chồng lấn thần thoại này. Thêm vào sự kết hợp hai truyền thống thần thoại khác nhau, sự liên hệ của người La Mã với các tôn giáo phương Đông dẫn tới những sự dung hợp hơn nữa[86]. Chẳng hạn, sự thờ cúng Mặt Trời chỉ xuất hiện ở La Mã sau chiến dịch thành công của AurelianusSyria. Các vị thần thánh châu Á Mithras (nghĩa là Mặt Trời) và Ba'al kết hợp với Apollo và Helios thành một Sol Invictus, với những nghi thức và thuộc tính hòa trộn vào nhau[87]. Apollo dường như ngày càng đồng nhất trong tôn giáo với Helios hay thậm chí Dionysus, tuy nhiên các văn bản kể lại các huyền thoại về vị thần này hiếm khi phản ánh một sự phát triển như vậy. Thần thoại trong văn học truyền thống ngày càng xa rời khỏi các thực hành tôn giáo trên thực tế.

Sưu tầm ở thế kỷ thứ II còn tồn tại về các bài ca Orpheus và Saturnalia của Macrobius Ambrosius Theodosius (thế kỷ thứ V) bị ảnh hưởng bởi các thuyết duy lý cũng như những khuynh hướng dung hợp. Các bài ca Orpheus là một tập hợp những tác phẩm thơ ca tiền cổ điển, được quy cho Orpheus, người chính mình là chủ đề của một huyền thoại trứ danh. Trong thực tế, các bài thơ này chắc hẳn được sáng tác bởi một vài nhà thơ khác nhau, và chứa một tập hợp phong phú những gợi ý về thần thoại châu Âu tiền sử[88]. Mục đích được khẳng định của Saturnalia là truyền tải văn hóa Hy Lạp Macrobius tiếp thu được từ vốn đọc của ông, mặc dù phần nhiều những trừng phạt của thần thánh trong tác phẩm được tô vẽ bằng các thần thoại và thần luận Ai Cập và Bắc Phi (vốn cũng ảnh hưởng tới cách diễn đạt của Virgilius). Trong Saturnalia tái xuất hiện những bình chú thần thoại chịu ảnh hưởng của bởi thuyết thần thoại lịch sử, những người khắc kỉ và tân Plato[79].

Giải thích dưới cách nhìn hiện đại

sửa

Nguồn gốc của cách lý giải hiện đại về thần thoại Hy Lạp được xem bởi một số học giả như sự phản ứng kép ở cuối thế kỷ XVIII chống lại "thái độ truyền thống của sự hằn thù Thiên Chúa giáo", trong đó sự tái diễn giải Thiên Chúa giáo về thần thoại như một "lời nói dối" hay "chuyện hoang đường" vẫn duy trì[89]. Ở Đức, vào khoảng 1795, có một mối quan tâm gia tăng về Hómēros và thần thoại Hy Lạp. Ở Göttingen, Johann Matthias Gesner bắt đầu làm sống lại những nghiên cứu Hy Lạp, trong khi người kế tục ông, Christian Gottlob Heyne, làm việc cùng với Johann Joachim Winckelmann, và thiết lập những nền tảng cho nghiên cứu thần thoại ở Đức và các nước khác[90].

Các cách tiếp cận so sánh và phân tâm học

sửa
 
Max Müller được xem như một trong những người sáng lập thần thoại học so sánh. Trong cuốn Thần thoại học so sánh (1867) Müller phân tích sự tương tự "gây nhiễu" giữa các huyền thoại của các "dòng giống man di" với những thần thoại sớm của châu Âu.

Sự phát triển của thần thoại học so sánh trong thế kỷ XIX, cùng với những khám phá dân tộc học trong thế kỷ XX, đã thiết lập nên khoa học về thần thoại, hay thần thoại học. Kể từ thời Lãng mạn, tất cả những nghiên cứu về thần thoại đều mang tính so sánh. Wilhelm Mannhardt, James George Frazer, và Stith Thompson sử dụng cách tiếp cận so sánh để thu thập và phân loại các chủ đề văn hóa dân gian (folklore) và thần thoại[91]. Năm 1871 Edward Burnett Tylor xuất bản cuốn Primitive Culture (Văn hóa Nguyên thủy), trong đó ông áp dụng phương pháp so sánh và cố gắng giải thích nguồn gốc và sự tiến hóa của tôn giáo[92]. Cách Tylor áp dụng trong nghiên cứu về văn hoá vật chất, các nghi thức và huyền thoại của các nền văn hóa cách biệt hẳn nhau đã ảnh hưởng tới Carl JungJoseph Campbell. Max Müller áp dụng khoa học mới về thần thoại học so sánh vào nghiên cứu thần thoại, trong đó ông phát hiện những tàn dư đã biến dạng của tín ngưỡng tự nhiên của người Aryan. Bronisław Malinowski nhấn mạnh vào cách thức thần thoại thực hiện các chức năng xã hội thông thường. Claude Lévi-Strauss và những nhà cấu trúc luận khác so sánh những mô hình và những mối quan hệ hình thức trong thần thoại trên khắp thế giới[91].

Sigmund Freud đã giới thiệu một quan niệm sinh học và xuyên lịch sử (transhistorical) về con người và một quan điểm xem thần thoại như một cách biểu đạt những tư tưởng bị dồn nén. Cách diễn giải giấc mơ là nền tảng của cách diễn giải thần thoại Freud và quan niệm của Freud về việc nằm mơ thừa nhận tầm quan trọng của những mối quan hệ ngữ cảnh đối với sự diễn giải bất kì yếu tố riêng rẽ nào trong một giấc mơ. Đề xuất này tìm thấy một sự xích lại gần nhau quan trọng giữa các cách tiếp cận cấu trúc luận và phân tâm học đối với huyền thoại trong tư tưởng của Freud[93]. Carl Jung đã mở rộng cách tiếp cận tâm lý, xuyên lịch sử với lý thuyết về "vô thức tập thể" và các "nguyên mẫu" (archetype, tức các mô hình cổ xưa truyền lại), thường được mã hóa trong thần thoại, thứ nảy sinh từ nó[1]. Theo Jung, "các yếu tố cấu trúc hình thành nên huyền thoại cần phải xuất hiện trong tâm trí vô thức"[94]. So sánh phương pháp luận của Jung với lý thuyết của Joseph Campbell, Robert A. Segal kết luận rằng "để diễn giải một huyền thoại Campbell đơn giản nhận diện những nguyên mẫu trong nó. Một diễn giải về Odýsseia, chẳng hạn, sẽ chỉ ra đời sống Odysseus tuân theo một mô hình anh hùng. Jung, trái lại, xem sự xác định các nguyên mẫu chỉ đơn thuần là bước đầu tiên của sự diễn giải một thần thoại"[95]. Karl Kerényi, một trong những người sáng lập những nghiên cứu hiện đại về thần thoại Hy Lạp, đã từ bỏ quan niệm ban đầu của mình về thần thoại, để áp dụng các lý thuyết về nguyên mẫu của Jung cho thần thoại Hy Lạp[96].

Các lý thuyết về nguồn gốc

sửa

Có nhiều lý thuyết hiện đại về thần thoại Hy Lạp. Theo Lý thuyết Kinh sách (Scriptural Theory), mọi huyền thoại đều bắt nguồn từ các kinh sách tôn giáo, mặc dù các sự kiện thực đã bị che đậy và biến đổi[97]. Theo Lý thuyết Lịch sử (Historical Theory), tất cả các nhân vật được đề cập trong thần thoại đều là những người có thực, và các huyền thoại liên quan tới họ đơn thuần là những thêm thắt của những thời đại sau. Do đó chẳng hạn câu chuyện về Aeolus (thần thoại) được cho là nảy sinh từ sự kiện rằng Aeolus từng là người cai trị một vài hòn đảo nào đó trên biển Etruria[98].

Lý thuyết Ngụ ngôn (Allegorical Theory) đề xuất rằng những thần thoại cổ đại có tính ngụ ngôn và biểu tượng; trong khi Lý thuyết Vật lý tán thành ý tưởng cho rằng các nguyên tố khí, lửa hay nước khởi nguồn la những đối tượng của sự sùng bái tôn giáo, do đó các vị thần quan trọng là những hình ảnh nhân cách hóa của các lực lượng tự nhiên này[99]. Max Müller cố gắng để hiểu một hình thức tôn giáo Ấn-Âu bằng cách lần dấu vết trở về biểu hiện Aryan "ban đầu" của nó. Năm 1891, ông tuyên bố rằng " khám phá quan trọng nhất đã được thực hiện trong thế kỷ XIX liên quan tới lịch sử cổ đại của loài người... là phương trình đơn giản này: tiếng Phạn Dyaus Pita = tiếng Hy Lạp Zeus = tiếng Latin Jupiter = tiếng Na Uy cổ Týr"[100]. Trong những trường hợp khác, sự song song gần gũi trong tính cách và chức năng gợi ý một di sản chung, tuy nhiên sự thiếu những chứng cố về ngôn ngữ khiến cho khó chúng minh, như khi so sánh Uranus và Varuna (tiếng Phạn) hay MoiraiNorn[101].

Khảo cổ học và thần thoại học, mặt khác, đã chứng tỏ rằng những người Hy Lạp cổ được gây cảm hứng bởi một số nền văn minh Tiểu Á và Cận Đông. Adonis dường như là bản sao Hy Lạp - rõ ràng trong tín ngưỡng hơn trong thần thoại - của một vị "thần hấp hối" của Cận Đông. Cybele bắt nguồn từ văn hóa Anatolia trong khi rất nhiều tranh tượng về Aphrodite nảy sinh từ các nữ thần Semit. Cũng có sự song song khả dĩ giữa các thế hệ thần sớm nhất (Chaos và con của nó) với Tiamat trong Enûma Eliš (huyền thoại Babylon)[102]. Theo Meyer Reinhold, "các quan niệm thần phả Cận Đông, liên quan tới sự kế tục các thần thông qua bạo lực và các mâu thuẫn quyền lực giữa các thế hệ, đã tìm thấy con đường của chúng... đi vào thần thoại Hy Lạp"[103]. Thêm vào những nguồn gốc Cận Đông và Ấn-Âu, một số học giả suy đoán những món nợ của thần thoại Hy Lạp với các xã hội tiền Hy Lạp: Crete, Mycenae, Pylos, ThebesOrchomenus[104]. Các nhà sử học tôn giáo hứng thú với một số cấu trúc dường như cổ xưa của thần thoại liên hệ với Crete (thần trong hình dáng bò, Zeus và Europa, Pasiphaë ăn nằm với bò và sinh ra Minotaur,...). Giáo sư Martin P. Nilsson kết luận rằng tất cả những huyền thoại Hy Lạp cổ điển nổi tiếng đều gắn bó với các trung tâm văn hóa Mycenae và bám rễ vào các thời tiền sử[105]. Tuy nhiên, theo Burkert, tranh tượng của Thời kì Cung điện Minos hầu như không cung cấp sự khẳng định nào cho các lý thuyết này[106].

Mô típ trong văn học nghệ thuật phương Tây

sửa
 
Sự ra đời của Venus của Botticelli (tranh sơn dầu khoảng 1485–1486, Uffizi, Firenze) — một sự tái sinh Venus Pudica của Praxiteles với quan điểm mới về đa thần giáo cổ đại - thường được cho là hình ảnh thu nhỏ về tinh thần thời Phục Hưng đối với người xem hiện đại[1].

Sự thu nhận rộng rãi đạo Thiên Chúa không làm thu hẹp đáng kể tính phổ biến của các huyền thoại. Với sự khám phá lại vẻ cổ điển thời Cổ đại trong thời Phục Hưng, thơ ca của Ovidius đã trở thành nguồn dẫn hướng chính cho trí tưởng tượng của các nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà soạn nhạc và các họa sĩ[107]. Từ những năm đầu của Phục Hưng, nhiều họa sĩ như Leonardo da Vinci, Michelangelo, và Raffaello, đã miêu tả các chủ đề đa thần giáo của thần thoại Hy Lạp bên cạnh các chủ đề Thiên Chúa giáo thông thường hơn[107]. Thông qua môi trường tiếng Latin và các công trình của Ovidius, thần thoại Hy Lạp ảnh hưởng tới các thi sĩ thời trung đại và Phục Hưng như Petrarca, BoccaccioDante ở Italia[1].

 
Bi ca cho Icarus bởi Herbert James Draper, 1898.

Ở phía bắc châu Âu, thần thoại Hy Lạp chưa bao giờ có một vai trò tương tự trong các nghệ thuật hình ảnh, nhưng ảnh hưởng của nó rất rõ ràng trong văn học. Trí tưởng tượng của người Anh được thắp sáng bởi thần thoại Hy Lạp bắt đầu với ChaucerJohn Milton rồi tiếp tục thông qua Shakespeare cho tới Robert Bridges trong thế kỷ XX. RacinePhápGoetheĐức đã hồi sinh kịch La Mã, làm công việc gia công các huyền thoại cổ xưa[107]. Mặc dù trong Thời kỳ Khai sáng của thế kỷ XIX phản ứng chống lại thần thoại Hy Lạp lan khắp châu Âu, thần thoại vẫn tiếp tục cung cấp những nguyên liệu cho các nhà soạn kịch, trong đó có những người viết các vở kịch tự do (libretto) cho các vở opera của HandelMozart[108]. Cho đến cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa lãng mạn làm dậy lên sự nhiệt tâm cho tất cả những gì có tính Hy Lạp, bao gồm thần thoại Hy Lạp. Ở Anh, những bản dịch mới về bi kịch Hy Lạp và Hómēros đã gây cảm hứng cho các nhà thơ đương thời (như Tennyson, Keats, ByronShelley) và các họa sĩ (như Lord LeightonLawrence Alma-Tadema)[109]. Christoph Gluck, Richard Strauss, Jacques Offenbach và nhiều người khác đưa các chủ đề thần thoại Hy Lạp vào âm nhạc[1]. Các tác giả người Mỹ của thế kỷ XIX, như Thomas BulfinchNathaniel Hawthorne, tin rằng nghiên cứu về các huyền thoại cổ điển là thiết yếu cho việc tìm hiểu văn học Anh-Mỹ[110]. Trong những thời gian gần đây hơn, các chủ đề cổ điển tiếp tục được diễn giải lại bởi các nhà soạn kịch Jean Anouilh, Jean Cocteau, và Jean Giraudoux ở Pháp, Eugene O'Neill ở Mỹ, và T. S. Eliot ở Anh cũng như bởi nhiều nhà tiểu thuyết như James Joyce, Jean-Paul SartreAndré Gide[1].

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i j “Greek Mythology”. Encyclopædia Britannica. 2002.
  2. ^ J.M. Foley, Hómēros Simpson's Traditional Art, 43
  3. ^ a b F. Graf, Greek Mythology, 200
  4. ^ R. Hard, The Routledge Handbook of Greek Mythology, 1
  5. ^ a b c Miles, Classical Mythology in English Literature, 7
  6. ^ a b Klatt-Brazouski,Ancient Greek nad Roman Mythology, xii
  7. ^ Miles, Classical Mythology in English Literature, 8
  8. ^ P. Cartledge, The Spartans, 60, and The Greeks, 22
  9. ^ Cuốn bách khoa toàn thư Suda tường thuật vai trò của Daedalus trong việc thỏa mãn "ham muốn trái tự nhiên" ("unnatural lust") của Pasiphaë với con bò đực của Poseidon: "Do nguồn gốc và sự khiển trách đối với những tội ác này được quy cho Daidalos và hắn bị ghê tởm vì chúng, hắn trở thành chủ đề của câu ngạn ngữ" Encyclopedia - Greek Gods, Spirits, Monsters: Pasiphae
  10. ^ Homer, Iliad, 8. An epic poem about the Battle of Troy. 366–369
  11. ^ Gilbert Morris Cuthbertson, Huyền thoại chính trị và anh hùng ca (Political Myths and Epics[liên kết hỏng]) (Nhà xuất bản Michigan State University) 1975 đã lựa chọn một phạm vi anh hùng ca rộng hơn, từ Gilgamesh tới Henriade của Voltaire, nhưng chủ để trung tâm của ông, là huyền thoại mã hóa các cơ chế của vận động văn hóa, cấu trúc nên một cộng đồng bằng cách tạo ra một đồng thuận về luân lý, là một quan niệm chủ lưu áp dụng cho thần thoại Hy Lạp.
  12. ^ Albala-Johnson-Johnson, Understanding the Odyssey, 17
  13. ^ Albala-Johnson-Johnson, Understanding the Odyssey, 18
  14. ^ A. Calimach, Lovers' Legends: The Gay Greek Myths;, 12–109
  15. ^ W.A. Percy, Pederasty and Pedagogy in Archaic Greece, 54
  16. ^ a b K. Dowden, The Uses of Greek Mythology, 11
  17. ^ G. Miles, Classical Mythology in English Literature, 35
  18. ^ Các thần đất là các vị thần sống ở dưới mặt đất, thường gắn với sự sinh sôi. Có sự chồng lấn về chức năng giữa các thần đất và thần trên Olympia, chẳng hạn giữa PersephoneDemeter.
  19. ^ Có sự khác biệt giữa các văn bản ghi chép thần thoại về chuyện chiếc bình của Pandora chứa tai họa hay phước lành. Từ "Chiếc hộp" trong ngôn ngữ hiện đại là kết quả của một sự dịch sai ở thế kỷ XVI
  20. ^ Hesiod, Works and Days, 90–105
  21. ^ Ovid, Metamorphoses, I, 89–162
  22. ^ Klatt-Brazouski, Ancient Greek and Roman Mythology, 10
  23. ^ a b Hesiod, Theogony, 116–138
  24. ^ Hesiod, Theogony, 713–735
  25. ^ Guirand, Felix (1987) [1959]. “Greek Mythology”. Trong Guirand, Felix (biên tập). New Larousse Encyclopedia of Mythology. Trans. Richard Aldington và Delano Ames. Hamlyn. tr. 98. ISBN 0-600-02350-8.
  26. ^ Guirand, p. 108
  27. ^ Homeric Hymn to Hermes, 414–435 Lưu trữ 2008-10-25 tại Wayback Machine
  28. ^ G. Betegh, The Derveni Papyrus, 147
  29. ^ W. Burkert, Greek Religion, 236
    * G. Betegh, The Derveni Papyrus, 147
  30. ^ “Greek Mythology”. Encyclopædia Britannica. 2002.
    * K. Algra, The Beginnings of Cosmology, 45
  31. ^ H.W. Stoll, Religion and Mythology of the Greeks, 8
  32. ^ “Greek Religion”. Encyclopædia Britannica. 2002.
  33. ^ J. Cashford, The Homeric Hymns, vii
  34. ^ G. Nagy, Greek Mythology and Poetics, 54
  35. ^ W. Burkert, Greek Religion, 182
  36. ^ H.W. Stoll, Religion and Mythology of the Greeks, 4
  37. ^ H.W. Stoll, Religion and Mythology of the Greeks, 20ff
  38. ^ G. Mile, Classical Mythology in English Literature, 38
  39. ^ G. Mile, Classical Mythology in English Literature, 39
  40. ^ Homeric Hymn to Aphrodite, 75–109 Lưu trữ 2003-02-02 tại Wayback Machine
  41. ^ I. Morris, Archaeology As Cultural History, 291
  42. ^ J. Weaver, Plots of Epiphany, 50
  43. ^ R. Bushnell, A Companion to Tragedy, 28
  44. ^ K. Trobe, Invoke the Gods, 195
  45. ^ M.P. Nilsson, Greek Popular Religion, 50
  46. ^ Homeric Hymn to Demeter, 255–274
  47. ^ F.W. Kelsey, An Outline of Greek and Roman Mythology, 30
  48. ^ a b ;Raffan-Burkert, Greek Religion, 206
  49. ^ F.W. Kelsey, An Outline of Greek and Roman Mythology, 30; H. J. Rose, A Handbook of Greek Mythology, 340
  50. ^ H. J. Rose, A Handbook of Greek Mythology, 10
  51. ^ C. F. Dupuis, The Origin of All Religious Worship, 86
  52. ^ a b “Heracles”. Encyclopædia Britannica. 2002.
  53. ^ W. Burkert, Greek Religion, 211; T. Papadopoulou, Heracles and Euripidean Tragedy, 1
  54. ^ a b W. Burkert, Greek Religion, 211
  55. ^ Nghĩa đen là bởi Hercules, tỏ ý kinh ngạc
  56. ^ Herodotus, The Histories, I, 6–7; W. Burkert, Greek Religion, 211
  57. ^ G.S. Kirk, Myth, 183
  58. ^ Apollodorus, Library and Epitome, 1.9.16; Apollonius, Argonautica, I, 20ff; Pindar, Pythian Odes, Pythian 4.1
  59. ^ “Argonaut”. Encyclopædia Britannica. 2002.; P. Grimmal, The Dictionary of Classical Mythology, 58
  60. ^ “Argonaut”. Encyclopædia Britannica. 2002.
  61. ^ P. Grimmal, The Dictionary of Classical Mythology, 58
  62. ^ Y. Bonnefoy, Greek and Egyptian Mythologies, 103
  63. ^ R. Hard, The Routledge Handbook of Greek Mythology, 317
  64. ^ R. Hard, The Routledge Handbook of Greek Mythology, 311
  65. ^ “Trojan War”. Encyclopaedia The Helios. 1952.; “Troy”. Encyclopædia Britannica. 2002.
  66. ^ J. Dunlop, The History of Fiction, 355
  67. ^ a b “Troy”. Encyclopædia Britannica. 2002.
  68. ^ a b “Trojan War”. Encyclopaedia The Helios. 1952.
  69. ^ D. Kelly, The Conspiracy of Allusion, 121
  70. ^ Albala-Johnson-Johnson, Understanding the Odyssey, 15
  71. ^ a b c Hanson-Heath, Who Killed Homer, 37
  72. ^ a b c J. Griffin, Greek Myth and Hesiod, 80
  73. ^ a b F. Graf, Greek Mythology, 169–170
  74. ^ Plato, Theaetetus, 176b
  75. ^ Plato, Apology, 28b-d
  76. ^ M.R. Gale, Myth and Poetry in Lucretius, 89
  77. ^ “Eyhemerus”. Encyclopædia Britannica. 2002.
  78. ^ R. Hard, The Routledge Handbook of Greek Mythology, 7
  79. ^ a b J. Chance, Medieval Mythography, 69
  80. ^ a b P.G. Walsh, The Nature of Gods (Introduction), xxvi
  81. ^ a b c M.R. Gale, Myth and Poetry in Lucretius, 88
  82. ^ M.R. Gale, Myth and Poetry in Lucretius, 87
  83. ^ Cicero, Tusculanae Disputationes, 1.11
  84. ^ Cicero, De Divinatione, 2.81
  85. ^ P.G. Walsh, The Nature of Gods (Introduction), xxvii
  86. ^ North-Beard-Price, Religions of Rome, 259
  87. ^ J. Hacklin, Asiatic Mythology, 38
  88. ^ Sacred Texts, Orphic Hymns
  89. ^ Robert Ackerman, 1991. Introduction to Jane Ellen Harrison's "A Prolegomena to the Study of Greek Religion", xv
  90. ^ F. Graf, Greek Mythology, 9
  91. ^ a b “myth”. Encyclopædia Britannica. 2002.
  92. ^ D. Allen, Structure and Creativity in Religion, 9
    * Robert A. Segal, Theorizing about Myth, 16
  93. ^ R. Caldwell, The Psychoanalytic Interpretation of Greek Myth, 344
  94. ^ C. Jung, The Psychology of the Child Archetype, 85
  95. ^ R. Segal, The Romantic Appeal of Joseph Campbell, 332–335
  96. ^ F. Graf, Greek Mythology, 38
  97. ^ T. Bulfinch, Bulfinch's Greek and Roman Mythology, 241
  98. ^ T. Bulfinch, Bulfinch's Greek and Roman Mythology, 241–242
  99. ^ T. Bulfinch, Bulfinch's Greek and Roman Mythology, 242
  100. ^ D. Allen, Religion, 12
  101. ^ H.I. Poleman, Review, 78–79
    * A. Winterbourne, When the Norns Have Spoken, 87
  102. ^ L. Edmunds, Approaches to Greek Myth, 184
    * Robert A. Segal, A Greek Eternal Child, 64
  103. ^ M. Reinhold, The Generation Gap in Antiquity, 349
  104. ^ W. Burkert, Greek Religion, 23
  105. ^ M. Wood, In Search of the Trojan War, 112
  106. ^ W. Burkert, Greek Religion, 24
  107. ^ a b c “Greek mythology”. Encyclopædia Britannica. 2002.
    * L. Burn, Greek Myths, 75
  108. ^ l. Burn, Greek Myths, 75
  109. ^ l. Burn, Greek Myths, 75–76
  110. ^ Klatt-Brazouski, Ancient Greek and Roman Mythology, 4

Tư liệu gốc

sửa

Tư liệu thứ cấp

sửa

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa

(tiếng Anh)

(tiếng Việt)

  NODES
Done 1
eth 14
freud 4
games 1
james joyce 1
jung 10
jung 10
Story 7