2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 11 năm 2013
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Lớp tàu tuần dương Alaska

USS Guam (CB-2) trong chuyến đi chạy thử máy vào ngày 13 tháng 11 năm 1944.

Lớp tàu tuần dương Alaska là một lớp bao gồm sáu tàu tuần dương rất lớn được Hải quân Hoa Kỳ đặt hàng trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cho dù thường được gọi là tàu chiến-tuần dương, Hải quân Mỹ chính thức xếp hạng chúng là những tàu tuần dương lớn với ký hiệu lườn CB. Bản chất trung gian của chúng được thể hiện qua tên mà chúng được đặt so với thông lệ đặt tên cho thiết giáp hạm và tàu tuần dương vào lúc đó, tất cả đều được đặt tên theo "lãnh thổ hoặc vùng quốc hải" của Hoa Kỳ. Trong số sáu chiếc được vạch kế hoạch, có ba chiếc được đặt lườn, và chỉ có hai chiếc được hoàn tất. Việc chế tạo chiếc thứ ba bị ngưng lại vào ngày 16 tháng 4 năm 1945 khi nó đã hoàn tất được 84%. Hai chiếc được hoàn tất, USS Alaska (CB-1)USS Guam (CB-2) đã phục vụ trong hai năm sau cùng của Thế chiến II trong vai trò bắn phá bờ biển và hộ tống các tàu sân bay nhanh. Cả hai chiếc đều được cho ngừng hoạt động vào năm 1947 chỉ sau khi phục vụ được 32 và 29 tháng tương ứng. Ý tưởng về một lớp tàu tuần dương lớn khởi sự vào đầu những năm 1930, khi Hải quân Mỹ muốn đối phó lại những chiếc "thiết giáp hạm bỏ túi" thuộc lớp Deutschland được Đức cho hạ thủy và đưa vào hoạt động. Cho dù không có một kết quả cụ thể nào ngay lập tức, kế hoạch về những chiếc tàu sau đó tiến triển thành lớp Alaska vào cuối những năm 1930 sau khi Đức đưa vào hoạt động lớp Scharnhorst cùng những lời đồn đại rằng Nhật Bản đang chế tạo một lớp tàu chiến-tuần dương mới. [ Đọc tiếp ]

Hôn nhân đồng giới ở Tây Ban Nha

Hôn nhân đồng giới ở Tây Ban Nha được hợp pháp hóa từ 3 tháng 7, 2005. Năm 2004, chính phủ dân chủ xã hội vừa được bầu cử, được lãnh đạo bởi Thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero, bắt đầu chiến dịch hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính bao gồm quyền nhận con nuôi của các cặp đồng tính. Sau nhiều tranh luận, luật cho phép hôn nhân đồng tính được Quốc hội Tây Ban Nha thông qua vào 30 tháng 6, 2005 và công bố vào 2 tháng 7, 2005. Hôn nhân đồng giới bắt đầu hợp pháp từ Chủ nhật, 3 tháng 7, 2005. Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên cả nước theo sau Hà LanBỉ và trước Canada 17 ngày. Việc phê chuẩn điều luật này không phải là không có sự phản đối mặc dù 66% người dân ủng hộ. Những nhà lãnh đạo Công giáo La Mã đặc biệt cương quyết phản đối và chỉ trích rằng việc này sẽ làm suy yếu đi ý nghĩa của hôn nhân. Những tổ chức khác bày tỏ sự lo ngại về việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính. Biểu tình ủng hộ lẫn chống đối dự luật lôi kéo hàng ngàn người trên khắp các vùng của Tây Ban Nha. Sau khi dự luật này được phê chuẩn, Đảng Nhân dân Tây Ban Nha, một đảng bảo thủ đã kiện luật này ra Tòa án hiến pháp Tây Ban Nha. [ Đọc tiếp ]

Cuộc tấn công Matanikau

Thủy quân lục chiến Mỹ vượt sông Matanikau bằng thuyền gỗ, tháng 11 năm 1942

Cuộc tấn công Matanikau, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 11 năm 1942, là trận đánh giữa Thủy quân lục chiến Hoa KỳLục quân Hoa Kỳ với Lục quân Đế quốc Nhật Bản tại khu vực sông Matanikau và Point Cruz thuộc đảo Guadalcanal trong Chiến dịch Guadalcanal thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai. Trận đánh này là một trong những trận đánh cuối cùng gần sông Matanikau của chiến dịch. Sau chiến thắng của Hoa Kỳ trong Trận chiến sân bay Henderson trước đó, bảy tiểu đoàn Thủy quân lục chiến và Lục quân Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của tướng Alexander Vandegrift và chỉ huy chiến thuật bởi Đại tá Merritt A. Edson đã vượt sông Matanikau và tấn công các lực lượng quân Nhật ở vị trí giữa con sông và Point Cruz, bờ biển phía bắc Guadalcanal. Khu vực này được phòng thủ bởi Trung đoàn Bộ binh số 4 của Đại tá Nomasu Nakaguma cùng với một số đơn vị hỗ trợ khác, tất cả thuộc về Quân đoàn 17 của tướng Hyakutake Harukichi. Sau khi gây ra thương vong lớn cho quân Nhật phòng thủ khu vực này, các lực lượng Hoa Kỳ đã phải rút lui vì mối đe dọa từ quân Nhật mới đổ bộ lên Guadalcanal. [ Đọc tiếp ]

Lớp thiết giáp hạm North Carolina

Thiết giáp hạm USS North Carolina (BB-55) trên đường đi ngày 3 tháng 6 năm 1946.

Lớp thiết giáp hạm North Carolina là một lớp bao gồm hai thiết giáp hạm nhanh, North CarolinaWashington, được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ vào cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940. Thoạt tiên, Hải quân vẫn ngờ vực rằng lớp tàu này có đủ nhanh để đối phó với lớp tàu chiến-tuần dương Nhật Bản Kongō hay không, vốn được người Mỹ tin rằng có thể đạt đến tốc độ 26 hải lý trên giờ (30 mph; 48 km/h)[chuyển đổi: tùy chọn không hợp lệ], hay phải hy sinh tốc độ để có được hỏa lực và vỏ giáp tăng cường. Hiệp ước Hải quân London thứ hai giới hạn tải trọng tiêu chuẩn của mọi tàu chiến chủ lực dưới 35.000 tấn Anh (39.000 tấn Mỹ)[chuyển đổi: tùy chọn không hợp lệ], có nghĩa là các tính năng mong muốn không thể đạt được trong các phạm vi giới hạn của hiệp định, và Hải quân Mỹ đã phải cân nhắc đến trên 50 thiết kế trước khi một kiểu được chọn. Vào lúc kết thúc quá trình thiết kế dài đằng đẵng này, Ủy ban Tướng lĩnh Hải quân Mỹ tuyên bố ủng hộ thiết kế "XVI-C", vốn có tốc độ tối đa 30 kn (35 mph; 56 km/h) và dàn pháo chính gồm chín khẩu 14 in (360 mm)/50 caliber Mark B. Ủy ban tin rằng những con tàu như vậy có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, vừa có được sự bảo vệ thích đáng để có mặt trong hàng thiết giáp hạm cũng như có đủ tốc độ để hộ tống các tàu sân bay nhanh hay tham gia chiến tranh cướp tàu buôn. [ Đọc tiếp ]

Sao Mộc

Ảnh tổng hợp từ tàu Cassini khi lướt qua Sao Mộc. Chấm tối là bóng của Europa. Vết Đỏ Lớn, một cơn bão tồn tại từ lâu có chiều quay ngược với các dải mây xung quanh, phía dưới bên phải. Các dải mây trắng, gọi là vùng, hay vùng khí nhẹ bay lên-mây cao; những dải mây màu đỏ nâu, gọi là vành đai, hay vùng khí thấp hơn-mây thấp. Vùng mây trắng chứa băng amoniac và những vùng mây thấp chưa biết rõ thành phần.

Sao Mộchành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được xếp vào nhóm các hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ, Sao Thiên VươngSao Hải Vương. Bốn hành tinh này đôi khi được gọi là hành tinh kiểu Mộc Tinh hoặc hành tinh vòng ngoài. Các nhà thiên văn học cổ đại đã biết đến hành tinh này, và gắn với thần thoại và niềm tin tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Người La Mã đặt tên hành tinh theo tên của vị thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần. Tên gọi trong tiếng Trung Quốc, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật và tiếng Việt của hành tinh này được đặt dựa vào hành "mộc" trong ngũ hành. Khi nhìn từ Trái Đất, Sao Mộc có cấp sao biểu kiến −2,94, đủ sáng để tạo bóng; và là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời đêm sau Mặt TrăngSao Kim. (Sao Hỏa hầu như sáng bằng Sao Mộc khi Sao Hỏa ở những vị trí xung đối trên quỹ đạo của nó với Trái Đất.) [ Đọc tiếp ]

  NODES