Willem I (tiếng Hà Lan: Willem Frederik; 24 tháng 8 năm 1772 – 12 tháng 12 năm 1843) là vua của Hà Lan, kiêm Đại công tước của Luxembourg từ năm 1815 cho đến khi ông thoái vị vào năm 1840.

Willem I của Hà Lan
Willem Frederik
Willem I của Hà Lan
Vương công xứ Orange-Nassau-Fulda
Tại vị25 tháng 2 năm 1803 - 27 tháng 10 năm 1806
3 năm, 244 ngày
Vương công xứ Orange-Nassau
Tại vị9 tháng 4 năm 180627 tháng 10 năm 1806
201 ngày
20 tháng 11 năm 181316 tháng 3 năm 1815
1 năm, 116 ngày
Tiền nhiệmWillem V
Vua của Hà Lan
Đại Công tước xứ Luxembourg
Tại vị16 tháng 3 năm 18157 tháng 10 năm 1840
25 năm, 205 ngày
Kế nhiệmWillem II Vua hoặc hoàng đế
Công tước xứ Limburg
Tại vị5 tháng 9 năm 18397 tháng 10 năm 1840
1 năm, 32 ngày
Tiền nhiệmFranz I của Áo
Kế nhiệmWillem II
Thông tin chung
Sinh24 tháng 8 năm 1772
Huis ten Bosch, The Hague, Cộng hòa Hà Lan
Mất12 tháng 12 năm 1843 (71 tuổi)
Berlin, Vương quốc Phổ
Phối ngẫuWilhelmine của Phổ
Henrietta d'Oultremont
Hậu duệWillem II của Hà Lan
Vương tử Frederick
Vương nữ Pauline
Vương nữ Marianne
Vương tộcNhà Oranje-Nassau
Thân phụWillem V xứ Oranje
Thân mẫuWilhelmine của Phổ
Chữ kýChữ ký của Willem I của Hà Lan

Willem là con trai của Willem V xứ Oranje, stadtholder cuối cùng của Cộng hòa Hà LanWilhelmine của Phổ. Trong chiến dịch Flanders, ông chỉ huy quân Hà Lan và chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Pháp. Gia đình ông phải sống lưu vong ở London vào năm 1795 sau Cách mạng Batavia. Để đền bù cho việc mất tài sản của cha mình ở các quốc gia vùng đất thấp, Willem được bổ nhiệm làm người cai trị Thân vương quốc Nassau-Orange-Fulda mới được thành lập vào năm 1803[1]. Khi Hoàng đế Napoléon xâm chiếm Đức vào năm 1806, Willem đã chiến đấu theo phe Vương quốc Phổ và bị phế truất bởi người Pháp, sau khi họ giành chiến thắng. Với cái chết của cha mình vào năm 1806, ông trở thành Thân vương xứ Oranje và người cai trị Thân vương quốc Orange-Nassau, lãnh thổ này cũng mất cùng năm sau khi Đế chế La Mã Thần thánh tuyên bố giải thể và sau đó là thành lập Liên bang Rhein. Ông sống lưu vong những năm sau đó ở Phổ. Năm 1813, sau thất bại của Napoléon tại Trận Leipzig, lãnh thổ Oranje-Nassau được trao lại cho Willem; ông cũng chấp nhận lời đề nghị trở thành Thân vương của Thân vương quốc Chủ quyền Liên hiệp Hà Lan.[2]

Willem tự xưng là Vua của Hà Lan vào năm 1815. Cùng năm đó, ông ký một hiệp ước với Vua Friedrich Wilhelm III của Phổ, trong đó ông nhượng Oranje-Nassau cho Phổ để đổi lấy việc trở thành Đại công tước của Luxembourg. Với tư cách là vua, ông đã thông qua hiến pháp mới, chủ trì việc canh tân kinh tế và công nghiệp mạnh mẽ, thúc đẩy thương mại và thành lập các trường đại học Leuven, GhentLiège[3][4]. Việc áp đặt đức tin Nhà thờ Cải cách Hà Lan, cũng như cảm giác bất bình đẳng về kinh tế, đã gây ra sự bất bình lan rộng ở các tỉnh phía Nam và dẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng Bỉ năm 1830. Willem đã thất bại trong việc dập tắt cuộc nổi dậy và vào năm 1839, ông đã chấp nhận độc lập của Bỉ theo Hiệp ước Luân Đôn (1839).[5]

Việc Willem không tán thành những thay đổi trong hiến pháp, sự mất mát lãnh thổ khi Bỉ li khai và ý định kết hôn với Henrietta d'Oultremont[6][7], một người Công giáo La Mã, đã dẫn đến quyết định thoái vị của ông vào năm 1840. Con trai cả của ông lên ngôi với vương hiệu là Willem II. Cựu vương Willem I tạ thế năm 1843 tại Berlin, kinh đô của Vương quốc Phổ ở tuổi 71.

Thân vương xứ Oranje

sửa

Cha mẹ của Vua Willem I là Willem V xứ Oranje, người nắm giữ tước vị stadtholder cuối cùng của Cộng hòa Hà Lan, và vợ ông là Wilhelmine của Phổ. Cho đến năm 1806, William được chính thức gọi là Willem VI, Thân vương xứ Oranje-Nassau,[a] và từ năm 1806 đến 1813 còn được gọi là Thân vương xứ Oranje. Tại Berlin vào ngày 1 tháng 10 năm 1791, Willem kết hôn với người chị họ của mình là (Friederike Luise Wilhelmine của Phổ, sinh ra ở Potsdam. Cô là con gái của Vua Friedrich Wilhelm II của Phổ. Sau khi Wilhelmina qua đời năm 1837, William kết hôn với nữ bá tước Henrietta d'Oultremont (28 tháng 2 năm 1792, tại Maastricht – 26 tháng 10 năm 1864, tại Schloss Rahe), lập làm Nữ bá tước xứ Nassau, vào ngày 17 tháng 2 năm 1841, cũng tại Berlin, và cuộc hôn nhân thứ hai chính là quý tiện kết hôn.

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Willem [Nederlanden] § Willem V”. Encarta Encyclopedie Winkler Prins (bằng tiếng Hà Lan). Microsoft Corporation/Het Spectrum. 2002.
  2. ^ Glasius, Barend (1863). Vijftig jaren geleden. 1813–1863. 's Hertogenbosch: H. Palier en Zoon. tr. 41.
  3. ^ “Université de Liège - History”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ John Bartier, Guy Cambier, Libéralisme et socialisme au XIXe siècle, Université libre de Bruxelles, Institut d'histoire du christianisme, 1981, p. 17. And Emiel Lamberts and Jan Roegiers, Leuven University, Louvain, 1990, p. 194 : "There were demonstrations in protest, especially at Ghent and Louvain [...] and the Liberals responded by setting up a parallel university in Brussels".
  5. ^ Eric Van Hooydonk (2006). “Chapter 15”. Trong Aldo E. Chircop; O. Lindén (biên tập). Places of Refuge: The Belgian Experience. Places of Refuge for Ships: Emerging Environmental Concerns of a Maritime Custom. Leiden: Martinus Nijhoff. tr. 417. ISBN 9789004149526. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2012.
  6. ^ Willis, Daniel A. (2002). The Descendants of King George I of Great Britain. Baltimore, US: Clearfield. tr. 267–268. ISBN 0-8063-5172-1.
  7. ^ Badts de Cugnac, Chantal de; Coutant de Saisseval, Guy (2002). Le Petit Gotha. France: Laballery. tr. 725. ISBN 2-9507974-3-1.

Đọc thêm

sửa
  • Caraway, David Todd. "Retreat from Liberalism: William I, Freedom of the Press, Political Asylum, and the Foreign Relations of the United Kingdom of the Netherlands, 1814–1818" PhD dissertation, U. of Delaware, 2003, 341 pp. Abstract: Dissertation Abstracts International 2003, Vol. 64 Issue 3, p. 1030
  • Kossmann, E. H. The Low Countries 1780–1940 (1978) ch 3–4

Liên kết ngoài

sửa
Willem I của Hà Lan
Nhánh thứ của Nhà Nassau
Sinh: 24 tháng 8, 1772 Mất: 12 tháng 12, 1843
Vương thất Hà Lan
Tiền nhiệm
Willem V
Thân vương xứ Oranje
1806–1815
Kế nhiệm
Willem II
Chức vụ thành lập Bá tước xứ Nassau
1840–43
Abolished
Tước hiệu
Chức vụ thành lập
Thân vương xứ Nassau-Orange-Fulda
1803–06
Confiscated
due to creation Liên bang Rhein
Tiền nhiệm
Willem V
Thân vương xứ Oranje-Nassau
1806, 1813–15
Abolished
Incorporated into Nassau
Tiền nhiệm
Louis II
giữ chức Vua của Holland
Thân vương quốc Chủ quyền Liên hiệp Hà Lan
1813–15
Kế nhiệm
Himself as Vua Hà Lan
Tiền nhiệm
Himself
giữ chức Thân vương chủ quyền
Vương quốc Hà Lan
1815–40
Kế nhiệm
Willem II
Trống
Danh hiệu cuối cùng được tổ chức bởi
Francis I
như Công tước xứ Luxembourg
Đại công tước xứ Luxembourg
1815–40
Trống
Danh hiệu cuối cùng được tổ chức bởi
Francis I
như Công tước xứ Limburg
Công tước xứ Limburg
1839–40
  NODES
Intern 1
os 5
web 1