Chảy máu đường tiêu hóa

(Đổi hướng từ Xuất huyết tiêu hóa)

Chảy máu đường tiêu hóa, hay xuất huyết đường tiêu hóa (gastrointestinal bleeding, GIB) là tất cả các dạng chảy máu trong đường tiêu hóa, từ miệng tới trực tràng.[9] Khi có một lượng máu bị mất đi đáng kể trong thời gian ngắn, các triệu chứng bao gồm nôn ra máu đỏ hoặc máu đen, phân có máu đỏ hoặc đen. Chảy máu lượng nhỏ trong một thời gian dài có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt gây cảm giác mệt mỏi, đau thắt ngực. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau bụng dưới, thở dốc, da nhợt nhạt, hoặc ngất xỉu. Những người bị chảy máu với lượng nhỏ có thể không có triệu chứng nào.[1]

Chảy máu đường tiêu hóa
Tên khácXuất huyết đường tiêu hóa
Xét nghiệm phân thấy có máu
Khoa/NgànhGastroenterology Sửa đổi tại Wikidata
Triệu chứngHematemesis, Coffee ground vomiting, Hematochezia, Melena, Fatigue (medical)[1]
Biến chứngThiếu máu vì thiếu sắt, Đau thắt ngực[1]
LoạiChảy máu đường tiêu hóa trên, Chảy máu đường tiêu hóa dưới[2]
Nguyên nhânTrên: Viêm loét dạ dày tá tràng, Giãn tĩnh mạch thực quản do Xơ gan, Ung thư[3]
Dưới: Trĩ, ung thư, viêm ruột[2]
Phương pháp chẩn đoánTiền sử bệnh lý và khám sức khỏe, xét nghiệm máu[1]
Điều trịIntravenous therapy, Truyền máu, Nội soi[4][5]
ThuốcProton pump inhibitors, Octreotide, Kháng sinh[5][6]
Tiên lượng~15% tỷ lệ tử vong[1][7]
Dịch tễTrên: 100 trên 100,000 người lớn mỗi năm[8]
Dưới: 25 trên 100,000 mỗi năm[2]

Chảy máu đường tiêu hóa được chia làm hai loại chính: chảy máu phần trên đường tiêu hóa và chảy máu phần dưới đường tiêu hóa.[2] Lý do chảy máu phần trên bao gồm: Viêm loét dạ dày hành tá tràng, giãn tĩnh mạch thực quản do xơ ganung thư gan.[3] Lý do chảy máu phần dưới bao gồm: trĩ, ung thư, viêm ruột và các bệnh khác. Chẩn đoán thường bắt đầu bằng kiểm tra tiền sử y học, khám sức khoẻ cùng với xét nghiệm máu. Chảy máu lượng nhỏ có thể chẩn đoán bằng cách xét nghiệm phân. Nội soi ống tiêu hoa có thể tìm ra vùng bị chảy máu. Hình ảnh y khoa có thể dùng để hỗ trợ chẩn đoán.

Điều trị ban đầu tập trung vào hồi sức có thể bao gồm truyền dịch tĩnh mạch và truyền máu.[4] Truyền máu chỉ nên thực hiện khi chỉ số hemoglobin ít hơn 70 hoặc 80 g/L.[7][10] Điều trị với các thuốc ức chế bơm proton, octreotide, và kháng sinh có tác dụng trong một số trường hợp.[5][6][11] Với các bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thực quản, có thể phải dùng ống thông khí cầu thực quản.[2] Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng hoặc nội soi đại tràng thường được áp dụng trong vòng 24 giờ và có thể hỗ trợ điều trị cũng như chẩn đoán.[4]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Kim, BS; Li, BT; Engel, A; Samra, JS; Clarke, S; Norton, ID; Li, AE (ngày 15 tháng 11 năm 2014). “Diagnosis of gastrointestinal bleeding: A practical guide for clinicians”. World journal of gastrointestinal pathophysiology. 5 (4): 467–78. doi:10.4291/wjgp.v5.i4.467. PMC 4231512. PMID 25400991.
  2. ^ a b c d e Westhoff, John (tháng 3 năm 2004). “Gastrointestinal Bleeding: An Evidence-Based ED Approach To Risk Stratification”. Emergency Medicine Practice. 6 (3). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ a b van Leerdam, ME (2008). “Epidemiology of acute upper gastrointestinal bleeding”. Best practice & research. Clinical gastroenterology. 22 (2): 209–24. doi:10.1016/j.bpg.2007.10.011. PMID 18346679.
  4. ^ a b c Jairath, V; Barkun, AN (tháng 10 năm 2011). “The overall approach to the management of upper gastrointestinal bleeding”. Gastrointestinal endoscopy clinics of North America. 21 (4): 657–70. doi:10.1016/j.giec.2011.07.001. PMID 21944416.
  5. ^ a b c Chavez-Tapia, NC; Barrientos-Gutierrez, T; Tellez-Avila, F; Soares-Weiser, K; Mendez-Sanchez, N; Gluud, C; Uribe, M (tháng 9 năm 2011). “Meta-analysis: antibiotic prophylaxis for cirrhotic patients with upper gastrointestinal bleeding – an updated Cochrane review”. Alimentary pharmacology & therapeutics. 34 (5): 509–18. doi:10.1111/j.1365-2036.2011.04746.x. PMID 21707680.
  6. ^ a b Leontiadis, GI; Sreedharan, A; Dorward, S; Barton, P; Delaney, B; Howden, CW; Orhewere, M; Gisbert, J; Sharma, VK; Rostom, A; Moayyedi, P; Forman, D (tháng 12 năm 2007). “Systematic reviews of the clinical effectiveness and cost-effectiveness of proton pump inhibitors in acute upper gastrointestinal bleeding”. Health technology assessment (Winchester, England). 11 (51): iii–iv, 1–164. doi:10.3310/hta11510. PMID 18021578.
  7. ^ a b Wang, J; Bao, YX; Bai, M; Zhang, YG; Xu, WD; Qi, XS (ngày 28 tháng 10 năm 2013). “Restrictive vs liberal transfusion for upper gastrointestinal bleeding: a meta-analysis of randomized controlled trials”. World Journal of Gastroenterology. 19 (40): 6919–27. doi:10.3748/wjg.v19.i40.6919. PMC 3812494. PMID 24187470.
  8. ^ Jairath, V; Hearnshaw, S; Brunskill, SJ; Doree, C; Hopewell, S; Hyde, C; Travis, S; Murphy, MF (ngày 8 tháng 9 năm 2010). Jairath, Vipul (biên tập). “Red cell transfusion for the management of upper gastrointestinal haemorrhage”. Cochrane Database of Systematic Reviews (9): CD006613. doi:10.1002/14651858.CD006613.pub3. PMID 20824851.
  9. ^ “Bleeding in the Digestive Tract”. The National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. ngày 17 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2015.
  10. ^ Salpeter, SR; Buckley, JS; Chatterjee, S (tháng 2 năm 2014). “Impact of more restrictive blood transfusion strategies on clinical outcomes: a meta-analysis and systematic review”. The American Journal of Medicine. 127 (2): 124–131.e3. doi:10.1016/j.amjmed.2013.09.017. PMID 24331453.
  11. ^ Cat, TB; Liu-DeRyke, X (tháng 9 năm 2010). “Medical management of variceal hemorrhage”. Critical care nursing clinics of North America. 22 (3): 381–93. doi:10.1016/j.ccell.2010.02.004. PMID 20691388.
  NODES
chat 1