Tiếng Việt

sửa

Cách phát âm

sửa
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
laːj˧˧laːj˧˥laːj˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
laːj˧˥laːj˧˥˧

Chữ Nôm

sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự

sửa

Danh từ

sửa

lai

  1. (Địa phương) Gấu.
    Lai quần.
    Lai áo.
  2. (Địa phương) Phân.
    Chiếc nhẫn vàng năm lai.
  3. Xem ly (nghĩa là “phần mười của một phân”)
    Một lai vàng.

Tính từ

sửa

lai

  1. (Dùng phụ sau danh từ) Sinh ra từ cha mẹ thuộc dân tộc khác nhau, hay được tạo ra bằng giống.
    Đứa con lai.
    Lợn lai.
    Táo lai.
  2. Pha tạp do vay mượn, bắt chước của nước ngoài một cách sống sượng, chắp vá.
    Câu văn lai Pháp.

Động từ

sửa

lai

  1. (Ít dùng) Nối thêm cho rộng, cho dài ra. Áo vai.
    Căn phòng chật được lai thêm ra.
  2. Cho giao phối con đựccon cái thuộc giống khác nhau, hoặc ghép giống cây này trên giống cây khác, hay là dùng biện pháp thụ tinh, giao phấn nhân tạo nhằm tạo ra một giống mới.
    Lai lừa với ngựa.
    Lai các giống ngô.
  3. Đèo bằng xe đạp, xe máy.
    Lai con đi học.
    Lai bằng xe đạp.
  4. (Phương tiện vận tải đường thuỷ) Đưa đi kèm theo.
    Canô lai phà cập bến.

Đồng nghĩa

sửa
cho giao phối con đực và con cái

Dịch

sửa

Tham khảo

sửa

Tiếng Khasi

sửa

Số từ

sửa

lai

  1. ba.

Tiếng Lyngngam

sửa

Từ nguyên

sửa

Từ tiếng Khasi nguyên thuỷ *laːj, cùng gốc với tiếng Khasi lai, tiếng Pnar le, tiếng War-Jaintia la. Ngoài nhóm Khasi, so sánh với tiếng Khmer បី (bəy), tiếng Việt ba.

Số từ

sửa

lai

  1. ba.

Tiếng Pháp

sửa

Cách phát âm

sửa

Danh từ

sửa
Số ít Số nhiều
lai
/lɛ/
lais
/lɛ/

lai /lɛ/

  1. (Lịch sử) Đoản thi (thời trung đại).

Tham khảo

sửa
  NODES
Done 1