Cao Ly Duệ Tông (Hangul: 고려 예종, chữ Hán: 高麗 睿宗; 11 tháng 2 năm 1079 – 15 tháng 5 năm 1122, trị vì 1105 – 1122) là quốc vương thứ 16 của Cao Ly. Ông là con trai của Cao Ly Túc TôngMinh Ý Vương hậu (Myeong–ui Wanghu). Sau khi Túc Tông qua đời, Duệ Tông kế vị phụ vương sau khi.[1] Ông có tên húy là Vương Vũ (王俁, 왕우, Wang U), tên chữ là Thế Dân (世民, 세민, Semin).

Cao Ly Duệ Tông
고려 예종
Vua Cao Ly
Tại vị1105 – 1122
Tiền nhiệmCao Ly Túc Tông
Kế nhiệmCao Ly Nhân Tông
Thông tin chung
Sinh11 tháng 2 năm 1079
Mất15 tháng 5 năm 1122
(43-44 tuổi)
An tángDụ lăng
Hậu phixem văn bản
Hậu duệCao Ly Nhân Tông
Thụy hiệu
Minh Liệt Tề Thuận Văn Hiếu Đại Vương
明烈齊順文孝大王
Thân phụCao Ly Văn Tông
Thân mẫuNhân Duệ Vương hậu
Tôn giáoPhật giáo
Cao Ly Duệ Tông
Hangul
예종
Hanja
睿宗
Romaja quốc ngữYejong
McCune–ReischauerYejong
Hán-ViệtDuệ Tông

Trong chiếu chỉ đầu tiên của mình, năm 1106, ông đã ban hành một hệ thống hành chính mới tại đất nước.[2] Ông cũng là một người ủng hộ Đạo giáo, yêu thích giáo lý hơn Phật giáo, tức tôn giáo trước đó của triều đình. Trong thời kỳ trị vì của ông, các lễ nghi triều đình Đạo giáo đã được đưa vào từ Tống; nhiều lễ nghi Đạo giáo và cơ sở của tôn giáo này bắt đầu được phát triển.

Theo các học giả Triều TiênHàn Quốc, cuộc di cư hàng loạt của những người tị nạn Bột Hải từ nhà Liêu (đời vua Liêu Thiên Tộ Đế) đến Cao Ly vẫn tiếp tục kéo dài ít nhất cho đến đầu thế kỷ 12 dưới thời trị vì của Duệ Tông.[3][4] Do dòng người tị nạn Bột Hải ồ ạt liên tục này, dân số gốc Cao Câu Ly được suy đoán là đã trở nên thống trị[5][6] so với những người đồng cấp gốc Tân La và gốc Bách Tế đã trải qua chiến tranh tàn khốc và xung đột chính trị[7][8][9] kể từ khi Hậu Tam Quốc ra đời. Dân gốc Hậu Bách Tế chỉ khá hơn một chút so với dân gốc Tân La trước khi sụp đổ vào năm 936. Khi đó, trong số ba thủ đô của Cao Ly thì Khai ThànhBình Nhưỡng ban đầu là nơi cư trú của những người định cư gốc Cao Câu Ly từ Vùng Paeseo (Bái Tây, 패서, 浿西) và Bột Hải.[10]

Mặc dù thời điểm đầu thế kỷ thứ 12 là một giai doạn tương đối yên bình tại Cao Ly, song Duệ Tông vẫn phải đối phó với các vụ xâm nhập của người Nữ Chân ở phía bắc của vương quốc. Ông khước từ những đề nghị về ngoại giao của nhà Kim, một triều đại do người Nữ Chân lập nên vào năm 1115, thay vào đó, ông cử một đội quân lớn đi đẩy lùi cuộc tấn công của Kim ở các vùng phía bắc bán đảo.[11][nguồn không đáng tin?]

Ông cũng được lịch sử biết đến với tài năng nghệ thuật. Năm 1114 Duệ Tông gửi thỉnh cầu đến hoàng đế Tống Huy Tông để xin gửi các nhạc cụ Trung Hoa đến kinh đô Khai Thành (Kaesong), để ông có thể cho tiến hành các nghi lễ Nho giáo trong triều đình Cao Ly. Tống Huy Tông dường như đã hiểu lầm yêu cầu này và đã gửi các nhạc cụ để sử dụng cho các buổi tiệc của triều đình.[12] Hai năm sau, năm 1116, Duệ Tông gửi đến Tống một thỉnh cầu khác và trong đó nhắc lại yêu cầu về các nhạc cụ nghi lễ, và Huy Tông gửi đến một món quà còn lớn hơn cả nhạc cụ (bộ dụng cụ dùng trong nhã nhạc, có đến 428 nhạc cụ), cũng như các y phụ để múa trong nghi lễ và các hướng dẫn, khởi đầu cho nền âm nhạc truyền thống nhã nhạc Triều Tiên.

Cũng có những đồ được nhà Tống ban tặng vào các năm 1114 và 1116 để có được lòng trung thành của Cao Ly trong cuộc chiến với nhà Kim của người Khiết Đan, song chiến lược này đã không thành công; Cao Ly vẫn đứng ở thế trung lập và kinh đô Khai Phong của nhà Tống đã thất thủ trước quân Kim vào năm 1127.

Duệ Tông mất năm 1105, thọ 43 tuổi, táng tại Dụ lăng (裕陵), truy thụy là Minh Liệt Tề Thuận Văn Hiếu Đại Vương (明烈齊順文孝大王). Con trai của ông kế vị, tức Cao Ly Nhân Tông.

Gia đình

sửa

Thê tử

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “예종 睿宗” (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2012.
  2. ^ “Osan AB and Songtan: Short Version of Local Area History up to 1945”. Kalaniosullivan.com. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ Jeon, Young-Joon (28 tháng 2 năm 2021). “10~12세기 고려의 渤海難民 수용과 주변국 同化政策*” [A Study on Korea's Accommodation of the Refugees from the Collapsed Kingdom of Balhae and Policy of Assimilating the Neighboring Nations in 10th~12th Centuries]. Society for Jeju Studies. 55: 27–53. doi:10.47520/jjs.2021.55.27. S2CID 233796106. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ 노태돈. “정안국(定安國)”. Encyclopedia of Korean Culture (bằng tiếng Hàn). Academy of Korean Studies. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  5. ^ “후삼국통일(後三國統一) - 한국민족문화대백과사전”. Encyclopedia of Korean Culture. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ “한성(漢城) - 한국민족문화대백과사전”. Encyclopedia of Korean Culture. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ “김헌창의 난(金憲昌─亂) - 한국민족문화대백과사전”. Encyclopedia of Korean Culture. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ “원종 애노의 난(元宗哀奴─亂) - 한국민족문화대백과사전”. Encyclopedia of Korean Culture. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ “적고적(赤袴賊) - 한국민족문화대백과사전”. Encyclopedia of Korean Culture. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ Kang, Ok-yeop. “高麗時代의 西京制度 (The Seokyeong Policy of Goryeo)” (PDF). Ewha Womans University: 100.
  11. ^ “The Northern Frontier”. Koreanhistoryproject.org. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  12. ^ “by Cho Woo-suk, JoongAng Daily, ngày 22 tháng 11 năm 2004”. Buddhapia. ngày 22 tháng 11 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa
  NODES
iOS 1
mac 1
os 2