Chỉ định giới tính (tiếng Anh: Sex assignment hoặc Biological sex), hay còn được gọi là Chỉ định giới (tiếng Anh: Gender assignment) là hình thức xác định giới tính cho trẻ em sau khi chúng được chào đời.[1] Việc xác định này có thể được thực hiện thông qua siêu âm. Trong hầu hết các ca sau sinh, bác sĩ sẽ xem xét cơ quan sinh dục của đứa bé và từ đó chỉ định giới tính cho chúng.[2]

Giới tính được chỉ định sau sinh thường đồng nhất với các bộ phận và kiểu hình của cơ thể trẻ. Số lượng trẻ sinh ra là liên giới tính - khi mà các đặc điểm giới tính của chúng bị dị tật, không rơi vào định nghĩa điển hình của giới tính nam hay nữ được phát hiện từ khi chúng mới sinh ra - đã được báo cáo rằng chỉ có 0,018% khả năng xảy ra, nhưng thường được ước lượng là khoảng 0,02% có khả năng xảy ra.[3][4][5] Số lượng các trường hợp trẻ em được sinh ra có bộ phận sinh dục bị dị tật, không rõ là nam hay nữ thường diễn ra trong khoảng 0,02% - 0,05%.[6] Những trường hợp này khiến việc chỉ định giới tính trở nên phức tạp hơn.[7] Ngoài ra, những trường hợp liên giới tính khác còn bao gồm những điển hình khác biệt của nhiễm sắc thể giới tính, tuyến sinh dụcnội tiết tố sinh dục.[3][8] Việc củng cố hình thức chỉ định giới tính thông qua quá trình can thiệp y tế mà không có sự đồng thuận của cá nhân hoặc phụ huynh trẻ em thường được coi là xâm phạm nhân quyền của những người đó.[9][10][11][12]

Hành động chỉ định giới tính thường đi kèm với mong đợi rằng bản dạng giới của đứa trẻ sẽ đồng nhất với cơ thể vật lý, giới tính được chỉ định và cách nuôi dạy.[13] Kết quả một cuộc khảo sát ở nước Mỹ vào năm 2011, trên 99.7% bản dạng giới của đứa trẻ sẽ đồng nhất với giới tính chúng được chỉ định.[14] Nếu như giới tính chúng được chỉ định không đồng nhất với bản dạng giới của mình, những cá nhân này sẽ là người chuyển giới hoặc những người không tuân theo vai trò giới (GNC).[15][16][17] Giới tính được chỉ định của những đứa trẻ liên giới tính cũng có khả năng sẽ mâu thuẫn với bản dạng giới của chúng sau này.[18]

Các thuật ngữ liên quan

sửa

Chỉ định giới tính là hình thức gán giới tính cho trẻ em sau khi chúng trào đời.[19][20] Một số các thuật ngữ có liên quan tới hình thức chỉ định giới tính bao gồm:

Được chỉ định là nam sau sinh (tiếng Anh: Assigned Male At Birth - AMAB): chỉ một người thuộc bất kể tuổi tác hay giới nào được xem là con trai sau khi ra đời. Từ đồng nghĩa: Male assigned at birth (MAAB)Designated male at birth (DMAB).[21][22]

Được chỉ định là nữ sau sinh (tiếng Anh: Assigned Female At Birth - AFAB): chỉ một người thuộc bất kể tuổi tác hay giới nào được xem là con gái sau khi ra đời. Từ đồng nghĩa: Female assigned at birth (FAAB)Designated female at birth (DFAB).[21][22]

Liên giới tính (tiếng Anh: Intersex), ở người và các loài động vật khác, mô tả sự đa dạng ở các đặc điểm giới tính của người (bao gồm các đặc điểm sinh dục sơ cấp, các đặc điểm sinh dục thứ cấp, nhiễm sắc thể giới tính, cơ quan sinh sảnnội tiết tố sinh dục) mà theo như Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc mô tả rằng "không phù hợp vào quan niệm nhị nguyên của cơ thể nam hay cơ thể nữ".[8] Những trường hợp này khiến việc chỉ định giới tính trở nên phức tạp hơn.[7][18]

Người chuyển giới (tiếng Anh: Transsexual)là những người có bản dạng giới không đồng nhất với giới tính họ được chỉ định sau sinh.[15][16][17] Thi thoảng, người chuyển giới có thể được gọi là transsexual nếu như họ mong muốn hoặc đã trải qua can thiệp y tế nhằm chuyển từ giới tính này sang giới tính khác.

Chỉ định lại giới tính (tiếng Anh: Sex reassignment): một hình thức chữa trị bao gồm các phương pháp tâm lý, y tế và ngoại khoa nhằm thay đổi các đặc điểm giới tính của một người.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Rathus SA, Nevid JS, Rathus LF (2010). Human Sexuality in a World of Diversity. Allyn & Bacon. tr. 168. ISBN 978-0205786060.
  2. ^ Reiner WG (2002). “Gender identity and sex assignment: a reappraisal for the 21st century”. Adv. Exp. Med. Biol. Advances in Experimental Medicine and Biology. 511: 175–89, discussion 189–97. doi:10.1007/978-1-4615-0621-8_11. ISBN 978-1-4613-5162-7. PMID 12575762.
  3. ^ a b Sax, Leonard (tháng 8 năm 2002). “How common is intersex? a response to Anne Fausto-Sterling”. Journal of Sex Research. 39 (3): 174–178. doi:10.1080/00224490209552139. ISSN 0022-4499. PMID 12476264. S2CID 33795209.
  4. ^ Blackless, Melanie; Charuvastra, Anthony; Derryck, Amanda; Fausto-Sterling, Anne; Lauzanne, Karl; Lee, Ellen (ngày 11 tháng 2 năm 2000). “How Sexually Dimorphic Are We? Review and Synthesis” (PDF). American Journal of Human Biology. 12 (2): 151–166. doi:10.1002/(SICI)1520-6300(200003/04)12:2<151::AID-AJHB1>3.0.CO;2-F. PMID 11534012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ “On the number of intersex people”. Intersex Human Rights Australia. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2018.
  6. ^ Witchel, Selma Feldman (2018). “Disorders of Sex Development”. Best Practice & Research. Clinical Obstetrics & Gynaecology. 48: 90–102. doi:10.1016/j.bpobgyn.2017.11.005. ISSN 1521-6934. PMC 5866176. PMID 29503125.
  7. ^ a b Mieszczak, J; Houk, CP; Lee, PA (tháng 8 năm 2009). “Assignment of the sex of rearing in the neonate with a disorder of sex development”. Curr Opin Pediatr. 21 (4): 541–7. doi:10.1097/mop.0b013e32832c6d2c. PMC 4104182. PMID 19444113.
  8. ^ a b United Nations; Office of the High Commissioner for Human Rights (2015). Free & Equal Campaign Fact Sheet: Intersex (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016.
  9. ^ UN Committee against Torture; UN Committee on the Rights of the Child; UN Committee on the Rights of People with Disabilities; UN Subcommittee on Prevention of Torture and other Cruel Inhuman or Degrading Treatment or Punishment; Juan Méndez, Special Rapporteur on torture and other cruel inhuman or degrading treatment or punishment; Dainius Pῡras, Special Rapporteur on the right of everyone to the enjoyment of the highest attainable standard of physical and mental health; Dubravka Šimonoviæ, Special Rapporteur on violence against women its causes and consequences; Marta Santos Pais, Special Representative of the UN Secretary-General on Violence against Children; African Commission on Human and Peoples' Rights; Council of Europe Commissioner for Human Rights; Inter-American Commission on Human Rights (ngày 24 tháng 10 năm 2016), “Intersex Awareness Day – Wednesday 26 October. End violence and harmful medical practices on intersex children and adults, UN and regional experts urge”, Office of the High Commissioner for Human Rights, lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2016
  10. ^ Swiss National Advisory Commission on Biomedical Ethics NEK-CNE (tháng 11 năm 2012). On the management of differences of sex development. Ethical issues relating to "intersexuality".Opinion No. 20/2012 (PDF). 2012. Berne. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  11. ^ Involuntary or coerced sterilisation of intersex people in Australia Lưu trữ 2015-09-23 tại Wayback Machine, Australian Senate Community Affairs Committee, October 2013.
  12. ^ World Health Organization (2015). Sexual health, human rights and the law. Geneva: World Health Organization. ISBN 9789241564984.
  13. ^ Cecilia Hardacker; Kelly Ducheny; Magda Houlberg (ngày 17 tháng 10 năm 2018). Transgender and Gender Nonconforming Health and Aging. Springer. tr. 3. ISBN 978-3-319-95031-0. The government, society, healthcare and school systems, and the child's parents have traditionally assumed that all children with a female sex assigned at birth will grow up to be women and all children with a male sex assigned at birth will grow up to be men. It has been assumed that people are cisgender, in other words, that people's sex assigned at birth was automatically identical to their gender identity - which is their personal felt experience of gender, of being male, female, a combination of male and female, or a unique blend of those genders. It was also assumed that gender was binary and that there are only two ways to experience gender either as a girl/woman or as a boy/man.
  14. ^ Gates, Gary J. (2011). “How many people are lesbian, gay, bisexual, and transgender?” (PDF). Williams Institute (bằng tiếng Anh). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2019.
  15. ^ a b Terry Altilio; Shirley Otis-Green (2011). Oxford Textbook of Palliative Social Work. Oxford University Press. tr. 380. ISBN 978-0199838271. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2016. Transgender is an umbrella term for people whose gender identity and/or gender expression differs from the sex they were assigned at birth (Gay and Lesbian Alliance Against Defamation [GLAAD], 2007).
  16. ^ a b Craig J. Forsyth; Heith Copes (2014). Encyclopedia of Social Deviance. Sage Publications. tr. 740. ISBN 978-1483364698. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2016. Transgender is an umbrella term for people whose gender identities, gender expressions, and/or behaviors are different from those culturally associated with the sex to which they were assigned at birth.
  17. ^ a b Marla Berg-Weger (2016). Social Work and Social Welfare: An Invitation. Routledge. tr. 229. ISBN 978-1317592020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2016. Transgender: An umbrella term that describes people whose gender identity or gender expression differs from expectations associated with the sex assigned to them at birth.
  18. ^ a b Council of Europe; Commissioner for Human Rights (tháng 4 năm 2015), Human rights and intersex people, Issue Paper, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2016
  19. ^ “Terminology | Adolescent and School Health”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). ngày 18 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ Raveenthiran, V (2017). “Neonatal Sex Assignment in Disorders of Sex Development: A Philosophical Introspection”. Journal of Neonatal Surgery. 6 (3): 58. doi:10.21699/jns.v6i3.604. ISSN 2226-0439. PMC 5593477. PMID 28920018.
  21. ^ a b Harrington, Lee (tháng 5 năm 2016). Traversing Gender: Understanding Transgender Realities. Mystic Productions Press. tr. 50, 56. ISBN 9781942733836. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  22. ^ a b Serano, Julia (tháng 10 năm 2013). Excluded: Making Feminist and Queer Movements More Inclusive. Seal Press. tr. 301. ISBN 9781580055048. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  NODES
COMMUNITY 1