Chiến tranh Kế vị Áo

Chiến tranh

Chiến tranh Kế vị Áo[1] là một cuộc chiến bắt đầu với lý do rằng Nữ vương công Áo Maria Theresia không đủ điều kiện để ngồi lên ngai vàng Habsburg của cha mình, Karl VI của Thánh chế La Mã, vì luật Salic cấm việc trao quyền thừa kế hoàng gia cho phụ nữ, mặc dù trong thực tế đây là một lý do thuận tiện đưa ra bởi Phổ và Pháp, thách thức quyền lực Habsburg.

Chiến tranh Kế vị Áo

Trận Fontenoy, tranh sơn dầu của Pierre L'Enfant.
Thời gian16 tháng 12 năm 174018 tháng 10 năm 1748
(7 năm, 10 tháng và 2 ngày)
Địa điểm
Kết quả Hoà ước Aix-la-Chapelle
  • Maria Theresa vẫn nắm ngai vàng ở Áo, Bohemia và Hungaria
  • Franz xứ Lorraine, chồng của Maria Theresa, được công nhận là Hoàng đế La Mã Thần thánh
Thay đổi
lãnh thổ
  • Phổ khẳng định sự kiểm soát Silesia.
  • Công quốc Parma, PiacenzaGuastalla nhượng lại cho Tây Ban Nha.
  • Hà Lan thuộc Áo, được Pháp trả lại cho Áo.
  • Tham chiến
    Chỉ huy và lãnh đạo

    Áo đã được sự hỗ trợ của Vương quốc AnhCộng hòa Hà Lan, những kẻ thù truyền kiếp của Pháp, cũng như Vương quốc Sardegnaxứ Sachsen. Pháp và Phổ đã liên minh với Tuyển hầu Bayern. Chiến tranh kết thúc với Hiệp ước Aix-la-Chapelle trong năm 1748. Lợi ích lâu dài nhất lịch sử quân sự và tầm quan trọng của cuộc chiến nằm trong cuộc đấu tranh của Phổ và quân chủ Habsburg đã nhượng cho họ vùng đất Silesia trù phú. Nó cũng tái lập ảnh hưởng ở miền bắc Tây Ban Nha và Ý, tiếp tục đi ngược lại một sự thống trị của Áo trên bán đảo Ý.

    Bối cảnh

    sửa

    Năm 1740, sau cái chết của cha mình, Karl VI, Nữ vương công Maria Theresia đã trở thành Nữ vương của Hungary, Croatia và Bohemia, Nữ Đại vương công ÁoNữ Công tước xứ Parma. Cha bà là một vị Hoàng đế La Mã Thần thánh, nhưng Maria Theresa không phải là một ứng cử viên cho danh hiệu này, mà một người phụ nữ không bao giờ có thể đạt đến mức đó, phương án thích hợp nhất lúc này là tấn phong chồng mình, François Étienne xứ Lorraine, lên làm Hoàng đế Franz I của Thánh chế La Mã. Các biến chứng liên quan đến một vị nữ hoàng Habsburg đã được kéo dài dự kiến, và Karl VI đã thuyết phục hầu hết các lãnh địa của nước Đức để đồng ý với các xử phạt viên thực dụng của 1713. Vấn đề đã bắt đầu khi vua Friedrich II của Phổ xâm chiếm các công quốc Silesia vào ngày 16 tháng 12 năm 1740, sử dụng các điều trong Hiệp ước Brieg năm 1537, theo đó nhà Hohenzollerns của Brandenburg đã được kế thừa công quốc Brieg như một cái cớ. Maria Theresa chỉ là một người phụ nữ, được xem là yếu, và những ứng viên khác (như Karl Albrecht xứ Bayern) đưa ra yêu cầu riêng của họ cạnh tranh với người thừa kế vương miện.

    Những cuộc chiến tranh Silesia

    sửa

    Chiến dịch Silesia lần thứ nhất (1740-1742)

    sửa

    Hoàng đế Karl VI chết cùng năm với vua Friedrich Wilhelm I.[2] Ngày 13 tháng 12 năm ấy, tân vương Phổ Friedrich II bắt đầu ra quân. Mặt khác, Friedrich II cũng gửi thư đến kinh thành Viên, đề nghị Nữ hoàng Maria Theresia nhượng xứ Silesia cho ông; đổi lại, ông và ba quân sẽ liên minh với bà, bãi bỏ yêu cầu kế vị một số công quốc, hay đưa phu quân François Étienne của bà lên ngôi Hoàng đế La Mã Thần thánh, v.v... Đến ngày 13 tháng 12 năm 1740, thấy gần như không có hồi âm, vua Phổ sẵn sàng ra quân, tiến chiếm Silesia.[3] Thay vì nhượng vùng đất này cho ông, nữ hoàng Maria Theresia quyết định chiến đấu với vua Phổ để bảo vệ Silesia - một "viên ngọc của Hoàng gia Áo".[4][5]

    Friedrich II luôn mong muốn chiếm được Silesia - một tỉnh giàu có nhất của Đế quốc Áo thời đó.[6] Vì vậy, ông quyết định chống lại "Đạo luật Thừa kế năm 1713" (theo đó Maria Theresia sẽ thừa kế toàn bộ lãnh thổ của Đế quốc Áo - Habsburg), để tạo nên "điểm hẹn của sự huy hoàng" trong cuộc đời ông.[2] Ngoài ra, ông cũng lo ngại rằng vua August III của Ba Lan, cũng là Tuyển hầu Friedrich August II xứ Sachsen, sẽ tìm cách nối lại những vùng đất nằm rời rạc của ông thông qua tỉnh Silesia. Do đó, cả thế giới đều hay tin Friedrich II quyết định sẽ thực hiện giấc mơ của mình.[7] Cụ thể, ông đã mang ngay 28.000 quân Phổ đánh vào xứ Silesia[3] vào ngày 16 tháng 12 năm 1740, lấy cớ là làm theo một hiệp ước được nhà Hohenzollernnhà Piast của xứ Brieg (Brzeg) ký kết vào năm 1537, mà hầu như không ai biết đến.

    Ngay từ ngày 6 tháng 12 năm 1740, các đại sứ ngoại quốc tại Berlin đều đã hay tin vua Phổ thân chinh ra trận mạc.[8] Vào ngày 13 tháng 12 năm 1740, vị "vua - triết gia - nhạc sĩ" mở đầu sự nghiệp của "một trong những danh tướng xuất sắc nhất mọi thời đại".[3] Sau một buổi khiêu vũ trong Hoàng cung, Friedrich II đã phát biểu trước các tướng lĩnh của mình như sau:[9]

    Diễn biến của chiến dịch

    sửa
    Những chiến thắng của quân Phổ
    sửa

    Không những thế, hay tin một số người cho rằng hành động táo bạo của Tân vương Friedrich II là liều lĩnh và gây nguy hiểm đến nước Phổ, ông thắc mắc: "Sao lại thế, ngược lại mới đúng! Chính thiên triều Áo Quốc kia mới là kẻ lâm vào cảnh nhục nhã!"[11]. Vào ngày 18 tháng 12 năm 1740, vị Tân vương trẻ tuổi xua đại quân tinh nhuệ chinh phạt vùng Hạ Silesia, và, tính toán của ông hoàn toàn chính xác: đánh tan quân Áo đồn trú tại đó, ngoại trừ ba thành trì khác, toàn bộ vùng này rơi vào tay ông vào tháng 2 năm 1741.[12] Trong những giờ phút cuối cùng của năm 1740, Friedrich II cùng một đoàn Kỵ binh và lính ném lựu đạn tiến đến cổng thành Breslau và đóng quân tại Schweidnitz. Thấy vị Quốc vương Tin Lành ấy, nhân dân Tin Lành vui vẻ mở cổng thành Breslau mà chào đón Quốc vương. Tất cả các tầng lớp nhân dân đều kính mến vị vua chiến thắng này.[11] Không những thế, Quốc vương Friedrich II cũng chinh phạt vùng Brieg,[13] sau đó ông hội kiến với một cánh quân khác vừa đánh bại quân Áo. Trong vòng sáu tuần, vị Tân vương nước Phổ ca khúc khải hoàn trở về kinh thành Berlin.[14] Vào ngày 9 tháng 1 năm 1741, Friedrich viết thư gửi Thủ tướng Chính phủ Phổ - Brandenburg là Heinrich von Podewils:[15]

    Mùa xuân năm 1741, Glogau thất thủ.[3] Friedrich lại xua 23.400 quân Phổ[16] tiến đánh quân Áo của Bá tước Neuperg người Hungary[17] trong trận Mollwitz vào ngày 10 tháng 4 năm ấy. Mở đầu trận đánh, cánh phải của Quân đội Phổ bị Kỵ binh Áo đánh đuổi khỏi bãi chiến trường. Vua Friedrich II thân chinh thống lĩnh cánh phải, và người ta khuyên ông nên rời khỏi trận chiến.[18]

    Đây là lần đầu duy nhất ông phải rời khỏi trận chiến trước khi Quân đội Phổ thật sự bị đánh bại. Sau khi ông rút lui, Bộ binh Phổ đã kháng cự nhiều đợt tấn công của Kỵ binh và Bộ binh Áo, để rồi trận Mollwitz kết thúc với chiến bại của Quân đội Áo.[18] Tướng Schwerin đã cứu Quân đội Phổ thoát khỏi tình thế nguy kịch.[19] Về sau, Quốc vương Phổ cho rằng:

    Chiến thắng Mollwitz cho thấy sự trỗi dậy của một cường quốc non trẻ. Sau trận thắng này, Quân đội Phổ chiếm lấy các vùng Britz và Neisse. Cả châu Âu trở nên bất ngờ trước sự táo bạo của vị "vua - triết gia" Friedrich II.[21] Ông đã chiếm được toàn bộ miền Hạ Silesia (phía tây bắc Silesia).[17][22]

    Bước sang năm sau (1742), Friedrich II cùng 28.000 binh sĩ và 88 khẩu thần công[23] lại đánh thắng quân Áo của Vương công Karl xứ Lorraine trong trận chiến tại Chotusitz (Czaslau),[24][25] tại Vương quốc Bohemia. Đây là một trận chiến dai dẳng và tàn khốc, có lúc Quân đội Áo tưởng như sẽ chiến thắng. Tuy nhiên, với tinh thần bất khuất và kỷ luật cao của Quân đội Phổ đã giúp họ giành thế thượng phong, để rồi giành chiến thắng oanh liệt trước đối phương.[26] Đại đế Friedrich II chiếm luôn vùng Thượng Silesia nằm ở phía đông tây tỉnh Silesia; tỉnh Silesia (ngoại trừ phần Silesia thuộc Áo) đã rơi vào tay nhà vua nước Phổ. Trong số các tù binh Áo sau trận thắng Chotusitz có viên tướng tên Pallandt, bị thương nặng, được nhà vua thường xuyên thăm hỏi. Một hôm, Tướng Pallant nói với ông:[26]

    Nghe vậy, ông hỏi Pallant có ngụ ý gì? Vị tướng ấy bèn đưa cho ông lá thư Thủ tướng Pháp - Hồng y Fleury gửi cho Nữ hoàng Maria Theresia, đề nghị ký kết một Hòa ước riêng biệt mà không nhường cho nước Phổ một quyền lợi nào cả; và ông đã đọc bức thư này. Sau chiến thắng Chotusitz, cả quân Phổ và quân Áo đều mong muốn lập lại hòa bình. Chiến thắng Chotusitz chính thức đưa chiến lược của Đại đế Friedrich II và Quân đội Phổ trở nên nổi tiếng hơn cả, chính ông đã truyền lệnh và điều quân Phổ lấn vào sườn của đối phương.[27] Giờ đây, ông là vị Bá vương của toàn bộ các đồn quân của tỉnh Silesia, và đẩy nước Áo đến bờ vực sụp đổ.[28][29] Sau đó, ông đã gửi thư cho Thủ tướng Chính phủ Phổ là Heinrich von Podewils:[15]

    Chiến dịch năm 1740

    sửa

    Chiến tranh Silesia lần thứ nhất

    sửa

    Liên minh tại Bohemia

    sửa

    Chú thích

    sửa
    1. ^ Chiến tranh Kế vị Áo[liên kết hỏng]
    2. ^ a b Eleanor L. Turk, The history of Germany, trang 57
    3. ^ a b c d W. Sanford Ramey, sách đã dẫn, trang 170, trang 234. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “W. Sanford Ramey170” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
    4. ^ Browning, 42, 44.
    5. ^ Crankshaw, 43.
    6. ^ Koch, A History of Prussia, trang 105.
    7. ^ W. F. Reddaway, "Frederick the Great and the Rise of Prussia", các trang 148-153, trang 274, trang 288, trang 336, trang 344.
    8. ^ C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 53
    9. ^ Lewis Copeland, Lawrence W. Lamm, Stephen J. McKenna, The world's great speeches, trang 69
    10. ^ Dịch theo bản tiếng Anh được lưu giữ tại Wikisource.
    11. ^ a b Thomas Campbell, Frederick the Great and His Times, Tập 2, các trang 80-81. Frederick the Great, his court and times, Tập 1, các trang 240-241. Tập 3, trang 189 về chiến thắng Zorndorf.
    12. ^ George Madison Priest, Germany Since 1740, các trang 12-13, các trang 33-34 về những sự kiện cuối đời vua Friedrich II. Trang 99 về hồi kết của 'dualism'...
    13. ^ Bernard Grun, Werner Stein, The timetables of history: a horizontal linkage of people and events, based on Werner Stein's Kulturfahrplan, Simon and Schuster, 1979, trang 340
    14. ^ The new American cyclopaedia: a popular dictionary of general knowledge, Tập 7, các trang 727-728.
    15. ^ a b Norwood Young, The Life of Frederick the Great, trang 90, các trang 122-129, các trang 139-140.
    16. ^ Chandler: The Art of Warfare in the Age of Marlborough, trang.306, Spellmount Limited
    17. ^ a b Charles C. Savage, Illustrated biography; or, Memoirs of the great and the good of all nations and all times: comprising sketches of eminent statesmen, philosophers, heroes, artists, reformers, philanthropists, mechanics, navigators, authors, poets, divines, soldiers, savans, etc, trang 272
    18. ^ a b Battle of Mollwitz, 10 tháng 4 năm 1741
    19. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: A Historical Profile, trang 91
    20. ^ Robert Michael Citino, "The German way of war: from the Thirty Years' War to the Third Reich", University Press of Kansas, 2005, trang 48
    21. ^ W. Sanford Ramey, Kings of the Battle Field, trang 171
    22. ^ Asprey, Frederick the Great: the Magnificent Enigma, trang 195-208.
    23. ^ Stenzel, Gustav Adolf Harald. Geschichte des Preussischen Staats, Hamburg, 1851.p. 182.
    24. ^ Houghton Mifflin Company, "The Houghton Mifflin dictionary of biography", trang 560
    25. ^ Anthony Livesey, "Battles of the great commanders", Tiger Books International, 1990, trang 87
    26. ^ a b Elizabeth Harriot Hudson, The Life and Times of Louisa, Queen of Prussia, Volume I, trang 110
    27. ^ John Henry Wright, A history of all nations from the earliest times: being a vniversal historical library, trang 256
    28. ^ Frederick II (also known as: Frederick the Great) King of Prussia (1712-86)
    29. ^ Sir Archibald Alison, The military life of John, Duke of Marlborough, các trang 330-350.

    Tham khảo

    sửa
    • Browning, Reed (1993), The War of the Austrian Succession, New York: St Martin's Press, ISBN 0312094833 (Bibliography: pp. 403–431)
    • Carlyle, Thomas. History of Friedrich II. of Prussia: called Frederick the Great, Volume 5, London, 1873.
    • Chandler, David. The Art of Warfare in the Age of Marlborough. Spellmount Limited, (1990): ISBN 0-946771-42-1
    • Cust, Edward. Annals of the wars of the eighteenth century, Vol.II, London, 1858.
    • Fortescue, J. W. A History of the British Army, MacMillan, London, 1899, Vol. II.
    • Baron Jomini. Treatise on grand military operations, Vol. I, New York, 1862.
    • Skrine, Francis Henry.Fontenoy and Great Britain's Share in the War of the Austrian Succession 1741–48. London, Edinburgh, 1906.
    • Smollett, Tobias. History of England, from The Revolution to the Death of George the Second, London, 1848, Vol.II.
    • Stanhope, Phillip Henry, Lord Mahon. History of England From the Peace of Utrecht to the Peace of Versailles., Boston, 1853, Vol.III.
      NODES
    Done 1
    eth 1
    orte 1
    Story 8