Deborah Kerr (/kɑːr/; tên khai sinh là Deborah Jane Kerr-Trimmer; 30.9.1921 – 16.10.2007) là nữ diễn viên kịch nghệ, điện ảnh và truyền hình người Scotland. Bà đã từng đoạt Giải BAFTA đặc biệt năm 1955, Giải Quả cầu vàng về vai Anna Leonowens trong phim The King and I, Giải Oscar danh dự năm 1993[1], 3 lần đoạt Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (1947, 1957 và 1960) và Giải Sarah Siddons về vai "Laura Reynolds" trong vở kịch Tea and Sympathy (tại Chicago, sau các diễn xuất ban đầu tại sân khấu Broadway). Ngoài ra bà đã được đề cử 6 lần cho Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, nhưng chưa đoạt giải này lần nào, một kỷ lục cho nữ diễn viên.[2]

Deborah Kerr
Kerr năm 1973, do Allan Warren chụp
SinhDeborah Jane Kerr-Trimmer
(1921-09-30)30 tháng 9 năm 1921
Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh
Mất16 tháng 10 năm 2007(2007-10-16) (86 tuổi)
Botesdale, Suffolk, Anh
Nơi an nghỉSt Mary's Church, Redgrave
Nghề nghiệpNữ diễn viên
Năm hoạt động1940–1986
Phối ngẫuAnthony Bartley (kết hôn năm 1945, ly dị năm 1959)
Peter Viertel (kết hôn năm 1960–2007)
Con cáiMelanie Jane Bartley (sinh năm 1947)
Francesca Ann Bartley (sinh năm 1951)
Giải thưởngGiải BAFTA đặc biệt năm 1955
Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất năm 1956
Giải Oscar danh dự năm 1993
3 Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (các năm 1947, 1957 và 1960)
Giải Sarah Siddons năm 1955

Ngoài phim The King and I, bà còn diễn xuất trong nhiều phim khác, trong đó có các phim nổi tiếng như An Affair to Remember, From Here to Eternity, Quo Vadis, The Innocents, Black Narcissus, Heaven Knows, Mr. Allison, The Life and Death of Colonel Blimp, Separate Tables.

Thời niên thiếu

sửa

Deborah Jane Kerr-Trimmer sinh tại Glasgow,[3][4], là con gái duy nhất của Kathleen Rose (nhũ danh Smale) và đại úy Arthur Charles Kerr-Trimmer - một cựu chiến binh thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, người bị mất một chân trong trận Somme, sau này trở thành kiến trúc sư hàng hảikỹ sư Kỹ thuật xây dựng dân dụng.[5] Kerr sống 3 năm đầu đời ở thành phố lân cận Helensburgh, nơi cha mẹ bà sống chung với ông bà của bà trong một ngôi nhà ở đường phố West King. Kerr có một em trai tên là Edmund ("Teddy"), người sau này trở thành một nhà báo. Edmund bị giết chết trong vụ tai nạn giao thông do một người lái xe hung bạo gây ra (road rage) năm 2004.[6][7]

Kerr học tại trường độc lập Northumberland House ở Henleaze, Bristol (trường này bị phá hủy năm 1937), sau đó là trường Rossholme ở Weston-super-Mare. Ban đầu Kerr học múa Ba Lê và đã từng xuất hiện trên sân khấu của nhà hát Sadler's Wells năm 1938. Sau đó bà chuyển sang học làm diễn viên dưới sự hướng dẫn của người dì Phyllis Smale, người điều hành trường kịch nghệ Hicks-Smale tại Bristol.[8][9] Bà lấy nghệ danh Deborah Kerr khi trở thành nữ diễn viên điện ảnh ("Kerr" là tên họ từ thời bà nội của ông nội bà là Arthur Kerr-Trimmer).[10]

Sự nghiệp

sửa

Sân khấu

sửa

Lần xuất hiện đầu tiên trên sân khấu của Kerr là ở Weston-super-Mare năm 1937, đóng vai "Harlequin" trong vở kịch câm Harlequin and Columbine. Sau đó bà vào trường dạy múa Ba Lê Sadler's Wells và năm 1938 bắt đầu trình diễn trong vở Prometheus của đoàn múa Ba Lê. Sau nhiều vai phụ trong các kịch của William Shakespeare tại nhà hát lộ thiên ở Regent's Park, London, bà gia nhập đoàn kịch "Oxford Playhouse" năm 1940, đóng các vai "Margaret" trong vở Dear Brutus và vai "Patty Moss" trong vở The Two Bouquets.[8]

Năm 1943, ở tuổi 21, Kerr bắt đầu diễn xuất trên sân khấu West End ở vai "Ellie Dunn" trong vở Heartbreak House (của George Bernard Shaw) tại nhà hát Cambridge, đã chiếm được sự chú ý của những người ủng hộ trung thành như Edith EvansIsabel Jeans. Nhà phê bình Beverley Baxter đã viết: "Cô ấy có một tài năng hiếm thấy, có suy nghĩ về lời thoại của mình, không chỉ đơn thuần là ghi nhớ chúng. Quá trình phát triển từ một cô gái ngây thơ lãng mạn đến một phụ nữ vỡ mộng, cứng rắn trong 3 tiếng đồng hồ thật là cảm động và có sức thuyết phục"[8]. Sau sự thành công đầu tiên ở London vào năm 1943, Kerr đi lưu diễn ở AnhScotland trong vở "Heartbreak House". Lúc gần kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai Kerr đã lưu diễn ở Hà Lan, PhápBỉ cho "Entertainments National Service Association" đóng vai "Mrs Manningham" trong vở Angel Street[11], và ở Anh (với Stewart Granger) trong vở Gaslight (của Patrick Hamilton).

Kerr xuất hiện lần đầu trên sân khấu Broadway năm 1953 trong vở Tea and Sympathy của Robert Anderson và được đề cử giải Tony. Kerr đã diễn lại vai diễn này cùng với nam diễn viên John Kerr trong cuốn phim được cải biên từ kịch này của Vincente Minnelli. Năm 1955, Kerr đã đoạt giải Sarah Siddons về vai diễn này khi lưu diễn ở Chicago. Sau Broadway, Kerr đã lưu diễn khắp nước Mỹ với vở Tea and Sympathy này. Năm 1975, Kerr trở lại Broadway, đóng vai Nancy trong vở Seascape của Edward Albee. Vở này đã đoạt Giải Pulitzer cho kịch.

Mãi 29 năm sau, Deborah Kerr mới trở lại sân khấu London, diễn xuất trong các vở kịch ngẫu nhiên, không được chú ý chẳng hạn như vở kịch tình cảm lỗi thời The Day After the Fair (1972), hài kịch Overheard (1981) của Peter Ustinov và vở The Corn is Green của Emlyn Williams[8].

 
Kerr trong phim Young Bess (1953)
 
Kerr trong phim An Affair to Remember (1957)
 
Deborah Kerr trong phim The Sundowners (1960)

Năm 1940, Kerr bắt đầu đóng một vai nhỏ trong phim Contraband của Anh, sau đó là 2 phim  – Major BarbaraLove on the Dole (đều trong năm 1941). Năm 1942 Kerr đóng cặp với Robert NewtonJames Mason trong phim Hatter's Castle, rồi đóng vai người kháng chiến Na Uy trong phim The Day Will Dawn (1942). Kerr đã thành công và được bầu là ngôi sao nữ địa phương được yêu chuộng nhất [12].

Năm 1943, Kerr đóng vai 3 nhân vật nữ (Edith Hunter / Barbara Wynne / Angela "Johnny" Cannon) trong phim The Life and Death of Colonel Blimp của Michael PowellEmeric Pressburger. Mặc dù Quân đội Anh từ chối hợp tác với các nhà sản xuất phim và Winston Churchill cho rằng cuốn phim sẽ làm hỏng nhuệ khí chiến tranh, nhưng cuốn phim The Life and Death of Colonel Blimp này đã khiến các nhà phê bình bẽ bàng khi nó chứng tỏ là một thành công nghệ thuật và thương mại[13]. Powell hy vọng là Kerr và nam diễn viên chính Roger Livesey sẽ cùng diễn xuất trong bộ phim A Canterbury Tale (1944) tiếp theo của mình, nhưng người đại diện của cô đã ký được hợp đồng với hãng MGM.

Theo tự truyện của Powell thì trong thời gian quay phim này Kerr và Powell đã yêu nhau[13]. Theo Powell, cuộc tình của mình với Kerr đã kết thúc khi cô nói rõ với anh rằng cô sẽ chấp nhận một đề nghị sang Hollywood đóng phim nếu có cơ hội[13].

Năm 1947, Kerr sang Hollywood đóng vai một nữ tu bối rối của Kerr trong phim Black Narcissus năm 1947 đã được các nhà sản xuất ở Hollywood chú ý. Phim này là một thành công ở Mỹ cũng như Anh và Kerr đã giành được Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên xuất sắc nhất. Các chủ rạp chiếu phim ở Anh đã bình chọn cô là ngôi sao địa phương được yêu thích thứ 8 tại các phòng vé[14]. Ở Hollywood, Kerr đã nói rõ rằng tên họ của mình phải được phát âm giống như "car". Để tránh sự nhầm lẫn, Louis B. Mayer của hãng MGM đã mô tả tên bà là "Kerr vần với Star!"[15]. Giọng nói và phong cách Anh của Kerr đã đưa bà tới thành công trong các vai miêu tả những phụ nữ tao nhã, kín đáo và đặc thù Anh.

Năm 1950 kerr đóng vai chính trong bộ phim phiêu lưu King Solomon's Mines cùng với Stewart GrangerRichard Carlson quay tại một nơi ở châu Phi. Ngay sau đó Kerr xuất hiện trong phim sử thi tôn giáo Quo Vadis ? quay tại CinecittàRome, trong đó cô đóng vai "Lygia", một Kitô hữu bất khuất ở thế kỷ thứ nhất. Sau đó Kerr đóng vai "công chúa Flavia" trong một phiên bản làm lại của phim The Prisoner of Zenda (1952). Năm 1953, Kerr đóng vai "Portia" trong phim Julius Caesar của Joseph Mankiewicz[8] Sau đó Kerr đóng vai "Karen Holmes" trong phim From Here to Eternity (1953) của Fred Zinnemann; phim này đã mang lại cho bà một đề cử cho Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Viện phim Mỹ thừa nhận tình trạng mang tính biểu tượng của một cảnh trên bộ phim mà trong đó cô và Burt Lancaster nô đùa bất hợp pháp và say đắm giữa các làn sóng vỗ ầm ầm trên bãi biển Hawaii. Viện này xếp phim này đứng hạng 20 trong Danh sách 100 phim tình cảm của Viện phim Mỹ.

Kerr đã nổi tiếng ở Hollywood là một nữ diễn viên linh hoạt, đa tài[15][16]. Kerr đóng vai người vợ bị nén tình cảm trong phim The End of the Affair (1955), với Van Johnson; vai nữ tu trong phim Heaven Knows, Mr. Allison (1957) đóng cặp với người bạn lâu năm Robert Mitchum; vai cô con gái của mẹ trong phim Separate Tables (1956) đóng cặp với David Niven; và vai nữ gia sư trong 2 phim The Chalk GardenThe Innocents (1961). Kerr cũng đóng vai người vợ của người Úc chăn cừu phàm tục trong phim The Sundowners và vai người phụ nữ đẹp, dâm đãng và quyến rũ trong cả hai phim Beloved InfidelBonjour Tristesse. Kerr cũng đóng hai phim hài: The Grass Is GreenerMarriage on the Rocks.

Năm 1967, ở tuổi 46, Kerr diễn xuất trong phim Casino Royale, trở thành một "Bond Girl" lớn tuổi nhất trong phim James Bond từ trước tới thời điểm đó. Năm 1969, áp lực cạnh tranh từ các nữ diễn viên trẻ khiến Kerr đồng ý xuất hiện khỏa thân trong phim The Gypsy Moths của John Frankenheimer, cảnh khỏa thân duy nhất trong sự nghiệp của mình. Cuối thập niên 1960, Kerr đã từ bỏ điện ảnh, trở về với sân khấu và truyền hình[10].

Truyền hình

sửa

Đầu thập niên 1980 đóng vai nữ y tá trong phim truyền hình Witness for the Prosecution (1982) của đạo diễn Alan Gibson, một phiên bản làm lại từ phim Witness for the Prosecution năm 1957. Sau đó, Kerr lại diễn chung với Robert Mitchum trong phim truyền hình Reunion at Fairborough. Kerr cũng đóng vai bà già Emma Harte trong phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết A Woman of Substance của Barbara Taylor Bradford. Vai diễn này đã mang lại cho Kerr một đề cử cho Giải Emmy.

Đời tư

sửa

Ngày 29.11.1945 Kerr kết hôn với Anthony Bartley, sĩ quan chỉ huy một phi đội trong Không quân Hoàng gia Anh. Họ có hai người con gái: Melanie Jane (sinh ngày 27.12.1947) và Francesca Ann (sinh ngày 20.12.1951). Cuộc hôn nhân này không hạnh phúc do Bartley ghen tỵ với danh tiếng và sự thành công về tài chính của vợ[10] và do việc vắng nhà thường xuyên vì nghề nghiệp của Kerr. Họ ly dị năm 1959.

Ngày 23.7.1960 Kerr tái hôn với nhà văn Peter Viertel, trở thành mẹ ghẻ của Christine Viertel. Mặc dù cư ngụ lâu ở Klosters (Thụy Sĩ) và Marbella (Tây Ban Nha), bà đã trở về Anh để được gần gũi với các con, khi sức khỏe bắt đầu bị suy yếu. Tuy nhiên ông chồng vẫn tiếp tục sống ở Marbella.

Từ trần

sửa

Kerr qua đời ngày 16.10.2007 tại Botesdale, một ngôi làng của Suffolk, Anh, vì bị bệnh Parkinson, thọ 86 tuổi[17][18][19]. Gần 3 tuần lễ sau Peter Viertel - chồng bà – cũng qua đời ngày 4.11.2007 vì bị ung thư [20]. Khi Viertel từ trần thì đạo diễn đang quay cuốn phim tài liệu Peter Viertel: Between the Lines mà ông tuyên bố sẽ bao gồm những hồi tưởng về các sự kiện liên quan đến Kerr và giải Oscar của Mỹ. Cuốn phim này cho tới năm 2010 vẫn chưa được phát hành[21].

Giải thưởng và Đề cử

sửa
 
Ngôi sao của Deborah Kerr trên Đại lộ Danh vọng Hollywood số 1709 đường phố Vine

Vinh dự khác

sửa
  • Deborah Kerr được trao tặng Order of the British Empire (Huân chương Đế quốc Anh) hạng Commander năm 1998, nhưng không thể đích thân tới nhận lãnh, vì bị bệnh[23]

Danh mục phim tham gia

sửa
Năm Tên phim Vai diễn Ghi chú
1940 Contraband Bit (scenes deleted) phát hành ở Anh
1941 Major Barbara Jenny Hill phát hành ở Anh
Love on the Dole Sally phát hành ở Anh
1942 Penn of Pennsylvania Gulielma Maria Springett Tên Mỹ: Courageous Mr. Penn
Hatter's Castle Mary Brodie
The Day Will Dawn Kari Alstad Tên Mỹ: The Avengers
A Battle for a Bottle Linda (giọng nói) phim hoạt hình ngắn
1943 The Life and Death of Colonel Blimp Edith Hunter
Barbara Wynne
Johnny Cannon
phát hành ở Anh
1945 Perfect Strangers Catherine Wilson Tên Mỹ: Vacation From Marriage
1946 I See a Dark Stranger Bridie Quilty Tên Mỹ: The Adventuress
Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên xuất sắc nhất (và Black Narcissus)
1947 Black Narcissus Sister Clodagh phát hành ở Anh
Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên xuất sắc nhất (và I See a Dark Stranger)
The Hucksters Kay Dorrance
If Winter Comes Nona Tybar
1949 Edward, My Son Evelyn Boult Đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Đề cử Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất
1950 Please Believe Me Alison Kirbe
King Solomon's Mines Elizabeth Curtis
1951 Quo Vadis Lygia
1952 The Prisoner of Zenda Princess Flavia
Thunder in the East Joan Willoughby
1953 Young Bess Catherine Parr
Julius Caesar Portia
Dream Wife Effie
From Here to Eternity Karen Holmes Đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
1955 The End of the Affair Sarah Miles Đề cử Giải BAFTA cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
1956 The Proud and Profane Lee Ashley
The King and I Anna Leonowens lồng giọng hát bởi Marni Nixon
Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất
Đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Tea and Sympathy Laura Reynolds Đề cử Giải BAFTA cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
1957 Heaven Knows, Mr. Allison Sister Angela Đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Đề cử Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất
Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên xuất sắc nhất
An Affair to Remember Terry McKay
Kiss Them for Me Gwinneth Livingston Không ghi tên (do Suzy Parker lồng tiếng trong vài cảnh)
1958 Bonjour Tristesse Anne Larsen
Separate Tables Sibyl Railton-Bell Đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Đề cử Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất
1959 The Journey Diana Ashmore
Count Your Blessings Grace Allingham
Beloved Infidel Sheilah Graham
1960 The Sundowners Ida Carmody Đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Đề cử Giải BAFTA cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên xuất sắc nhất
The Grass Is Greener Lady Hilary Rhyall
1961 The Naked Edge Martha Radcliffe Phát hành ở Anh
The Innocents Miss Giddens Phát hành ở Anh
1964 On the Trail of the Iguana Bản thân Phim quảng cáo ngắn
The Chalk Garden Miss Madrigal Đề cử Giải BAFTA cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
The Night of the Iguana Hannah Jelkes
1965 Marriage on the Rocks Valerie Edwards Phát hành ở Anh
1966 Eye of the Devil Catherine de Montfaucon Phát hành ở Anh
1967 Casino Royale Agent Mimi
Lady Fiona McTarry
1968 Prudence and the Pill Prudence Hardcastle Phát hành ở Anh
1969 The Gypsy Moths Elizabeth Brandon Phát hành ở Anh
The Arrangement Florence Anderson Phát hành ở Anh
1982 "A Song at Twilight" Carlotta Gray BBC2 Playhouse episode (TV)
Witness for the Prosecution Nurse Plimsoll
1984 A Woman of Substance Emma Harte UK TV mini-series
Đề cử Giải Emmy cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong loạt phim truy ền hình
1985 The Assam Garden Helen Phát hành ở Anh
Reunion at Farnborough Sally Wells Grant Phim truyền hình
1986 Hold the Dream Emma Harte Loạt phim truyền hình

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “British actress Kerr dies at 86”. BBC News. ngày 18 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ Mike Clark (ngày 18 tháng 10 năm 2007). “Actress Deborah Kerr dies at age 86”. USA Today. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ The Herald. “Deborah Kerr profile”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ Donald Fullarton. “Deborah Kerr and Helensburgh”. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ Filmreference.com. “Deborah Kerr biography (1921–2007)”. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2007.
  6. ^ 'Road rage' killer's appeal win”. BBC News. ngày 30 tháng 3 năm 2006.
  7. ^ “Killer's term cut”. Worcester News. ngày 5 tháng 4 năm 2006.
  8. ^ a b c d e f “Deborah Kerr profile in”. The Daily Telegraph. London. ngày 19 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007.
  9. ^ Sater, Richard (2000). “Deborah Kerr profile”. International Dictionary of Film and Filmmakers. FindArticles.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ a b c Braun, Eric. Deborah Kerr. St. Martin's Press, 1978. ISBN 0-312-18895-1.
  11. ^ tên ở Mỹ của vở Gaslight của Patrick Hamilton
  12. ^ “FILM NOTES”. The West Australian (Perth, WA: 1879 – 1954). Perth, WA: National Library of Australia. ngày 7 tháng 12 năm 1945. tr. 13. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2012.
  13. ^ a b c Powell, Michael (1986). A Life in Movies. Heinemann. ISBN 0-434-59945-X.
  14. ^ 'Bing's Lucky Number: Pa Crosby Dons 4th B.O. Crown', The Washington Post (1923–1954) [Washington, D.C] ngày 3 tháng 1 năm 1948: 12.
  15. ^ a b New York Times (ngày 19 tháng 10 năm 2007). “Deborah Kerr, Actress Known for Genteel Grace and a Sexy Beach Kiss, Dies at 86”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007.
  16. ^ "Deborah Kerr, versatile British actress, dies at 86." International Herald Tribune, ngày 18 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007
  17. ^ Clark, Mike. "Actress Deborah Kerr dies at age 86". USA Today. ngày 18 tháng 10 năm 2007.
  18. ^ "From Here to Eternity actress Kerr dies." CNN. ngày 18 tháng 10 năm 2007
  19. ^ “Actress Deborah Kerr has died”. Detroit Free Press. ngày 18 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007.
  20. ^ "Peter Viertel, writer and scriptwriter, passed away yesterday in Marbella at 86 years." Lưu trữ 2012-02-10 tại Wayback Machine La Tribuna de Marbella. (c/o — Erik E. Weems — translated and paraphrased from Spanish). ngày 6 tháng 11 năm 2007. Truy cập: ngày 19 tháng 11 năm 2007
  21. ^ “Between The Lines A film by Michael Scheingraber”. eeweems.com. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2010.
  22. ^ Festival International de Cannes. “Cannes Film Festival Tribute” (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2007.
  23. ^ Baxter, Brian (ngày 18 tháng 10 năm 2007). “Deborah Kerr” (obituary). London: Guardian Unlimited. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2010.

Sách tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  NODES
Association 1
ELIZA 2
Intern 4
mac 5
Note 1
os 27