Diệt chủng người Herero và Namaqua

Diệt chủng người Herero và Namaqua là cuộc thanh lọc sắc tộc do người Đức tiến hành tại xứ thuộc địa Tây Nam Phi thuộc Đức đầu thế kỷ 20. Phương thức diệt chủng đã thực hiện là dồn nạn nhân vào sa mạc Namib, vây chặt không cho họ thoát ra và để cho họ chết vì đói khát.

Diệt chủng người Herero và Namaqua
Một phần của Chiến tranh Herero
Tù nhân Herero và Nama bị xích trong cuộc diệt chủng
Địa điểmTây Nam Phi thuộc Đức ngày nay là Namibia
Thời điểm
1904 – 1908
Mục tiêungười Hererongười Nama
Loại hìnhThảm sát, bỏ đói, giam giữ, thí nghiệm trên người, Hành quyết thông qua lao động
Tử vong
Thủ phạmTrung tướng Lothar von TrothaLực lượng Schutztruppe Tây Nam Phi thuộc Đức
Động cơTrả thù tập thể

Ngày 12 tháng 1 năm 1904, người Herero dưới sự lãnh đạo của Samuel Maharero đã nổi dậy chống lại sự đô hộ của đế quốc Đức. Đến tháng 8, tướng Đức Lothar von Trotha đã đánh bại cuộc khởi nghĩa này trong trận Waterberg, dồn nghĩa quân và gia tộc họ vào sa mạc Omaheke, vây chặt không cho họ thoát và để họ chết vì đói khát. Tháng 10 cùng năm, đến lượt người Nama cũng nổi dậy chống lại người Đức và cũng bị khủng bố theo cách tương tự.

Năm 1985, Báo cáo Whitaker của Liên Hợp Quốc đã coi hành động diệt chủng mà Đức tiến hành tại Tây Nam Phi đối với người Heroro và Namaqua là một trong những hành động diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20,[4][5][6] xảy ra từ năm 1904 đến năm 1908.[7] Tổng cộng, có khoảng 65 nghìn người Heroro (80% toàn bộ dân số Heroro) và 10 nghìn người Namaqua (50% dân số Namaqua) đã chết trong thời gian từ 1904 đến 1907.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nuhn 1989.
  2. ^ Sarkin-Hughes 2008.
  3. ^ Theo Báo cáo Whitaker của Liên Hợp Quốc năm 1985, khoảng 65.000 người Herero (80% tổng dân số Herero) và 10.000 người Nama (50% tổng dân số Nama) đã bị giết từ năm 1904 đến 1907.
  4. ^ Kính thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, Namibia là nạn diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20”. The Guardian. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2015 .
  5. ^ Tại sao các lãnh đạo Namibia lại đưa Đức ra tòa”. The Economist. 2017-05-16. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ "Đức đối mặt với câu chuyện bị lãng quên về nạn diệt chủng khác". Tạp chí Phố Wall.
  7. ^ "Đức đồng ý trả cho Namibia 1,1 tỷ euro vì nạn diệt chủng Herero-Nama lịch sử". The Guardian. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2021.
  NODES