Ducat (/ˈdʌkət/) hay còn gọi là Ducaton, là một loại tiền tệ được đúc dưới dạng đồng xu vàng hoặc bạc. Ducat được sử dụng làm tiền tệ thương mạichâu Âu từ sau thời Trung cổ cho đến cuối thế kỷ XX. Trong suốt lịch sử của mình, những đồng ducat khác nhau có hàm lượng kim loại và sức mua khác nhau. Đồng ducat vàng của Cộng hòa Venice đã được quốc tế chấp nhận rộng rãi, như đồng hyperpyron của Đế chế Byzantine và đồng florin của Cộng hòa Florence thời Trung cổ, hoặc đồng bảng Anh và đồng đô la Mỹ hiện tại.[1]

ducat vàng của Đế quốc Áo-Hung với mặt trước là chân dung của Hoàng đế Franz-Josef, 1910

Dưới thời thống trị thương mại toàn cầu của Cộng hòa Hà Lan, các tỉnh của nó đã cho đúc các loại xu bạc và vàng với tên gọi là "ducaton", những đồng xu này đã chảy ra khắp thế giới và được tín nhiệm cao.[2]

Nguồn gốc tên gọi

sửa

Từ ducat có nguồn gốc trong tiếng Latinh Trung Cổ ducalis = "liên quan đến công tước (hoặc công quốc)", và ban đầu có nghĩa là "đồng xu của công tước" hoặc "đồng tiền của công quốc".[3]

Ducat thời kỳ đầu

sửa
Ducat bạc của Roger II của Sicily
 
+IC XC RC IN ÆTRN, tượng bán thân nimbate của Chúa đối mặt, ôm Phúc âm R•R SLS, Vua Roger và, R•DX•AP, Công tước Roger (con trai của Roger) đứng đối mặt; AN R X dọc theo thân thập giá.
AG: scyphate ducalis hoặc ducatum

Lần đầu phát hành của loại tiền xu scyphate bằng hợp kim billon mang phong cách đồng trachy của Đế chế Byzantine, do vua Roger II của Sicily phát hành như một phần của Assizes của Ariano (1140). Đây là một hành động có giá trị cho cả vương quốc thời bấy giờ. Mẫu tiền đúc đầu tiên có hình Chúa Kitô[4] và dòng chữ Latinh: Sit tibi, Christe, datus, quem tu regis iste ducatus (có nghĩa là "Lạy Chúa, hãy để công quốc này, do Chúa cai trị, được hiến dâng cho Chúa") trên mặt trái.[5] Mặt còn lại là chân dung vua Roger II được mô tả theo phong cách của hoàng đế Byzantine và con trai của ông, Roger III, Công tước của Apulia được mô tả trong trang phục chiến đấu.[6] Đồng tiền lấy tên theo tên Công quốc Apulia, lãnh thổ mà Roger thời trẻ đã được cha mình ban tặng.

Doge Enrico Dandolo của Cộng hòa Venice đã giới thiệu một loại xu bạc tương tự như loại tiền đúc của Roger II. Tuy nhiên, những ducat vàng sau đó của Venice đã trở nên quan trọng đến mức cái tên ducat chỉ gắn liền với chúng và những đồng tiền bạc được gọi là grossi.[7]

Ducat vàng của Venice

sửa

Vào thế kỷ XIII, người Venice đã sở hữu những đoàn tàu buôn nhập khẩu hàng hoá từ phương Đông và bán chúng để thu về lợi nhuận lớn ở phía Bắc dãy Alps.[8] Họ dùng tiền vàng Byzantine để mua hàng, nhưng khi hoàng đế Byzantine là Mikhael VIII Palaiologos, ủng hộ một cuộc nổi dậy gọi là Kinh chiều Sicilia (Sicilian Vespers) vào năm 1282, ông đã làm mất giá của đồng tiền hyperpyron.[9] Đại hội đồng Venice đã quyết định cho đúc loại tiền riêng của mình và chấm dứt dùng tiền của Đế chế Byzantine.[10][8]

Cộng hòa FlorenceCộng hòa Genova đã giới thiệu tiền vàng của mình vào năm 1252 và florin của Florence đã trở thành đồng tiền vàng tiêu chuẩn châu Âu. Venice đã tiêu chuẩn hóa kích thước và trọng lượng của đồng ducat dựa trên đồng florin, với trọng lượng tăng nhẹ do sự khác biệt trong hệ thống cân nặng giữa 2 nhà nước. Ducat Venetian chứa 3.545 gram vàng với tỷ lệ vàng 99,47%, đây là độ tinh khiết cao nhất mà luyện kim thời trung cổ có thể tạo ra.[11]

Tham khảo

sửa
  • Cuhaj, George S. biên tập (2009). Standard Catalog of World Gold Coins 1601–Present (ấn bản thứ 6). Krause. ISBN 978-1-4402-0424-1.[liên kết hỏng]
  • Grierson, Philip (1991). The Coins of Medieval Europe (bằng tiếng Anh). Seaby. ISBN 978-1-85264-058-3.
  • Porteous, John (1969). Coins in History (bằng tiếng Anh).
  1. ^ The two concepts of money: implications for the analysis of optimal currency areas, Charles A. E. Goodhart, European Journal of Political Economy, Vol 14 (1986) page 407
  2. ^ A Companion to the Global Renaissance, G. Singh ed., page 265
  3. ^ Online Etymology Dictionary http://www.etymonline.com/index.php?search=ducat
  4. ^ Grierson 1991, tr. 12.
  5. ^ American Journal of Numismatics, Volumes 50, page 72
  6. ^ M. F. Hendy, "Michael IV and Harold Hardrada", The Numismatic Chronicle, Seventh Series, Vol. 10 (1970), p. 197.
  7. ^ Porteous 1969, tr. 84, 86.
  8. ^ a b Porteous 1969, tr. 86.
  9. ^ Grierson 1991, tr. 110.
  10. ^ Byzantine Coins, P. D. Whiting, page 232
  11. ^ The Oxford Encyclopaedia of Economic History, page 112
  NODES
Done 1
orte 3
Story 2