Giả thuyết Kurgan, còn gọi là thuyết thảo nguyên, thuyết Kurgan hay mô hình Kurgan, là giả thuyết được công nhận rộng rãi nhất ngày nay về nguồn gốc phát tích và phát triển của tiếng Ấn-Âu nguyên thủy.[1][2] Đặt tên theo từ kurgan (курга́н, một loại nấm mộ) trong tiếng Nga, giả thuyết này cho rằng tiếng Ấn-Âu nguyên thủy khả năng cao là ngôn ngữ của nền văn hóa Kurgan ở vùng thảo nguyên Hắc Hải.

Giả thuyết ban đầu được phát triển bởi Otto Schrader (1883) và Vere Gordon Childe (1926)[3][4], sau đó đến những năm 1950 thì được Marija Gimbutas hệ thống hóa, nhóm một số nền văn hóa tiền sử với nhau, trong đó có văn hóa Yamna và các tiền thân của nó. Đến những năm 2000, David Anthony lại lấy văn hóa Yamna làm trung tâm hệ quy chiếu của thuyết này.

Gimbutas định nghĩa văn hóa Kurgan bao gồm có bốn giai đoạn nối tiếp nhau, trong đó giai đoạn 1 bao gồm văn hóa Samaravăn hóa Seroglazovo thuộc thời kì đồ đồng ở khu vực Dnepr-Volga (đầu thiên niên kỉ 4 TCN). Cư dân của các nền văn hóa này có đời sống du mục, và đến đầu thiên niên kỉ 3 TCN họ đã lan tỏa ra khắp miền thảo nguyên Caspi-Hắc Hải và xuất hiện ở cả Đông Âu.[5]

Nghiên cứu di truyền học gần đây phát hiện ra rằng một nhóm cư dân mang haplogroup nhiễm sắc thể Y và có dấu hiệu di truyền rất đặc trưng đã di cư vào châu ÂuNam Á từ thảo nguyên Caspi-Hắc Hải vào khoảng thiên niên kỉ 2 và 3 TCN. Phát hiện này góp phần giải thích cho sự lan rộng của một số ngôn ngữ Ấn-Âu và phần nào bác bỏ giả thuyết Anatolia (đề xuất cho rằng tiếng Ấn-Âu nguyên thủy có nguồn gốc từ Tiểu Á thời kì đồ đá mới).[6][7][8][9][10]

Lịch sử

sửa

Tiền thân

sửa

Về vấn đề đất phát tích của người Ấn-Âu nguyên thủy, từ thế kỉ 19, các học giả Đức như Theodor Benfey (1869), Victor Hehn (1870) và Otto Schrader (1883, 1890) đã đề ra luận điểm cho rằng họ là những cư dân du mục ở thảo nguyên Caspi-Hắc Hải, còn Theodor Poesche lại đưa ra giả thuyết xuất xứ từ vùng đầm lầy Pinsk.[4][11] Karl Brugmann nghiêng về giả thuyết của Schrader nhưng cũng cho rằng giới khoa học đuơng thời chưa có đủ khả năng để đưa ra kết luận về đề tài này.[12][13] Tuy nhiên, từ sau khi công trình năm 1883 của Karl Penka bác bỏ giả thuyết về cho rằng người Ấn-Âu nguyên thủy có nguồn gốc từ bên ngoài châu Âu, giới học giả nhìn chung nghiêng về giả thuyết nguồn gốc Bắc Âu.[14]

Nhiều học giả vẫn ủng hộ giả thuyết nguồn gốc Biển Đen, trong đó có Vere Gordon Childe và Ernst Wahle.[15][16] Một trong những học trò của Wahle là Jonas Puzinas, thầy dạy của Marija Gimbutas. Về phần Gimbutas, với những bằng chứng khảo cổ từ Liên Xô và Đông Âu mà giới học giả phuơng Tây khó có thể tiếp cận, bà đã thành công khai phá một bức tranh rõ nét hơn về châu Âu tiền sử.[17][18]

Tổng quan

sửa

Trong tập 1 của cuốn The Prehistory of Eastern Europe (Đông Âu tiền sử, 1956), Gimbutas đã dựa trên việc kết hợp các bằng chứng khảo cổ học và ngôn ngữ học mà đề xuất mô hình Kurgan để xác lập vùng thảo nguyên Caspi-Hắc Hải là urheimat của người Ấn-Âu nguyên thủy nói các phuơng ngữ Ấn-Âu nguyên thủy giai đoạn muộn. Cũng theo mô hình này, đến khoảng năm 3000 TCN thì văn hóa Kurgan đã lan ra toàn miền thảo nguyên này và giai đoạn Kurgan IV chính là văn hóa Yamna.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Mallory, J. P. (1989). In search of the Indo-Europeans: language, archaeology, and myth. New York, N.Y.: Thames and Hudson. ISBN 0-500-05052-X. OCLC 20394139.
  2. ^ Trask, R. L. (2000). The dictionary of historical and comparative linguistics. Chicago: Fitzroy Dearborn. ISBN 1-57958-218-4. OCLC 44574132.
  3. ^ Renfrew, Colin (1990). Archaeology and language: the puzzle of Indo-European origins (ấn bản thứ 1). New York: Cambridge University Press. ISBN 0-521-38675-6. OCLC 22606036.
  4. ^ a b Koerner, E. F. K. (ngày 4 tháng 8 năm 2008). Proceedings of the Eighteenth Annual Indo-European Conference, Los Angeles, November 3–4, 2006. Ed. by Karlene Jones-Bley, Martin E. Huld & Angela Della Volpe”. Historiographia Linguistica. 35 (3): 465–467. doi:10.1075/hl.35.3.15koe. ISSN 0302-5160.
  5. ^ Gimbutas, Marija (ngày 31 tháng 12 năm 1970), “Proto-Indo-European Culture: The Kurgan Culture during the Fifth, Fourth, and Third Millennia B.C.”, Indo-European and Indo-Europeans, University of Pennsylvania Press, tr. 155–198, ISBN 978-1-5128-0120-0, truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022
  6. ^ Haak, Wolfgang; Lazaridis, Iosif; Patterson, Nick; Rohland, Nadin; Mallick, Swapan; Llamas, Bastien; Brandt, Guido; Nordenfelt, Susanne; Harney, Eadaoin (ngày 2 tháng 3 năm 2015). “Massive migration from the steppe was a source for Indo-European languages in Europe”. Nature. 522 (7555): 207–211. doi:10.1038/nature14317. ISSN 0028-0836.
  7. ^ Allentoft, Morten E.; Sikora, Martin; Sjögren, Karl-Göran; Rasmussen, Simon; Rasmussen, Morten; Stenderup, Jesper; Damgaard, Peter B.; Schroeder, Hannes; Ahlström, Torbjörn (ngày 11 tháng 6 năm 2015). “Population genomics of Bronze Age Eurasia”. Nature (bằng tiếng Anh). 522 (7555): 167–172. doi:10.1038/nature14507. ISSN 0028-0836.
  8. ^ Mathieson, Iain; Lazaridis, Iosif; Rohland, Nadin; Mallick, Swapan; Patterson, Nick; Roodenberg, Songül Alpaslan; Harney, Eadaoin; Stewardson, Kristin; Fernandes, Daniel (tháng 12 năm 2015). “Genome-wide patterns of selection in 230 ancient Eurasians”. Nature (bằng tiếng Anh). 528 (7583): 499–503. doi:10.1038/nature16152. ISSN 1476-4687. PMC 4918750. PMID 26595274.
  9. ^ Narasimhan, Vagheesh M.; Patterson, Nick; Moorjani, Priya; Rohland, Nadin; Bernardos, Rebecca; Mallick, Swapan; Lazaridis, Iosif; Nakatsuka, Nathan; Olalde, Iñigo (ngày 6 tháng 9 năm 2019). “The formation of human populations in South and Central Asia”. Science (bằng tiếng Anh). 365 (6457): eaat7487. doi:10.1126/science.aat7487. ISSN 0036-8075. PMC 6822619. PMID 31488661.
  10. ^ Shinde, Vasant; Narasimhan, Vagheesh M.; Rohland, Nadin; Mallick, Swapan; Mah, Matthew; Lipson, Mark; Nakatsuka, Nathan; Adamski, Nicole; Broomandkhoshbacht, Nasreen (tháng 10 năm 2019). “An Ancient Harappan Genome Lacks Ancestry from Steppe Pastoralists or Iranian Farmers”. Cell (bằng tiếng Anh). 179 (3): 729–735.e10. doi:10.1016/j.cell.2019.08.048. PMC 6800651. PMID 31495572.
  11. ^ A linguistic map of prehistoric Northern Europe. Riho Grünthal, Petri Kallio. Helsinki. 2012. ISBN 978-952-5667-42-4. OCLC 852996886.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  12. ^ Brugmann, Karl (1886). Grundriss der vergleichenden Grammatik der indogermanischen Sprachen. 1.1. Strassburg. tr. 2.
  13. ^ Brugmann, Karl (1902). Kurze vergleichende Grammatik der indogermanischen Sprachen. 1. Strassburg. tr. 22–23.
  14. ^ Penka, Karl (1883). Origines Ariacae: Linguistisch-ethnologische Untersuchungen zur ältesten Geschichte der arischen Völker und Sprachen. Vienna: Taschen. tr. 68.
  15. ^ Childe, V. Gordon (1996). The Aryans : a study of Indo-European origins. London. ISBN 978-1-136-19303-3. OCLC 862745727.
  16. ^ Wahle, Ernst (1932). Deutsche Vorzeit. Leipzig.
  17. ^ “Marija Gimbutas - The Balts: Chapter 2”. web.archive.org. 30 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  18. ^ Anthony, David W. (2007). The horse, the wheel, and language: how Bronze-Age riders from the Eurasian steppes shaped the modern world. Princeton, N.J. ISBN 978-1-4008-3110-4. OCLC 496275617.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  NODES
iOS 3
languages 1
os 7
web 1