Hệ thống vũ khí đánh gần

Hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần và cực gần dùng để đánh chặn các mối đe dọa áp sát

Hệ thống vũ khí đánh gần (tiếng Anh: Close-in weapon systemCIWS /ˈswɪz/ SEE-wiz)[1] là hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần (phòng thủ điểm) thường được trang bị trên tàu của lực lượng hải quân, có chức năng phát hiện và tiêu diệt các mối đe dọa như những loại vũ khí có điều khiển (đặc biệt là tên lửa chống hạm), máy bay cánh cố định, máy bay cánh quay, tàu thủy hoặc các phương tiện có lượng choán nước nhỏ khác, các mục tiêu ven biển và thủy lôi đã lọt qua được các hệ thống phòng thủ bên ngoài. Gần như tất cả các lớp tàu chiến hiện đại cỡ lớn đều được trang bị một số hệ thống CIWS.

AK-630 – hệ thống vũ khí đánh gần đầu tiên trên thế giới do Liên Xô phát triển

Có hai loại hệ thống CIWS: hệ thống CIWS dựa trên pháo và hệ thống CIWS dựa trên tên lửa. Các hệ thống CIWS dựa trên pháo thường bao gồm sự kết hợp của radar, máy tính và pháo nòng xoay bắn nhanh đa nòng (hoặc pháo ổ xoay) được đặt trên một tháp pháo xoay, có khả năng nhắm bắn tự động. Các hệ thống CIWS dựa trên tên lửa thường sử dụng tia hồng ngoại, radar thụ động/ESM hoặc dẫn đường đầu cuối bằng radar bán chủ động để dẫn huớng tên lửa nhắm mục tiêu đến máy bay địch hoặc các mối đe dọa khác. Trong một số trường hợp, các hệ thống CIWS cũng được sử dụng trên đất liền để bảo vệ các căn cứ quân sự, có khả năng bảo vệ trước những cuộc tấn công bằng rocket, đạn pháođạn cối.

Hệ thống CIWS dựa trên pháo

sửa
 
Phalanx CIWSBofors 40 mm L70 trên khinh hạm Di Hua (PFG-1206) của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc

Hệ thống CIWS dựa trên pháo thường bao gồm sự kết hợp của radar, máy tính và pháo nòng xoay bắn nhanh đa nòng (hoặc pháo ổ xoay) được đặt trên một tháp pháo xoay, có khả năng nhắm bắn tự động. Các hệ thống CIWS dựa trên pháo đang hoạt động là:

Hạn chế của hệ thống CIWS dựa trên pháo

sửa
  • Tầm bắn hiệu quả ngắn: tầm bắn hiệu quả tối đa của hệ thống pháo chỉ rơi vào khoảng 5.000 m (16.000 ft), các hệ thống pháo có cỡ nòng nhỏ hơn thậm chí còn có tầm bắn ngắn hơn. Trong chiến đấu thực tế, khoảng cách tiêu diệt một tên lửa chống hạm đang bay tới là khoảng 500 m (1.600 ft) hoặc ngắn hơn,[4] vẫn đủ gần để gây ra thiệt hại cho các bộ cảm biến hoặc thiết bị liên lạc của tàu, giết chết hoặc làm bị thương thủy thủ đoàn gần đó. Do đó, một số hệ thống CIWS như Kashtan CIWSPantsir-M của Nga được tăng cường bằng cách trang bị thêm các tên lửa đất đối không tầm ngắn trên cùng một tháp pháo để tăng tính linh hoạt trong tác chiến.
  • Xác suất tiêu diệt thấp: ngay cả khi tên lửa đã trúng đạn và bị hư hại, điều này có thể không đủ để tiêu diệt nó hoàn toàn hoặc làm thay đổi hướng đi của nó. Ngay cả trong trường hợp bị trúng đích trực tiếp, phần còn lại của tên lửa hoặc những mảnh vỡ từ vụ nổ khi đánh chặn nếu xảy ra ở cự ly quá gần cũng sẽ tạo ra một cơn mưa kim loại găm vào bề mặt thân tàu cũng như cấu trúc thượng tầng. Với vận tốc cực lớn, những mảnh vỡ này có thể xuyên thủng lớp vỏ tàu, sát thương thủy thủ đoàn ở bên trong hay tệ hơn là phá hủy các thiết bị điện tử.[5]

So sánh giữa một số hệ thống CIWS hiện tại

sửa
  DARDO[6]   Goalkeeper CIWS   AK-630[7]   Millennium[8]   Phalanx CIWS[9]   Type 730 CIWS[10]
Hình ảnh            
Khối lượng 5.500 kg (12.100 lb) 9.902 kg (21.830 lb) 9.114 kg (20.093 lb) 3.300 kg (7.300 lb) 6.200 kg (13.700 lb) 9.800 kg (21.600 lb)
Vũ khí Pháo tự động 2 nòng 40 mm (1,6 in) Bofors 40 mm L/70 Pháo nòng xoay 7 nòng 30 mm (1,2 in) GAU-8/A Avenger Pháo nòng xoay 6 nòng 30 mm (1,2 in) AO-18 Pháo ổ xoay 1 nòng 35 mm (1,4 in) Oerlikon Millennium 35 mm Naval Revolver Gun System Pháo nòng xoay 6 nòng 20 mm (0,79 in) M61 Vulcan Pháo nòng xoay 7 nòng 30 mm (1,2 in) H/PJ-11 hoặc H/PJ-12
Tốc độ bắn 600 – 900 phát/phút 4.200 phát/phút 5.000 phát/phút 200 – 1.000 phát/phút 4.500 phát/phút 4.200 phát/phút
Tầm bắn hiệu quả 4.000 m (13.000 ft) 2.000 m (6.600 ft) 4.000 m (13.000 ft) 3.500 m (11.500 ft) 2.000 m (6.600 ft) 2.000 m (6.600 ft)
Cơ số đạn 736 viên 1.190 viên 2.000 viên 252 viên 1.550 viên 640 – 1.000 viên (tùy thuộc vào phiên bản)
Sơ tốc đầu nòng 1.000 m/s (3.300 ft/s) 1.109 m/s (3.640 ft/s) 900 m/s (3.000 ft/s) 1.050–1.175 m/s (3.440–3.850 ft/s) 1.100 m/s (3.600 ft/s) 1.100 m/s (3.600 ft/s)
Góc nâng −13° đến +85° −25° đến +85° −12° đến +88° −15° đến +85° −25° đến +85° −25° đến +85°
Tốc độ nâng 60°/giây 80°/giây 50°/giây 70°/giây 115°/giây 80°/giây
Xoay ngang 360° 360° 360° 360° 360° 360°
Tốc độ xoay 90°/giây 95°/giây 70°/giây 120°/giây 115°/giây 95°/giây
Năm phục vụ ? 1980 1976 2003 1980 2007

Hệ thống CIWS dựa trên tên lửa

sửa

Hệ thống CIWS dựa trên tên lửa thường sử dụng tia hồng ngoại, radar thụ động/ESM hoặc dẫn đường đầu cuối bằng radar bán chủ động để dẫn huớng tên lửa. Các hệ thống CIWS dựa trên tên lửa đang hoạt động là:

Hệ thống CIWS trên đất liền

sửa

Hệ thống CIWS cũng được sử dụng trên đất liền để bảo vệ các căn cứ quân sự dưới dạng C-RAM.[11] Ở quy mô nhỏ hơn, hệ thống phòng vệ chủ động được sử dụng trên một số xe tăng (để chống lại rocket-propelled grenade (RPG)) và một số loại đang được phát triển. Hệ thống Drozd được triển khai trên xe tăng của Hải quân Đánh bộ Liên Xô vào đầu thập niên 1980, nhưng sau đó đã được thay thế bằng giáp phản ứng nổ. Các hệ thống khác hiện có hoặc đang được phát triển là Arena (Nga), Trophy (Israel), Quick Kill (Hoa Kỳ) và LEDS-150 (Nam Phi – Thụy Điển).

Hệ thống CIWS dựa trên laser

sửa

Hệ thống CIWS dựa trên laser đã và đang được nghiên cứu. Tháng 8 năm 2014, một nguyên mẫu đã được triển khai tới Vịnh Ba Tư hoạt động trên tàu USS Ponce.[12] Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Bilimsel ve Teknolojik Araştırma Kurumu, TÜBİTAK) là tổ chức thứ hai sau Hoa Kỳ đã phát triển và thử nghiệm nguyên mẫu hệ thống High Power Laser CIWS, dự định sẽ sử dụng trên tàu khu trục lớp TF2000 và các hệ thống hàng không của Thổ Nhĩ Kỳ.[13][14][15]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Friedman, Norman (1991). The Naval Institute guide to world naval weapons systems, 1991/92. Annapolis, MD: Naval Institute Press. ISBN 0870212885. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2017.
  2. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2008.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  3. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  4. ^ Wachsberger, Christian; Lucas, Michael; Krstic, Alexander (tháng 6 năm 2004), Limitations of Guns as a Defence against Manoeuvring Air Weapons (PDF), DSTO Systems Sciences Laboratory, tr. 36, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2012, truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012
  5. ^ Discovery Channel Discovery Channel Science Top 10 Weapon: Fire Power
  6. ^ Tony DiGiulian. “Italy 40 mm/70 (1.57") Breda”. Navweaps.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2013.
  7. ^ “267 AK-630 Gatling gun close in weapon system”, Navy, Indian military, Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2012, truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ Rheinmetall Oerlikon Millennium
  9. ^ Dan Petty. “The US Navy – Fact File”. Navy.mil. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2013.
  10. ^ 偶军航母上的蜂窝制造者是国产11管近防炮,射速可达每分钟1万发......偶早在2009年就知道鸟 - 飞扬军事 - 信息资讯 - 军事主题 - 骑鲸蹈海. 兄弟 (bằng tiếng Trung). Ngày 18 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2017.
  11. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  12. ^ U.S. Navy Deploys Its First Laser Weapon in the Persian Gulf Lưu trữ 2014-11-29 tại Wayback Machine - Bloomberg.com, ngày 14 tháng 11 năm 2014
  13. ^ Insinna, Valerie (ngày 14 tháng 2 năm 2015). “turkey-laser-weapon-indigenous-tubitak-test”. Defensenews.com. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016.
  14. ^ “Turkey creates laser weapon”. Times.am. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016.
  15. ^ “Turkey aims to second US in using laser as military weapon | General | Worldbulletin News”. Worldbulletin.net. Ngày 19 tháng 1 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016.
  NODES
mac 1
os 4