Haguro (tàu tuần dương Nhật)

Haguro (tiếng Nhật:羽黒) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc cuối cùng trong lớp Myōkō bao gồm bốn chiếc; những chiếc còn lại trong lớp này là Myōkō, NachiAshigara. Tên của nó được đặt theo ngọn núi Haguro tại tỉnh Yamagata. Haguro đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và bị đánh chìm tại eo biển Malacca ngày 16 tháng 6 năm 1945.

Tàu tuần dương Haguro
Lịch sử
Nhật Bản
Đặt tên theo núi Haguro, tỉnh Yamagata
Đặt hàng 1924
Xưởng đóng tàu Xưởng đóng tàu Mitsubishi, Nagasaki
Đặt lườn 16 tháng 3 năm 1925
Hạ thủy 24 tháng 3 năm 1928
Hoạt động 25 tháng 4 năm 1929
Xóa đăng bạ 20 tháng 6 năm 1945
Số phận Bị đánh chìm tại eo biển Malacca ngày 16 tháng 6 năm 1945
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Myōkō
Trọng tải choán nước 13.300 tấn
Chiều dài 201,7 m (661 ft 9 in)
Sườn ngang 20,73 m (68 ft 1 in)
Mớn nước 6,32 m (20 ft 9 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × Turbine hộp số
  • 12 × nồi hơi Kampon
  • 4 × trục
  • công suất 130.000 mã lực (97 MW)
Tốc độ 66,7 km/h (36 knot)
Tầm xa
  • 14.800 km ở tốc độ 26 km/h
  • (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn 773
Vũ khí
  • 10 × pháo 200 mm (7,9 inch) (5×2)
  • 6 × pháo 120 mm (4,7 inch) (6×1) (8 × từ năm 1935)
  • 2 × súng máy 13 mm
  • 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (4×3) [1]
Bọc giáp
  • đai giáp: 100 mm (4 inch)
  • sàn tàu: 37 mm (1,5 inch)
  • tháp pháo: 25 mm (1 inch)
  • tháp súng: 75 mm (3 inch)
Máy bay mang theo 2 × máy bay
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng

Thiết kế và chế tạo

sửa

Những con tàu trong lớp này có trọng lượng rẽ nước 13.300 tấn, dài 204 m và có thể di chuyển với tốc độ tối đa đến 36 knot (67 km/h). Chúng mang được hai thủy phi cơ và dàn pháo chính bao gồm mười khẩu 203mm (8 inch), hỏa lực mạnh nhất vào thời đó đối với mọi tàu tuần dương trên thế giới.

Haguro được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Mitsubishi tại Nagasaki vào ngày 16 tháng 3 năm 1925, được hạ thủy và đặt tên vào ngày 24 tháng 3 năm 1928, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 25 tháng 4 năm 1929.

Lịch sử hoạt động

sửa

Khởi đầu Thế Chiến II, Haguro có mặt tại Đông Ấn thuộc Hà Lan nơi nó đối đầu cùng tàu chiến đối phương ngoài khơi Makassar ngày 8 tháng 2 năm 1942. Nó đóng một vai trò quan trọng trong Trận chiến biển Java vào ngày 27 tháng 2, và đã góp phần vào việc đánh chìm tàu tuần dương Anh HMS Exetertàu khu trục HMS Encounter vào ngày 1 tháng 3.

Ngày 7 tháng 5 năm 1942, Haguro tham gia trận chiến biển Coral. Sau đó nó di chuyển đến khu vực quần đảo Solomon nơi nó tham dự trận chiến Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8 năm 1942; hỗ trợ cho cuộc triệt thoái khỏi Guadalcanal vào cuối tháng 1 năm 1943; rồi bị hư hại nhẹ trong Trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta vào ngày 2 tháng 11 năm 1943. Ngày 19 tháng 6 năm 1944, nó sống sót sau khi trải qua trận chiến biển Philippine, và trong các ngày 23-25 tháng 10 năm 1944 nó bị hư hại nhẹ trong trận chiến vịnh Leyte.

Vào tháng 5 năm 1945, Haguro là mục tiêu của các tàu chiến Anh Quốc trong Chiến dịch Dukedom. Chi hạm đội Khu trục 26 tìm thấy nó cùng với tàu khu trục Kamikaze ngay sau nửa đêm 16 tháng 5 năm 1945 và bắt đầu tấn công. Trong trận chiến sau đó, Kamikaze chỉ bị hư hại nhẹ, nhưng Haguro trúng phải đạn pháo và ba quả ngư lôi Mark IX, bắt đầu chạy chậm dần và nghiêng 30 độ qua mạn trái. Đến 2 giờ 32 phút, Haguro bắt đầu chìm với phần đuôi chìm trước trong eo biển Malacca cách Penang 88 km (55 dặm). Kamikaze cứu được 320 người sống sót. Chín trăm người khác trong đó có Phó Đô đốc Shintarō Hashimoto và Thuyền trưởng Chuẩn Đô đốc Kaju Sugiura chìm theo con tàu. Sau này Chuẩn Đô đốc Sugiura được truy thăng lên Phó Đô đốc. Trận đánh này là hoạt động đấu pháo cuối cùng giữa các hạm tàu nổi trong lịch sử.

Haguro được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 6 năm 1945. Xác tàu đắm của nó được tìm thấy vào năm 2003, cho thấy sự phá hủy đáng kể cấu trúc thượng tầng do trận chiến cuối cùng và cũng do các trận đánh trước đó.

 
Haguro đang bị tấn công tại Rabaul ngày 2 tháng 11 năm 1943, cho thấy những hư hại sau Trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta sáng hôm đó.

Danh sách thuyền trưởng

sửa

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Lacroix, Japanese Cruisers, p. 808-809.

Sách

sửa
  • D'Albas, Andrieu (1965). Death of a Navy: Japanese Naval Action in World War II. Devin-Adair Pub. ISBN 0-8159-5302-X.
  • Dull, Paul S. (1978). A Battle History of the Imperial Japanese Navy, 1941-1945. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-097-1.
  • Lacroix, Eric (1997). Japanese Cruisers of the Pacific War. Linton Wells. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-311-3.

Liên kết ngoài

sửa
  NODES