Hoàng Phi Hồng
Hoàng Phi Hồng (19 tháng 8 năm 1847 – 17 tháng 4 năm 1925) là một võ sư, nhà cách mạng người Trung Quốc, và là nhân vật trong nhiều bộ phim mang tên ông. Hoàng Phi Hồng còn là một thầy thuốc với hiệu thuốc Bảo Chi Lâm.
Hoàng Phi Hồng | |||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Ngày sinh Nơi sinh | Nam Hải, Phật Sơn, Quảng Đông, Đại Thanh | 19 tháng 8 năm 1847||||||||||||||||||||
Ngày mất | 17 tháng 4 năm 1925 Bệnh viện Phương Tiện, Quảng Châu, Quảng Đông | (77 tuổi)||||||||||||||||||||
Võ thuật | Công phu Hồng Gia quyền | ||||||||||||||||||||
Thầy | Hoàng Kỳ Anh (cha) | ||||||||||||||||||||
Hạng | Danh sư võ thuật | ||||||||||||||||||||
Nghề nghiệp | Võ sư, thầy thuốc, nhà cách mạng | ||||||||||||||||||||
Cha mẹ | Hoàng Kỳ Anh (cha) | ||||||||||||||||||||
Vợ/Chồng | La thị (羅氏; được cưới vào năm 1871) Mã thị (馬氏; được cưới vào năm 1896) Sầm thị (岑氏; được cưới vào năm 1902) Mạc Quế Lan (莫桂蘭; được cưới vào năm 1915) | ||||||||||||||||||||
Học trò nổi danh | Lương Khoan Lâm Thế Vinh Đặng Phương Lăng Vân Giai | ||||||||||||||||||||
Website | http://www.wongfeihung.com/ | ||||||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||||||
Phồn thể | 黃飛鴻 | ||||||||||||||||||||
Giản thể | 黄飞鸿 | ||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||
Hoàng Tích Tường (tên khai sinh) | |||||||||||||||||||||
Phồn thể | 黃錫祥 | ||||||||||||||||||||
Giản thể | 黄锡祥 | ||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||
Đạt Vân (tên chữ) | |||||||||||||||||||||
Phồn thể | 達雲 | ||||||||||||||||||||
Giản thể | 达云 | ||||||||||||||||||||
|
Nguồn gốc tên
sửaBan đầu tên gốc của ông là Tích Tường (锡祥; 錫祥; Xīxiáng; Hsi-hsiang; Sek3-coeng4) trước khi đổi sang tên Phi Hồng. Tên chữ của ông là Đạt Vân (达云; 達雲; Dáyún; Ta-yun; Daat6-wan4).[1]
Tiểu sử
sửaHoàng Phi Hồng sinh tại trấn Phật Sơn (nay là một phần của phường Tổ Miếu, quận Thiền Thành, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông). Có hai phiên bản về ngày sinh của ông. Một phiên bản được cho là ngày 19 tháng 8 năm 1847 (tức ngày 9 tháng Bảy năm Đạo Quang thứ 27),[2][3] và phiên bản còn lại là ngày 9 tháng 8 năm 1856 (tức ngày 9 tháng Bảy năm Hàm Phong thứ 6).[4][5] Nhà thờ tổ của gia đình ông nằm tại làng Lộc Đan, núi Tây Tiều, thuộc phủ Nam Hải, tỉnh Quảng Đông (nay là thị trấn Tây Tiều, quận Nam Hải, thành phố Phật Sơn).[1] Cha ông Hoàng Kỳ Anh nổi danh là một trong Quảng Đông thập hổ, truyền nhân đời thứ tư của Hồng gia quyền.
Khi lên 5 tuổi, Hoàng Phi Hồng được cha là Hoàng Kỳ Anh truyền dạy môn Hồng gia quyền. Ông thường theo cha trong những chuyến đi từ Phật Sơn đến Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông để biểu diễn võ thuật và bán thuốc rong trên đường.
Năm 13 tuổi, ông chạm trán với Lâm Phúc Thành (林福成), học trò của "Thiết Kiều Tam" Lương Khôn trên đường Đậu Xì, Phật Sơn. Sau đó, họ Lâm đã dạy ông những thế võ quan trọng của môn Thiết Tuyến quyền.[1] Sau đó, ông học Vô Ảnh cước từ Tống Huy Thang (宋輝鏜).
Trong thời gian này, Hoàng Phi Hồng đã học thêm nhiều danh sư các môn võ khác nhau, do đó tài nghệ của ông còn hơn cả cha mình. Đương thời có người lớn thách đấu, Hoàng Phi Hồng đã sử dụng côn pháp để chiến thắng, nhờ thế nổi tiếng khắp nơi. Tuyệt chiêu của Hoàng Phi Hồng bao gồm Hổ Hạc Song Hình quyền, Thiết Tuyến quyền, Cung Tự Phục Hổ quyền, Vô Ảnh cước, Tử Mẫu đao, Đơn song hổ trảo, Tứ Lượng Tiêu Long côn, Song phi đà, La Hán bào.
Ngoài tinh thần cầu tiến, ham học hỏi cùng tư chất võ học hơn người, Hoàng Phi Hồng còn học võ của bà vợ cả là một danh thủ thuộc một môn phái khác.
Sự nghiệp
sửaHoàng Phi Hồng mở hiệu thuốc Bảo Chi Lâm ở đường Nhân An, chuyên bán thảo dược trị thương. Mặc dù là võ sư dân gian nhưng cuộc đời Hoàng Phi Hồng vẫn gắn liền với lịch sử Trung Quốc. Năm 1886, danh tướng Lưu Vĩnh Phúc được triều đình điều động về Phúc Kiến làm tổng binh, liền mời Hoàng Phi Hồng làm trưởng ban huấn luyện quân dưới trướng ông ta.
Năm 1895, khi Chiến tranh Trung-Nhật nổ ra, Hoàng Phi Hồng theo Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan. Sau đó, quân nhà Thanh đại bại, triều đình cắt Đài Loan cho Nhật, quân dân trên đảo nổi dậy khởi nghĩa và phong Hoàng Phi Hồng lên làm "Điện Tiền Tướng Quân".
Hoàng Phi Hồng từng đến Hồng Kông để gặp lại môn đồ Lục Chính Cương và được Lục mời đến võ đường của ông ta tham quan. Thời gian ở đây, do bất bình trước cảnh một người cô thế bị uy hiếp, Hoàng Phi Hồng ra tay can ngăn và bị một đám đông có vũ khí bao vây. Một mình đánh bại cả chục người, Hoàng Phi Hồng trở thành vị anh hùng của những người bị áp bức. Bị triều đình truy nã, Hoàng Phi Hồng phải chạy trốn. Về sau Lục Chính Cương tìm đến nơi trú ẩn của Hoàng Phi Hồng, kể lại chuyện người phương Tây dẫn chó béc-giê đến khiêu chiến, tấn công nhiều nhà sư. Hoàng Phi Hồng nghe xong nổi giận, lập tức đến Hương Giang bẻ gãy xương sống con chó hung dữ ấy. Ngày hôm sau báo chí Hồng Kông chạy tên bài đỏ về tin này và gọi đó là "chí khí người Trung Quốc".
Trở về Quảng Đông, Hoàng Phi Hồng mở thêm một nhà thuốc nữa ở Phật Sơn, trở thành một trong 4 vị đệ nhất danh y Quảng Đông bấy giờ. Thời gian này ông gặp người vợ thứ 4. Đây cũng là lúc ông sống sung túc nhất. Về chuyện tình cảm, ta thường thấy bên cạnh Hoàng Phi Hồng (trong các phim) là dì Mười Ba.
Năm 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Lưu Vĩnh Phúc mời Hoàng Phi Hồng làm "giáo luyện dân đoàn tỉnh Quảng Đông".
Đời tư
sửaSự thật Hoàng Phi Hồng có bốn người vợ, người vợ cả là một võ sư. Riêng chuyện gặp người vợ thứ tư đã là một giai thoại là năm đó khi bà Mạc Quế Lan 19 tuổi, một lần đi xem vía Phật có Hoàng Phi Hồng trình diễn võ thuật, không biết trời xui đất khiến thế nào mà khi múa bài Chĩa ba vũ gia, lại văng chiếc giày vào mặt Quế Lan. Cho là xúc phạm, Quế Lan liền leo lên khán đài tát vào mặt Hoàng Phi Hồng một cái, nói: "Một võ sư nổi tiếng như ông không thể phạm sai lầm như thế, đây là chiếc giày còn nếu là vũ khí thì sao". Kính phục, Hoàng Phi Hồng xin cưới nàng làm vợ.
Qua đời
sửaNgày 8 tháng 8 năm 1924 thương đoàn Quảng Đông, đoàn tự vệ vũ trang Quảng Đông tổ chức cuộc bạo loạn chống chính quyền Tôn Trung Sơn, đi đến đâu tổ chức này cũng thực hiện hành vi cướp phá. Bảo Chi Lâm cũng bị tổ chức này thiêu rụi. Vì quá tức giận, Hoàng Phi Hồng ngã bệnh một thời gian rồi qua đời ngày 17 tháng 4 năm 1925, hưởng thọ 77 tuổi. Thi thể ông được chôn tại Quảng Đông.
Hoàng Phi Hồng trên phim ảnh
sửaHoàng Phi Hồng được biết đến nhiều trong lĩnh vực điện ảnh, là nhân vật truyền kỳ đã chinh phục hàng triệu trái tim khán giả qua tài diễn xuất của các bậc thầy võ thuật.
Từ cuối năm 1940 đến nay, Hồng Kông đã thực hiện hàng trăm bộ phim và kịch truyền hình về Hoàng Phi Hồng khiến tên tuổi nhà võ thuật yêu nước này trở nên thân thuộc với mọi tầng lớp khán giả. Sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, các tác phẩm về Hoàng Phi Hồng được người dân Quảng Đông chào đón nhiệt liệt. Đề tài Hoàng Phi Hồng thực sự trở thành cơn sốt. Cuộc đời Hoàng Phi Hồng cùng với võ công siêu việt và đức độ trong sáng của ông đã thật sự chinh phục những người mê võ thuật.
Khoảng đầu những năm 1950 ở Hồng Kông, phim ảnh Quảng Đông chiếm lĩnh thị trường. Những phim võ thuật thời đó thường đưa lên màn ảnh những nhân vật huyền bí và những nhà thuật sĩ (một chút gì đó tựa tựa như truyện Liêu trai chí dị, truyện ma quỷ của Bồ Tùng Linh).
Nhưng giữa những năm 1950-1970, chúng ta gặp dấu vết tới hàng trăm phim mà nhân vật chính là một người mang tên Hoàng Phi Hồng. Kungfu không còn là tiết mục phụ mà đã trở thành ngay chính nền tảng của kịch bản. Những phim đó biểu diễn đích thực về nhiều thể loại võ thuật, chuyển hóa từ 5 trường phái lớn của miền nam Trung Quốc là Hồng, Lưu, Thái, Lý và Mạc. Để có bề ngoài thực hơn, những diễn viên đóng vai Hoàng Phi Hồng phải là những võ sư đích thực. Người đầu tiên thủ vai này là Quan Đức Hưng - một diễn viên nhạc kịch Quảng Đông và là bậc thầy trong môn phái võ Bạch Hạc. Ngoài ra ông còn thành công trong nhiều phái võ khác, trong đó có cả Hồng gia phái. Ông đóng vai Hoàng Phi Hồng trong nhiều hồi của loạt phim hiệu quả này. Nhân cách của ông biểu thị đức hạnh của đạo lý Khổng giáo dưới tất cả mọi hình thái; đó là một đứa con tôn trọng quê hương quốc gia, tôn ti trật tự xã hội và gia đình. Những phim võ hiệp đó ca tụng đức khiêm cung, lòng trung thành, ý thức tôn sư trọng đạo và chỉ chiến đấu trong những trường hợp thực sự cần thiết. Quan Đức Hưng đã tạo ấn tượng tốt đẹp cho người xem về người anh hùng này. Một chi tiết ấn tượng của phim là trong một lần nhìn cặp gà chọi đấu nhau, Hoàng Phi Hồng nghĩ ra ngay đến cách giả gà để đối phó với thế trận con rết, sự sáng tạo này được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.
Gần nửa thế kỷ sau, khi mà Quan Đức Hưng đã 92 tuổi, trở thành bậc đàn anh trong lĩnh vực điện ảnh võ thuật thì cơn sốt Hoàng Phi Hồng lại rộn lên lần nữa. Không biết bao nhiêu bộ phim Hoàng Phi Hồng xuất hiện và không biết bao nhiêu tài tử đóng, vậy mà hình ảnh thần tượng này vẫn không phai nhòa mà còn trải rộng ra cả thế giới.
Khán giả gặp lại Hoàng Phi Hồng (khác hẳn với nửa thế kỷ trước) qua Lý Liên Kiệt, vượt xa phim của Quan Đức Hưng ở màu sắc, âm thanh và kỹ xảo. Lý Liên Kiệt kế vị Quan Đức Hưng, trở thành người đi đầu và đóng nhiều phim điện ảnh về Hoàng Phi Hồng nhất, với những chi tiết hài nhẹ nhàng, những pha đấu võ đẹp mắt, những nhân vật hư cấu có võ công cao cường như Quỷ Cước Thất (có người nói Quỷ Cước Thất là nhân vật có thật, tên Lương Khoán với chiêu đá bay bằng chân điển hình), Nha Sát Tô và cả người tình hư cấu dì Mười Ba; bộ phim đã thật sự lôi cuốn người xem, tạo được cơn sốt nóng, đưa Hoàng Phi Hồng trở thành nhân vật truyền kỳ trên màn ảnh lớn khắp Á châu và thế giới - những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống.
Sau thành công của loạt phim Hoàng Phi Hồng do Lý Liên Kiệt đóng, một võ sư quán quân võ thuật Trung Quốc là Triệu Văn Trác được mời vào thay thế. Đây cũng là một vai diễn thành công do Triệu Văn Trác đã biết cách biến hoá những đường Hồng gia quyền trở nên đẹp mắt hơn, diễn xuất với một phong cách khác hơn so với Lý Liên Kiệt, nhưng nhân vật Hoàng Phi Hồng do Triệu Văn Trác đóng vẫn không được số đông khán giả chấp nhận và yêu thích.
Ngoài các phim truyền hình về Hoàng Phi Hồng, một số phim đã khắc họa Hoàng Phi Hồng qua những hình tượng khác, như trong Sư phụ túy quyền (Drunken master), Thiết hầu (Iron monkey)... Những phim này không ngừng tô điểm cho những kỳ tích có thật hoặc giả định về ông, để lại một vật "hoàn hảo" trong lòng khán giả hâm mộ võ thuật...
Hoàng Phi Hồng còn xuất hiện trong phiên bản phim truyền hình năm 2006 mang tên Hoàng Phi Hồng và Ngũ Đại Đệ Tử do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc sản xuất. Diễn viên chính: Trương Thần Quang (vai Hoàng Phi Hồng), Mạc Thiếu Thông (vai Lương Khoan), Trịnh Tắc Sĩ (vai Vinh Thịt Heo), Hùng Hân Hân (vai Quỷ Cước Thất), Cao Thiên (vai Nha Sát Tô), Hà Dư Văn (vai Alice), Đường Quốc Cường (vai Ông chủ Kim).
Danh sách phim
sửaTruyện tranh
sửaHiện có bộ truyện tranh manga mang tên Hoàng Phi Hồng viết bởi tác giả người Nhật Takeshi Maekawa, tên tiếng Anh Ironfist Chinmi[8] tên tiếng Nhật: 鉄拳チンミ[9] phiên âm: Tekken Chinmi.
Bộ truyện tranh này có 4 phần của bộ truyện tranh này, đã được đăng trên Goodreads. Phần 1: Hoàng Phi Hồng phiêu lưu học võ [10] được xuất bản trong thời than 1983-1997; Phần 2: Phi Hồng giải cứu Hà Nam và Đảo Thuyền Quân[11] 1997-2004; Phần 3: Phi Hồng giải cứu công chúa nước láng giềng[12] 2004-2006; Phần 4: Phi Hồng cứu bạn gái trong trận lụt và tiêu diệt tập đoàn ám sát (chưa hoàn thành), ngoài ra còn có Phi Hồng ngoại truyện.
Theo trang Anime News Network truyện Hoàng Phi Hồng xếp hạng thứ 48 trong số các manga của Nhật, với số lượng in 11,592 bởi công ty Kodansa.[13][14][15]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b c “佛山黄飞鸿—黄飞鸿史略”. foshanmuseum.com (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2015.
- ^ “黃飛鴻”. 維基百科. 10 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ
|dead-url=
(gợi ý|url-status=
) (trợ giúp) - ^ “黃飛鴻”. 互動百科. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ
|dead-url=
(gợi ý|url-status=
) (trợ giúp) - ^ “佛山黄飞鸿——史略”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ
|dead-url=
(gợi ý|url-status=
) (trợ giúp) - ^ 劉宇明 (22 tháng 9 năm 2008). “<人物>真實黃飛鴻 武功有多高”. 大紀元. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ
|dead-url=
(gợi ý|url-status=
) (trợ giúp) - ^ “黄飞鸿五大弟子- 维基百科,自由的百科全书”.
- ^ “Phim đã phát sóng trên VTV3 năm 2007”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Bài viết chi tiết bằng tiếng Anh”.
- ^ “Trang thông tin chi tiết về truyện tranh bằng tiếng Nhật”.
- ^ “Kung Fu Boy "Chinmi" (manga)”.
- ^ “Giải cứu Hà Nam và Đảo Thuyền Quân”.
- ^ “Giải cứu công chúa”.
- ^ “Thông tin truyện tranh Hoàng Phi Hồng trên Anime News Network”.
- ^ “Nhà xuất bản Kodansa”.
- ^ “Bảng xếp hạng các truyện tranh Nhật theo Anime News Network”. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2017.