Kiev Rus'

liên minh bộ lạc Đông Slav

Kiev Rus', còn gọi là Kyiv Rus' (tiếng Slav Đông cổ: Роусь, chuyển tự Rusĭ, hoặc ро́усьскаѧ землѧ́, rusĭskaę zemlę, 'đất Rus''; tiếng Bắc Âu cổ: Garðaríki), là một nhà nước và về sau là một hỗn hợp các thân vương quốc [4] tại ĐôngBắc Âu từ cuối thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13.[5] Kiev Rus' bao gồm nhiều chính thể và dân tộc khác nhau như Đông Slav, Norse,[6][7]Finn, do vương triều Rurik cai trị, do thân vương người VarangiaRurik thành lập.[8] Các quốc gia hiện đại gồm Belarus, NgaUkraina đều tuyên bố Kiev Rus' là tổ tiên văn hóa của họ, và tên gọi của Belarus và Nga (Rossiya) có nguồn gốc từ đây. Khi mở rộng đến cực đại vào giữa thế kỷ 11, Kiev Rus' trải rộng từ biển Trắng tại phía bắc đến biển Đen tại phía nam, và từ đầu nguồn của sông Vistula tại phía tây đến bán đảo Taman tại phía đông,[9][10] thống nhất các bộ lạc Đông Slav.[5]

Kiev Rus'
Tên bản ngữ
k. 880–1240
    
Huy hiệu thân vương dòng Rurik được khắc họa trên đồng xu:
Trái: Vladimir Vĩ đại (thế kỷ 10–11)
Phải: Yaroslav Thông thái (thế kỷ 11)
Bản đồ Kiev Rus' sau khi Yaroslav I mất vào năm 1054
Bản đồ Kiev Rus' sau khi Yaroslav I mất vào năm 1054
Tổng quan
Thủ đôKiev (882–1240)
Ngôn ngữ thông dụng
Tôn giáo chính
Tên dân cưRus'
Chính trị
Chính phủChế độ quân chủ
Thân vương 
• k. 882–912 (đầu tiên)
Oleg Thông thái
Lập phápVeche
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
k. 880
• Chinh phục Hãn quốc Khazar
965–969
k. 988
thập niên 1050[2]
1237–1241
1240
Địa lý
Diện tích 
• 1000[3]
1.330.000 km2
(513.516 mi2)
Dân số 
• 1000[3]
5,4 triệu
Kinh tế
Đơn vị tiền tệGrivna
Thông tin khác
Tiền thân
Kế tục
Người Slav Ilmen
Người Krivich
Chud
Người Finn Volga
Người Dregovich
Người Radimich
Người Đông Polan
Người Severia
Người Drevlia
Người Vyatichi
Người Volyn
Người Croat Trắng
Người Tivertsi
Người Ulich
Thân vương quốc Kiev
Cộng hòa Novgorod
Thân vương quốc Chernigov
Thân vương quốc Pereyaslavl
Vladimir-Suzdal
Thân vương quốc Volyn
Thân vương quốc Halych
Thân vương quốc Polotsk
Thân vương quốc Smolensk
Thân vương quốc Ryazan
Đế quốc Mông Cổ

Theo Biên niên sử chính yếu, Thân vương Oleg (trị. 879–912) là người thống trị đầu tiên bắt đầu thống nhất các vùng đất Đông Slav, để rồi sau này trở thành Kiev Rus'. Ông mở rộng quyền kiểm soát của mình từ Novgorod về phía nam dọc theo thung lũng sông Dnepr nhằm bảo vệ hoạt động mậu dịch khỏi các cuộc đột nhập của người Khazar từ phía đông,[5] và nắm quyền kiểm soát thành phố Kiev (Kyiv). Sviatoslav I (trị. 943–972) đạt được bước mở rộng lãnh thổ lớn đầu tiên của nhà nước, khi tiến hành một cuộc chiến tranh chinh phục chống lại người Khazar. Vladimir Vĩ đại (trị. 980–1015) truyền bá Cơ Đốc giáo từ lễ rửa tội cho bản thân, và hạ lệnh mở rộng điều này cho toàn thể cư dân Kiev và bên ngoài thành. Kiev Rus' đạt được mức mở rộng tối đa vào thời Yaroslav Thông thái (trị. 1019–1054); các con trai ông tập hợp và ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước là Russkaya Pravda sau khi ông mất.[2]

Kiev Rus' bắt đầu suy tàn vào cuối thế kỷ 11, dần tan rã thành nhiều thế lực cấp khu vực kình địch lẫn nhau trong suốt thế kỷ 12.[11] Nó càng suy yếu hơn nữa do các nhân tố bên ngoài, như đối tác kinh tế chính là Đế quốc Byzantine suy tàn, đi kèm là thu hẹp các tuyến mậu dịch qua lãnh thổ.[12] Kiev Rus' cuối cùng sụp đổ trước quân Mông Cổ xâm lược vào giữa thế kỷ 13, nhưng vương triều Rurik tiếp tục cai trị đến khi Feodor I của Nga mất vào năm 1598.[13]

Tên gọi

sửa
 
"Vùng đất Rus'" từ Biên niên sử chính yếu, một bản sao chép của Biên niên sử Laurentia

Trong thời gian tồn tại, Kiev Rus' được gọi là "Vùng đất Rus'" (tiếng Slav Đông cổ: ро́усьскаѧ землѧ́, chuyển tự rusĭskaę zemlę, đến từ tộc danh Роусь, Rusĭ; tiếng tiếng Hy Lạp Trung cổ: Ῥῶς, chuyển tự Rhos; tiếng Ả Rập: الروس‎, chuyển tự ar-Rūs), trong tiếng Hy LạpῬωσία, Rhosia, trong tiếng Pháp cổ là Russie, Rossie, trong tiếng LatinRusia hoặc Russia (với các biến thể chính tả tiếng Đức địa phương là RusciaRuzzia), và từ thế kỷ 12 cũng gọi là Ruthenia hoặc Rutenia.[14][15] Các từ nguyên khác nhau được đề xuất, bao gồm Ruotsi là tên gọi trong tiếng Phần Lan để chỉ Thụy Điển, hoặc Ros là một bộ lạc tại khu vực thung lũng trung du sông Dnepr.[16]

Theo thuyết chiếm ưu thế thì tên gọi Rus' giống như tên gọi trong tiếng Finn nguyên thủy để chỉ Thụy Điển (*rootsi), bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Norse cổ để chỉ 'những người đàn ông chèo thuyền' (rods-), bởi vì chèo thuyền là phương thức chính để di chuyển trên các sông tại Đông Âu, và có thể liên kết với khu vực duyên hải Thụy Điển Roslagen (Rus-law), hay ở dạng Roden vào thời kỳ đầu.[17][18] Tên gọi Rus' do đó có cùng nguồn gốc với tên gọi chỉ Thụy Điển trong tiếng Phần Lan và Estonia: RuotsiRootsi.[18][19]

 
Vùng đất Rus' theo nghĩa hẹp.[20]
  1. Theo Petro Tolochko
  2. Theo A. M. Nasonov
  3. Theo Boris Rybakov

Khi các thân vương người Varangia đến, tên gọi Rus' được gắn liền với họ, và các lãnh thổ mà họ kiểm soát được gọi là vùng đất Rus' (rusĭskaę zemlę): ban đầu là các thành phố Kiev, Chernigov, và Pereiaslav cùng khu vực xung quanh.[21][22](tr697) Từ cuối thế kỷ 10, Vladimir Vĩ đạiYaroslav Thông thái cố liên kết tên gọi với toàn thể lãnh địa mà họ đã mở rộng, nhưng trong ý nghĩa cụ thể thì nó tiếp tục chỉ lãnh thổ hình tam giác ở phía đông của trung du sông Dnepr cho đến sau khi Kiev Rus' tan rã.[21]

Thuật ngữ tiếng Nga Kiyevskaya Rus (tiếng Nga: Ки́евская Русь) được ngành chép sử Nga tạo ra vào thế kỷ 19 để chỉ giai đoạn lịch sử có trung tâm là Kiev.[23] Vào thế kỷ 19, nó cũng xuất hiện trong tiếng Ukraina với dạng Kyivska Rus (tiếng Ukraina: Ки́ївська Русь).[24] Sau đó, thuật ngữ tiếng Nga được dịch sang tiếng Belarus là Kiyewskaya Rus’ hoặc Kijeŭskaja Ruś (tiếng Belarus: Кіеўская Русь) và sang tiếng RusynKyïvska Rus′ (tiếng Rusyn: Київска Русь).[cần dẫn nguồn]

Trong tiếng Anh, thuật ngữ này được đưa vào trong đầu thế kỷ 20, khi nó được tìm thấy trong bản dịch tiếng Anh năm 1913 trong Một lịch sử nước Nga của Vasily Klyuchevsky,[25] để phân biệt chính thể ban đầu này với các quốc gia kế tục cũng được đặt tên là Rus'. Biến thể Kyivan Rus' xuất hiện trong giới học giả Anh ngữ vào thập niên 1950.[26] Cách viết Kyevan Rus' trong tiếng Anh sẽ chính xác về mặt lịch sử nhưng hiếm khi được sử dụng, tên dựa theo tiếng Đông Slav cổ Kyjevŭ (Kыѥвъ) 'Kyiv', cũng thỉnh thoảng xuất hiện.[27][28][29]

Người Rus' Varangia từ Scandinavia sử dụng tên tiếng Norse cổ Garðaríki, "vùng đất các thành phố", vì có rất nhiều khu định cư kiên cố tại Kiev Rus'.[30]

Lịch sử

sửa

Nguồn gốc

sửa

Trước khi Kiev Rus' xuất hiện vào thế kỷ 19, hầu hết khu vực phía bắc biển Đen có cư dân chủ yếu là các bộ lạc Đông Slav.[31] Tại khu vực phía bắc xung quanh Novgorod là nơi sinh sống của người Slav Ilmen[32]người Krivich láng giềng, họ chiếm giữ lãnh thổ xung quanh đầu nguồn các sông Tây Dvina, DneprVolga. Ở phía bắc của họ, tại các khu vực LadogaKarelia, có các bộ lạc Chud thuộc nhóm Finn. Tại phía nam, trong khu vực xung quanh Kiev, có người Polan là một nhóm các bộ lạc Slav hóa có nguồn gốc Iran,[33] người Drevlia ở phía tây sông Dnepr, và người Severia ở phía đông. Ở phía bắc và đông của họ là người Vyatich, và ở phía nam của họ là vùng đất rừng có các nông dân Slav định cư, nhường các thảo nguyên cho người chăn nuôi du mục.

Từng có tranh luận rằng người Rus'người Varangia hay là người Slav, tuy nhiên gần đây sự chú ý của giới học thuật tập trung nhiều hơn vào tranh luận về việc người có tổ tiên Norse đã đồng hóa vào văn hóa Slav nhanh như thế nào.[a] Sự không chắc chắn này phần lớn là do các nguồn đương thời có số lượng ít ỏi. Thay vào đó, những nỗ lực giải quyết vấn đề này dựa vào bằng chứng khảo cổ học, lời kể của các nhà quan sát nước ngoài, thần thoại và văn học từ nhiều thế kỷ sau.[35] Ở một mức độ nào đó, tranh cãi có liên quan đến thần thoại sáng lập của các quốc gia hiện đại trong khu vực.[36] Cuộc tranh luận này thường không có kết quả về nguồn gốc, nhưng định kỳ biến thành những câu chuyện kể mang tính dân tộc chủ nghĩa cạnh tranh nhau có giá trị học thuật mơ hồ, chúng đang được các cơ quan chính phủ khác nhau ở một số nước trực tiếp thúc đẩy. Điều này được thể hiện trong thời kỳ Stalin, khi ngành chép sử Liên Xô tìm cách tách người Rus' khỏi bất kỳ mối liên hệ nào với các bộ lạc German, trong nỗ lực xua tan tuyên truyền của Đức Quốc xã cho rằng nhà nước Nga có được sự tồn tại và có nguồn gốc là từ các bộ lạc Norse được cho là thượng đẳng về mặt chủng tộc.[37] Gần đây hơn, trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy tại các quốc gia hậu Xô viết, giới học thuật các nước Anh ngữ đã phân tích về những nỗ lực mới nhằm sử dụng cuộc tranh luận này để tạo ra những câu chuyện về nền tảng của chủ nghĩa dân tộc-quốc gia, và các chính phủ đôi khi trực tiếp tham gia vào dự án.[38] Trong một số trường hợp, các hội nghị và ấn phẩm đặt vấn đề về nguồn gốc Norse của người Rus' được chính sách của nhà nước ủng hộ trực tiếp, và kết quả là những thần thoại sáng lập đã được đưa vào một số sách giáo khoa trong trường học của Nga.[39]

Trong khi người Varangia là thương nhân Norse và người Viking,[40][41][42] một số nhà sử học theo chủ nghĩa dân tộc người Nga và Ukraina cho rằng bản thân người Rus' là người Slav.[43][44][45] Các thuyết theo phía nguồn gốc người Norse tập trung vào các nguồn văn bản sớm nhất về người Đông Slav là Biên niên sử chính yếu,[46][không khớp với nguồn] được viết ra vào thế kỷ 12.[47] Mặt khác, các tài liệu theo chủ nghĩa dân tộc cho rằng người Rus' đã có mặt trước khi người Varangia đến,[48] lưu ý rằng chỉ có một số ít từ vựng Scandinavia có thể được tìm thấy trong tiếng Nga và rằng tên tiếng Scandinavia trong các biên niên sử ban đầu đã sớm được thay thế bằng tên tiếng Slav.[49]

Tuy nhiên, mối liên hệ mật thiết giữa người Rus' và người Norse được khẳng định từ việc người Scandinavia định cư rộng rãi tại Belarus, Nga và Ukraina, cũng như từ ảnh hưởng của tiếng Slav trong ngôn ngữ Thụy Điển.[50][51] Mặc dù cuộc tranh luận về nguồn gốc của người Rus' vẫn còn mang tính chính trị, nhưng có một thỏa thuận rộng rãi rằng nếu người Rus' sơ khởi thực sự có nguồn gốc từ người Norse, thì họ đã nhanh chóng được bản địa hóa, tiếp nhận ngôn ngữ Slav và các tập quán văn hóa khác. Lập trường này gần như đại diện cho sự đồng thuận của giới học giả (ít nhất là bên ngoài giới chép sử dân tộc chủ nghĩa), đã được nhà sử học F. Donald Logan tóm tắt, "vào năm 839, người Rus là người Swede; năm 1043 người Rus là người Slav".[34]

Một lữ khách Ả Rập thế kỷ 10 là Ahmad ibn Fadlan đã cung cấp một trong những mô tả bằng văn bản sớm nhất về người Rus': "Họ cao bằng cây chà là, tóc vàng và đỏ, vì vậy họ không cần mặc áo dài cũng như áo choàng; thay vào đó, những người đàn ông trong số họ mặc quần áo chỉ che nửa người và để hở một tay."[52] Liutprand xứ Cremona từng hai lần là phái viên đến triều đình Byzantine (949 và 968), ông đồng nhất "Russi" với người Norse ("người Russi, những người mà chúng ta dùng tên khác để gọi người Norse")[53] nhưng giải thích tên này là một thuật ngữ Hy Lạp đề cập đến các đặc điểm thể chất của họ ("Một số người nhất định được tạo thành từ một bộ phận của người Norse, những người mà người Hy Lạp gọi […] là người Russi vì các đặc điểm thể chất của họ, chúng tôi gọi tên người Norse bởi vì vị trí nguồn gốc của họ.").[54] Leo Phó tế là một nhà sử học và biên niên sử người Byzantine thế kỷ thứ 10, gọi người Rus là "người Scythia" và lưu ý rằng họ có xu hướng áp dụng các nghi lễ và phong tục của Hy Lạp.[55]

Tiếng gọi người Varangia

sửa
 
Lời mời người Varangia của Viktor Vasnetsov: Rurik và các anh em của ông Sineus và Truvor đến vùng đất của người Slav Ilmen.

Theo Biên niên sử chính yếu, lãnh thổ của người Đông Slav trong thế kỷ 9 bị phân chia giữa người Varangia và người Khazar.[56] Người Varangia lần đầu được ghi nhận áp đặt chế độ cống nạp lên các bộ lạc Slav và Finn là vào năm 859.[57] Năm 862, nhiều bộ lạc nổi dậy chống lại người Varangia, đẩy họ "quay trở lại biển, và từ chối tiếp tục cống nạp cho họ, bắt đầu tự cai trị."[57]

Họ tự nhủ: "Chúng ta hãy tìm một thân vương có thể cai trị chúng ta, và xét xử chúng ta theo luật pháp." Theo đó, họ đã đi ra hải ngoại đến chỗ người Rus' Varangia. … Người Chud, người Slav, người Krivich và người Ves khi đó nói với người Rus', "Vùng đất của chúng tôi rất rộng lớn và giàu có, nhưng không có trật tự tại đó. Hãy đến thống trị và trị vì chúng tôi". Do đó, họ đã chọn ba anh em cùng với họ hàng của họ, những người này đã mang theo tất cả người Rus' và di cư.[58]

Các học giả hiện đại nhận thấy đây là một chuỗi sự kiện khó xảy ra, có thể là được các linh mục Chính thống giáo tạo ra vào thế kỷ 12, họ tạo ra Biên niên sử để giải thích về cách người Viking đã chinh phục các vùng đất dọc theo tuyến đường của người Varangia một cách rất dễ dàng, cũng như để hỗ trợ tính hợp pháp của triều đại Rurik.[59] Ba anh em Rurik, Sineus và Truvor được cho là lần lượt tự lập thế lực tại Novgorod, BeloozeroIzborsk.[60] Hai người mất, và Rurik trở thành thủ lĩnh duy nhất của lãnh thổ và là tổ tiên của triều đại Rurik.[61] Một thời gian ngắn sau đó, hai người của Rurik là Askold và Dir xin phép ông để đến Tsargrad (Constantinople). Trên đường đến phía nam, họ bắt gặp "một thành phố nhỏ trên một ngọn đồi" là Kiev, khi đó là một xứ cống nạp cho người Khazar, họ ở lại đó và "thiết lập quyền thống trị của họ đối với quốc gia của người Polan."[62][58][59]

Biên niên sử chính yếu ghi lại rằng Askold và Dir tiếp tục đến Constantinople cùng một đội tàu để tấn công thành phố vào năm 863–66, gài bẫy quân Byzantine bằng tính bất ngờ và cướp phá khu vực xung quanh,[63] nhưng các ghi chép cho rằng mốc tấn công là năm 860.[64][65] Thượng phụ Photius mô tả một cách sống động sức tàn phá "toàn thể" của vùng ngoại ô và các đảo lân cận,[66] và tài liệu khác ghi lại chi tiết hơn về sức tàn phá và tàn sát trong cuộc xâm lược.[67] Người Rus' phải quay lại trước khi có thể tấn công vào thành phố, do một cơn bão làm phân tán các thuyền của họ, hoặc do Hoàng đế trở về, hoặc trong một tài liệu sau này là do một điều thần diệu sau lời cầu khẩn đến Đức Trinh Nữ trong nghi lễ của Thượng phụ và Hoàng đế.[64][65] Cuộc tấn công này là lần chạm trán đầu tiên giữa người Rus' và Byzantine và khiến Thượng phụ cử các nhà truyền giáo đi về phía bắc để thu hút và cố gắng cải đạo người Rus' và người Slav.[68][69]

Thành lập nhà nước Kiev

sửa
 
Các bộ lạc và dân tộc Đông Slav, thế kỷ 8–9

Rurik lãnh đạo người Rus' cho đến khi ông mất vào khoảng năm 879 hoặc 882, truyền lại vương quốc của mình cho người họ hàng là Thân vương Oleg, với tư cách là quan nhiếp chính cho con trai nhỏ của Rurik là Igor.[70] Theo Biên niên sử chính yếu, vào năm 880–82, Oleg lãnh đạo một đội quân về phía nam dọc theo sông Dnepr, chiếm lĩnh SmolenskLyubech rồi tiến đến Kiev, tại đó ông hạ bệ và giết Askold và Dir: "Oleg lập mình làm thân vương tại Kiev, và tuyên bố rằng nơi này sẽ là "người mẹ của các thành phố Rus'."[71][b] Oleg bắt đầu củng cố quyền lực của mình đối với khu vực xung quanh và các tuyến đường sông hướng về phía bắc đến Novgorod, áp đặt chế độ cống nạp cho các bộ lạc Đông Slav.[62]

Năm 883, ông chinh phục người Drevlia, áp đặt chế độ cống nạp lông thú đối với họ. Đến năm 885, ông khuất phục được người Polan, Severia, Vyatich và Radimich, cấm họ tiếp tục cống nạp cho người Khazar. Oleg tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới các công sự của người Rus' trên vùng đất của người Slav, quá trình này do Rurik bắt đầu ở phía bắc.[73]

Nhà nước Kiev mới có được thịnh vượng nhờ nguồn cung cấp dồi dào về lông thú, sáp ong, mật ong và nô lệ để xuất khẩu,[74] và vì họ kiểm soát ba tuyến mậu dịch chính của Đông Âu. Ở phía bắc, Novgorod có vai trò là một liên kết thương mại giữa biển Baltic và tuyến mậu dịch Volga đến vùng đất của người Bulgar Volga, người Khazar và qua biển Caspi xa đến tận Baghdad, cung cấp khả năng tiếp cận thị trường và sản phẩm từ Trung Á và Trung Đông.[75][76] Mậu dịch từ Baltic cũng di chuyển về phía nam trên một mạng lưới sông và cảng chuyển tải ngắn dọc theo sông Dnepr được gọi là "tuyến từ người Varangia đến người Hy Lạp", tiếp tục đến biển Đen và đến Constantinople.[77]

Kiev là một tiền đồn trung tâm dọc theo tuyến sông Dnepr và là một đầu mối, với tuyến mậu dịch đường bộ đông-tây giữa người Khazar và vùng đất của người German ở Trung Âu,[77] và có thể là điểm dừng chân cho các thương nhân người Do Thái Radhanite giữa Tây Âu, Hãn quốc Khazar và Trung Quốc.[78] Những kết nối thương mại này đã làm giàu cho các thương gia và thân vương Rus', tài trợ cho các lực lượng quân sự và xây dựng nhà thờ, cung điện, công sự, và các thị trấn khác.[76] Nhu cầu đối với hàng hóa xa xỉ đã thúc đẩy sản xuất đồ kim hoàn và tôn giáo đắt tiền, cho phép xuất khẩu chúng, và một hệ thống tín dụng và cho vay tiền tiên tiến cũng có thể đã được áp dụng.[74]

Ngoại giao sơ khởi

sửa

Chính trị thảo nguyên không kiên định

sửa

Sự bành trướng nhanh chóng của người Rus' về phía nam dẫn đến xung đột và các mối quan hệ không kiên định với người Khazar và các láng giềng khác trên thảo nguyên Pontic.[79][80] Người Khazar chi phối mậu dịch từ thảo nguyên Volga-Don đến miền đông Krym và miền bắc Kavkaz trong suốt thế kỷ thứ 8 trong thời đại được các sử gia gọi là 'Pax Khazarica',[81] họ giao dịch và thường xuyên liên minh với Đế quốc Byzantine chống lại người Ba Tưngười Ả Rập. Vào cuối thế kỷ thứ 8, Hãn quốc Đột Quyết sụp đổ khiến người Magyarngười Pecheneg, người Ugringười Turk từ Trung Á di cư về phía tây vào khu vực thảo nguyên,[82] dẫn đến xung đột quân sự, gián đoạn mậu dịch và bất ổn bên trong Hãn quốc Khazar.[83] Người Rus' và Slav trước đó đã liên minh với người Khazar để chống lại các cuộc tấn công của người Ả Rập vào Kavkaz, nhưng họ ngày càng chống lại người Khazar nhằm đảm bảo quyền kiểm soát các tuyến mậu dịch.[84]

 
Tuyến mậu dịch Volga (đỏ), "tuyến từ người Varangia đến người Hy Lạp" (tím) và các tuyến mậu dịch khác vào thế kỷ 8–11 (cam)

Đế quốc Byzantine có thể tận dụng tình trạng hỗn loạn này để mở rộng ảnh hưởng chính trị và các mối quan hệ thương mại, đầu tiên là với người Khazar và sau đó là với người Rus' và các nhóm người thảo nguyên khác.[85] Người Byzantine thành lập thema Cherson tại Krym vào thập niên 830 để chống lại các cuộc tấn công của người Rus' và để bảo vệ các chuyến tàu vận chuyển ngũ cốc quan trọng cung cấp cho Constantinople.[65] Cherson cũng có vai trò là một liên kết ngoại giao quan trọng với người Khazar và những nhóm khác trên thảo nguyên, và nơi này trở thành trung tâm thương mại của biển Đen.[86] Người Byzantine cũng giúp người Khazar xây dựng một công sự tại Sarkel trên sông Don để bảo vệ biên giới phía tây bắc của họ trước sự xâm nhập của những người Turk di cư và người Rus', đồng thời kiểm soát các tuyến mậu dịch lữ hành và khu cảng chuyển tải giữa sông Don và sông Volga.[87]

Sự bành trướng của Rus' gây thêm áp lực quân sự và kinh tế lên người Khazar, tước đoạt lãnh thổ, các nguồn cống nạp và ngành mậu dịch của họ.[88] Vào khoảng năm 890, Oleg của Kiev tiến hành một cuộc chiến không có tính quyết định tại các vùng đất thuộc hạ lưu sông Dniester và Dnepr với người TivertsiUlich, họ có khả năng là chư hầu của người Magyar và ngăn cản người Rus' tiếp cận biển Đen.[89] Năm 894, người Magyar và người Pecheneg bị lôi kéo vào các cuộc chiến giữa Byzantine và Đế quốc Bulgaria. Người Byzantine sắp xếp để người Magyar tấn công lãnh thổ Bulgaria từ phía bắc, còn Bulgaria thì thuyết phục người Pecheneg tấn công người Magyar từ phía sau.[90][91]

Bị bao vây, người Magyar buộc phải di cư xa hơn về phía tây qua dãy núi Karpat vào đồng bằng Hungary, khiến người Khazar mất đi một đồng minh quan trọng và một vùng đệm khỏi người Rus'.[90][91] Cuộc di cư của người Magyar cho phép người Rus' tiếp cận biển Đen,[92] và họ nhanh chóng mở các cuộc đánh thọc vào lãnh thổ Khazar dọc theo bờ biển, lên sông Don, và vào vùng hạ lưu sông Volga. Người Rus' đã đánh phá và cướp bóc đến khu vực biển Caspi từ năm 864,[c] có cuộc viễn chinh quy mô lớn đầu tiên vào năm 913, khi họ đột kích quy mô lớn vào Baku, Gilan, Mazandaran và thâm nhập vào Kavkaz.[d][94][95][96]

Khi thế kỷ thứ 10 tiếp tục, người Khazar không còn có thể chế ngự việc cống nạp từ người Bulgar Volga, và mối quan hệ của họ với Byzantine ngày càng xấu đi do Byzantine ngày càng liên minh với người Pecheneg để chống lại họ.[97] Do đó, người Pecheneg an toàn trong việc đột kích các vùng đất của người Khazar từ căn cứ của họ nằm giữa sông Volga và sông Don, cho phép họ mở rộng về phía tây.[98] Mối quan hệ của Rus' với người Pecheneg rất phức tạp, khi các nhóm luân phiên thành lập liên minh và chống lại nhau. Người Pecheneg là những người du mục lang thang trên thảo nguyên để chăn nuôi gia súc, họ trao đổi gia súc với người Rus' để lấy hàng nông sản và các sản phẩm khác.[99]

Hoạt động mậu dịch sinh lợi của người Rus' với Đế quốc Byzantine phải đi qua lãnh thổ do người Pecheneg kiểm soát, vì vậy nhu cầu về quan hệ hòa bình tổng thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong khi Biên niên sử chính yếu tường thuật rằng người Pecheneg tiến vào lãnh thổ của người Rus' vào năm 915 và sau đó làm hòa, thì họ lại gây chiến với nhau vào năm 920.[100][101][cần nguồn thứ cấp]

Người Pecheneg được tường thuật là giúp người Rus' trong các chiến dịch sau này chống lại Byzantine, nhưng lại liên minh với người Byzantine để chống lại người Rus' vào những thời điểm khác.[102]

Quan hệ Rus'–Byzantine

sửa
 
Người Rus' bên dưới tường thành Constantinople (860), Biên niên sử Radziwiłł

Sau lần người Rus' tấn công vào Constantinople năm 860, Thượng phụ Byzantine Photius cử các nhà truyền giáo lên phía bắc nhằm cải đạo người Rus' và người Slav sang Cơ đốc giáo. Thân vương Rastislav của Moravia yêu cầu Hoàng đế Byzantine cung cấp giáo viên để giải thích thánh thư, vì vậy vào năm 863, hai anh em Cyril và Methodius được cử đi truyền giáo do họ biết tiếng Slav.[69][103][không khớp với nguồn][104][cần nguồn thứ cấp] Người Slav không có ngôn ngữ viết, vì vậy hai anh em đã nghĩ ra bảng chữ cái Glagolitic, sau này được thay thế bằng bảng chữ cái Cyrillic (được phát triển tại Bulgaria) và tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ của người Slav, sau này được gọi là tiếng Slav Giáo hội cổ. Họ đã dịch các phần của Kinh thánh và soạn thảo bộ luật dân sự Slav đầu tiên và các văn kiện khác, trong khi đó ngôn ngữ và văn bản này lan rộng khắp các lãnh thổ của người Slav, bao gồm cả Kiev Rus'. Sứ mệnh của Cyril và Methodius phục vụ cả mục đích truyền giáo và ngoại giao.[105][liên kết hỏng] Năm 867, Thượng phụ thông báo rằng người Rus' đã chấp nhận một giám mục, và vào năm 874, ông nói về một "Tổng giám mục của người Rus'."[68]

Mối quan hệ giữa người Rus' và Byzantine trở nên phức tạp hơn sau khi Oleg nắm quyền kiểm soát Kiev, phản ánh các mối lo ngại về thương mại, văn hóa và quân sự.[106] Sự thịnh vượng và thu nhập của người Rus' phụ thuộc nhiều vào thương mại với Byzantine. Constantine Porphyrogenitus đã mô tả tiến trình hàng năm của các thân vương Kiev, họ thu thập cống phẩm từ các bộ lạc phụ thuộc, tập hợp sản phẩm thành một đội tàu gồm hàng trăm chiếc, đưa chúng xuôi dòng Dnepr đến biển Đen và đi thuyền đến cửa sông Dniester, đồng bằng châu thổ sông Danube, và đến Constantinople.[99][107] Trong chuyến trở về, họ sẽ mang theo vải lụa, gia vị, rượu vang và hoa quả.[68][108]

Tầm quan trọng của mối quan hệ mậu dịch này dẫn đến hành động quân sự khi tranh chấp nảy sinh. Biên niên sử chính yếu tường thuật rằng người Rus' lại tấn công Constantinople vào năm 907, có thể là để đảm bảo quyền tiếp cận mậu dịch. Biên niên sử ca ngợi sự anh dũng và khôn ngoan về quân sự của Oleg, một sự miêu tả thấm đẫm chi tiết thần thoại.[68][108] Các nguồn Byzantine không đề cập đến cuộc tấn công, nhưng một cặp hiệp ước vào năm 907911 phác thảo một thỏa thuận mậu dịch với người Rus',[100][109] các điều khoản cho thấy áp lực đối với người Byzantine, vì nó cấp cho các thương nhân Rus' các khu phố và nguồn cung, và đặc quyền giao dịch miễn thuế tại Constantinople.[68][110]

 
Princess Olga báo thù người Drevlia, Biên niên sử Radziwiłł

Biên niên sử tường thuật rằng Thân vương Igor kế vị Oleg vào năm 913, và sau một số xung đột ngắn với người Drevlia và người Pecheneg, có một thời kỳ hòa bình đã diễn ra trong hơn hai mươi năm. Năm 941, Igor lãnh đạo người Rus' tiến hành một cuộc tấn công lớn khác vào Constantinople, có thể lại là vì quyền lợi mậu dịch.[68] Một lực lượng hải quân gồm 10.000 tàu, bao gồm cả đồng minh Pecheneg, đổ bộ lên bờ biển Bithynia và tàn phá bờ biển phía châu Á của eo biển Bosphorus.[111] Cuộc tấn công diễn ra đúng thời điểm, có lẽ là do thông tin tình báo, vì hạm đội Byzantine đang bận rộn với người Ả Rập tại Địa Trung Hải, và phần lớn quân đội của họ đóng ở phía đông. Người Rus' đốt cháy các thị trấn, nhà thờ và tu viện, tàn sát nhân dân và tích lũy của cải cướp được. Hoàng đế Byzantine phái tàu được trang bị súng phóng lửa Hy Lạp đi đến chỗ người Rus', dụ người Rus' bao vây đội quân trước khi giải phóng lửa Hy Lạp.[112]

Liutprand xứ Cremona đã viết rằng "Người Rus' nhìn thấy ngọn lửa đã nhảy xuống biển, ưa nước hơn lửa. Một số bị chìm do sức nặng của giáp che ngực và mũ bảo hộ của họ; những người khác bốc cháy." Những người bị bắt đã bị chặt đầu. Mưu kế này đã xua tan hạm đội của người Rus', nhưng các cuộc tấn công của họ vẫn tiếp tục vào nội địa sâu đến tận Nicomedia, với nhiều hành động tàn bạo được ghi lại như các nạn nhân bị đóng đinh và dùng làm bia tập bắn. Cuối cùng, một đội quân Byzantine đến từ Balkan đánh lui quân Rus', và một đạo quân hải quân được cho là đã tiêu diệt phần lớn hạm đội Rus' khi chúng trên hành trình trở về (có thể là một sự phóng đại vì người Rus' đã sớm tiến hành một cuộc tấn công khác). Kết quả cho thấy sức mạnh quân sự tăng lên của Byzantine kể từ năm 911, cho thấy sự thay đổi trong cán cân quyền lực.[111]

Igor trở lại Kiev với mộng trả thù. Ông tập hợp một lực lượng lớn gồm các chiến binh từ các đồng minh Slav và Pecheneg lân cận, đồng thời gửi quân tiếp viện của người Varangia đến từ "bên kia biển".[112][113] Năm 944, quân Rus' lại tấn công quân Hy Lạp bằng đường bộ và đường biển, và một lực lượng Byzantine từ Cherson đã đáp trả. Hoàng đế đã gửi quà tặng và đề nghị cống nạp thay cho chiến tranh, và người Rus' đã chấp nhận. Các phái viên đã được cử đi giữa người Rus', người Byzantine và người Bulgaria vào năm 945, và một hiệp định hòa bình đã được hoàn thành. Thỏa thuận một lần nữa tập trung vào mậu dịch, nhưng lần này với các điều khoản ít có lợi hơn cho người Rus', bao gồm các quy định nghiêm ngặt về hành vi của các thương nhân Rus' ở Cherson và Constantinople và hình phạt cụ thể đối với các vi phạm pháp luật. [114][cần nguồn thứ cấp] Người Byzantine có thể có động cơ tham gia hiệp định do lo ngại về một liên minh kéo dài của người Rus', người Pecheneg và người Bulgaria chống lại họ,[115] mặc dù các điều khoản có lợi hơn cho thấy có sự thay đổi quyền lực.[111]

Sviatoslav

sửa
 
Madrid Skylitzes, cuộc họp giữa Ioannes Tzimiskes và Sviatoslav

Sau khi Igor mất vào năm 945, vợ ông là Olga nắm quyền nhiếp chính tại Kiev cho đến khi con trai của họ là Sviatoslav trưởng thành (khoảng năm 963).[e] Triều đại kéo dài một thập niên của ông đối với Rus' có dấu ấn là sự bành trướng nhanh chóng thông qua cuộc chinh phục người Khazar ở thảo nguyên Pontic và cuộc xâm lược vùng Balkan. Vào cuối cuộc đời ngắn ngủi của mình, Sviatoslav đã xây dựng cho mình một quốc gia lớn nhất tại châu Âu khi đó, cuối cùng dời thủ đô từ Kiev đến Pereyaslavets trên sông Danube vào năm 969.

Dù mẹ ông chuyển sang Cơ đốc giáo, nhưng Sviatoslav giống như druzhina (bằng hữu) của mình vẫn là một người đa thần giáo (pagan) trung thành. Do cái chết đột ngột của ông trong một cuộc phục kích vào năm 972, hầu hết các cuộc chinh phục của Sviatoslav không được củng cố thành một đế quốc vận hành được, trong khi việc ông không thiết lập được sự kế vị ổn định đã dẫn đến mối thù huynh đệ tương tàn giữa các con trai của ông, khiến cho hai trong ba người con trai của ông bị giết.

Triều đại Vladimir và Cơ Đốc giáo hóa

sửa
 
Rogneda của Polotsk, Vladimir I của KievIzyaslav của Polotsk
 
Lễ rửa tội Thánh Thân vương Vladimir, của Viktor Vasnetsov, trong Nhà thờ chính tòa Thánh Vladimir

Các tài liệu không ghi lại rõ ràng về thời điểm tước hiệu Đại vương công lần đầu tiên xuất hiện, nhưng tầm quan trọng của Thân vương quốc Kiev đã được công nhận sau cái chết của Sviatoslav I vào năm 972 và cuộc đấu tranh sau đó giữa Vladimir Vĩ đạiYaropolk I. Khu vực Kiev chi phối nhà nước Kiev Rus' trong hai thế kỷ tiếp theo. Đại vương công hay đại công tước (tiếng Belarus: вялікі князь, chuyển tự vyaliki knyaz’ hay vialiki kniaź, tiếng Nga: великий князь, chuyển tự velikiy kniaz, tiếng Rusyn: великый князь, chuyển tự velykŷĭ kni͡az′, tiếng Ukraina: великий князь, chuyển tự velykyi kniaz) của Kiev kiểm soát vùng đất xung quanh thành phố, và những người họ hàng bậc dưới chính thức của ông cai trị các thành phố khác và cống nạp cho ông. Đỉnh cao quyền lực của nhà nước là dưới triều đại của Vladimir Vĩ đại (trị. 980–1015) và Yaroslav Thông thái (trị. 1019–1054). Cả hai nhà thống trị tiếp tục mở rộng Kiev Rus' đều đặn, là một quá trình bắt đầu dưới thời Oleg.

Vladimir từng là thân vương Novgorod khi cha của ông là Sviatoslav I mất vào năm 972. Ông buộc phải chạy trốn đến Scandinavia ngay sau đó. Tại Scandinavia, với sự giúp đỡ của người họ hàng là Bá tước Haakon Sigurdsson, người cai trị Na Uy, Vladimir tập hợp một đội quân Viking và tái chiếm Novgorod lẫn Kiev từ Yaropolk, là người anh cùng cha khác mẹ của ông từng cố chiếm lĩnh Novgorod và Kiev.[117]

Mặc dù đôi khi chỉ được quy cho Vladimir, nhưng quá trình Cơ Đốc giáo hóa Kiev Rus' là một quá trình lâu dài và phức tạp bắt đầu trước khi nhà nước được thành lập.[118] Ngay từ thế kỷ 1 CN, người Hy Lạp tại các thuộc địa biển Đen đã chuyển sang Cơ Đốc giáo, và Biên niên sử chính yếu thậm chí còn ghi lại thần thoại về phái đoàn của Andreas Tông đồ đến các khu định cư ven biển này, cũng như ban phước cho địa điểm Kiev hiện đại.[118] Người Goth di cư qua khu vực vào thế kỷ thứ 3, tiếp nhận Cơ Đốc giáo Arian vào thế kỷ thứ 4, bỏ lại phía sau các nhà thờ thế kỷ thứ 4 và 5 được khai quật tại Krym, tuy nhiên cuộc xâm lược của người Hun vào thập niên 370 làm tạm dừng quá trình Cơ Đốc giáo hóa trong vài thế kỷ.[118] Một số người thống trị Kiev ban đầu như Askold và DirOlga của Kiev được cho là đã cải đạo sang Cơ đốc giáo, nhưng Oleg Thông thái, Igor của KievSvyatoslav vẫn là người đa thần giáo.[119]

 
Tranh của Ivan Eggink thể hiện Vladimir lắng nghe các linh mục Chính thống giáo, trong khi phái viên Giáo hoàng đứng bên tỏ vẻ bất bình.

Biên niên sử chính yếu ghi lại thần thoại rằng khi Vladimir quyết định chấp nhận một đức tin mới thay vì đa thần giáo Slav truyền thống, ông đã cử một số cố vấn và chiến binh quý giá nhất của mình làm sứ giả đến các vùng khác nhau của châu Âu. Họ đã đến thăm những Cơ Đốc nhân theo Giáo hội Latinh, người Do Thái và người Hồi giáo trước khi đến Constantinople. Họ từ chối Hồi giáo vì một trong các lý do là cấm uống rượu, và Do Thái giáo vì vị thần của người Do Thái cho phép những người được chọn của ông cướp đoạt đất nước của họ.[120] Họ thấy các nghi lễ trong nhà thờ La Mã thật ảm đạm. Nhưng tại Constantinople, họ rất kinh ngạc trước vẻ đẹp của thánh đường Hagia Sophia và nghi lễ phụng vụ được tổ chức tại đó, họ quyết định về đức tin mà họ muốn theo. Khi về đến nhà, họ thuyết phục Vladimir rằng đức tin của Nghi thức Byzantine là sự lựa chọn tốt nhất, sau đó Vladimir thực hiện một hành trình đến Constantinople và sắp xếp để kết hôn với Công chúa Anna, em gái của hoàng đế Byzantine Basil II.[120] Về mặt lịch sử, nhiều khả năng ông chấp nhận Cơ đốc giáo Byzantine để tăng cường quan hệ ngoại giao với Constantinople.[121] Sự lựa chọn Cơ đốc giáo Đông phương của Vladimir có thể phản ánh mối quan hệ cá nhân chặt chẽ của ông với Constantinople, là thế lực thống trị biển Đen và do đó là giao thương trên tuyến đường thương mại quan trọng nhất của Kiev là sông Dnepr.[122] Theo Biên niên sử chính yếu, Vladimir đã được rửa tội vào khoảng năm 987, và ra lệnh làm lễ rửa tội cho người dân Kiev vào tháng 8 năm 988.[121] Cuộc kháng cự lớn nhất chống lại việc Cơ đốc giáo hóa dường như đã xảy ra ở các thị trấn phía bắc bao gồm Novgorod, Suzdal và Belozersk.[121]

Việc gắn bó với Giáo hội Đông phương có những kết quả chính trị, văn hóa và tôn giáo lâu dài.[122] Giáo hội có một nghi thức tế lễ được viết bằng chữ Cyrillic, và một tập văn bản dịch từ tiếng Hy Lạp được tạo ra dành cho các dân tộc Slav. Tài liệu này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi những người Đông Slav sang Cơ đốc giáo, và giới thiệu cho họ triết học, khoa học và lịch sử Hy Lạp sơ đẳng mà không cần phải học tiếng Hy Lạp (có một số thương nhân từng kinh doanh với người Hy Lạp và có lẽ hiểu về tiếng Hy Lạp kinh doanh đương đại).[122] Sau Đại ly giáo năm 1054, giáo hội Rus' duy trì hiệp thông với cả Roma và Constantinople trong một thời gian, nhưng cùng với hầu hết các giáo hội Đông phương, cuối cùng họ tách ra để theo Chính thống giáo Đông phương. Không giống như các nơi khác của thế giới Hy Lạp, Kiev Rus' không có thái độ thù địch mạnh mẽ với thế giới phương Tây.[123]

Triều đại Yaroslav

sửa
 
Cổng Vàng tại Kiev được xây dựng vào đầu thế kỷ 11

Yaroslav có biệt hiệu "Thông thái", tranh giành quyền lực với những người anh em của mình. Ông là con trai của Vladimir Vĩ đại, là thân vương của Novgorod vào thời điểm cha ông qua đời năm 1015. Sau đó, người em lớn nhất còn sống của ông là Svyatopolk theo các nguồn tin trong nước đã giết ba người anh em khác và đoạt lấy quyền lực tại Kiev. Yaroslav được hỗ trợ tích cực từ người Novgorod và được giúp đỡ từ lính đánh thuê Viking, ông đã đánh bại Svyatopolk và trở thành Đại vương công Kiev vào năm 1019.[124][câu này vi phạm bản quyền?]

Ông thiết lập quyền cai trị của mình đối với Kiev lần đầu vào năm 1019, nhưng không có quyền cai trị toàn bộ Kiev Rus' theo cách không thể tranh cãi cho đến năm 1036. Giống như Vladimir, Yaroslav mong muốn cải thiện quan hệ với phần còn lại của châu Âu, đặc biệt là Đế quốc Byzantine. Cháu gái của Yaroslav là Eupraxia, tức con gái của con trai ông là Vsevolod I, đã kết hôn với Hoàng đế Heinrich IV của Thánh chế La Mã. Yaroslav cũng sắp xếp cuộc hôn nhân cho em gái và ba cô con gái của mình với các vị quốc vương của Ba Lan, Pháp, Hungary và Na Uy.

Yaroslav ban hành bộ luật Đông Slav đầu tiên là Russkaya Pravda; xây dựng Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia tại Kiev và Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia tại Novgorod ; giáo sĩ và tu viện địa phương được bảo trợ; và được cho là đã thành lập một hệ thống trường học. Các con trai của Yaroslav đã phát triển Kiev Pechersk Lavra (tu viện).

Vấn đề kế vị

sửa
 
Các thân vương thời hậu kỳ Kiev Rus' (k.1054–1132)

Trong những thế kỷ sau khi thành lập nhà nước, hậu duệ của Rurik cùng chia sẻ quyền lực đối với Kiev Rus'. Tuy nhiên, phương thức chuyển giao quyền lực quốc gia từ một người cai trị dòng Rurik sang người tiếp theo vẫn chưa rõ ràng, còn Magocsi (2010) cho biết: 'Các học giả đã tranh luận về hệ thống kế vị thực sự là gì hoặc liệu có bất kỳ hệ thống nào không.'[125] Theo Kollmann (1990), hệ thống luân phiên được sử dụng với quyền kế vị thân vương chuyển từ anh sang em trai và từ chú sang cháu trai, cũng như từ cha sang con trai. Các thành viên bậc dưới của triều đại thường bắt đầu sự nghiệp chính thức của họ với tư cách là người cai trị một khu nhỏ, thăng lên các thân vương quốc sinh lợi hơn, và sau đó tranh giành ngôi vị đáng thèm muốn của Kiev.[126] Dù thế nào đi nữa, theo Katchanovski et al. (2013), 'không có hệ thống kế vị ngôi vị Kiev thích hợp nào được phát triển' sau cái chết của Yaroslav Thông thái (trị. 1019–1054), bắt đầu một quá trình tan rã dần dần.[127]

Hệ thống kế vị quyền lực không theo quy ước đã nuôi dưỡng lòng thù hận và sự kình địch liên miên trong vương thất. Huynh đệ tương tàn thường diễn ra để giành lấy quyền lực và có thể được truy nguyên đến thời của nhánh Yaroslav (các con trai của Yaroslav), khi đó hệ thống được thiết lập từ trước đã bị bỏ qua khi lập Vladimir II Monomakh làm Đại vương công Kiev. Tiếp theo tạo ra những cuộc tranh chấp lớn giữa nhánh Oleg từ Chernigov, nhánh Monomakh từ Pereyaslav, nhánh Izyaslav từ Turov/Volyn, và các thân vương Polotsk. Vị thế của Đại vương công Kiev bị suy yếu do ảnh hưởng ngày càng tăng của các gia tộc khu vực.[cần dẫn nguồn]

Phân mảnh và suy tàn

sửa
 
Tranh Chúa giáng sinh, tác phẩm của Kiev (có thể là Galicia) từ Gertrude Psalter

Thân vương quốc Polotsk đối thủ tranh giành quyền lực của Đại vương công bằng cách chiếm đóng Novgorod, trong khi Rostislav Vladimirovich chiến đấu để giành lấy cảng Tmutarakan ở biển Đen cho Chernigov. Ba người con trai của Yaroslav ban đầu liên minh với nhau thì sau đã chiến đấu với nhau, đặc biệt là sau khi họ thất bại trước quân Cuman vào năm 1068 trong Trận sông Alta.

Đại vương công Iziaslav cầm quyền chạy sang Ba Lan để yêu cầu hỗ trợ và trong một vài năm đã quay trở lại để thiết lập trật tự. Các vấn đề thậm chí còn trở nên phức tạp hơn vào cuối thế kỷ 11 khiến nhà nước rơi vào hỗn loạn và chiến tranh liên miên. Theo sáng kiến ​​​​của Vladimir II Monomakh vào năm 1097, Hội đồng Liubech của Kiev Rus' đã diễn ra gần Chernigov với mục đích chính là tìm kiếm sự hiểu biết giữa các bên đang chiến đấu.

Đến năm 1130, tất cả hậu duệ của Vseslav Nhà tiên tri đã bị Mstislav Vĩ đại đày đến Đế quốc Byzantine. Sự phản kháng quyết liệt nhất đối với nhánh Monomakh do nhánh Oleg gây ra, khi izgoi Vsevolod II cố gắng trở thành Đại vương công Kiev. Nhánh Rostislav ban đầu lập quyền thế trên vùng đất Halych, đến năm 1189 đã bị đánh bại trước hậu duệ nhánh Monomakh-Piast là Roman Vĩ đại.

Sự suy tàn của Constantinople—một đối tác mậu dịch chính của Kiev Rus'—đóng một vai trò quan trọng trong sự suy tàn của Kiev Rus'. Trên tuyến mậu dịch từ người Varangia đến người Hy Lạp, hàng hóa được vận chuyển từ biển Đen (chủ yếu là Byzantine) qua Đông Âu đến Baltic, là nền tảng cho sự giàu có và thịnh vượng của Kiev. Các tuyến mậu dịch này trở nên ít quan trọng hơn khi Đế chế Byzantine suy giảm quyền lực và Tây Âu đã tạo ra các tuyến mậu dịch mới đến Châu ÁCận Đông. Khi mọi người ít dựa vào việc đi qua các lãnh thổ của Kiev Rus' để buôn bán, nền kinh tế của Kiev Rus' chịu tổn thất.[128]

 
Áo giáp kỵ sĩ và trang bị cho ngựa. Sắt, thế kỷ 12-13.

Người thống trị cuối cùng duy trì một quốc gia thống nhất là Mstislav Vĩ đại. Sau khi ông qua đời vào năm 1132, Kiev Rus' rơi vào suy thoái và suy tàn nhanh chóng. Người kế vị của Mstislav là Yaropolk II của Kiev, thay vì tập trung vào mối đe dọa bên ngoài từ phía người Cuman, thì lại bị lôi kéo vào các cuộc xung đột với quyền lực ngày càng tăng của Cộng hòa Novgorod. Vào tháng 3 năm 1169, một liên minh gồm các thân vương bản địa do Andrei Bogolyubsky của Vladimir lãnh đạo đã cướp phá Kiev.[129] Điều này đã thay đổi nhận thức về Kiev và là bằng chứng cho thấy sự tan vỡ của Kiev Rus'.[130] Đến cuối thế kỷ 12, nhà nước Kiev thậm chí còn bị tan vỡ hơn nữa, thành khoảng 12 thân vương quốc khác nhau.[131]

Các cuộc Thập tự chinh mang đến sự thay đổi trong các tuyến mậu dịch châu Âu, đẩy nhanh sự suy tàn của Kiev Rus'. Năm 1204, các đội quân trong Thập tự chinh thứ tư đã cướp phá Constantinople, khiến tuyến mậu dịch Dnepr bị gạt ra lề.[12] Cùng lúc đó, Anh em kiếm sĩ Livonia (của Thập tự chinh phương Bắc) đang chinh phục vùng Baltic và đe dọa vùng đất Novgorod.[cần dẫn nguồn]

Tại phía bắc, Cộng hòa Novgorod thịnh vượng vì nước này kiểm soát các tuyến mậu dịch từ sông Volga đến biển Baltic. Khi Kiev Rus' suy tàn, Novgorod trở nên độc lập hơn. Một đầu sỏ địa phương cai trị Novgorod; các quyết định quan trọng của chính phủ được đưa ra bởi một hội đồng thị trấn, hội đồng này cũng bầu một thân vương làm thủ lĩnh quân sự của thành phố. Năm 1136, Novgorod nổi dậy chống lại Kiev và giành độc lập.[132] Bây giờ là một nước cộng hòa thành phố độc lập, và được gọi là "Lãnh chúa Novgorod Vĩ đại", họ sẽ lần lượt truyền bá "lợi ích trọng thương" của mình sang phía tây và phía bắc; đến Biển Baltic và các khu vực rừng thưa dân cư.[132]

 
Bản đồ Đại công quốc Kiev năm 1139, nơi các lãnh thổ phía đông bắc được xác định là thuộc địa xuyên rừng (Zalesie), hình của Joachim Lelewel

Năm 1199, Thân vương Roman Mstislavych thống nhất hai thân vương quốc riêng biệt trước đó là HalychVolyn.[133] Con trai ông là Danylo (trị. 1238–1264) tìm kiếm trợ giúp từ phương Tây.[134] Ông chấp nhận một vương miện từ giáo hoàng Roma.[134]

Tan rã chung cuộc

sửa
 
Màu xanh đậm thể hiện Vương quốc Galicia–Volyn, một trong các nhà nước kế tục của Kiev Rus'

Sau khi người Mông Cổ xâm lược Cumania (hay người Kipchak), nhiều nhà thống trị Cuman đã trốn sang Rus' chẳng hạn như Köten. Kiev Rus' tan vỡ chung cuộc dưới áp lực từ cuộc xâm lược của người Mông Cổ, chia cắt thành các thân vương quốc kế tục và họ cống nạp cho Hãn quốc Kim Trướng. Ngay trước cuộc xâm lược của người Mông Cổ, Kiev Rus' đã từng là một khu vực tương đối thịnh vượng. Mậu dịch quốc tế cũng như các thợ thủ công lành nghề phát triển hưng thịnh, trong khi các nông trang sản xuất đủ để nuôi sống dân cư thành thị. Sau cuộc xâm lược vào cuối thập niên 1230, nền kinh tế tan vỡ, và dân cư bị tàn sát hoặc bị bán làm nô lệ; trong khi những người lao động và thợ thủ công lành nghề được gửi đến các vùng thảo nguyên của Mông Cổ.[135]

Ở ngoại vi phía tây nam, kế tục Kiev Rus' là Thân vương quốc Galicia-Volyn. Lãnh thổ này hiện là một phần của miền trung Ukraina và Belarus hiện đại. Sau đó, lãnh thổ vào tay dòng dõi Gediminas, là gia tộc cai trị Đại công quốc Litva hùng mạnh, phần lớn bị Ruthenia hóa và dựa nhiều vào các truyền thống văn hóa và luật pháp của Rus'. Từ năm 1398 cho đến Liên minh Lublin năm 1569, tên đầy đủ của họ là Đại công quốc Litva, Ruthenia và Samogitia.[136]

Ở ngoại vi phía đông bắc của Kiev Rus', các truyền thống đã được phỏng theo trong Thân vương quốc Vladimir-Suzdal và chính thể này dần dần hướng về Moskva. Về phía viễn bắc, các cộng hòa phong kiến ​​NovgorodPskov ít chuyên quyền hơn Vladimir-Suzdal-Moskva cho đến khi chúng bị Đại công quốc Moskva sáp nhập. Các nhà sử học hiện đại từ Belarus, Nga và Ukraina đều coi Kiev Rus' là thời kỳ đầu tiên trong lịch sử quốc gia hiện đại của họ.[127][137]

Kinh tế

sửa
 
Thu nhận cống phẩm, tranh của Nicholas Roerich.

Vào đầu thế kỷ thứ 10, Kiev Rus' chủ yếu giao dịch với các bộ lạc khác tại Đông Âu và Scandinavia. "Có ít nhu cầu về các cấu trúc xã hội phức tạp để thực hiện những trao đổi này trong các khu rừng phía bắc thảo nguyên. Chừng nào các doanh nhân hoạt động với số lượng nhỏ và không rời xa phía bắc, họ không thu hút sự chú ý của các nhà quan sát hoặc nhà văn." Rus' cũng có quan hệ mậu dịch mật thiết với Byzantine, đặc biệt là vào đầu thế kỷ 10, như các hiệp định năm 911 và 944 đã cho thấy. Các hiệp định này đề cập đến việc đối xử với những nô lệ Byzantine bỏ trốn và những hạn chế về số lượng một số mặt hàng như lụa có thể mua được từ Byzantium. Người Rus' cho các bộ lạc Slav sử dụng những chiếc bè gỗ xuôi dòng sông Dnepr để vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là nô lệ đến Byzantium.[138]

Trong thời kỳ Kiev, mậu dịch và vận tải phụ thuộc phần lớn vào mạng lưới sông và bến chuyển tải.[139] Vào thời kỳ này, mạng lưới mậu dịch đã mở rộng để đáp ứng nhiều hơn so với nhu cầu địa phương. Điều này được chứng minh bằng một cuộc khảo sát về đồ thủy tinh được tìm thấy ở hơn 30 địa điểm khác nhau, từ Suzdal, Drutsk và Belozeroo, cho thấy đa số đáng kể được sản xuất tại Kiev. Kiev là kho hàng chính và điểm trung chuyển mậu dịch giữa Kiev Rus', Byzantine và biển Đen. Mặc dù mạng lưới mậu dịch này đã tồn tại, nhưng khối lượng của chúng đã mở rộng nhanh chóng vào thế kỷ 11. Kiev cũng chiếm ưu thế trong mậu dịch nội bộ giữa các thị trấn Rus'; thành phố giữ độc quyền về các sản phẩm thủy tinh (bình thủy tinh, đồ gốm tráng men và kính cửa sổ) cho đến khoảng đầu thế kỷ 12 đến giữa thế kỷ 12, cho đến khi bị mất độc quyền vào tay các thị trấn khác của Rus'. Kỹ thuật sản xuất men khảm được vay mượn từ Byzantine. Những chiếc vò hai quai, rượu vang và dầu ô liu Byzantine được tìm thấy dọc theo trung du sông Dnepr, cho thấy hoạt động giao thương giữa Kiev và Byzantium, dọc theo các thị trấn mậu dịch.[140]

Vào mùa đông, người thống trị Kiev đã đi tuần, đến thăm người Dregovich, người Krivich, người Drevlia, người Severia và các bộ lạc phụ thuộc khác. Một số bộ lạc cống nạp bằng tiền, một số bằng lông thú hoặc hàng hóa khác, và một số bằng nô lệ. Hệ thống này được gọi là poliudie.[141][142]

Xã hội

sửa
 
Thi hành công lý tại Kiev Rus', tranh của Ivan Bilibin

Các vùng đất Kiev Rus' chủ yếu được tạo thành từ rừng và thảo nguyên, trong khi các con sông chính tại đây đều bắt nguồn từ vùng đồi Valdai như sông Dnepr, và cư dân chủ yếu là các bộ lạc SlavFinn.[143] Tất cả các bộ lạc đều là những người săn bắn hái lượm ở một mức độ nhất định, nhưng người Slav chủ yếu là những người làm nông nghiệp, trồng ngũ cốc và hoa màu, cũng như chăn nuôi gia súc.[35] Trước khi nhà nước Kiev Rus' xuất hiện, các bộ lạc này có các thủ lĩnh và các vị thần của riêng họ, và sự tương tác giữa các bộ lạc đôi khi được đánh dấu bằng việc trao đổi hàng hóa hoặc giao chiến.[35] Các mặt hàng có giá trị nhất được giao dịch là nô lệ bị bắt giữ và da lông thú (thường để đổi lấy đồng xu bạc hoặc trang sức phương Đông), và các đối tác mậu dịch phổ biến là Volga (Bolghar), Khazar (Itil) và Byzantine (Chersonesus).[35] Đến đầu thế kỷ thứ 9, các nhóm thám hiểm người Scandinavia được gọi là người Varangia và sau đó là người Rus' bắt đầu cướp bóc nhiều ngôi làng (Slav) khác nhau trong khu vực, sau đó thu cống nạp để đổi lấy bảo hộ khỏi những người Varangia cướp bóc khác.[35] Theo thời gian, những mối quan hệ cống nạp để bảo hộ này đã phát triển thành các cấu trúc chính trị lâu dài hơn: các lãnh chúa người Rus' trở thành thân vương và dân chúng Slav trở thành thần dân của họ.[144]

Pháp luật

sửa

Pháp luật Kiev Rus là một hệ thống pháp luật ở Kiev Rus' (kể từ thế kỷ thứ 9), tại các thân vương quốc sau này của người Rus', và tại Đại công quốc Litva từ thế kỷ 13.[145] Nguồn chính của nó là luật tập quán Slav sơ khaiZakon Russkiy (luật của người Rus'), được viết một phần trong các hiệp định Rus'–Byzantine. Một số điều khoản tương đồng với luật German (man di), chẳng hạn như "luật Salic" – một tập hợp các đạo luật lập pháp của Francia, văn bản cổ nhất của nó có từ đầu thế kỷ 6.[146] Nguồn luật thành văn chính là Russkaya Pravda ("công lý Rus'") (từ thế kỷ 11) và Các đạo luật Litva (từ thế kỷ 16).[147]

Nhà nước Kiev Rus' thời kỳ đầu dàn xếp bằng hiệp ước miệng gọi là "ryad" (Rus' cũ: рядъ) giữa một bên là thân vương (knyaz) cùng lực lượng vũ trang của ông ta (druzhina), và một bên là "quý tộc" bộ lạc và trên danh nghĩa là tất cả mọi người. Thân vương và druzhina của ông bảo vệ mọi người, giải quyết các vụ kiện, cung cấp giao dịch và xây dựng các thị trấn. Mọi người phải cống nạp và tham gia vào quân đội chính quy. Trong những thế kỷ tiếp theo, ryad đóng một vai trò quan trọng trong các thân vương quốc của Rus': thân vương và chính quyền của ông (druzhina) xác minh mối quan hệ của họ với mọi người ("tất cả đất đai", "tất cả thị dân" trong biên niên sử của Rus' cổ) theo hiệp định. Một sự vi phạm hiệp định có thể dẫn đến việc lưu đày thân vương (Izyaslav YaroslavichVsevolod Yaroslavich) hoặc thậm chí là giết thân vương (Igor RurikovichIgor Olgovich).[148][149][150]

 
Trang đầu tiên của bản sao cũ nhất còn tồn tại của Russkaya Pravda (bản rộng) từ Synodic Kormchaia năm 1282 (Novgorod)

Một trong những kết quả của các cuộc chiến tranh Rus'-Byzantine là việc ký kết các hiệp ước với Đế quốc Byzantine vào thế kỷ thứ 10, trong đó phản ánh các quy tắc pháp lý của Byzantine cũng như của Zakon Russkiy (Luật Rus') – các quy tắc trong luật tập quán truyền miệng của Rus' cũ.[151][152][153]

Pravda của Yaroslav vào đầu thế kỷ 11 là bộ luật thành văn đầu tiên của Kiev Rus'. Bộ luật ngắn này quy định mối quan hệ giữa druzhina của thân vương ("người Rus'") và nhân dân ("Slovenin") liên quan đến luật hình sự. Sau khi Yaroslav mất, các con trai của ông là Izyaslav, Vsevolod, Svyatoslav và druzhina của họ đã cùng nhau ban hành một bộ luật liên quan đến việc vi phạm quyền sở hữu ở các vùng đất thân vương (Pravda của các con trai Yaroslav) vào giữa thế kỷ 11. Pravda của Yaroslav và Pravda của các con trai Yaroslav đã trở thành một cơ sở cho ấn bản ngắn của Russkaya Pravda.[154][152][153]

Trong thời kỳ trị vì của Vladimir Monomakh vào đầu thế kỷ 12, ấn bản rộng của Russkaya Pravda đã được đưa ra, trong đó có các quy tắc về luật hình sự, tố tụng và dân sự, bao gồm luật mậu dịch, gia đình và các quy tắc về ràng buộc nghĩa vụ.[151][154][152][153] Luật thế tục thành văn sau này cũng bao gồm các hiến chương luật định, các hiệp ước mậu dịch, các đạo luật của Đại công quốc Litva, các bộ luật chính của Muscovy – Sudebnik và các văn bản khác.[153]

Bản dịch các bộ luật Byzantine như Nomocanon đã được phổ biến rộng rãi ở Kiev Rus' (Kormchaia, Merilo Pravednoye),[155] nhưng nó không được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn pháp lý thế tục hoặc giáo hội, chủ yếu bị hạn chế trong giáo luật. Nhà thờ tại Kiev Rus' không có ảnh hưởng rộng rãi và phụ thuộc vào quyền lực của nhà nước. Vì vậy, luật giáo hội chủ yếu xử lý luật gia đình và các biện pháp trừng phạt vi phạm đạo đức[156]

Luật của Kiev Rus' tiếp tục phát triển tại Đại công quốc Litva. Luật Kiev Rus' của Công quốc Litva, hay luật Litva-Rus', có mối liên hệ chặt chẽ với luật Kiev Rus' trước đó, bằng chứng là sự gần gũi đặc biệt của các hệ thống pháp luật này.[145]

Cư dân

sửa
 
Nghĩa địa bằng thuyền của một tù trưởng theo mô tả của lữ khách Ả Rập Ahmad ibn Fadlan, là người viếng thăm Bắc và Đông Âu trong thế kỷ 10.
Henryk Siemiradzki (1883)

Kiev Rus' là một liên bang lỏng lẻo của các dân tộc Đông Slav và Finn, dân số được ước tính vào khoảng từ 4,5 triệu đến 8 triệu, tuy nhiên do thiếu vắng các nguồn lịch sử nên những ước tính này dựa trên mật độ dân số giả định.[157] Đại đa số cư dân sống tại nông thôn và sống trong những ngôi làng nhỏ có không quá mười hộ gia đình, ngoại trừ một số khu vực đặc biệt màu mỡ như Zalesye.[158] Dân số đô thị được Tikhomirov ước tính dựa trên dữ liệu từ biên niên sử: quy mô dân quân, khu vực kiên cố, số lượng nhà thờ, nạn nhân dịch bệnh và những ngôi nhà bị đốt cháy. Kiev có hàng chục nghìn cư dân, dân số Novgorod là 10-15 nghìn vào đầu thế kỷ 11 và 20-30 nghìn vào 200 năm sau. Smolensk, Polotsk, VladimirChernigov có quy mô tương đương với Novgorod, trong khi đại đa số các thành phố khác có dân số không quá 1.000 người. Nghiên cứu khảo cổ học sau đó đã đưa ra những con số tương tự cho các thành phố lớn nhất: lên tới 35 nghìn tại Novgorod và lên tới 50 nghìn tại Kiev.[159]

Cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào thế kỷ 13 đã tàn phá hầu hết Kiev Rus', chỉ có vùng Tây-Bắc (Novgorod, Pskov, Smolensk) thoát khỏi sự tàn phá trên diện rộng. Trong số 74 thành phố lớn, 49 thành phố đã bị phá hủy và nhiều thành phố bị bỏ hoang hoặc trở thành làng mạc. Hai phần ba các khu định cư ở khu vực Moskva đã biến mất.[160] Quá trình phục hồi bắt đầu vào đầu thế kỷ 14, với những vùng đất mới được đưa vào canh tác, các khu định cư mới xuất hiện và các công trình xây dựng đồ sộ phát triển nhanh chóng.[160] Tại vùng đất Novgorod vốn kém màu mỡ hơn Đông-Bắc và chỉ có thể hỗ trợ mật độ dân số thấp hơn, có những dấu hiệu dân số quá tải bắt đầu từ những năm 1360: dịch bệnh, giá lương thực cao, nạn đói, nông dân rơi vào cảnh nợ nần và mất đất vào tay quý tộc và tu viện.[160]

Các vùng đất của Thân vương quốc Rostov-Suzdal có người Slav định cư trong thời kỳ này, còn những người nói tiếng Finn-Perm bản địa dần dần bị đồng hóa. Ở phía bắc, các vùng lãnh thổ giữa các hồ OnegaLadoga và dọc theo các sông Svir, Bắc DvinaVyatka đã thu hút những người định cư Novgorod. Cuộc xâm lược của người Mông Cổ đã gây ra một cuộc di cư nội bộ từ các vùng đất phía Nam kém an toàn hơn đến các vùng rừng núi của Moskva, Tver và Thượng Volga.[161]

Dân cư của Kiev Rus' bao gồm giới quý tộc (boyar), nông dân tự do và một phần tự do (smerd, zakup, ryadovich) và kholop có vị thế tương tự nô lệ.[162]

Văn hóa

sửa
 
Cera (một phiến để dạy đọc viết) với hình trang trí chạm khắc của Rus'. Mặt trái. Novgorod. thế kỷ 12.

Chế độ quân chủ Kiev nằm dưới phạm vi ảnh hưởng văn hóa của Đế quốc Byzantine, một trong những nền văn hóa tiên tiến nhất thời bấy giờ và đã chấp nhận Cơ đốc giáo trong quá trình Cơ đốc giáo hóa Kiev Rus'. Sau khi triều đại bị tan rã dần dần thành nhiều thân vương quốc Rus' vào thế kỷ 13, văn hóa Kiev Rus' lụi tàn khi người Mông Cổ xâm lược, và việc Bạt Đô thành lập Hãn quốc Kim Trướng với tư cách là bá chủ khu vực của Đông Âu.

Kiến trúc

sửa

Kiến trúc Kiev Rus' sử dụng nền tảng của văn hóa Byzantine nhưng sử dụng rất nhiều sáng kiến và điểm đặc trưng kiến ​​trúc. Hầu hết những gì còn lại là các nhà thờ Chính thống giáo Nga hoặc một phần các cổng và công sự của các thành phố. Sau khi Kiev Rus' tan rã, truyền thống kiến ​​trúc tiếp tục ở các thân vương quốc Novgorod, Vladimir-Suzdal, Galicia-Volyn và cuối cùng có ảnh hưởng trực tiếp đến kiến trúc Nga, Ukraina và Belarus. Kiến trúc nhà thờ cổ của Nga bắt nguồn từ "zodching" (tiếng Nga: Зодчество - xây dựng) của người Slav thời tiền Cơ đốc giáo.

 
Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia tại Veliky Novgorod (1045–1050)

Các nhà thờ lớn của Kiev Rus' được xây dựng sau khi tiếp nhận Cơ đốc giáo vào năm 988, là những ví dụ đầu tiên về kiến ​​trúc đồ sộ trên vùng đất Đông Slav. Phong cách kiến ​​trúc của nhà nước Kiev nhanh chóng được tự hình thành, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến ​​trúc Byzantine. Các nhà thờ Chính thống giáo Đông phương thời kỳ đầu chủ yếu được làm bằng gỗ với dạng nhà thờ tối giản được gọi là nhà thờ tế bào. Các nhà thờ chính tòa thường có nhiều mái vòm nhỏ, khiến một số nhà sử học nghệ thuật coi đây là dấu hiệu cho thấy các ngôi đền Slav đa thần giáo sẽ trông thế nào. Nhà thờ Thuế thập phân thế kỷ thứ 10 tại Kiev là tòa nhà thờ cúng đầu tiên được làm bằng đá. Các nhà thờ Kiev hiện diện sớm nhất được xây dựng và trang trí bằng các tranh tường và bức khảm bởi các thợ bậc thầy Byzantine.

Một ví dụ điển hình khác về nhà thờ ban đầu của Kiev Rus' là Nhà thờ Thánh Sophia có mười ba mái vòm ở Kiev (1037–54), được Yaroslav Thông thái cho xây dựng. Phần lớn mặt ngoài của nó đã thay đổi theo thời gian, mở rộng ra khoảng đất trống và cuối cùng có 25 mái vòm. Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia tại Novgorod (1045–1050) thể hiện một phong cách mới có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến ​​trúc nhà thờ Nga. Những bức tường dày mộc mạc, cửa sổ nhỏ hẹp và mái vòm có chụp có nhiều điểm tương đồng với kiến trúc Romanesque của Tây Âu.

Sự khác biệt xa hơn so với các mô hình Byzantine được thể hiện rõ ràng trong các nhà thờ chính tòa kế tiếp của Novgorod: Thánh Nikolai (1113), Thánh Antoniy (1117–19) và Thánh Georgiy (1119). Cùng với các nhà thờ chính tòa, đáng chú ý là kiến ​​trúc của các tu viện thời này. Thế kỷ 12–13 là thời kỳ phân chia phong kiến ​​Kiev Rus' thành các thân vương quốc có mối thù gần như vĩnh viễn, số lượng nhà thờ chính tòa được nhân lên tại các thực thể mới nổi đó.

 
Nhà thờ Cầu thay bên sông Nerl (1165), một trong các nhà thờ thời trung cổ nổi tiếng nhất tại Nga.

Đến cuối thế kỷ 12, nhà nước bị phân chia chung cuộc và các trung tâm quyền lực mới đã áp dụng phong cách Kiev và tiếp nhận nó vào truyền thống của họ. Thân vương quốc Vladimir-Suzdal ở phía bắc có các nhà thờ địa phương được xây bằng đá trắng. Phong cách Suzdal còn được gọi là "kiến trúc đá trắng" ("белокаменное зодчество"). Nhà thờ bằng đá trắng đầu tiên là Nhà thờ Thánh Boris và Gleb do Yuri Dolgoruky ủy thác, một nhà thờ-pháo đài tại Kideksha gần Suzdal, tại nơi được cho là nơi ở của các knyaz Boris và Gleb trong chuyến hành hương đến Kiev. Các nhà thờ bằng đá trắng đánh dấu đỉnh cao nhất của kiến ​​trúc Rus' thời tiền Mông Cổ. Các nhà thờ quan trọng nhất tại VladimirNhà thờ Đức Mẹ thăng thiên (xây dựng 1158–60, mở rộng 1185–98) và Nhà thờ Thánh Demetrios (xây dựng 1194–97).

 
Cổng Vàng tại Vladimir được dựng vào năm 1164 và tái thiết năm 1795 do hỏa hoạn.

Trên vùng đất Vương quốc Galicia-Volyn ở phía tây, các nhà thờ theo phong cách Kiev truyền thống được xây dựng trong một thời gian, nhưng cuối cùng phong cách bắt đầu hướng tới truyền thống Romanesque của Trung Âu.

Những người đương thời thậm chí còn ấn tượng hơn với các nhà thờ tại Nam Rus', đặc biệt là Nhà thờ Svirskaya của Smolensk (1191–94). Do các cấu trúc phía nam đã bị hủy hoại hoặc được xây dựng lại, nên việc khôi phục lại hình dáng ban đầu của chúng là nguồn gốc gây tranh cãi giữa các nhà sử học nghệ thuật. Công trình tái thiết đáng nhớ nhất là Nhà thờ Pyatnitskaya (1196–99) tại Chernigov, bởi Peter Baranovsky.

Có rất ít ví dụ về kiến ​​trúc thế tục (phi tôn giáo) tại Kiev Rus'. Cổng Vàng tại Vladimir mặc dù được trùng tu nhiều vào thế kỷ 18, nhưng có thể được coi là một di tích đích thực của thời kỳ tiền Mông Cổ. Tại kinh đô Kiev không có di tích thế tục nào tồn tại ngoài những mảnh tường và tàn tích của cổng. Cổng Vàng của Kiev bị phá hủy hoàn toàn theo thời gian và chỉ còn lại những tàn tích. Vào thế kỷ 20, một bảo tàng đã được dựng lên phía trên tàn tích, đây là hình ảnh gần gũi với các cổng thời Kiev Rus' nhưng không phải là một công trình kỷ niệm của thời đó. Một trong những ví dụ điển hình nhất là thành Bilhorod Kyivskyi vẫn nằm dưới lòng đất chờ cuộc khai quật lớn. Vào những năm 1940, nhà khảo cổ học Nikolai Voronin đã phát hiện ra tàn tích được bảo quản tốt thuộc về cung điện của Andrey Bogolyubsky tại Bogolyubovo, có niên đại từ năm 1158–65.

Tôn giáo

sửa
 
Mô hình Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia gốc tại Kiev

Theo Martin (2009), 'Cơ đốc giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đã được biết đến từ lâu ở những vùng đất này, và cá nhân Olga đã cải đạo sang Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, khi Vladimir lên ngôi, ông đã đặt tượng của các vị thần Norse, Slav, Finn và Iran, những vị thần được các thành phần khác nhau trong xã hội của ông thờ phượng, trên một đỉnh đồi tại Kiev nhằm cố gắng tạo ra một đền thờ bách thần duy nhất cho nhân dân của mình. Nhưng vì những lý do vẫn chưa rõ ràng, ông đã sớm từ bỏ nỗ lực này để ủng hộ Cơ đốc giáo.'[163]

Nghiên cứu về văn hóa đa thần giáo của người Đông Slav thời kỳ đầu dựa trên các cuộc khai quật. Một trong những phát hiện là tượng thần Zbruch, là tượng đá của một vị thần có bốn mặt. Dobrynya i zmiy (Dobrynya và Rồng) là một trong những tượng đài của văn học sử thi Rus'.

Kỷ nguyên văn hóa mới bắt nguồn từ quá trình Cơ Đốc giáo hóa Kiev Rus' vào năm 989, khi các thân vương quốc của Kiev Rus' nằm dưới phạm vi ảnh hưởng của Đế quốc Byzantine. Sự lựa chọn chính trị của Vladimir Vĩ đại đã quyết định quá trình phát triển tiếp theo của nền văn hóa Rus'.

Giám mục đô thành Hilarion của Kiev đã viết tác phẩm "Bài thuyết giáo về Luật pháp và Ân điển" (Slovo o zakone i blagodati) vào giữa thế kỷ 11, xác nhận những điều cơ bản về viễn cảnh thế giới Cơ đốc giáo mới của Kiev Rus'. Tuy nhiên, văn bản đề cập đến tước hiệu kagan (tiếng Slav Đông cổ: каганъ, chuyển tự kaganŭ) có tính phi Cơ Đốc giáo,[164] đa thần giáo, shaman giáo Turk ở xuyên suốt,[165] tổng cộng năm lần,[166][167] và áp dụng nó cho cả Vladimir Vĩ đại,[168] trị. 980–1015),[164] và con trai ông là Georgiy, tên rửa tội là Yaroslav (trị. 1019–1054).[166][169] Học giả Charles J. Halperin (1987) đồng thuận với Peter B. Golden (1982) rằng điều này phản ánh ảnh hưởng của người Khazar lên Kiev Rus', và lập luận rằng việc sử dụng "tước hiệu thảo nguyên" ở Kiev 'có thể là trường hợp duy nhất tước hiệu được sử dụng bởi một dân tộc không phải dân du mục'.[170] Halperin cũng nhận thấy "rất bất thường" khi một giám mục Cơ đốc giáo như Hilarion lại 'ca ngợi người cai trị của mình với tước hiệu shaman giáo',[170] nói thêm vào năm 2022: "Đặc tính của bài thuyết giáo Cơ đốc giáo đã bị hủy hoại bởi việc Ilarion gán cho Vladimir tước hiệu Khazar là kagan, thứ chắc chắn không phải là Cơ đốc giáo."[164]

 
Nhà thờ Thánh Petra và Pavla tại Smolensk (1146

Giám mục đô thành Kiev trực thuộc Thượng phụ Constantinople. Các thân vương quốc của Rus' tiếp nhận nền văn hóa Byzantine khi thời kỳ đỉnh cao của Đế quốc này đã đi qua, nhưng vẫn còn cách xa sự suy tàn. Byzantium vẫn là nơi kế tục trực tiếp duy nhất của thế giới Hy Lạp, là khối văn hóa đã áp dụng những thành tựu nghệ thuật của thời cổ đại vào trải nghiệm tâm linh của Cơ đốc giáo. Văn hóa Byzantine khác với phần còn lại của thế giới bởi hương vị tinh tế và sự tinh vi của nó. Thành tựu chính của thần học Byzantine là các tác phẩm giáo hội của những thánh cha. Trình độ văn hóa cao của các giáo viên Hy Lạp đã đặt ra những nhiệm vụ khó khăn cho Kiev Rus'.

Tuy nhiên, nghệ thuật của các thân vương quốc Rus' trong thế kỷ 10 khác với các nguyên mẫu Byzantine cùng thời. Điểm khác thường trong các tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của Rus', do những người Hy Lạp "viếng thăm" tạo ra, bao gồm tính trọng đại và tính đại diện thể hiện tham vọng của nhà nước Rus trẻ tuổi và quyền lực của thân vương. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Byzantine không thể lan rộng nhanh chóng trên lãnh thổ rộng lớn của các vùng đất Rus', và quá trình Cơ đốc giáo hóa của họ sẽ mất vài thế kỷ. Ví dụ, đã có rất nhiều cuộc nổi dậy của người đa thần giáo trong các thân vương quốc Suzdal và Rostov cho đến thế kỷ 12, do volkhvy (волхвы, pháp sư đa thần giáo) lãnh đạo.

Có những quan niệm khác nhau về mối tương quan giữa Cơ đốc giáo và tín ngưỡng đa thần giáo trong những người Đông Slav. Trong số đó có khái niệm về một "đức tin kép", tức cùng tồn tại và thâm nhập lẫn nhau của hai tôn giáo— "bình dân" và "chính thức". Văn hóa đại chúng từ lâu đã được xác định bởi tín ngưỡng đa thần giáo, đặc biệt là tại các vùng xa xôi của Kiev Rus'. Sau đó, nó được định nghĩa bằng cách diễn giải đơn giản hóa Cơ đốc giáo và bởi mê tín dị đoan, tương tự như những gì đã xảy ra trong văn hóa Tây Âu. Tuy nhiên, ý tưởng của các nhà sử học Nga về văn hóa đại chúng sau khi Cơ đốc giáo hóa chủ yếu dựa trên các dữ liệu gián tiếp và giả định. Đồng thời, văn hóa của giới thượng lưu tăng lữ và thế tục được biết đến với các di tích, không cho phép các nhà sử học đưa ra kết luận chắc chắn về sự xâm nhập của đa thần giáo vào tín ngưỡng tôn giáo của Rus' thời trung cổ. Các nhà sử học thích nói về sự phát triển song song của các nền văn hóa bình dân và "tinh hoa". Họ chắc chắn công nhận những truyền thống trước đó của người Đông Slav sơ khởi và các dân tộc Finn, nhưng không đánh giá quá cao tầm quan trọng của chúng trong việc hình thành các yếu tố của văn hóa.

Văn học

sửa
 
Một bức tiểu họa từ sách phúc âm Spassky, Yaroslavl, thập niên 1220.

Người Rus' có tương tác quan trọng với Đế quốc Byzantine, và đã chọn dịch nhiều phần khác nhau của Kinh thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Slav Giáo hội. Họ dường như không quan tâm đến các nguồn tài nguyên văn hóa khác mà họ có điều kiện khi tiếp xúc với Constantinople. Cụ thể là mặc dù người Rus' có quyền truy cập vào các thư viện khổng lồ về triết học, toán học và khoa học Hy Lạp nằm tại đó; không có bằng chứng nào cho thấy họ đã dịch bất kỳ thứ nào trong số này sang tiếng Slav. Vì việc tiếp cận những tài liệu tương tự này thường được cho là đã làm nảy sinh thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu, vậy nên sự thờ ơ này từ phía Rus' dường như đi ngược lại lập luận rằng chính các cuộc xâm lược của người Mông Cổ đã khiến Nga "bỏ lỡ" thời Phục hưng. D. S. Likhachev lưu ý rằng "giới trí thức" của Kiev sở hữu tính di động rất cao và liên tục di chuyển từ thân vương quốc này sang thân vương quốc khác. Các nhóm thợ xây dựng, họa sĩ vẽ bích họa và giáo sĩ liên tục di chuyển giữa các thân vương quốc, ngay cả trong những năm ngay sau khi Tatar-Mông Cổ xâm lược".[171]

Với việc chấp nhận Cơ đốc giáo, các thân vương quốc của Rus' trở thành một phần của văn hóa sách. Mặc dù ngôn ngữ viết đã được sử dụng trên các vùng đất Rus' trong một thời gian khá dài, nhưng chỉ sau khi người Rus' rửa tội thì ngôn ngữ viết mới lan rộng khắp các thân vương quốc. Sự phát triển của ngôn ngữ văn học địa phương gắn liền với Cơ đốc giáo, và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Slav Giáo hội Cổ. Sự phong phú của văn học dịch đã đặt nền móng cho sự phát triển truyền thống viết văn của chính nước Nga. Ở giai đoạn đầu, các thể loại điển hình nhất là bài thuyết giáo, tiểu sử các thánh (như Cuộc đời của Boris và Gleb), mô tả về các chiến dịch quân sự (như truyện cổ tích nổi tiếng Truyện kể cuộc viễn chinh Igor) và tác phẩm biên niên sử (Biên niên sử chính yếu).

Quân sự

sửa
 
Druzhyna: kị binh thân vương.

Quân đội Kiev Rus' có đặc trưng chủ yếu là các đội quân bộ binh của dân quân thị trấn, được hỗ trợ bởi kỵ binh druzhyna. Dân quân bộ lạc được gọi là voyi tạo cơ sở của quân đội Kiev Rus'[172] cho đến cuộc cải cách thuế của Olga của Kiev vào giữa thế kỷ thứ 10.[173] Trong thời kỳ tiếp theo, dưới thời Svyatoslav I và Vladimir I, druzhyna đóng vai trò chi phối.[174] Nó bao gồm các thành viên cấp cao - các boyar - cùng với các 'thanh niên' chiến sĩ ("otroki").[cần dẫn nguồn] Các trung đoàn dân quân thành phố, được thành lập theo quyết định của veche,[175] được thành lập vào thế kỷ 11. Các trung đoàn này sẽ nhận được vũ khí và ngựa cho một chiến dịch từ thân vương.

 
Áo giáp kỵ sĩ và trang bị cho ngựa. Đồ sắt, thế kỷ 12–13, Lypovets, tỉnh Vinnytsia.

Trước khi Mông Cổ xâm lược Kiev Rus' vào thế kỷ 13, một thân vương sẽ được tháp tùng bởi druzhyna của mình, là một đoàn tùy tùng nhỏ gồm kỵ binh hạng nặng,[176] những người thường chiến đấu khi xuống ngựa (như Trận hồ Chudskoe). Áo giáp nặng đồ sộ đã được sử dụng, chủ yếu là kiểu Scandinavia.[177] Tuy nhiên, theo quy định thì các đội này không vượt quá số lượng vài trăm người, và không phù hợp cho các hành động thống nhất dưới quyền một mệnh lệnh duy nhất.[178]

Trong khi đó, bộ phận chính của quân đội Kiev Rus' là bộ binh dân quân. Họ thua kém druzhyna về vũ khí trang bị và khả năng sở hữu chúng. Lực lượng dân quân đã sử dụng rìu và giáo đi săn ("rogatina"). Kiếm hiếm khi được sử dụng và họ không có áo giáp nào khác ngoài thường phục và mũ lông thú.[176]

Đối với bộ binh, bao gồm nông dân và thương nhân được vũ trang kém và có số lượng không xác định. Các con số cụ thể duy nhất được đề cập cho Rus' là 1.700 người theo Evpaty Kolovrat[179] (Truyện kể Sự hủy diệt của Ryazan) và 3.000 người theo Voivode Dorozh [180] (Trận sông Sit). Tuy nhiên, đây là những con số đặc biệt lớn đối với tiêu chuẩn của Rus' vào thời điểm đó. Năm 1242, Thân vương Alexander Nevski tại Novgorod có thể tập hợp không quá 1.000 druzhyna và 2.000 dân quân cho Trận chiến trên băng.[181] Vì vậy, có thể an toàn khi ước tính rằng, trung bình một thân vương Rus' có hàng trăm chiến binh trong đoàn tùy tùng của mình, thay vì hàng nghìn.

Khi Mông Cổ xâm lược Kiev Rus' (​​1223, 1237–1241), nhiều thành phố bao gồm cả Kiev đã bị cướp phá, và nhà nước này bị chia cắt dứt khoát thành nhiều thân vương quốc độc lập của người Rus', một số đã bị phá hủy hoàn toàn. Các quốc gia nhỏ còn lại chịu áp lực ngày càng tăng từ người Tatar, Thụy Điển và Litva. Chiến tranh liên miên đã thúc đẩy sự phát triển của chế độ phong kiến ​​và làm giảm tầm quan trọng của veche.[182] Lực lượng dân quân phong kiến, được nuôi dưỡng riêng lẻ bởi các boyar-địa chủ và các thân vương, đã thay thế lực lượng dân quân đại chúng. Các thân vương (ngoại trừ Cộng hòa Novgorod) tập hợp và chỉ huy quân đội. Trong thời kỳ Mông Cổ xâm lược, Rus' đã áp dụng nhiều chiến thuật và tổ chức quân sự của Mông Cổ. Trong khi bộ binh dân quân vẫn tồn tại, từ thế kỷ 14 trở đi, họ chủ yếu được trang bị vũ khí tầm xa và được giao các nhiệm vụ phụ trợ được ủy nhiệm, chẳng hạn như phòng thủ các thành phố.[183]

Ngoại giao

sửa

Các dân tộc Turk

sửa

Từ thế kỷ thứ 9, những người du mục Pecheneg bắt đầu có mối quan hệ không mấy dễ chịu với Kiev Rus'. Trong hơn hai thế kỷ, họ đã tiến hành các cuộc tấn công lẻ tẻ vào vùng đất của Rus', đôi khi leo thang thành các cuộc chiến toàn diện (chẳng hạn như cuộc chiến năm 920 thời Igor của Kiev với người Pecheneg được tường thuật trong Biên niên sử chính yếu), nhưng cũng có những liên minh quân sự tạm thời (như chiến dịch Byzantine năm 943 của Igor).[f] Năm 968, người Pecheneg tấn công và bao vây thành phố Kiev.[184]

Boniak là một hãn của người Cuman, từng lãnh đạo một loạt cuộc xâm lược vào Kiev Rus'. Năm 1096, Boniak tấn công Kiev, cướp bóc Tu viện Hang động Kiev và đốt cháy cung điện của thân vương tại Berestovo. Ông bị đánh bại vào năm 1107 trước Vladimir Monomakh, Oleg, Sviatopolk và các thân vương khác của Rus'.[185]

Người Mông Cổ

sửa
 
Bạt Đô Hãn cướp phá Suzdal

Đế quốc Mông Cổ xâm lược Kiev Rus' vào thế kỷ 13, phá hủy nhiều thành phố, bao gồm Ryazan, Kolomna, Moskva, Vladimir và Kiev. Giovanni de Plano Carpini là phái viên của Giáo hoàng tới Đại hãn Mông Cổ, ông đã đi qua Kiev vào tháng 2 năm 1246 và viết:[186]

Khi điều này hoàn thành, họ [người Mông Cổ, "Tartari")] hành quân chống lại Rus', và tàn phá nặng nề tại đó, phá hủy các thành phố và công sự, đồng thời sát hại nhân dân. Họ vây hãm thủ đô Kiev của Rus' trong một thời gian dài, cuối cùng chiếm lĩnh thành phố và sát hại thị dân tại đó. Từ nơi đó, khi đi qua vùng đất đó, chúng tôi tìm thấy vô số đầu lâu và xương của người chết nằm trên mặt đất. Mặc dù thành phố đã từng rất rộng lớn và đông dân cư, nhưng giờ đây nó dường như chẳng còn lại gì: chỉ còn hơn hai trăm ngôi nhà, cư dân của họ cũng bị bắt làm nô lệ vô điều kiện.

Bên cạnh nạn cướp bóc và thiệt hại về nhân mạng, các cuộc xâm lược của người Mông Cổ dẫn đến yêu cầu cống nạp (vykhod), trong khi việc sung công khiến các ngôi làng bị bỏ hoang. Người Rus' phải cung cấp thức ăn và chỗ ở cho các sứ thần Mông Cổ, nhưng các khoản miễn thuế cũng được cấp cho những ngôi làng phải gánh chịu những tổn thất này.[135]

Đế quốc Byzantine

sửa

Byzantine nhanh chóng trở thành đối tác mậu dịch và văn hóa chính của Kiev Rus', nhưng các mối quan hệ không phải lúc nào cũng thân thiện. Một trong những thành tựu quân sự lớn nhất của vương triều Rurik là cuộc tấn công vào Byzantium năm 960. Những người hành hương của Rus' đã thực hiện hành trình từ Kiev đến Constantinople trong nhiều năm, và Hoàng đế Byzantine Constantine Porphyrogenitus tin rằng điều này đã cung cấp cho họ thông tin quan trọng về những phần gian khổ của cuộc hành trình và nơi lữ khách gặp rủi ro cao nhất, cũng như tính thích hợp cho một cuộc xâm lược. Tuyến đường này đã đưa lữ khách qua lãnh địa của người Pecheneg, hành trình chủ yếu bằng đường sông. Vào tháng 6 năm 941, Rus' tổ chức một cuộc phục kích hải quân vào lực lượng Byzantine, bù đắp cho số lượng ít hơn của họ bằng những chiếc thuyền nhỏ, cơ động. Những chiếc thuyền này không được trang bị đầy đủ để vận chuyển một lượng lớn của cải, cho thấy mục tiêu không phải là cướp bóc. Theo Biên niên sử chính yếu, cuộc đột kích được dẫn đầu bởi một vị vua tên là Igor. Ba năm sau, hiệp định năm 944 quy định rằng tất cả các tàu tiếp cận Byzantium phải gửi trước một lá thư của thân vương dòng Rurik nêu rõ số lượng tàu và đảm bảo ý định hòa bình của họ. Điều này không chỉ cho thấy nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công bất ngờ khác mà còn cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của Kiev Rus' tại biển Đen.[187]

Hành chính

sửa
 
Kiev Rus', 1015–1113

Các vùng đất Đông Slav ban đầu được chia thành các lãnh địa thân vương được gọi là zemlias, "vùng đất" hoặc volost (từ một thuật ngữ có nghĩa là "quyền lực" hoặc "chính phủ").[188] Một đơn vị cấp thị tộc nhỏ hơn được gọi là verv, hoặc pogost, đứng đầu là kopa hoặc viche.[189]

Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, các thân vương quốc được chia thành các volost, từ trung tâm của nó thường được gọi là pryhorod (một gorod hoặc grad nhỏ, "khu định cư kiên cố").[190][188] Một volost gồm có vài verv hoặc hromada (xã hoặc cộng đồng).[188] Một quan chức địa phương được gọi là volostel hoặc starosta.[188]

Yaroslav Thông thái đã chỉ định ưu tiên cho các thân vương quốc lớn để giảm thiểu xung đột gia tộc trong việc kế vị.[125]

  1. Kiev và Novgorod, cho con cả (Iziaslav trong trường hợp của ông), người sẽ trở thành đại vương công (velykyi kniaz)
  2. ChernigovTmutorokan (Sviatoslav)
  3. PereiaslavRostov-Suzdal (Vsevolod)
  4. Smolensk (Viacheslav)
  5. Volyn (Ihor)

Yaroslav không đề cập đến Polatsk, do anh trai của Yaroslav là Iziaslav thống trị và vẫn nằm trong tay các hậu duệ của người này, và Galicia cuối cùng về tay triều đại của cháu nội ông là Rostyslav.[125]

Các công quốc khác bao gồm Siversk, và các lãnh thổ nhỏ hơn như vùng đất của người Polan (cũng gọi là Rus'), DrevliaTuriv-Pynsk (Turaŭ-Pinsk).[190]

Thế kỷ 11

Đánh giá lịch sử

sửa
 
Chiến trường của Igor Svyatoslavich với Polovtsy, tranh của Viktor Vasnetsov

Kiev Rus' mặc dù có dân cư thưa thớt so với Tây Âu,[191] nhưng khi đó là nhà nước châu Âu lớn nhất về diện tích và có nền văn hóa tiên tiến.[192] Tỷ lệ biết chữ tại Kiev, Novgorod và các thành phố lớn khác ở mức cao.[193][g] Novgorod có hệ thống nước thải và vỉa hè lát gỗ không thường thấy ở các thành phố khác vào thời điểm đó.[195] Russkaya Pravda đưa ra các hình phạt là phạt tiền và thường không sử dụng hình phạt tử hình.[h] Một số quyền được trao cho phụ nữ, chẳng hạn như quyền sở hữu và quyền thừa kế.[197][198][199]

Sự phát triển kinh tế của Kiev Rus' có thể được phản ánh trong nhân khẩu học. Các ước tính mang tính học thuật về dân số của Kiev vào khoảng năm 1200 nằm trong khoảng từ 36.000 đến 50.000 (vào thời điểm đó, Paris có khoảng 50.000 và London có 30.000).[200] Novgorod có khoảng 10.000 đến 15.000 cư dân vào năm 1000, và lên khoảng gấp đôi con số đó vào năm 1200, trong khi Chernigov có diện tích đất đai lớn hơn cả Kiev và Novgorod vào thời điểm đó, và do đó ước tính thậm chí còn có nhiều cư dân hơn.[200] Để so sánh thì Constantinople khi đó là một trong những thành phố lớn nhất thế giới, có dân số khoảng 400.000 người vào khoảng năm 1180.[201] Học giả Liên Xô Mikhail Tikhomirov tính toán rằng Kiev Rus' có khoảng 300 trung tâm đô thị vào thời điểm trước khi Mông Cổ xâm lược.[202]

Kiev Rus' cũng đóng một vai trò phả hệ quan trọng trong nền chính trị châu Âu. Yaroslav Thông thái có mẹ kế thuộc triều đại Macedonia cai trị Đế quốc Byzantine từ năm 867 đến năm 1056, và ông kết hôn với con gái hợp pháp duy nhất của vị quốc vương đã tiến hành Cơ đốc giáo hóa Thụy Điển. Các con gái của ông trở thành vương hậu của Hungary, Pháp và Na Uy; các con trai của ông kết hôn với con gái của quốc vương Ba Lan và hoàng đế Byzantine, và một cháu gái của Giáo hoàng; và các cháu gái của Yaroslav là hoàng hậu Đức và (theo một giả thuyết) là vương hậu Scotland. Một người cháu trai của ông kết hôn với con gái duy nhất của vị quốc vương Anglo-Saxon cuối cùng của Anh. Do đó, dòng dõi Rurik là một gia tộc vương thất có mối quan hệ tốt vào thời điểm đó.[i][j]

Serhii Plokhy (2006) đề xuất "phi dân tộc hóa" Kiev Rus': trái ngược với những gì các diễn giải dân tộc chủ nghĩa hiện đại đang làm, ông lập luận về việc "tách Kiev Rus' với tư cách là một quốc gia đa sắc tộc khỏi lịch sử quốc gia của Nga, Ukraina và Belarus. Điều này áp dụng cho từ Rus' và khái niệm Vùng đất Rus'."[205] Theo Halperin (2010), 'Cách tiếp cận của Plokhy không làm mất hiệu lực phân tích các yêu sách kình địch của Muscovy, Litva hoặc Ukraina về việc kế thừa Kiev Rus'; nó chỉ đơn thuần là loại bỏ hoàn toàn những kỳ vọng như vậy vào lĩnh vực ý thức hệ.'[206]

Hình ảnh bản đồ

sửa

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ "Những tranh cãi về bản chất của người Rus' và nguồn gốc của nhà nước Nga đã hành hạ các nghiên cứu về người Viking, và thực sự là lịch sử Nga, trong hơn một thế kỷ. Lịch sử chắc chắn rằng người Rus là người Swede. Bằng chứng là không thể chối cãi, ... Vấn đề lịch sử chính không phải là liệu người Rus' là người Scandinavia hay người Slav, mà đúng hơn là những người Rus' Scandinavia này đã hòa nhập vào sinh hoạt và văn hóa Slav nhanh như thế nào."[34]
  2. ^ Các học giả theo phái Norman chấp thuận thời điểm này là nền tảng của nhà nước Kiev Rus', trong khi phái chống Norman chỉ ra các mục khác của Biên niên sử để lập luận rằng người Polan Đông Slav đã ở trong quá trình hình thành một nhà nước độc lập.[72]
  3. ^ Abaskun lần đầu được ghi nhận bởi Ptolemy bằng tên Socanaa, được ghi lại trong các nguồn tài liệu Ả Rập là "cảng nổi tiếng nhất trên biển Khazaria". Nó nằm trong vòng ba ngày hành trình từ Gorgan. Phần phía nam của biển Caspi được gọi là "biển Abaskun".[93]
  4. ^ Khả hãn Khazar ban đầu cấp cho người Rus' hành lang an toàn để đổi lấy một phần chiến lợi phẩm nhưng đã tấn công họ trên hành trình trở về, giết chết hầu hết những người đột kích và tịch thu tài sản của họ.
  5. ^ Nếu Olga thực sự sinh năm 879, theo như Biên niên sử chính yếu dường như ám chỉ, bà sẽ vào khoảng 65 tuổi vào thời điểm sinh Sviatoslav. Rõ ràng có một số vấn đề về niên đại.[116]
  6. ^ Ibn Haukal mô tả người Pecheneg là những đồng minh lâu đời của người Rus', những người mà họ luôn đồng hành trong các cuộc viễn chinh Caspi vào thế kỷ thứ 10.
  7. ^ "Với công lao của Vladimir và các cố vấn của ông, họ đã xây dựng không chỉ các nhà thờ mà còn cả trường học. Động thái lễ rửa tội bắt buộc này được theo sau bởi giáo dục bắt buộc...Do đó, các trường học được thành lập không chỉ ở Kiev mà còn ở các thành phố cấp tỉnh. Từ "Cuộc đời của Thánh Feodosi" chúng ta biết rằng một trường học đã tồn tại ở Kursk vào khoảng năm 1023. Vào thời trị vì của Yaroslav (1019–54), giáo dục đã bén rễ và lợi ích của nó đã rõ ràng. Khoảng năm 1030, Yaroslav thành lập một trường học thần học tại Novgorod dành cho 300 trẻ em của cả giáo dân và giáo sĩ được truyền kiến thức theo kiểu "tri thức sách vở". Theo một biện pháp chung, ông đã yêu cầu các linh mục giáo xứ "dạy dân chúng".[194]
  8. ^ "Khía cạnh đáng chú ý nhất của các điều khoản hình sự là các hình phạt có hình thức tịch thu tài sản, trục xuất, hoặc thường xuyên hơn là nộp phạt. Thậm chí giết người và các tội ác nghiêm trọng khác (đốt phá, trộm ngựa có tổ chức và cướp tài sản) đã được giải quyết bằng tiền phạt. Mặc dù án tử hình đã được đưa ra bởi Vladimir Vĩ đại, nhưng nó cũng sớm được thay thế bằng tiền phạt."[196]
  9. ^ "Tại châu Âu thời trung cổ, một dấu hiệu cho thấy uy tín và quyền lực của một triều đại là việc các triều đại hàng đầu khác sẵn sàng thiết lập quan hệ hôn nhân với họ. Được đánh giá theo tiêu chuẩn này, uy tín của Yaroslav thực sự phải rất lớn.... Ít có ngạc nhiên khi Yaroslav thường được các nhà sử học mệnh danh là 'ông bố vợ của châu Âu.'"[203]
  10. ^ "Bằng những mối quan hệ hôn nhân này, Kiev Rus' trở nên nổi tiếng khắp châu Âu."[204]

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ CALIFORNIA SLAVIC STUDIES, VOLUME XVI : slavic culture in the middle ages. [S.l.]: UNIV OF CALIFORNIA PRESS. 2021. tr. 141. ISBN 9780520309180.
  2. ^ a b Bushkovitch 2011, tr. 11.
  3. ^ Б.Ц.Урланис. Рост населения в Европе (PDF) (bằng tiếng Nga). tr. 89. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ Martin 2009b, tr. 1–5.
  5. ^ a b c John Channon & Robert Hudson, Penguin Historical Atlas of Russia (Penguin, 1995), p.14–16.
  6. ^ “Rus | people | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ Little, Becky (4 tháng 12 năm 2019). “When Viking Kings and Queens Ruled Medieval Russia”. HISTORY (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ Kievan Rus Lưu trữ 18 tháng 5 2015 tại Wayback Machine, Encyclopædia Britannica Online.
  9. ^ Kyivan Rus’ Lưu trữ 26 tháng 3 2023 tại Wayback Machine, Encyclopedia of Ukraine, vol. 2 (1988), Canadian Institute of Ukrainian Studies.
  10. ^ See Historical map of Kievan Rus' from 980 to 1054 Lưu trữ 11 tháng 5 2021 tại Wayback Machine.
  11. ^ Paul Robert Magocsi, Historical Atlas of East Central Europe (1993), p.15.
  12. ^ a b “Civilization in Eastern Europe Byzantium and Orthodox Europe”. occawlonline.pearsoned.com. 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2010.
  13. ^ Picková, Dana, O počátcích státu Rusů, in: Historický obzor 18, 2007, č.11/12, s. 253–261
  14. ^ (tiếng Nga) Назаренко А. В. Глава I Lưu trữ 4 tháng 3 2016 tại Wayback Machine // Древняя Русь на международных путях: Междисциплинарные очерки культурных, торговых, политических связей IX—XII вв. Lưu trữ 31 tháng 1 2012 tại Wayback Machine — М.: Языки русской культуры, 2001. — c. 40, 42—45, 49—50. — ISBN 5-7859-0085-8.
  15. ^ Magocsi 2010, tr. 72–73.
  16. ^ Magocsi 2010, tr. 56–57.
  17. ^ Blöndal, Sigfús (1978). The Varangians of Byzantium. Cambridge University Press. tr. 1. ISBN 978-0-521-03552-1. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  18. ^ a b Stefan Brink, 'Who were the Vikings?', in The Viking World Lưu trữ 14 tháng 4 2023 tại Wayback Machine, ed. by Stefan Brink and Neil Price (Abingdon: Routledge, 2008), pp. 4–10 (pp. 6–7).
  19. ^ "Russ, adj. and n." OED Online, Oxford University Press, June 2018, www.oed.com/view/Entry/169069. Accessed 12 January 2021.
  20. ^ Motsia, Oleksandr (2009). «Руська» термінологія в Київському та Галицько-Волинському літописних зводах ["Ruthenian" question in Kyiv and Halych-Volyn annalistic codes] (PDF). Arkheolohiia (1). doi:10.6084/M9.FIGSHARE.1492467.V1. ISSN 0235-3490. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  21. ^ a b Magocsi 2010, tr. 72.
  22. ^ Melnikova, E. A.; Petrukhin, V. Ya.; Institute of World History of the Russian Academy of Sciences biên tập (2014). Древняя Русь в средневековом мире: энциклопедия [Early Rus in the medieval world: encyclopedia]. Moscow: Ladomir. OCLC 1077080265.
  23. ^ Tolochko, A. P. (1999). “Khimera "Kievskoy Rusi"”. Rodina (bằng tiếng Nga) (8): 29–33.
  24. ^ Колесса, Олександер Михайлович (1898). Столїтє обновленої українсько-руської лїтератури: (1798–1898). Львів: З друкарні Наукового Товариства імені Шевченка під зарядом К. Беднарського. tr. 26. В XII та XIII в., в часі, коли південна, Київська Русь породила такі перли літературні ... (In the twelfth and thirteenth centuries, at a time when southern, Kyivan Rus' gave birth to such literary pearls ...)
  25. ^ Vasily Klyuchevsky, A History of Russia, vol. 3, pp. 98, 104
  26. ^ Oreletsky, Vasyl (1957). “The Leading Feature of Ukrainian Law” (PDF). The Ukrainian Review. 4 (3): 49. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  27. ^ Sempruch, Justyna; Willems, Katharina; Shook, Laura (2006). Multiple Marginalities: An Intercultural Dialogue on Gender in Education Across Europe and Africa. Königstein: Helmer. the territory of Kyevan Rus
  28. ^ Wolynetz, Lubow K. (2005). The Tree of Life, The Sun, The Goddess: Symbolic Motifs in Ukrainian Folk Art. New York: Ukrainian Museum. tr. 22. early Kyevan Rus' princes
  29. ^ Crawford, Ross (30 tháng 7 năm 2021). “Joy as Coventry's Ukrainian Community Marks the Founding of the Church of St Volodymyr”. Coventry Observer. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022. the Christianisation of 'Kyevan Rus'
  30. ^ “Horod”. Internet Encyclopedia of Ukraine. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  31. ^ Martin 2004, tr. 2–4.
  32. ^ Carl Waldman & Catherine Mason, Encyclopedia of European Peoples (2006) Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine, p.415.
  33. ^ Martin 2004, tr. 4.
  34. ^ a b Logan 2005, tr. 184.
  35. ^ a b c d e Martin 2009b, tr. 2.
  36. ^ Magocsi 2010, tr. 55.
  37. ^ Elena Melnikova, 'The "Varangian Problem": Science in the Grip of Ideology and Politics', in Russia's Identity in International Relations: Images, Perceptions, Misperceptions, ed. by Ray Taras (Abingdon: Routledge, 2013), pp. 42–52.
  38. ^ Jonathan Shepherd, "Review Article: Back in Old Rus and the USSR: Archaeology, History and Politics", English Historical Review, vol. 131 (no. 549) (2016), 384–405 doi:10.1093/ehr/cew104 (p. 387), citing Leo S. Klejn, Soviet Archaeology: Trends, Schools, and History, trans. by Rosh Ireland and Kevin Windle (Oxford: Oxford University Press, 2012), p. 119.
  39. ^ Artem Istranin and Alexander Drono, "Competing historical Narratives in Russian Textbooks", in Mutual Images: Textbook Representations of Historical Neighbours in the East of Europe, ed. by János M. Bak and Robert Maier, Eckert. Dossiers, 10 ([Braunschweig]: Georg Eckert Institute for International Textbook Research, 2017), 31–43 (pp. 35–36).
  40. ^ “Kievan Rus”. World History Encyclopedia. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  41. ^ Nikolay Karamzin (1818). History of the Russian State. Stuttgart: Steiner. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2020.
  42. ^ Sergey Solovyov (1851). History of Russia from the Earliest Times. Stuttgart: Steiner. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2020.
  43. ^ Magocsi 2010, tr. 56.
  44. ^ Nicholas V. Riasanovsky, A History of Russia, pp. 23–28 (Oxford Press, 1984).
  45. ^ Internet Encyclopedia of Ukraine Lưu trữ 7 tháng 9 2018 tại Wayback Machine Normanist theory
  46. ^ The Russian Primary Chronicle Lưu trữ 30 tháng 4 2015 tại Wayback Machine, Encyclopædia Britannica Online.
  47. ^ Riasanovsky, p. 25.
  48. ^ Riasanovsky, pp. 25–27.
  49. ^ David R. Stone, A Military History of Russia: From Ivan the Terrible to the war in Chechnya (2006), pp. 2–3.
  50. ^ Williams, Tom (28 tháng 2 năm 2014). “Vikings in Russia”. blog.britishmuseum.org. The British Museum. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021. Objects now on loan to the British Museum for the BP exhibition Vikings: life and legend indicate the extent of Scandinavian settlement from the Baltic to the Black Sea . . .
  51. ^ Franklin, Simon; Shepherd, Jonathan (1996). The Emergence of Rus: 750–1200. Longman History of Russia. Essex: Harlow. ISBN 0-582-49090-1.
  52. ^ Fadlan, Ibn (2005). (Richard Frey) Ibn Fadlan's Journey to Russia. Princeton, NJ: Markus Wiener Publishers.
  53. ^ Rusios, quos alio nos nomine Nordmannos apellamus. (tiếng Ba Lan) Henryk Paszkiewicz (2000). Wzrost potęgi Moskwy, s.13, Kraków. ISBN 83-86956-93-3
  54. ^ Gens quaedam est sub aquilonis parte constituta, quam a qualitate corporis Graeci vocant [...] Rusios, nos vero a positione loci nominamus Nordmannos. James Lea Cate. Medieval and Historiographical Essays in Honor of James Westfall Thompson. p.482. The University of Chicago Press, 1938
  55. ^ Leo the Deacon, The History of Leo the Deacon: Byzantine Military Expansion in the Tenth Century (Alice-Mary Talbot & Denis Sullivan, eds., 2005), pp. 193–94 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine.
  56. ^ Magocsi 2010, tr. 59.
  57. ^ a b Cross & Sherbowitz-Wetzor 1930, tr. 6.
  58. ^ a b Cross & Sherbowitz-Wetzor 1953, tr. 7.
  59. ^ a b Konstam, Angus (2005). Historical Atlas of the Viking World. London: Mercury Books London. tr. 165. ISBN 1904668127. This unlikely invitation was clearly a vehicle to explain the annexation of these territories by the Vikings, and to lend authority to a later generation of Rus rulers.
  60. ^ Magocsi 2010, tr. 55, 59–60.
  61. ^ Thomas McCray, Russia and the Former Soviet Republics (2006), p. 26
  62. ^ a b Martin 2009a, tr. 37.
  63. ^ Cross & Sherbowitz-Wetzor 1953, tr. 8.
  64. ^ a b Ostrogorsky 1969, tr. 228.
  65. ^ a b c Majeska 2009, tr. 51.
  66. ^ Logan 2005, tr. 172–73.
  67. ^ The Life of St. George of Amastris describes the Rus' as a barbaric people "who are brutal and crude and bear no remnant of love for humankind." David Jenkins, The Life of St. George of Amastris Lưu trữ 5 tháng 8 2019 tại Wayback Machine (University of Notre Dame Press, 2001), p.18.
  68. ^ a b c d e f Majeska 2009, tr. 52.
  69. ^ a b Dimitri Obolensky, Byzantium and the Slavs (1994), p.245 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine.
  70. ^ Martin 2009b, tr. 3.
  71. ^ Cross & Sherbowitz-Wetzor 1953, tr. 7–8.
  72. ^ Martin 2009a, tr. 37–40.
  73. ^ Vernadsky 1973, tr. 23.
  74. ^ a b Walter Moss, A History of Russia: To 1917 (2005), p. 37 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine.
  75. ^ Magocsi 2010, tr. 96.
  76. ^ a b Martin 2009a, tr. 47.
  77. ^ a b Martin 2009a, tr. 40, 47.
  78. ^ Perrie, Maureen; Lieven, D. C. B.; Suny, Ronald Grigor (2006). The Cambridge History of Russia: Volume 1, From Early Rus' to 1689 (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-81227-6. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  79. ^ Magocsi 2010, tr. 62, 66.
  80. ^ Martin 2004, tr. 16–19.
  81. ^ Victor Spinei, The Romanians and the Turkic Nomads North of the Danube Delta from the Tenth to the Mid-Thirteenth Century (2009), pp. 47–49 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine.
  82. ^ Peter B. Golden, Central Asia in World History (2011), p. 63 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine.
  83. ^ Magocsi 2010, tr. 62–63.
  84. ^ Vernadsky 1973, tr. 20.
  85. ^ Magocsi 2010, tr. 62.
  86. ^ Angeliki Papageorgiou, "Theme of Cherson (Klimata)" Lưu trữ 29 tháng 11 2014 tại Wayback Machine, Encyclopaedia of the Hellenic World (Foundation of the Hellenic World, 2008).
  87. ^ Kevin Alan Brook, The Jews of Khazaria (2006), pp. 31–32 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine.
  88. ^ Martin 2004, tr. 15–16.
  89. ^ Vernadsky 1973, tr. 62.
  90. ^ a b John V. A. Fine, The Early Medieval Balkans: A Critical Survey from the Sixth to the Late Twelfth Century (1991), pp. 138–139 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine.
  91. ^ a b Spanei (2009), pp. 66, 70.
  92. ^ Vernadsky 1973, tr. 28.
  93. ^ B. N. Zakhoder (1898–1960). The Caspian Compilation of Records about Eastern Europe (online version Lưu trữ 1 tháng 5 2021 tại Wayback Machine) (in Russian).
  94. ^ Vernadsky 1973, tr. 32–33.
  95. ^ Gunilla Larsson. Ship and society: maritime ideology in Late Iron Age Sweden Lưu trữ 23 tháng 4 2023 tại Wayback Machine Uppsala Universitet, Department of Archaeology and Ancient History, 2007. ISBN 91-506-1915-2. p. 208.
  96. ^ Cahiers du monde russe et soviétique, Volume 35, Number 4 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine. Mouton, 1994. (originally from the University of California, digitalised on 9 March 2010)
  97. ^ Moss (2005), p. 29 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine.
  98. ^ Magocsi 2010, tr. 66.
  99. ^ a b Martin 2004, tr. 17.
  100. ^ a b Magocsi 2010, tr. 67.
  101. ^ Cross & Sherbowitz-Wetzor 1930, tr. 71.
  102. ^ Moss (2005), pp.29–30 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine.
  103. ^ Saints Cyril and Methodius, [1] Lưu trữ 5 tháng 5 2015 tại Wayback Machine Encyclopædia Britannica.
  104. ^ Cross & Sherbowitz-Wetzor 1930, tr. 62–63.
  105. ^ Obolensky (1994), pp..244–246 Lưu trữ 22 tháng 3 2023 tại Wayback Machine.
  106. ^ Magocsi 2010, tr. 66–67.
  107. ^ Vernadsky 1973, tr. 28–31.
  108. ^ a b Vernadsky 1973, tr. 22.
  109. ^ John Lind, Varangians in Europe's Eastern and Northern Periphery, Ennen & nyt (2004:4).
  110. ^ Logan 2005, tr. 192.
  111. ^ a b c Ostrogorsky 1969, tr. 277.
  112. ^ a b Logan 2005, tr. 193.
  113. ^ Cross & Sherbowitz-Wetzor 1930, tr. 72.
  114. ^ Cross & Sherbowitz-Wetzor 1930, tr. 73–78.
  115. ^ Spinei, p.93.
  116. ^ Ostrowski 2018, tr. 41–42.
  117. ^ “Vladimir I (grand prince of Kiev) – Encyclopædia Britannica”. Britannica.com. 28 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2014.
  118. ^ a b c Katchanovski và đồng nghiệp 2013, tr. 74.
  119. ^ Katchanovski và đồng nghiệp 2013, tr. 74–75.
  120. ^ a b Martin 2004, tr. 6–7.
  121. ^ a b c Katchanovski và đồng nghiệp 2013, tr. 75.
  122. ^ a b c Franklin, Simon (1992). “Greek in Kievan Rus'”. Dumbarton Oaks Papers. 46: 69–81. doi:10.2307/1291640. JSTOR 1291640.
  123. ^ Colucci, Michele (1989). “The Image of Western Christianity in the Culture of Kievan Rus'”. Harvard Ukrainian Studies. 12/13: 576–586.
  124. ^ “Yaroslav I (prince of Kiev) – Encyclopædia Britannica”. Britannica.com. 22 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2014.
  125. ^ a b c Magocsi 2010, tr. 82.
  126. ^ Nancy Shields Kollmann, “Collateral Succession in Kievan Rus’.” Harvard Ukrainian Studies 14 (1990): 377-87.
  127. ^ a b Katchanovski và đồng nghiệp 2013, tr. 1.
  128. ^ Thompson, John M. (John Means) (25 tháng 7 năm 2017). Russia : a historical introduction from Kievan Rus' to the present. Ward, Christopher J., 1972– . New York, NY. tr. 20. ISBN 978-0-8133-4985-5. OCLC 987591571.
  129. ^ Franklin, Simon; Shepard, Jonathan (1996), The Emergence of Russia 750–1200, Routledge, tr. 323–4, ISBN 978-1-317-87224-5, lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2023, truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020
  130. ^ Pelenski, Jaroslaw (1987). “The Sack of Kiev of 1169: Its Significance for the Succession to Kievan Rus'”. Harvard Ukrainian Studies. 11: 303–316.
  131. ^ Kollmann, Nancy (1990). “Collateral Succession in Kievan Rus”. Harvard Ukrainian Studies. 14: 377–387.
  132. ^ a b Magocsi 2010, tr. 85.
  133. ^ Magocsi 2010, tr. 124.
  134. ^ a b Magocsi 2010, tr. 126.
  135. ^ a b Halperin, Charles J. (1985). Russia and the Golden Horde : the Mongol Impact on Medieval Russian History (bằng tiếng Anh). Bloomington: Indiana University Press. tr. 75–77. ISBN 978-0-253-35033-6.
  136. ^ “Русина О.В. ВЕЛИКЕ КНЯЗІВСТВО ЛИТОВСЬКЕ // Енциклопедія історії України: Т. 1: А-В / Редкол.: В. А. Смолій (голова) та ін. НАН України. Інститут історії України. – К.: В-во "Наукова думка", 2003. – 688 с.: іл”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019.
  137. ^ Plokhy 2006, tr. 10–15.
  138. ^ Franklin, Simon, and Jonathan Shepherd (1996). The Emergence of Rus 750–1200. Harlow, Essex: Longman Group, Ltd., pp. 27–28, 127.
  139. ^ William H. McNeill (1 tháng 1 năm 1979). Jean Cuisenier (biên tập). Europe as a Cultural Area. World Anthropology. Walter de Gruyter. tr. 32–33. ISBN 978-3-11-080070-8. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2016. For a while, it looked as if the Scandinavian thrust toward monarchy and centralization might succeed in building two impressive and imperial structures: a Danish empire of the northern seas, and a Varangian empire of the Russian rivers, headquartered at Kiev.... In the east, new hordes of steppe nomads, fresh from central Asia, intruded upon the river-based empire of the Varangians by taking over its southern portion.
  140. ^ Simon, Frank (1996). The Emergence of Rus, 750–1200. Longman. tr. 281. ISBN 978-0-582-49091-8.
  141. ^ Martin 2004, tr. 12–13.
  142. ^ История Европы с древнейших времен до наших дней. Т. 2. М.: Наука, 1988. ISBN 978-5-02-009036-1. С. 201.
  143. ^ Martin 2009b, tr. 1–2.
  144. ^ Martin 2009b, tr. 2, 5.
  145. ^ a b Nikolai Maksimeyko Russian Truth and Lithuanian-Russian Law Lưu trữ 13 tháng 7 2022 tại Wayback Machine. Kyiv: Type. S. V. Kulzhenko, 1904. 14 p.
  146. ^ Kaiser, Daniel H. The growth of the law in Medieval Russia. – Princeton: Princeton univ. press, 1980. – 308 p.
  147. ^ Memorials of Russian Law. Issue 1–7. – Moscow, 1952–. (tiếng Nga: Памятники русского права. – М., 1952–. – Вып. 1–7.)
  148. ^ Melnikova, Elena. Petrukhin, Vladimir. "The Legend of the Varangians Invitation" in comparative historical perspective // 11th All-Union Conference on the Study of History, Economics, Literature and Language of the Scandinavian countries and Finland / ed. by Yuriy Andreev and others. – Moscow, 1989. – Issue 1. – P. 108–110. (tiếng Nga: Мельникова Е.А., Петрухин В.Я. «Легенда о призвании варягов» в сравнительно-историческом аспекте // XI Всесоюзная конференция по изучению истории, экономики, литературы и языка Скандинавских стран и Финляндии / редкол.: Ю.В. Андреев и др. – М., 1989. – Вып. 1. – С. 108–110).
  149. ^ Melnikova, Elena. Ryad in the Legend of the Varangians Invitation and its European and Scandinavian Parallels // Melnikova, Elena. Old Rus' and Scandinavia: Selected Works / ed. by G. Glazyrina and Tatyana Dzhakson. – Moscow, 2011. – С. 249–256. (tiếng Nga: Мельникова Е.А. Ряд в Сказании о призвании варягов и его европейские и скандинавские параллели // Мельникова Е.А. Древняя Русь и Скандинавия: Избранные труды / под ред. Г.В. Глазыриной и Т.Н. Джаксон. – М.: Русский Фонд Содействия Образованию и Науке, 2011. – С. 249–256).
  150. ^ Petrukhin, Vladimir. Rus' in the 9–10th centuries. From Varangians Invitation to the Сhoice of Faith / 2nd edition, corrected and supplemented. Moscow, 2014. tiếng Nga: Петрухин В.Я. Русь в IX—X веках. От призвания варягов до выбора веры / Издание 2-е, испр. и доп. – М.: ФОРУМ: Неолит, 2014).
  151. ^ a b Zimin, Aleksandr. Pravda Russkaya. – Moscow: Drevlekhranilische ("Archive"), 1999. – 421 p. (tiếng Nga: Зимин А.А. Правда Русская. – М.: Древлехранилище, 1999. – 421 с.).
  152. ^ a b c Yushkov, Serafim. Course of the History of State and Law of the USSR. – Moscow: Yurizdat (Juridical Publisher), 1949. – Vol. 1: Social and Political System and Law of Kievan State. – 542 p. (tiếng Nga: Юшков С.В. Курс истории государства и права СССР. – М.: Юриздат, 1949. – Т. I: Общественно-политический строй и право Киевского государства. – 542 с.).
  153. ^ a b c d История отечественного государства и права / Под ред. О. И. Чистякова; Издание 3-е, переработанное и дополненное. М. : МГУ имени М. В. Ломоносова (Moscow State University), 2005. Часть 1. 430 с.
  154. ^ a b Dyakonov, Mikhail. Essays on Social and Political System of Old Rus' / 4th edition, corrected and supplemented. – Saint Petersburg, 1912. – XVI, 489 p. (tiếng Nga: Дьяконов М.А. Очерки общественного и государственного строя Древней Руси / Изд. 4-е, испр. и доп. – СПб.: Юридич. кн. склад Право, 1912. – XVI, 489 с.).
  155. ^ Schapov, Yaroslav. Byzantine and South Slavic Legal Heritage in Rus' at 11–13th centuries / ed. by Lev Cherepnin. – Moscow: Nauka, 1978. – 290 p. (tiếng Nga: Щапов Я.Н. Византийское и южнославянское правовое наследие на Руси в XI–XIII вв. / отв. ред. Л.В. Черепнин. – М.: Наука, 1978. – 290 с.).
  156. ^ Zhivov, Viktor. The History of Russian Law as a Linguistic and Semiotic Problem // Zhivov, Viktor. Investigations in the Field of History and Prehistory of Rus' Culture. – Moscow: Yazyki Slavyanskoy Kultury ("Languages of Slavic culture"), 2002. – P. 187–305. (tiếng Nga: Живов В.М. История русского права как лингвосемиотическая проблема // Живов В.М. Разыскания в области истории и предыстории русской культуры. – М.: Языки славянской культуры, 2002. – С. 187–305).
  157. ^ Gorskaya 1994, tr. 48-49.
  158. ^ Gorskaya 1994, tr. 55.
  159. ^ Gorskaya 1994, tr. 49-51.
  160. ^ a b c Нефедов, С. А. (2002). “О демографических циклах в истории средневековой Руси”. Клио. 3: 193–203.
  161. ^ Gorskaya 1994, tr. 58-59.
  162. ^ The Cambridge history of Russia. Perrie, Maureen, 1946-, Lieven, D. C. B., Suny, Ronald Grigor. Cambridge: Cambridge University Press. 2006. tr. 576. ISBN 9780521812276. OCLC 77011698.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  163. ^ Martin 2009b, tr. 6.
  164. ^ a b c Halperin 2022, tr. 19.
  165. ^ Franklin 1991, tr. 3.
  166. ^ a b “Introduction to the full text in original, and in modern Russian translation”. Institute of Russian Literature (Pushkin House) (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2023.
  167. ^ Franklin 1991, tr. 3–30.
  168. ^ Ostrowski 2018, tr. 310.
  169. ^ Franklin 1991, tr. 23, 26.
  170. ^ a b Halperin 1987, tr. 26–27.
  171. ^ Likhachev, D. S. (1 tháng 1 năm 1963). “Further Remarks on the Problem of Old Russian Culture”. Slavic Review. 22 (1): 115–120. doi:10.2307/3000391. JSTOR 3000391. S2CID 156355548.
  172. ^ Painter, Sidney (1953). A history of the Middle Ages, 284-1500. London: Macmillan. tr. 71. ISBN 9780333043172. OCLC 216653180.
  173. ^ Perrie 2006, tr. 58.
  174. ^ Perrie 2006, tr. 81.
  175. ^ Perrie 2006, tr. 83.
  176. ^ a b Borisovich), Shirokorad, A. B. (Aleksandr; Борисович), Широкорад, А. Б. (Александр (2004). Rusʹ i Orda. Moskva: Veche. ISBN 5953302746. OCLC 56858783.
  177. ^ Perrie 2006, tr. 54.
  178. ^ Grigorʹevič., Hrustalev, Denis (2017). Rusʹ i mongolʹskoe našestvie : 20--50-e gg. XIII v. Sankt-Peterburg: Evraziâ. ISBN 9785918521427. OCLC 1003145949.
  179. ^ “Никифоровская летопись. Никифорівський літопис. Том 35. Литовсько-білоруські літописи”. litopys.org.ua. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2018.
  180. ^ “Новгородская летопись”. krotov.info. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2018.
  181. ^ Nicolle, David (1996). Lake Peipus 1242 : battle of the ice. London: Osprey Military. ISBN 9781855325531. OCLC 38550301.
  182. ^ Perrie 2006.
  183. ^ Perrie 2006, tr. 218.
  184. ^ Lowe, Steven; Ryaboy, Dmitriy V. The Pechenegs, History and Warfare.
  185. ^ Боняк [Boniak]. Great Soviet Encyclopedia (bằng tiếng Nga). 1969–1978. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2014.
  186. ^ Giovanni., Pian del Carpine (1903). Beazley, C. Raymond (biên tập). The texts and versions of John De Plano Carpini and William De Rubruquis (bằng tiếng Anh). London: Hakluyt Society. tr. 87–88. OCLC 733080786. Quo facto, contra Russia perrexerunt, & mag nam stragem in ea fecerunt, ciuitates & castra destruxerunt, & homines occiderunt. Kiouiam, Russiæ metropolin, diu obsederunt, & tandem ceperunt, ac ciues interfecerunt. Vnde quando per illam terram ibamus, innumerabilia capita & ossa hominum mortuorum, iacentia super compum, inueniebamus. Fuerat enim vrbs valdè magna & populosa, nunc quasi ad nihilum est redacta : vix enim domus ibi remanserunt ducente, quarum etiam habitatores tenantur in maxima seruitute.
  187. ^ Franklin, Simon, and Jonathan Shepherd (1996). The Emergence of Rus 750–1200. Harlow, Essex: Longman Group, Ltd. pp. 112–119
  188. ^ a b c d Zhukovsky, Arkadii (1993). “Volost”. Internet Encyclopedia of Ukraine. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  189. ^ “Verv”. Internet Encyclopedia of Ukraine. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  190. ^ a b Katchanovski và đồng nghiệp 2013, tr. 11.
  191. ^ “Medieval Sourcebook: Tables on Population in Medieval Europe”. Fordham University. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  192. ^ Sherman, Charles Phineas (1917). “Russia”. Roman Law in the Modern World. Boston: The Boston Book Company. tr. 191. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020. The adoption of Christianity by Vladimir... was followed by commerce with the Byzantine Empire. In its wake came Byzantine art and culture. And in the course of the next century, what is now Southeastern Russia became more advanced in civilization than any western European State of the period, for Russia came in for a share of Byzantine culture, then vastly superior to the rudeness of Western nations.
  193. ^ Tikhomirov, Mikhail Nikolaevich (1956). “Literacy among the citi dwellers”. Drevnerusskie goroda (Cities of Ancient Rus) (bằng tiếng Nga). Moscow. tr. 261. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2006.
  194. ^ Vernadsky 1973, tr. 277.
  195. ^ Miklashevsky, N.; và đồng nghiệp (2000). “Istoriya vodoprovoda v Rossii”. ИСТОРИЯ ВОДОПРОВОДА В РОССИИ [History of water-supply in Russia] (bằng tiếng Nga). Saint Petersburg, Russia: ?. tr. 240. ISBN 978-5-8206-0114-9. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2006.
  196. ^ Magocsi 2010, tr. 95.
  197. ^ Tikhomirov, Mikhail Nikolaevich (1953). Пособие для изучения Русской Правды (bằng tiếng Nga) (ấn bản thứ 2). Moscow: Издание Московского университета. tr. 190. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2006.
  198. ^ Martin 2004, tr. 72.
  199. ^ Vernadsky 1973, tr. 154.
  200. ^ a b Martin 2004, tr. 61.
  201. ^ J. Phillips, The Fourth Crusade and the Sack of Constantinople page 144
  202. ^ Tikhomirov, Mikhail Nikolaevich (1956). “The origin of Russian cities”. Drevnerusskie goroda (Cities of Ancient Rus) (bằng tiếng Nga). Moscow. tr. 36, 39, 43. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2006.
  203. ^ Subtelny, Orest (1988). Ukraine: A History. Toronto: University of Toronto Press. tr. 35. ISBN 0-8020-5808-6.)
  204. ^ Magocsi 2010, tr. 81.
  205. ^ Halperin 2010, tr. 2.
  206. ^ Halperin 2010, tr. 3.

Nguồn sơ cấp

sửa

Nguồn thứ cấp

sửa

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  NODES
Community 1
Intern 6
iOS 3
languages 1
mac 29
os 149
server 1
text 7