Lâm Tới
Lâm Tới (15 tháng 1 năm 1937 – 27 tháng 10 năm 2000), là một diễn viên điện ảnh người Việt Nam, nổi tiếng qua các phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng. Lâm Tới còn được biết với vai trò đạo diễn phim. Ông đã được Nhà nước Việt Nam được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1997.
Lâm Tới | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Lâm Thanh Tòng |
Ngày sinh | 15 tháng 1, 1937 |
Nơi sinh | Cao Lãnh, Đồng Tháp, Liên bang Đông Dương |
Mất | |
Ngày mất | 27 tháng 10, 2000 | (63 tuổi)
Nơi mất | Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Đào tạo | |
Lĩnh vực | Điện ảnh |
Khen thưởng | Huân chương Lao động hạng Nhì Huân chương Kháng chiến hạng Ba Huân chương Kháng chiến hạng Ba |
Danh hiệu |
|
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1963 – 1999 |
Đào tạo | Trường Điện ảnh Việt Nam |
Vai diễn | Ba Đô trong Cánh đồng hoang |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam 1980 Nam diễn viên chính xuất sắc | |
Website | |
Lâm Tới trên IMDb | |
Cuộc đời
sửaLâm Tới, tên khai sinh của ông là Lâm Thanh Tòng, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1937 tại làng Mỹ Hội, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc, nay là xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ông tham gia cách mạng vào năm 12 tuổi và được tiểu đội trưởng du kích xã giao nhiệm vụ cho trâu ăn gần đồn bót, làm quen với lính và làm công việc liên lạc.
Năm 1954, Lâm Tới nhập ngũ thuộc Đại đội 949, Tiểu đoàn 311, làm liên lạc. Sau hiệp định Giơnevơ, ông tập kết ra Bắc và học văn hóa Tại trường Học sinh miền Nam tại Thanh Hóa. Năm 1955, ông được tuyển vào đơn vị 36 Thanh niên xung phong đi làm đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan. Sau đó, ông về làm y công Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô. Ông vinh dự được vào Phủ Chủ tịch gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1957, Lâm Tới trở lại học tại Trường Học sinh miền Nam số 12 ở Hà Đông và Quảng Ninh. Năm 1959, khi Trường Điện ảnh Việt Nam được thành lập, ông theo học khóa diễn viên đầu tiên của trường.[1] Năm 1962, tốt nghiệp loại ưu, Lâm Tới về công tác tại xưởng phim truyện Việt Nam.
Năm 1962, Lâm Tới tham gia bộ phim Hai người lính, đây là vai diễn đầu tay của ông, bộ phim đã đoạt giải nhất Quả cầu vàng tại Tiệp Khắc. Sau đó, ông liên tiếp tham gia các bộ phim tại Xưởng phim truyện Việt Nam như Trên vĩ tuyến 17, Nổi gió, Nguyễn Văn Trỗi, Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn, Đường về quê mẹ, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. Năm 1969, ông theo học Trường Bổ túc văn hóa của Bộ Văn hóa, tốt nghiệp phổ thông. Năm 1972, ông tiếp tục học hàm thụ Văn sử địa trường Đại học Tổng hợp. Sau đó, ông theo học Đại học Ngoại ngữ.
Năm 1974, Lâm Tới rời Xưởng phim truyện Việt Nam để sang Cộng hòa Dân chủ Đức làm sinh viên thực tập đạo diễn phim. Tốt nghiệp, ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh và tham gia công tác tại Xưởng phim Giải Phóng. Năm 1978, Lâm Tới tham gia vào 2 bộ phim truyện đều do Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hồng Sến đạo diễn là Cánh đồng hoang và Mùa gió chướng. Bộ phim Cánh đồng hoang đã đoạt 6 giải thưởng trong và ngoài nước, đặt biệt với giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 tổ chúc tại Hà Nội. Cũng tại liên hoạn phim lần này, vai diễn nhân vật Ba Đô trong phim đã giúp ông đoạt giải Giải Nam diễn viên chính xuất sắc.[2][3] Bộ phim tham dự Liên hoan phim quốc tế Moskva, Lâm Tới đã vinh dự nhận phần thưởng cao nhất cho phim Cánh đồng hoang.[4]
Lâm Tới đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh, Huy chương Vì thế hệ trẻ và được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984,[5][6] Nghệ sĩ Nhân dân năm 1997.[7] Ngày 27 tháng 11 năm 2000, Lâm Tới qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 63 tuổi.[8]
Tác phẩm
sửaĐiện ảnh
sửa- Danh sách này không đầy đủ, bạn cũng có thể giúp mở rộng danh sách.
Năm | Phim | Vai diễn | Đạo diễn | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1962 | Hai người lính | Kính | Vũ Sơn | ||
1963 | Đi bước nữa | Lạc | NSND Trần Vũ | [9][10] | |
1965 | Trên vĩ tuyến 17 | NSƯT Lý Thái Bảo, Nguyễn Nhất Hiên | [a] | [11] | |
Lá cờ chuẩn | Tá | U - Đa | |||
1966 | Nổi gió | Tịnh | NSND Huy Thành | [b] | [12] |
Nguyễn Văn Trỗi | Đội trưởng cảnh sát | NSND Bùi Đình Hạc, NSƯT Lý Thái Bảo | [b] | ||
1967 | Khói | Hựu | NSND Trần Vũ, Nguyễn Thụ | [13] | |
1969 | Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn | Sáng | NSND Nguyễn Khắc Lợi | ||
1970 | Chị Nhung | Cảnh sát trưởng ngụy | NSND Đặng Nhật Minh, Nguyễn Đức Hinh | [14] | |
1971 | Đường về quê mẹ | Núi | NSND Bùi Đình Hạc | [c] | [15][16] |
1973 | Vĩ tuyến 17 ngày và đêm | Trần Sùng | NSND Hải Ninh | [d] | [12] |
1977 | Giữa hai làn nước | Bùi Sơn Duân | [17] | ||
1978 | Mùa gió chướng | Tám Quyện | NSND Nguyễn Hồng Sến | [e] | [18][12] |
1979 | Cánh đồng hoang | Ba Đô | [f] | [2][12] | |
1981 | Cho cả ngày mai | Thiếu tá Cần | Long Vân | ||
1983 | Bãi biển đời người | Bác sĩ Hợp | NSND Hải Ninh | ||
1985 | Lối rẽ trái trên con đường mòn | Hùng | NSND Huy Thành | [g] | [19][20] |
1988 | Vết nhơ | Luân | Lê Dũng | ||
1989 | Biệt ly trắng | Ông cậu | NSND Đào Bá Sơn | ||
1990 | Hẹn gặp lại Sài Gòn | Tư Đờn | Long Vân | ||
1996 | Lời thề | Ông Thông | Nguyễn Tường Phương |
Truyền hình
sửaNăm | Phim | Vai diễn | Đạo diễn | Kênh | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|---|
1999 | Đồng tiền xương máu | Ông Khải | Đinh Đức Liêm | HTV9 | [12] |
Thành tựu
sửaHuân chương
sửa- Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba.
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba.
- Huân chương Lao động hạng Nhì.
- Huy chương Vì thế hệ trẻ hạng Nhất.
- Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh.
Giải thưởng
sửaNăm | Lễ trao giải | Hạng mục | Tác phẩm | Kết quả | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1980 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 | Nam diễn viên chính xuất sắc | Cánh đồng hoang | Đoạt giải | [2][3] |
Chú thích
sửaGhi chú
sửa- ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1.
- ^ a b Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1.
- ^ Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2.
- ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2.
- ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5.
- ^ Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5.
- ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7.
Tham khảo
sửa- ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 68.
- ^ a b c Nhiều tác giả (2007), tr. 506.
- ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 168.
- ^ “"Cánh đồng hoang" và những điều chưa kể”. Đài PTTH Hậu Giang. 1 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
- ^ Phạm Văn Đồng (25 tháng 1 năm 1984). “Quyết định về việc tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
- ^ Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000), tr. 94.
- ^ “Quyết định số 1157KT/CTN ngày 03/02/1997 của Chủ tịch nước về việc phong tặng Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (đợt IV)”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ H.H (17 tháng 11 năm 2011). “Những nam diễn viên xuất sắc nhất điện ảnh Việt Nam”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
- ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 218.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 52.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 923–924.
- ^ a b c d e Châu Mỹ (3 tháng 12 năm 2015). “Những vai diễn để đời của cố nghệ sĩ Lâm Tới”. VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 362.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 307.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 363.
- ^ Bùi Phú (1981).
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 803.
- ^ Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2002), tr. 396.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 41 & 362.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 835.
Nguồn
sửa- Bùi Phú (1981). Điện ảnh qua những chặng đường. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa. OCLC 19734987.
- Trần Trọng Đăng Đàn (2010a). Điện ảnh Việt Nam, Tập 1: Lịch sử - tác phẩm - nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1975. Điện ảnh Việt Nam: Lịch sử, tác phẩm, nghệ sĩ, Lý luận, phê bình, nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. ISBN 9786045800201. OCLC 1023455622.
- Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2002). Từ điển bách khoa Việt Nam: E-M (Tập 2). Từ điển bách khoa Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. OCLC 835279161.
- Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994). Diễn viên điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 33133770.
- Hồng Lực (2000). Tổ quốc và điện ảnh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. OCLC 46322550.
- Hoàng Thanh; Vũ Quang Chính; Ngô Mạnh Lân; Phan Bích Hà (2003). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 1. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Ngô Mạnh Lân; Ngô Phương Lan; Vũ Quang Chính; Đinh Tiếp; Lại Văn Sinh (2005). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Trung Sơn (2004). Điện ảnh, chặng đường và kỷ niệm. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên. OCLC 607590635.
- Nhiều tác giả (2007). Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 989966481.
- Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000). Hành trình vào thiên niên kỷ mới. Hà Nội: Bộ Văn hóa và Thông tin. tr. 94. OCLC 645819839.